Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối phúc trình nhân quyền của Hoa Kỳ
Việt Nam vừa lên tiếng phản đối phúc trình nhân quyền thường niên được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 27/2, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn "tồi tệ".
"Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Mỹ."
BấmTrang web Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng phản hồi của Người Phát ngôn bộ này, ông Lê Hải Bình, nói: "Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.
Ông Bình nói thông qua đối thoại, Hà Nội hy vọng Hoa Kỳ sẽ "tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam”.
Ông được dẫn lời khẳng định nhân quyền "là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam" và cho biết "những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận" tại phiên Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát Định kỳ (UPR) hồi đầu tháng Hai vừa qua.
Trong phiên UPR vào ngày 5/2 tại Geneva, đa số đại biểu từ các nước tham dự đã bày tỏ quan ngại trước việc Hà Nội tiếp tục đàn áp các quyền phổ quát như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp cũng như việc các nhà hoạt động trong nước bị ngăn tới dự phiên điều trần.
'Đàn áp nhân quyền'
Vấn đề về nhân quyền lớn nhất tại nước này [Việt Nam] vẫn là việc chính quyền tiếp tục hạn chế quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ"Phúc trình Nhân quyền Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Trong phần phát biểu mở đầu buổi công bố bản phúc trình nhân quyền hôm 27/2 tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói “các nhà hoạt động cho xã hội dân sự mà tôi đã gặp ở nhiều nước, trong đó có những người từ Hà Nội, đã thực sự truyền cho tôi cảm hứng."
"Họ là những người đã đứng lên bảo vệ các quyền cơ bản, quyền được nói lên tiếng nói của mình và được tự do hội họp”.
Phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói Việt Nam vẫn là một quốc gia "toàn trị", "độc đảng", và cho rằng cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất vào năm 2011 "không phải là một cuộc bầu cử tự do hay công bằng".
"Vấn đề về nhân quyền lớn nhất tại nước này vẫn là việc chính quyền tiếp tục hạn chế quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ," bản báo cáo viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói Việt Nam đã "tăng cường các biện pháp nhằm giới hạn quyền tự do dân sự của người dân" và nạn tham nhũng bao trùm lên cả hệ thống tư pháp cũng như bộ máy công an
"Những trường hợp đàn áp nhân quyền cụ thể bao gồm sự bạo hành của lực lượng công an đối với nghi phạm trong lúc bắt giữ cũng như tạm giam, những vụ bắt giữ bừa bãi vì tội tham gia các hoạt động chính trị cũng như sự bác bỏ quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng," báo cáo có đoạn viết.Theo bbc
"Ảnh hưởng chính trị, nạn tham nhũng và tính thiếu hiệu quả tiếp tục làm méo mó hệ thống tư pháp."
"Chính quyền hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đàn áp những tiếng nói bất đồng, ngoài ra còn ngày càng tăng cường hạn chế quyền tự do internet."
"Những công dân muốn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tiếp tục bị quấy rối ... và được sự bảo vệ không đồng đều từ pháp luật, nhất là ở cấp tỉnh và làng xã".
"Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm cửa các tổ chức nhân quyền độc lập. Tình trạng bạo hành và phân biệt đối xử với phụ nữ cũng như nạn buôn người bao gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em, vẫn tiếp tục."
"Chính phủ tiếp tục hạn chế quyền của người lao động được gia nhập những công đoàn độc lập và không áp đặt một cách hữu hiệu những quy định về an toàn lao động."Báo cáo cũng nhận định Việt Nam thực hiện việc "truy tố và trừng phạt những quan chức mắc sai phạm một cách thiếu đồng đều" và nhiều trường hợp những sai phạm của lực lượng công an không bị trừng phạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét