1. Định nghĩa
- Xã hội dân sự là “Diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị
trường, nơi mà mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung
- Xã hội dân sự là các hoạt động tập thể, tự
nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Xã
hội dân sự bao gồm sự đa dạng về phạm vi hoạt động của các thành viên và các hình thái tổ chức khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền
lực. Xã hội dân sự được hình thành dưới dạng các tổ chức như hội từ
thiện, hiệp hội, công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các liên minh, các đoàn luật sư...
- Xã hội dân sự là xã hội mà trong đó các tổ chức khác nhau của công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm...thực
hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà nước áp bức
các công dân của mình
2. Lịch sử hình thành
Thuật ngữ xã hội dân sự xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế
kỷ 16 và trở nên phổ biến vào thế kỷ 18. Một số sử gia Trung Quốc cho rằng vấn
đề xã hội dân sự đã được nhắc đến ngay từ thời nhà Chu
ở Trung Hoa. Theo quan niệm truyền thống châu Âu, xã hội dân sự được coi là một
tổ chức (hội) đối trọng với chính quyền.
3. Đặc trưng
- Chỉ ra những ranh giới rõ rệt, một bên là những hoạt động kinh
tế tư nhân hướng theo lợi nhuận, bên kia là những hoạt động chính trị hướng vào
việc chiếm lãnh và thực thi quyền lực nhà nước.
- Định ra một khu vực đa dạng gồm những hội nhóm và tổ chức khác
nhau, trở thành những đảm bảo quan trọng cho một chính
sách phát triển bền vững và thịnh vương trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước,
- Cần phải tiến tới tầm cỡ độc lập về mặt chính trị xã hội và qua
đó, các tổ chức có một tiềm năng quan trọng phục vụ cho tiến trình phát triển
dân chủ.
- Có khả năng tiến tới tầm cỡ toàn cầu thông qua việc nối kết với
những tổ chức xã hội dân sự khác trên thế giới.
4. Xã hội dân sự và chế độ dân chủ
Các yếu tố chính trị của nhiều tổ chức tự nguyện tạo điều kiện cho
công dân nhận thức tốt hơn và có thêm thông tin tham gia hoạt động chính trị, làm
cho chính quyền làm việc tốt hơn.
Các tổ chức phi-chính trị trong xã hội dân sự đặc biệt quan trọng
đối với nền dân chủ. Điều này là do họ xây dựng vốn xã hội và giá trị chung
được chuyển sang lĩnh vực chính trị để giúp các tổ chức xã hội, tạo điều kiện
cho sự hiểu biết về liên kết của xã hội và lợi ích trong đó.
Xã
hội dân sự liên quan chặt chẽ với nền dân chủ đại diện, được liên kết với tư
tưởng dân tộc và chủ nghĩa dân tộc.
Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là
cái đuôi của Nhà nước, về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham
gia vào việc hoạch định chính sách và giám sát nhà nước, thực hiện
phản biện xã hội đối với Nhà nước, kể cả đối với phẩm chất và hành vi của viên
chức Nhà nước.
Ở quốc gia dân chủ, vai trò căn bản nhất của những tổ chức xã hội
dân sự là giới hạn và kiểm soát quyền lực của nhà nước.
Tổ chức xã hội dân sự sẽ báo động với quần chúng khi quan chức
nhà nước lạm dung quyền thế, tham nhũng. Xã hội dân sự cũng cho người dân cơ hội
vận động để được tự do thông tin và quyền công dân này được xác định bằng luật pháp.
Một vai trò khác của xã hội dân sự là thúc đẩy xây dựng chế độ
dân chủ bền vững, là khuyến khích, cổ súy người dân tham gia hoạt
động chính trị. Ở chế độ dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự sẽ hướng dẫn người
dân: Thế nào là quyền và trách nhiệm của công dân, tham gia hoạt
động chính trị, theo dõi chương trình vận động tranh cử của ứng cử viên, đặt
vấn đề với những người làm chính trị, tranh luận, bày tỏ quan điểm chính trị và
đi bầu cho người mình chọn.
Xã hội dân sự là điều kiện sống còn của một chế độ dân chủ.
Phạm Hải tổng hợp và bổ xung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét