Trang

8 tháng 2, 2014

DÂN CỰC KHỔ VÌ NUÔI CÁN BỘ

- Nước lớn và đông dân như Trung Quốc mà chỉ có 33 tỉnh, thành. VN bé tẹo mà có tới 64 tỉnh, thành. Làm sao dân không khổ? BTTD

'Chỉ tăng một bộ, tinh giản biên chế thành vô nghĩa'

 - Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn lo lắng khi góp ý cho dự thảo nghị định về tinh giản biên chế, "chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa".

Một nghị định mới về tinh giản biên chế sắp được ban hành nhưng các câu hỏi cần trả lời vẫn là cũ.
Ra 100.000, vào bao nhiêu?
Chính sách tinh giản biên chế trước đây [nghị định 132 năm 2007, đã hết hiệu lực năm 2012], chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí “càng nói giảm thì biên chế càng tăng” như nhận định của những người trong ngành nội vụ ngay từ khi tham gia ý kiến bước đầu cho nghị định mới.
tinh giản biên chế, công chức, bộ nội vụ
Một hội thảo tại Bộ Nội vụ - đơn vị xây dựng dự thảo nghị định về chính sách tinh giản biên chế. Ảnh: Lê Anh Dũng
Giảm được bao nhiêu người do nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, đi học… thì lại tuyển vào bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn, cũng vì năng lực công chức chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên phải “lấy lượng bù chất” như ông Vũ Văn Thái, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ, nói, tại một cuộc hội thảo tháng 6/2013.
Dự thảo nghị định mới đưa ra con số cụ thể cho nỗ lực giảm số lượng công chức trong 6 năm tới, nhưng vẫn để ngỏ chuyện tuyển vào, liệu có đi vào lối cũ khi mà các nguy cơ tăng biên chế vẫn còn.
Đó là việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, “chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa”, như nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn phát biểu. Chính phủ đã cam kết từ nay đến hết nhiệm kỳ giữ ổn định bộ máy, nhưng vẫn mở việc bổ sung biên chế cho nhiệm vụ mới hoặc cơ quan mới lập vì cần thiết.
Tính ổn định của bộ máy các địa phương cũng là câu hỏi, vì tốc độ đi thị hóa nhanh thì không tránh đươc nhu cầu chia tách, mà chia tách thì không tránh được gia tăng biên chế.
Đó còn là việc sau khi xác định vị trí việc làm sẽ nảy sinh biên chế do “chẻ nhỏ” nhiệm vụ, như lo ngại của chính các địa phương khi được phổ biến phương pháp xác định vị trí việc làm. Đó có thể là thực tế ở các cấp cơ sở, nơi đang giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính thông thường cho người dân.
Nghị định mới tiếp tục chỉ lo việc “ra”, để việc “vào” cho một nghị định, đề án khác?
Giảm người nhà nước, vẫn làm được việc?
Trong khi năng lực của đội ngũ công chức vẫn là vấn đề đau đầu thì việc dự thảo nghị định mới tăng thêm đối tượng tinh giản dựa trên đánh giá chất lượng là một điểm đáng chú ý.
Từ lúc các luật Công chức, Viên chức có quy định “hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải ra khỏi đội ngũ”, chưa có công chức nào bị rơi vào hoàn cảnh này. Liệu sau khi nghị định mới được ban hành với các tiêu chí mạnh mẽ hơn, sẽ tìm ra được những công chức như vậy?
Vấn đề này cũng được nguyên Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nêu. Có thêm nhiều ý kiến khác, Bộ Nội vụ mới đây đã thúc đẩy phương pháp đánh giá cán bộ theo hướng “cấp trên đánh giá cấp dưới”, không để “tập thể đánh giá cá nhân” như trước nữa. Nhưng việc này cũng mới khởi động, liệu có kịp đáp ứng mục tiêu đưa ra khỏi bộ máy 100.000 cán bộ đúng thật là “cắp ô”?
Hơn nữa, sau khi giảm được từng ấy người, là không nhỏ so với 2,8 triệu công chức, viên chức cả nước hiện có, hiệu quả hành chính công vẫn được đảm bảo? Trong khi chính Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn đã cho biết nhiều cơ quan vẫn thiếu người làm được việc, phải làm cả thứ bảy, chủ nhật, đến 7-8 giờ tối.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định mới chưa đề cập đến các giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động sau tinh giản, ví dụ phương án tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, “nhà nước bớt ôm đồm”, như kiến nghị của ông Vũ Văn Thái.
Một nghị định mới khó bao quát mọi vấn đề đặt ra, nhưng sẽ chỉ có hiệu quả khi trả lời được những câu hỏi cũ này.
Chung Hoàng 
MỜI BẠN ĐỌC THÊM TOÀN BỘ TRANG TÔI MUỐN SỐNG BẰNG LƯƠNG
  
Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc (21)
Phạm Thị Xuân Khải10 giờ trước
Tinh giản biên chế nhắc mãi, nói hoài nhưng vẫn là chuyện cũ như trái đất! Không khó đến nỗi không thể làm được.Vấn đề là có quyết làm hay không, nói nhiều làm ít làm sao dân tin khi mà 32 người dân còng lưng nuôi 1 công chức, trong ...
Nguyễn Anh Minh11 giờ trước
Tinh giản bộ máy Chính phủ nhằm quản lý NN có hiệu quả hơn là việc làm thường xuyên, nhưng tách ra hay nhập lại giữa các Bộ thời gian qua còn nhiều bất cập, nó chỉ giảm số Bộ trưởng còn bộ máy, nhân viên vẫn vậy, ví như Bộ ...
Thanh Sơn11 giờ trước
Khó giảm biên chế lắm, bởi cơ quan nào cũng cài cắm con ông cháu cha giữ vị trí chủ chốt rồi. Chưa thành lập đơn vị thì danh sách BC đã có rồi, mà toàn là: CCCCC, người ngoài muốn vào phải chạy tiền hoặc làm hợp đồng thôi.
phan nam11 giờ trước
với 2.8 triệu công chức viên chức thì 32 người dân nuôi một cán bộ. đất nước không nghèo mới là chuyện lạ
bùi thị mỹ tâm14 giờ trước
tôi đề nghị giữ nguyên số lượng hiện nay, chỉ tuyển mới thay thế số nghỉ hưu và quy trình tuyển dụng phải chặt chẽ hơn. thực hiện trong 10 năm là ok
huynh13 giờ trước
Làm khổ dân thôi, tuyển vào ồ ạt, giờ lại đuổi ra. Đầu tiên là đuổi những người tuyển dụng sai đã
yeu viet13 giờ trước
Giảm chỗ không cần tăng chỗ cần là hợp lý và khách quan không thể cứ giảm được quan trọng là hiệu suất công việc và thái độ công chức với nhân dân!
Phuoc Thanh13 giờ trước
nếu như muốn giảm biên chế thì chẳng những không chia tách một số bộ ngành, địa phương mà phải sát nhập lại thì mới mong thực hiện được đề án giảm biên chế. Thật khó hiểu khi mà thời buổi khoa học, công nghệ thông tin phát triển như vũ ...
Hùng Nhân13 giờ trước
Giảm 100.000 công chức có nghĩa là 100.000 con ông cháu cha sẽ được nhận vào biên chế , rứa thôi .
Lê Xuân Hoan12 giờ trước
"Câu lạc bộ nước trà". Đó là câu nói cửa miệng thường được dành cho các cơ quan công quyền hiện nay ở hầu khắp các tỉnh, thành của nước ta. Tôi có một ông bạn hiện đang công tác tại một sở ở Tây Nguyên, ông bảo, ở cơ quan ông ấy có một phòng, một năm cấp được 2 giấy phép cho 2 cơ quan liên quan. Trong lúc đó, biên chế của phòng ấy lên đến 4 người. Như vậy, bình quan 6 tháng cái phòng ấy cấp được một giấy phép! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét