- Moldova tịch thu đơn thỉnh cầu của người dân đòi sáp nhập Nga, đánh bom tại nhiều quốc gia và miền đông Ukraina bỏ phiếu quyết định vận mệnh… là những tin nóng 24 giờ qua.
Tin nổi bật:
Chính quyền Moldova đã tịch thu hàng ngàn đơn thỉnh cầu của người dân Transnistria nhằm tìm cách ‘thống nhất lại với nước Nga’ từ máy bay của đoàn đại biểu Nga do Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin dẫn đầu.
Transnistria còn có tên gọi là Trans-Dniestr, đây là dải đất nằm giữa Moldova và Ukraine. Đây là vùng lãnh thổ của Moldova tuyên bố ly khai từ năm 1990 nhưng chưa được bên nào công nhận.
Ông Dmitry Rogozin cho biết: “các mật vụ trên máy bay đang tịch thu các hộp tài liệu có chữ ký của người dân Transnistria yêu cầu thống nhất lại với Nga’.
Theo ông Rogozin, các tài liệu này được chuyển tới ông thông qua các nhà hoạt động trong chuyến thăm của ông tới Tiraspol nhân ngày Chiến thắng.
Một nghị sĩ Nga cho biết có khoảng hơn 30.000 chữ ký trong các đơn thỉnh cầu này.
Sông Dniester chạy qua thành phố Tiraspol tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Moldova và khu vực Transnistria.
Sau khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết sụp đổ, Transnistria tuyên bố độc lập với Moldova. Một cuộc nội chiến chóng vánh đã diễn ra sau đó vào năm 1992.
Trong suốt 23 năm tồn tại, Cộng hòa Transnistria chưa được bất cứ quốc gia nào công nhận. Nga cũng không công nhận quốc gia này. Đồng nội tệ của Transnistria là vô giá trị bên ngoài biên giới nước này.
Chủ tịch Hội đồng Tối cao Transnistria, cơ quan chính quyền của nước này, đã một lần nữa yêu cầu Nga xem xét soạn thảo một dự luật có thể đồng ý sáp nhập Transnistria.
Transnistria có dân số chỉ nửa triệu người, gồm các tộc Nga, Moldova và Ukraine, với tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức. Hiện nay, Nga có 1.000 binh sĩ đồn trú tại đây kể từ năm 1992.
Tin vắn
Các nhà hoạt động cho biết quân của chính quyền Ukraina đã chiếm giữ bốn điểm bỏ phiếu ở miền đông Ukraina khi khu vực này trưng cầu dân ý về việc liên bang hóa.
Núi lửa tại đảo Kyushu của Nhật hoạt động trở lại.
Mỹ - Nhật – Hàn sẽ có nhóm họp ba bên đề đối phó với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố có thể thử hạt nhân.
Tại bắc Iraq, phiến quân tấn công căn cứ quân sự, sát hại binh sĩ khiến khoảng 20 người thiệt mạng.
Một vụ đánh bom nhằm vào nhà riêng của Tổng thống Yemen đã khiến 3 người thương vong.
Ba con tin người Hà Lan được trả tự do tại Nigeria sau khi bị bắt cóc hôm 4/5 tại đồng bằng sông Niger.
Chính phủ Thái Lan cảnh báo người dân tránh xa các cuộc biểu tình trong bối cảnh bế tắc chính trị tại quốc gia này chưa có lối thoát, và có cảnh báo về nguy cơ nội chiến.
Một vụ đánh bom xe đã khiến 5 người tại nam Afghanistan thiệt mạng.
Thông tin trong ảnh
Nigeria từ chối sự trợ giúp của quốc tế để tìm kiếm hơn 300 bé gái bị những kẻ Hồi giáo cực đoan bắt cóc – một trong những vụ việc đã khiến nhiều cộng đồng quốc tế bày tỏ bất bình với chính quyền Nigeria.
Phát ngôn ấn tượng
“Nếu như thế giới tìm kiếm mối quan hệ hữu hảo với Iran, họ nên chọn cách chấp nhận quyền của Iran, tôn trọng đất nước Iran và đề cao các nhà khoa học Iran. Con đường của Iran nhằm đạt được công nghệ hạt nhân là con đường đúng đắn, và Iran sẽ không bao giờ dừng bước” – Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố trên truyền hình về chương trình hạt nhân của nước này.
Ngày này năm xưa
12/5/1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai : Liên Xô bắt đầu Chiến d1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai : Liên Xô bắt đầu Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya chống quân Đức tại khu vực Kharkov, Ukraina.ịch Barvenkovo-Lozovaya chống quân Đức tại khu vực Kharkov, Ukraina.
- Lê Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét