Trang

29 tháng 9, 2014

Nga 'đánh thắng' cả Ukraine và EU trên mặt trận kinh tế

Đăng Bởi  - 

Cư dân Donetsk phải đi mua nước giếng từ xe chữa cháy
Cư dân Donetsk phải đi mua nước giếng từ xe chữa cháy
Lệnh ngưng bắn ở Ukraine, cho phép Nga chuyển từ sức ép quân sự sang sức ép kinh tế đối với chính phủ Ukraine, theo báo Wall Street Journal.
Hôm 26.9, Ukraine tiến gần hơn đến việc giải quyết tranh chấp từ nhiều tháng nay với Nga về nguồn khí đốt nhập từ Nga vào Ukraine, khi nỗi khổ kinh tế ngày càng tăng cùng sức ép từ châu Âu, đã buộc chính phủ Tổng thống Petro Poroshenko thân phương Tây phải chấp nhận nhượng bộ Nga.
Tại Berlin (Đức) một thỏa thuận Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian sẽ đạt được giữa Nga và Ukraine vào ngày 29.9: Ukraine sẽ trả cho Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga số tiền nợ mua khí đốt 3,1 tỉ USD thành hai lần trước thời hạn cuối năm nay.
Đổi lại, Gazprom sẽ bảo đảm cung cấp ít nhất 5 tỉ m3 khí đốt cho Ukraine từ tháng 10.2014 đến tháng 3.2015, với mức giá 385 USD/1.000m3 khí đốt, nhằm giúp Kiev đáp ứng nhu cầu năng lượng nội địa trong những tháng mùa đông.
Ông Gunther H. Oettinger - ủy viên phụ trách năng lượng EU- cho biết EU bảo đảm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ cho Ukraine vay tiền trả nợ Nga. 
Dự kiến Kiev sẽ phải trả cho Gazprom 2 tỉ USD vào cuối tháng 10 tới và sẽ trả tiếp 1,1 tỉ USD từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12.2014.
Nhưng thỏa thuận (còn cần có sự thông qua của hai chính phủ Nga-Ukraine) chỉ bán khí đốt cho Ukraine trong những tháng mùa đông lạnh giá sắp tới, và trên mức giá trung bình, theo các quan chức năng lượng EU và Nga.
Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak trong cùng ngày cũng xác nhận Nga rất hài lòng với các chi tiết trong thỏa thuận gói khí đốt này.
Vụ bất đồng giá mua-bán khí đốt là một trong những vấn đề kinh tế nghiêm trọng nhất, đè lên cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine, với Nga dọa mặc kệ Ukraine chịu lạnh cắt da và chật vật điều hành nền kinh tế trong những tháng mùa đông
Nga còn dọa cắt nguồn cung ứng khí đốt từ Nga đến các khách hàng ở miền tây Ukraine xa xôi-như năm 2009-khiến thiếu khí đốt tại châu Âu.
Ukraine là dường dẫn chủ lực của khí đốt Nga đến 28 nước thành viên EU vốn lệ thuộc 1/3 nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga. 6 nước, gồm Bulgaria và Slovakia, hoàn toàn lệ thuộc nguồn khí đốt của tập đoàn Gazprom.
Thỏa thuận cho thấy Điện Kremlin đã chuyển từ một chiến lược quân sự sang chiến lược kinh tế, để ngăn Kiev không “ngả về tây”, theo đúng ý muốn của Nga. 
Hồi tháng 4, Nga gần tăng gấp đôi giá bán khí đốt cho Ukraine, gây ra cuộc tranh chấp giá. Đến tháng 6, Gazprom cắt nguồn cung khí đốt qua Ukraine vì Kiev không chịu trả tiền, mà nay Gazprom nói đã lên đến 5,3 tỉ USD. Kiev cãi không phải số tiền này và hai bên đã kiện nhau ra một tòa án trọng tài ở Thụy Điển.
Kiev đã phải chuẩn bị đón một mùa đông khắc nghiệt mà không có khí đốt Nga (năm ngoái cung cấp gần 60 %) bằng cách trữ nhiên liệu, thương lượng mua khí đốt của Hungary và Slovakia nhưng Nga phản đối, với lý do nguồn khí ấy vẫn là của Nga.
Thứ Năm tuần qua, Hungary phải ngưng chuyển khí đốt cho Ukraine, sau khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban gặp Alexei Miller, tổng giám đốc ngay tại thủ đô Budapest.
Kiev cũng dự tính cắt giảm sử dụng khí đốt, tức giảm sưởi ấm ở các căn hộ và cắt nguồn nước nóng, cũng như phải vội tìm nguồn cung nhiên liệu và than từ các nước xa xôi như Nam Phi.
Nhưng với nền kinh tế có thể suy thoái ít nhất 7 % trong năm nay, Ukraine khó có thể chịu thêm một cú sốc kinh tế từ việc thiếu năng lượng cần cho sinh hoạt-vận chuyển hàng hóa…
Đầu tháng 9, Tổng thống Poroshenko đành chịu thua trước sức ép của Nga, bằng cách chấp nhận một thỏa thuận ngưng bắn với phe đòi ly khai ở miền đông Ukraine. Thỏa thuận này được duy trì tương đối, dù hàng ngày xảy ra vài vụ bạo lực.
Nay ông Poroshenko đối diện sức ép phải nhượng bộ trên các mặt trận ngoại giao và kinh tế.
Nga cũng dọa một cuộc chiến thương mại, khiến EU và Ukraine vào ngày 12.9 đồng ý hoãn áp dụng phần lớn một thỏa thuận hợp tác chính trị-kinh tế giữa Kiev với EU mà Nga phản đối.   
Dù đã có sự nhượng bộ từ EU và Ukraine, Điện Kremlin cũng yêu cầu nội dung thỏa thuận này phải thay đổi, nếu không thì Nga áp thuế lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Nga, nếu yêu cầu của Nga không được xem xét.
Ngại “dính” thêm vào sự bất đồng, tuần qua, các quan chức EU đã rút những lời hứa sẽ không xem xét lại thỏa thuận. Đó là một động thái giúp Nga tăng thêm sức ép lên Ukraine.
Nhưng EU cũng tiếp tục gây vài sức ép với Nga. Khối này hứa cuối tháng 9 sẽ xem xét lại các lệnh cấm vận đối với Nga. Ngày 26.9, một nhà ngoại giao cao cấp EU nói EU có nhiều khả năng không thay đổi việc cấm vận Nga:
“Tôi không nghĩ chúng tôi có thể kỳ vọng sự nới lỏng lệnh trừng phạt trong 3 ngày tới”.   
Trần Trí (theo Wall Street Journal)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét