(Doanh nghiệp) - Sơn ôtô đòi hỏi công nghệ cao, sơn sấy ở nhiệt độ 170 độ C, sơn VN không thể chen chân do chất lượng thấp chỉ thích hợp dùng sơn hàng rào.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Việt Nam đặt mục tiêu, số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc...
Để đạt mục tiêu đó, ngành sản xuất ô tô cũng lên kế hoạch để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền tảng yếu, Việt Nam phải đi nhập từ cái trục khuỷu ô tô hay ốc vít, ngay cả tới sơn vỏ xe, nhà xưởng DN Việt cũng không thể chen chân do sản phẩm chỉ thích hợp dùng sơn hàng rào... thì khó đạt được mục tiêu.
Sơn VN chỉ sơn hàng rào
Trong khi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước than vãn những năm gần đây nhu cầu về các loại sơn để sơn linh kiện, khung gầm, thân vỏ xe ngày càng tăng cao nhưng chỉ có các nhà cung cấp sơn nước ngoài hoặc DN FDI đến chào mời sử dụng sản phẩm của họ. Không hề thấy bóng dáng các DN Việt Nam.
Về vấn đề này, một DN sản xuất sơn của Việt Nam lý giải, sơn dùng trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy là sơn công nghệ cao, đòi hỏi đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe.
Nhu cầu ngành sơn tăng mạnh
|
Các DN Việt Nam muốn làm được cần có 2 điều kiện quan trọng, đó là vốn đầu tư lớn và làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, DN Việt Nam vốn ít, công nghệ không có thì... bó tay.
Giám đốc một DN ô tô tại Hà Nội tiết lộ có sử dụng sơn của DN Việt Nam nhưng chỉ để sơn hàng rào nhà máy, còn sơn nhà xưởng cũng không dùng được, vẫn phải mua sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan.
Ngay cả khi đã đầu tư sản xuất sơn tại Việt Nam, các DN FDI cho biết toàn bộ nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã nắm bắt được cơ hội và điểm yếu của Việt Nam mà tấn công rất nhanh vào thị trường này.
Một Công ty Sơn Nhật Bản đã khai trương tiếp nhà máy sản xuất sơn thứ 3 tại tỉnh Vĩnh Phúc, với vốn đầu tư 14 triệu USD, cho sản lượng 15.000 tấn sơn/năm. Nhà máy này sẽ tập trung sản xuất các loại sơn công nghiệp cho ô tô, xe máy, sơn phủ tầu biển, nhựa... để đáp ứng thị trường Việt Nam.
Trước đó, nhà máy thứ hai đã được công ty này xây dựng năm 2005, cũng tại Vĩnh Phúc, để cung cấp sơn cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy, với sản lượng 5.000 tấn/năm.
Ông Kondo Masao, Tổng giám đốc Công ty Sơn Nippon Vĩnh Phúc, cho biết, kinh tế phát triển, tiêu thụ ô tô, xe máy tại Việt Nam tăng mạnh khiến nhu cầu sơn tăng, đó là lý do mà Nippon tiếp tục đầu tư nhà máy thứ 3, tăng gấp 3 lần công suất.
Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu sơn khác cũng đã tham gia vào thị trường sơn của Việt Nam. Theo Nippon, thì hầu hết các DN sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam như Honda, Yamaha, Toyota, Trường Hải, Xuân Kiên... đều đang sử dụng sơn của họ để sơn các sản phẩm ô tô, xe máy.
Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên, cũng than thở: “Năm 2004 khi đầu tư dây chuyền sơn điện ly để sơn ô tô tải, tôi cũng đã tìm kiếm các nhà cung cấp sơn của Việt Nam nhưng không DN nào sản xuất. Đây là sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, sơn sấy ở nhiệt độ 170 độ C, nên phía Việt Nam chưa đáp ứng được”.
Làm ốc vít cũng bó tay
Trước đó, Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện để Việt Nam có thể làm và cung ứng cho GalaxyS4 và Tab. Thông tin tưởng rất đáng mừng, một đơn hàng lớn, cơ hội cho các DN Việt tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm cho một thị trường màu mỡ.
Chỉ tính riêng số lượng 400 triệu chiếc sạc pin mỗi năm cũng là con số khổng lồ.
Tuy nhiên, ngay cả lãnh đạo Bộ Công thương cũng phải thừa nhận nghe thì dễ nhưng để đáp ứng được với thực lực của DN Việt hiện nay thì câu trả lời tất cả chỉ là "Không làm được. Không đáp ứng được công nghệ và giá thành. Ngay cả những linh kiện nghe như rất đơn giản như sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe... cũng bó tay".
Tuy nhiên, ngay cả lãnh đạo Bộ Công thương cũng phải thừa nhận nghe thì dễ nhưng để đáp ứng được với thực lực của DN Việt hiện nay thì câu trả lời tất cả chỉ là "Không làm được. Không đáp ứng được công nghệ và giá thành. Ngay cả những linh kiện nghe như rất đơn giản như sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe... cũng bó tay".
Trước đây Toyota làm ở Việt Nam bao nhiêu năm nhưng họ vẫn phải kêu là đến cái ốc vít doanh nghiệp Việt Nam vẫn không làm nổi theo yêu cầu của họ dù rằng Nhật Bản liên tục lên tiếng thúc các DN Việt tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng với doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ có tác động lan toả đến các doanh nghiệp tư nhân trong nước, biến các doanh nghiệp nội thành vệ tinh xung quanh họ.
Tuy nhiên, đến nay mô hình ấy gần như không có vì nguồn cung đầu vào của các doanh nghiệp FDI hiện vẫn dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp của họ trong khu vực chứ không phải ở Việt Nam (70-80% nguyên liệu đầu vào là ở các nước khác).
Thành ra, việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi hoạt động này rất ít. Điển hình như Samsung vào Việt Nam, với quy mô ngành xuất khẩu đạt 23 tỷ USD, nhưng chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp trong nước tham gia cung cấp bao bì, nhãn hàng... còn về kỹ thuật gần như không có.
"Đứng giữa hai khu vực lớn (doanh nghiệp Nhà nước và FDI) được ưu đãi quá nhiều, doanh nghiệp tư nhân dù chiếm số lượng lớn vẫn bị lạc lõng, gần như phải tự thân vận động và không thể liên kết được với ai nên càng trở nên khó khăn hơn", bà Lan phân tích.
Thái An (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét