Cập nhật: 15:09 GMT - thứ sáu, 10 tháng 1, 2014
Ban chỉ đạo chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo sẽ giám sát Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn ngừa tiêu cực tại một số ngân hàng trong năm 2014.
Đây là một trong các nội dung đáng chú ý trong Thông báo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, được ông Nguyễn Bá Thanh ký ban hành hôm 8/1 trong cương vị Phó trưởng ban.
Các bài liên quan
Thông báo này tóm tắt các kết luận mang tính chỉ đạo của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng.
Tình hình ngân hàng là một trong tám nhiệm vụ “trọng tâm” của cơ quan này trong năm 2014.
Theo thông báo, ông Nguyễn Phú Trọng “đồng ý về nguyên tắc giao Ban Nội chính trung ương…chủ trì, phối hợp với ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước rà soát, nắm tình hình hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần”.
Trong khoảng tháng 7, tháng 8, cũng sẽ diễn ra các cuộc kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương.
Vị Tổng Bí thư cũng yêu cầu “đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh” các vụ án tham nhũng “nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo”.
Nhìn lại năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đề cao hai công việc mà cơ quan của ông đã làm.
“Đó là việc thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và đặc biệt việc lựa chọn 02 vụ việc, 08 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp,” thông báo viết.
Đến nay, đã có ba vụ trong số này được đưa ra xử: Vụ án xảy ra tại Cty cho thuê tài chính II; vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh khi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng trong tư cách đại biểu Quốc hội vào hôm 2/12/2013 nói sẽ đưa ra xét xử vụ án ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là Bầu Kiên, trước Tết.
Ngày 09/01/2014, truyền thông tại Việt Nam đưa tin Tòa tại Hà Nội trả hồ sơ vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB và yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ.
Lời khai ‘chấn động’
Báo chí và dư luận trong và ngoài nước chú ý nhiều tới lời cáo buộc hôm 7/1 của ông Dương Chí Dũng trước tòa rằng một thứ trưởng công an, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, báo cho ông đi trốn và còn nhận khoản tiền lớn đã gây chấn động cho dư luận.
Khi kết thúc phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, tòa cũng khởi tố vụ án mới với Tướng Ngọ về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Giới luật sư bình luận rằng đây là lần rất hiếm tại Việt Nam khi tòa án dùng đến quyền khởi tố của mình.
Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Trương Việt Toàn, nói: “Quyết định khởi tố vụ án sẽ được gửi tới VKSND TP Hà Nội.”
Ngoài ra Hội đồng xét xử còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của Tướng Ngọ.
Ông Ngọ bị ông Dương Chí Dũng cáo buộc nhận 20 tỉ đồng liên quan dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TPHCM).
Về phần mình, trưa thứ Ba 7/1, ông Phạm Quý Ngọ đã phủ nhận liên quan đến việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn với báo điện tử VnExpress.
Báo này dẫn lời ông Ngọ nói: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".
Ông Ngọ cũng được ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo Petrotimes, dần lời trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại với ông Phong bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.
Trong Bấmbài báo đằng ngày 09/01/2014, ông Phong mô tả ông "gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa.
"Ông bình thản nói rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ"", nhà báo Phong mô tả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét