Sau khi Đại hội Đảng 18 kết thúc, TW/ĐCS/Trung Quốc cùng với Tổng bí thư Tập Cận Bình, với những điều kiện mới và nhiệm vụ mới, đã tập trung vào chương trình nghị sự dài hạn và chiến lược của Trung Quốc. Với nhận thức về lợi ích trong nước và quốc tế của Trung Quốc và duy trì tính liên tục và nhất quán trong các chính sách ngoại giao cơ bản, trung ương đã thúc đẩy sự sáng tạo trong lý luận và thực tiễn ngoại giao bằng cách bắt kịp với các xu hướng của thời đại. Trung ương đã đề ra nhiều ý tưởng chiến lược quan trọng về công tác đối ngoại của Trung Quốc cũng như các chính sách và nguyên tắc ngoại giao, thực hiện nhiều sáng kiến đối ngoại lớn nhằm không chỉ tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho công việc của Đảng và Nhà nước mà còn làm giàu và phát triển hệ thống lý thuyết ngoại giao mang màu sắc TQ.
I. Triển khai các sáng kiến ngoại giao mới mang bản chất chiến lược, tổng thể và sáng tạo.
Chủ tịch Tập Cận Bình có sự thể hiện ngoại giao đầu tiên thông qua gặp gỡ các đại diện các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Trung Quốc. Sau đó Bộ Chính trị tổ chức một khóa nghiên cứu tập thể về kiên định con đường phát triển hòa bình. Trong cả hai sự kiện này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra những đánh giá quan trọng về chiến lược và chính sách đối ngoại mở cửa của Trung Quốc, thể hiện rõ thông điệp rằng giới lãnh đạo mới tại Trung Quốc cam kết cải cách và mở cửa, theo đuổi con đường phát triển hòa bình và chiến lược hợp tác cùng thắng với thế giới bên ngoài trong khi giữ vững những lợi ích quốc gia cốt lõi của nước này.
Kể từ khi kết thúc kỳ họp thường niên của Quốc hội và Ủy ban TW/ĐCS trong năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo nhà nước khác của Trung Quốc đã thăm viếng nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh, châu Âu và Bắc Mỹ, đón hàng chục lãnh đạo nước ngoài, đã gặp hơn 100 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia:
1. Tích cực thúc đẩy quan hệ với các cường quốc: CT Tập Cận Bình thăm Nga trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới nhằm tăng cường quan hệ song phương về kinh tế, thương mại, năng lượng và an ninh chiến lược. Ông Tập cũng hội đàm với TTh Obama tại Mỹ và hai nhà lãnh đạo thống nhất làm việc cùng nhau để xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới. Trong khi các lãnh đạo đảng và nhà nước khác của Trung Quốc thăm các nước châu Âu, đón TTh Pháp Hollande và các nhà lãnh đạo châu Âu khác để mở ra những lĩnh vực hợp tác mới giữa Trung Quốc và châu Âu.
2. Nỗ lực làm việc nhằm ổn định và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và láng giềng tốt với các khu vực xung quanh. Nhìn chung, quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng đang phát triển theo hướng thuận lợi. Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2103, Chủ tịch Tập Cận Bình đã giải thích những điểm mới trong chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc nhằm tăng cường lòng tin chiến lược với các nước liên quan và nâng cao quan hệ với các nước láng giềng. Trung Quốc đã đón tiếp các nhà lãnh đạo từ các nước láng giềng như CTN Trương Tấn Sang của Việt Nam, TTh Park Geun-hye của Hàn Quốc, TTg Nawaz Sharif của Pakistan. Liên quan đến vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku và Biển Đông, Trung Quốc kiên quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải thông qua đối thoại và đàm phán. Đối với vấn đề Bắc Triều Tiên, Trung Quốc cam kết mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã làm việc với các bên liên quan để làm giảm căng thẳng.
3. Tăng cường mạnh mẽ quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước đang phát triển: Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành thành công các chuyến thăm tới châu Phi và Mỹ La-tinh, cho thấy sự coi trọng của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển. Thông qua thăm Tanzania, Nam Phi, Cộng hòa Công-gô, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt ra một tiền lệ về một nhà lãnh đạo nhà nước Trung Quốc thăm châu Phi trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. Qua thăm Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico; tổ chức hội đàm với lãnh đạo 8 nước Caribbe, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tăng cường lòng tin chính trị và sự hợp tác có kết quả với những nước này.
4. Can dự và định hình mạnh mẽ các quá trình ngoại giao đa phương. Theo đó Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham dự hội nghị của các nhà lãnh đạo BRICS lần thứ 5 nhằm tăng cường trao đổi, phối hợp với các nước đang phát triển lớn khác về các vấn đề kinh và chính trị toàn cầu. Hội nghị Thượng định này đã đưa ra Tuyên bố eThekwini và Kế hoạch Hành động với quyết tâm thành lập một ngân hàng phát triển và thống nhất về một khoản dự trữ khẩn cấp giữa các nước BRICS, qua đó tạo động lực mạnh mẽ cho việc hình thành một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới công bằng, bình đẳng hơn.
Trên cơ sở những thành tựu ngoại giao trong quá khứ, những công việc ngoại giao của TW Đảng và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có khởi đầu tốt đẹp. Với bố cục toàn diện và cân bằng, ngoại giao Trung Quốc trong hoàn cảnh mới cho thấy những đặc điểm như giàu về ý tưởng, rõ ràng về các ưu tiên, vững vàng về lập trường và độc đáo về phong cách. Điều này không chỉ thu hút sự quan tâm lớn hơn của các nước trong việc thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, dọn đường cho những công việc ngoại giao từ nay đến cuối năm và trong 5 - 10 năm tới, mà còn nâng cao tinh thần của Đảng, quân đội và nhân dân,qua đó động viên lòng nhiệt tình của đảng và nhân dân làm việc hướng tới các mục tiêu 2 thế kỷ mà ĐH 18 đã đề ra.
II. Đổi mới lý luận và thực tiễn ngoại giao đã đem lại những thành tựu lớn.
Đối mặt với tình hình quốc tế phức tạp, Trung Quốc đã thực hiện truyền thống gắn lý luận với thực tiễn, gắn đối nội với đối ngoại, gắn những đặc điểm của Trung Quốc với các xu hướng của thời đại và đạt được hàng loạt những đột phá quan trọng về lý luận và thực tiễn ngoại giao trong một thời gian rất ngắn
1. Đề ra tư duy quan trọng về giấc mơ Trung Hoa với những nội hàm giàu ý nghĩa nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác giữa Trung Quốc và thế giới. Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ chung của toàn thể người dân Trung Quốc, nó cần đến một môi trường quốc tế và láng giềng hòa bình, ổn định. Trung Quốc cam kết thực hiện giấc mơ này thông qua phát triển hòa bình. Vì giấc mơ Trung Hoa gắn với giấc mơ của nhân dân thế giới, Trung Quốc can kết giúp đỡ các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển và láng giềng, cùng phát triển. Trung Quốc sẽ chia sẻ nhiều hơn các cơ hội phát triển với các nước khác nhằm tạo thuận lợi cho họ đạt được giấc mơ của mình. Trung Quốc hy vọng chứng kiến hợp tác cùng thắng và phát triển chung với thế giới.
Giấc mơ Trung Quốc là sự cụ thể hóa toàn diện, sâu sắc và tinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình về duy trì và phát triển tư duy phát triển hòa bình của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, nó không chỉ củng cố quyết tâm và sự tin của nhân dân Trung Quốc trong việc đạt được đại phục hưng của dân tộc Trung Hoa mà còn nâng cao đáng kể sự hấp dẫn và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới.
2. Đề ra tầm nhìn về xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ, trong khi nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước lớn khác. Trung Quốc và Mỹ đã đạt thỏa thuận quan trọng về xây dựng mô hình quan hệ kiểu mới trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và TTh Barack Obama nhằm đem lại lợi ích cho cả nhân dân hai nước. Chủ tịch Tập Cận Bình đã khái quát mô hình mới này bằng ba điểm:
(i) Không xung đột và không đối đầu: hai bên cần nhìn nhận ý định chiến lược của nhau một cách khách quan, hiểu biết, cùng nhau là đối tác chứ không phải kẻ thù, xử lý đúng đắn các khác biệt và tranh chấp thông qua đối thoại và hợp tác.
(ii) Tôn trọng lẫn nhau: hai bên tôn trọng sự lựa chọn về hệ thống xã hội và con đường phát triển của nhau, tôn trọng lợi ích cốt lõi và những quan tâm chính của nhau, tìm kiếm điểm chung, gác lại khác biệt, không ngừng học hỏi về nhau và cùng nhau tiến bộ
(iii) Hợp tác cùng thắng: hai bên cần từ bỏ tư duy “zero-sum”, quan tâm đến lợi ích của nước khác khi theo đuổi lợi ích của mình, thúc đẩy phát triển chung khi phát triển bản thân, tiếp tục làm sâu sắc các lợi ích chung.
Trong khi đó, quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn khác cũng đạt tiến triển và đột phá mới. Trung Quốc và Nga đã tăng cường lòng tin chiến lược, mở rộng quy mô hợp tác kinh doanh, có những đột phá mới trong các dự án hợp tác năng lượng lớn; duy trì phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực lớn và trong quản trị kinh tế toàn cầu. Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng mở rộng các lĩnh vực hợp tác, tăng cường lợi ích chung và tiếp tục nâng cao quan hệ và hợp tác chiến lược.
3. Đề ra hướng tiếp cận đúng để duy trì công bằng và tìm kiếm lợi ích nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng và các nước đang phát triển. Đây là truyền thống của Trung Quốc, vừa định hướng cho cả ứng xử cá nhân lẫn quan hệ của Trung Quốc với các nước khác. Về mặt chính trị, giữ vững công bằng và tìm kiếm lợi ích là nguyên tắc mang tính định hướng của Trung Quốc. Về kinh tế, Trung Quốc nên theo đuổi cùng có lợi và cùng phát triển. Với các nước đang phát triển đang gặp nhiều thách thức trong phát triển, Trung Quốc sẽ quan tâm đến lợi ích của nước đó hơn là tìm kiếm lợi ích làm phương hại cho nước đó.
4. Đề xuất kế hoạch cấp cao mạnh mẽ hơn và hoạch định chiến lược trong công tác ngoại giao nhằm quyết tâm bảo vệ các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. TW Đảng yêu cầu theo sát các xu hướng mới trong hoạch định chiến lược và có điều chỉnh chính sách kịp thời trong môi trường quốc tế thay đổi để xử lý các vấn đề mới trong ngoại giao. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh trong khi cam kết với phát triển hòa bình, Trung Quốc nhất định không từ bỏ lợi ích hợp pháp hoặc thỏa hiệp các lợi ích cốt lõi. Đừng nước nào hy vọng Trung Quốc sẽ ăn trái đắng làm hại đến lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển. Trung Quốc sẽ nỗ lực xử lý các khác biệt với các nước liên quan, trong khi thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực khác nhau để mở rộng lợi ích chung.
5. Đề ra nhu cầu tăng cường phối hợp trong công tác ngoại giao để bảo đảm sự lãnh đạo trung ương thống nhất trong các hoạt động. TW Đảng kêu gọi sự đánh giá cân bằng, hoạch định tổng thể, chỉ huy thống nhất và triển khai có sự phối hợp. TW Đảng yêu cầu các chính quyền trung ương và địa phương, các NGO và các cơ quan đối ngoại hợp tác đồng bộ với nhau. Cũng nên tạo động lực cho các cơ quan liên quan tham gia và kích thích sự sáng tạo của các cơ quan này, đồng thời đặt hoạt động của các cơ quan đó dưới sự quản lý thống nhất được định hướng bởi lợi ích quốc gia.
III. Cần tích cực nghiên cứu và áp dụng những thành tựu đổi mới về lý luận và thực tiễn ngoại giao để đạt được những tiến bộ mới trong công tác ngoại giao.
Công tác ngoại giao của Trung Quốc đang trong những điều kiện mới, với một khởi đầu tốt, đã chuyển từ giai đoạn lập kế hoạch sang giai đoạn triển khai toàn diện. Đánh giá lại, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn quan trọng có cơ hội chiến lược để hoàn thành nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang đối phó với nhiều thách thức phức tạp, khó lường. Những thành tựu sáng tạo quan trọng trong lý luận và thực tiễn ngoại giao không chỉ tạo ra nền tảng vững chắc cho công tác ngoại giao trước mắt mà còn định hướng lâu dài. Chúng ta nên xây dựng trên khởi đầu tốt đẹp và định hướng tương lai bằng tinh thần tiên phong. Trong khi tiếp tục cải thiện việc hoạch định chiến lược, cần phát huy hơn nữa vai trò hàng đầu của ngoại giao lãnh đạo, mạnh mẽ phát triển quan hệ với các nước lớn, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng thắng với các nước láng giềng và các nước đang phát triển khác và thúc đẩy trật tự quốc tế theo hướng công bằng bình đẳng hơn. Chúng ta nên hiện thực hóa những tư tưởng mới trong ngoại giao Trung Quốc, thực hiện đường lối của đảng và ngoại giao hướng tới nhân dân, nỗ lực lập nên những tiến bộ mới trong công tác ngoại giao, tạo môi trường đối ngoại thuận lợi hơn nữa để biến giấc mơ Trung Hoa, sự đại phục hưng của dân tộc Trung Hoa trở thành hiện thực.
Trần Quang (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét