Mức giảm 4,6% của kinh tế Nga trong quý 2 tệ hơn dự báo của giới phân tích...
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
AN HUY
Nền kinh tế Nga suy giảm 4,6% trong quý 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Cú giảm mạnh nhất trong 6 năm này đánh dấu cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên ở Nga kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Thách thức khó vượt
Tờ Financial Times cho biết, Văn phòng Thống kê Liên bang Nga không công bố chi tiết của con số thống kê sơ bộ nói trên. Tuy vậy, giới phân tích tin rằng con số này có thể sẽ bị điều chỉnh để phản ánh chuẩn xác hơn mức sụt giảm sâu hơn trong hàng loạt lĩnh vực quan trọng từ doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp cho tới thu nhập của các hộ gia đình.
Mức giảm 4,6% của kinh tế Nga trong quý 2 cũng tệ hơn dự báo của giới phân tích. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc giá dầu sụt giảm trở lại trong thời gian gần đây sẽ khiến nền kinh tế Nga khó có khả năng sớm hồi phục. Giá dầu giảm sâu cũng là nguyên nhân đẩy đồng Rúp của Nga tụt dốc, gây ra những thách thức lớn cho nền kinh tế.
Trong quý 1, nền kinh tế Nga cũng suy giảm, nhưng với mức giảm “nhẹ nhàng” hơn là 2,2%. Cho tới tháng 6, Chính phủ Nga vẫn trấn an người dân rằng giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã đi qua, với sự ổn định của đồng Rúp được lập lại sau đợt rớt giá chóng mặt của đồng tiền này hồi cuối năm 2014.
Tuy vậy, lần sụt giảm đầu tiên trong thu nhập thực tế của người Nga trong suốt 15 năm cầm quyền qua của Tổng thống Vladimir Putin, được ghi nhận vào tháng 12/2014, đã chứng tỏ là một thách thức lớn không dễ dàng vượt qua.
Theo số liệu công bố vào tháng trước, tiêu dùng của người Nga tiếp tục giảm sâu hơn trong quý 2, với doanh thu bán lẻ giảm 9,4% trong tháng 6. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng giảm xấp xỉ 5% trong quý 2, sau khi gần như đi ngang trong 3 tháng đầu năm.
“Với giá dầu giảm sâu hơn trong mấy tháng qua, còn quá sớm để nói về sự hồi phục của kinh tế Nga”, nhà phân tích Liza Ermolenko thuộc Capital Economics nhận xét.
“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”
Tăng trưởng kinh tế Nga giảm tốc mạnh trong năm ngoái do tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư kéo dài. “Cú đấm kép” kết hợp giữa giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine khiến kinh tế Nga điêu đứng.
Do bị trừng phạt, nhiều công ty của Nga không thể tiếp cận với nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
Những mối lo về một cuộc khủng hoảng hệ thống có thể nổ ra ở Nga đã lắng xuống khi đồng Rúp ổn định ở ngưỡng 50 Rúp đổi 1 USD hồi đầu năm nay, sau khi lao dốc chóng mặt hồi cuối năm 2014.
Tuy vậy, tỷ giá đồng Rúp hiện đã giảm xuống mức 64 Rúp đổi 1 USD, làm dấy lên những lo ngại mới.
“Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà Nga phải trải qua tính đến hiện tại, cho dù so sánh với các cuộc khủng hoảng vào năm 1998 và 2008. Và điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”, bà Irene Shvakman, Giám đốc McKinsey ở Moscow, đánh giá. “Lĩnh vực ngân hàng có thể lộ ra là mắt xích yếu nhất” trong nền kinh tế Nga - theo bà Shvakman.
Từ mùa hè năm ngoái, Chính phủ Nga đã thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hy vọng rằng đồng Rúp yếu sẽ giúp các sản phẩm của Nga cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa nước ngoài. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, sự suy giảm sản lượng công nghiệp của Nga chứng tỏ rằng hiệu ứng tích cực này không kéo dài được lâu.
Thách thức khó vượt
Tờ Financial Times cho biết, Văn phòng Thống kê Liên bang Nga không công bố chi tiết của con số thống kê sơ bộ nói trên. Tuy vậy, giới phân tích tin rằng con số này có thể sẽ bị điều chỉnh để phản ánh chuẩn xác hơn mức sụt giảm sâu hơn trong hàng loạt lĩnh vực quan trọng từ doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp cho tới thu nhập của các hộ gia đình.
Mức giảm 4,6% của kinh tế Nga trong quý 2 cũng tệ hơn dự báo của giới phân tích. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc giá dầu sụt giảm trở lại trong thời gian gần đây sẽ khiến nền kinh tế Nga khó có khả năng sớm hồi phục. Giá dầu giảm sâu cũng là nguyên nhân đẩy đồng Rúp của Nga tụt dốc, gây ra những thách thức lớn cho nền kinh tế.
Trong quý 1, nền kinh tế Nga cũng suy giảm, nhưng với mức giảm “nhẹ nhàng” hơn là 2,2%. Cho tới tháng 6, Chính phủ Nga vẫn trấn an người dân rằng giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã đi qua, với sự ổn định của đồng Rúp được lập lại sau đợt rớt giá chóng mặt của đồng tiền này hồi cuối năm 2014.
Tuy vậy, lần sụt giảm đầu tiên trong thu nhập thực tế của người Nga trong suốt 15 năm cầm quyền qua của Tổng thống Vladimir Putin, được ghi nhận vào tháng 12/2014, đã chứng tỏ là một thách thức lớn không dễ dàng vượt qua.
Theo số liệu công bố vào tháng trước, tiêu dùng của người Nga tiếp tục giảm sâu hơn trong quý 2, với doanh thu bán lẻ giảm 9,4% trong tháng 6. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng giảm xấp xỉ 5% trong quý 2, sau khi gần như đi ngang trong 3 tháng đầu năm.
“Với giá dầu giảm sâu hơn trong mấy tháng qua, còn quá sớm để nói về sự hồi phục của kinh tế Nga”, nhà phân tích Liza Ermolenko thuộc Capital Economics nhận xét.
“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”
Tăng trưởng kinh tế Nga giảm tốc mạnh trong năm ngoái do tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư kéo dài. “Cú đấm kép” kết hợp giữa giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine khiến kinh tế Nga điêu đứng.
Do bị trừng phạt, nhiều công ty của Nga không thể tiếp cận với nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
Những mối lo về một cuộc khủng hoảng hệ thống có thể nổ ra ở Nga đã lắng xuống khi đồng Rúp ổn định ở ngưỡng 50 Rúp đổi 1 USD hồi đầu năm nay, sau khi lao dốc chóng mặt hồi cuối năm 2014.
Tuy vậy, tỷ giá đồng Rúp hiện đã giảm xuống mức 64 Rúp đổi 1 USD, làm dấy lên những lo ngại mới.
“Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà Nga phải trải qua tính đến hiện tại, cho dù so sánh với các cuộc khủng hoảng vào năm 1998 và 2008. Và điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”, bà Irene Shvakman, Giám đốc McKinsey ở Moscow, đánh giá. “Lĩnh vực ngân hàng có thể lộ ra là mắt xích yếu nhất” trong nền kinh tế Nga - theo bà Shvakman.
Từ mùa hè năm ngoái, Chính phủ Nga đã thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hy vọng rằng đồng Rúp yếu sẽ giúp các sản phẩm của Nga cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa nước ngoài. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, sự suy giảm sản lượng công nghiệp của Nga chứng tỏ rằng hiệu ứng tích cực này không kéo dài được lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét