Sau khi báo Đất Việt đăng bài viết "Tàu ngầm Trường Sa thành công. :Đổi vài chục TS lấy ông Hòa?" ngày 28/1, rất nhiều độc giả lại gửi thêm ý kiến phản hồi bày tỏ quan điểm riêng của mình trước sự kiện ông Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa.- Tôi khâm phục và ngưỡng mộ ông Nguyễn Quốc Hòa. Những ai dám chê bai ông Hòa thì đều là những kẻ " Tiến sĩ giấy " thích khoe khoang, dốt nát và ghen tỵ. BTTD
Các tiến sĩ giấy hãy tự xấu hổ.
Việc so sánh công trình nghiên cứu của ông Hòa thành công với các tiến sĩ giấy của nước ta hiện nay nhận được rất nhiều sự ủng hộ của độc giả.
Độc giả Hoàng Phượng chia sẻ: "Có quá nhiều tiến sỹ, nhà nghiên cứu nhưng cuối cùng vẫn thua ông Hòa, hy vọng sau này ông sẽ có chiếc tàu ngầm to hơn với đầy đủ những tính năng của nó và nó sẽ mang tên Nguyễn Quốc Hòa".
Nhưng bên cạnh đó, độc giả Nguyễn Minh Tâm lại phân tích: "Nếu vào mục đích hòa bình, tàu này có thể dùng để nghiên cứu đại dương hay chí ít cũng phục vụ tốt cho du lịch lặn biển.
Còn vào mục đích quân sự, nó có thể làm phương tiện đổ bộ cho một toán 2-3 đặc công người nhái hay chí ít cũng là một quả thủy lôi chứa hàng tấn thuốc nổ để phá tàu địch".
Không những vậy, theo quan điểm của nhiều độc giả thì hiện nay, chúng ta đã có người dám chế tạo được tàu ngầm, nên những vị giáo sư, tiến sĩ ngồi đó mà phê bình, chưa cống hiến gì thật sự cho dân tộc, hãy tự xấu hổ".
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chế tạo thành công tàu ngầm Trường Sa
Nói đến nguyên nhân dẫn đến việc tiến sĩ không giỏi như danh hiệu, độc giả Trần Văn Biên bình luận: "Do hệ thống giáo dục nước ta còn nặng về lý thuyết, đa số các tiến sỹ bảo vệ luận án trên lý thuyết, rất ít công trình thực tế và để lại dấu ấn. TS việt Nam đa số là "giấy", tính toán nghiên cứu rất tốt nhưng khi cần làm thì không có tay nghề, không tiền, thôi thì tính trên giấy.
Trong khi đó, nhìn ông Hòa cũng không bằng TS nhưng ông được cái tìm tòi và có đội ngủ có tay nghề, chứ một mình ông cũng không ra chiếc tàu.
Chính vì thế cần kết hợp giữa tri thức và chuyên gia để đất nước vững mạnh. Nhưng cái giáo dục việt nam thì khỏi bàn.
Người Việt luôn ghen tị, đố kị. Một số độc giả còn chỉ ra thực trạng, thói xấu của một bộ phận lớn người Việt là đố ky, ganh ghét, đã không làm được thì thôi thấy ai làm được hơn minh thì lại ra điều dèm pha, đả phá.
Điều Bác Hòa làm đáng lý ra phải để cho nhiều người suy ngẫm và xem xét lại mình. Đúng là "Hai lúa" làm, nhưng cái làm ra đáng trân trọng và tôn vinh.
Thay vì đố kị, độc giả Phạm Trọng Thái đồng tình: "Tôi nghĩ nhân dân cần đóng góp cho chú Hòa, tự bỏ tiền bỏ của bỏ sức để đổi lấy không là gì cả. Tôi đang làm phó giám đốc, xin được làm công nhân cho chú hòa".
Nhiều độc giả mong muốn rằng Đảng và nhà nước, Bộ quốc phòng đầu tư thêm nhân lục ,tiền của để cùng ông hoàn thiện tàu ngầm này và đóng nhiều chiếc khác phục vụ cho mục đích quân sự và ngiên cứu khao học.
"Tôi là người lính quân tình nguyện VIỆT NAM 1978-1982 ,thật tự hào,chính tôi và đồng đội chúng tôi rất tự hào về anh, tuy rằng mới phôi thai chế tạo nhưng thành công vượt trội, với hy vọng đất nước chúng ta sẽ có một công nghệ đóng tàu ngầm hạng nhỏ, giống như thế chiến thứ hai", độc giả Tramdungaha726 chia sẻ.
Dự báo về tương lai, độc giả có tên Độc Minh nhận định: "Có thể nếu có chiến tranh xảy ra thì hàng loạt tàu ngầm mini có giá rẻ nhưng khả năng đánh đắm tàu chiến khủng của đối phương rất lớn.
Đây là một bước đột phá là tin vui đầu năm 2014 của hơn 90 triệu trái tim VN trong nước và thế giới tuy mới là bước đầu thành công nhưng nó mang một ý nghĩa to lớn đánh thức lòng tự hào và lòng say mê khoa học của người Việt nhất là tuổi trẻ tôi tin là từ đây các nhà khoa học và tuổi trẻ cả nước cùng với Bác Hòa thử nghiệm và cho ra đời nhiều tàu hơn nửa to hơn hoàn chỉnh hơn".
Thái Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét