Thứ Ba, ngày 26/11/2013 14:27 PM (GMT+7)
Những con át chủ bài của Mỹ trong khu vực giờ đây có thể đã không còn hiệu quả với Trung Quốc và có nguy cơ khiến tình hình tồi tệ hơn.
Ngày 26/11, tờ BBC đăng bài bình luận cho rằng tuyên bố của Trung Quốc ngày 23/11 về “khu vực nhận diện phòng không” bao trùm khu vực rộng lớn trên biển Hoa Đông, trong đó có nhóm đảo đang tranh chấp Senkaku là động thái mới nhất trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với nhóm đảo này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mô tả động thái này là “một nỗ lực đầy bất ổn nhằm làm thay đổi hiện trạng trong khu vực”.
Và ngay trong ngày 23/11, như thể nhấn mạnh những nguy cơ xung đột do khu vực phòng không này gây ra, Nhật Bản đã điều 2 chiến đấu cơ F-15 để ngăn chặn 2 máy bay do thám của Trung Quốc tiến gần tới nhóm đảo này để thực hiện cái mà Trung Quốc gọi là “hoạt động tuần tra” trong khu vực nhận diện phòng không.
Tất cả mọi yếu tố tạo nên xung đột đều hội tụ tại vùng biển này. Hồi tháng 1, Nhật Bản đã tố tàu chiến Trung Quốc nhắm radar tên lửa vào tàu chiến của Nhật gần nhóm đảo tranh chấp, trong khi Bắc Kinh một mực bác bỏ cáo buộc này.
Đến tháng 3 vừa qua, Nhật Bản đã phải rất nhiều lần điều máy bay chiến đấu để ngăn chặn cái mà họ gọi là những kẻ xâm nhập Trung Quốc, và cả 2 nước này để tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn mô phỏng tình huống phòng thủ đảo hoặc đánh chiếm các hòn đảo xa.
Sau khi đòi vạch ra những đường biên giới trên biển, giờ đây Bắc Kinh lại đang tìm cách “dựng hàng rào” trên bầu trời. Tuy nhiên hành động này có thể gây ra tình trạng bất ổn sâu sắc hơn cùng nguy cơ hiện hữu về những va chạm giữa máy bay hoặc tàu chiến vốn dày đặc ở vùng biển này có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh tổng lực và kéo theo sự tham gia của nhiều cường quốc khác.
Át chủ bài
Trong khi Trung Quốc đang theo đuổi giấc mơ hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân một cách nhanh chóng, việc để xảy ra bất cứ xung đột cục bộ nào cũng có thể là một điểm bất lợi so với lực lượng quân sự hiện đại và uy lực hơn của Nhật Bản.
Tuy nhiên việc vạch ra cán cân sức mạnh quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc không phải là cách thức giải quyết vấn đề trên biển Hoa Đông. Vấn đề thực sự ở đây là hai nước sẽ giải quyết một cuộc khủng hoảng bất ngờ ở khu vực này như thế nào và liệu chính sách phòng ngừa xung đột có khả dĩ hay không.
Hồi đầu tháng 11, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ đã tổ chức một “trò chơi chiến tranh” ảo, trong đó 2 nhân vật chính là Trung Quốc và Nhật Bản.
Nghiên cứu của tổ chức tư vấn này tập trung vào phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng trên. Họ đặt ra tình huống giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang ngày càng chồng chất những vấn đề, những người tham gia nghiên cứu đóng vai các quan chức cấp cao của Mỹ đã chống lại việc triển khai quân Mỹ đến khu vực này vì lo ngại sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
Thấy thế, các nhân vật đóng vai quan chức Trung Quốc trong trò chơi này bất ngờ thực hiện các hành động leo thang một cách đáng kể. Họ đưa các đơn vị tên lửa chống tàu tầm xa của hải quân Trung Quốc vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ. Lực lượng quân đội được điều động hướng thẳng về những hòn đảo đang tranh chấp. Trong tình thế này, Mỹ bắt buộc phải hành động, và khuyến nghị được đưa ra là cử 2 cụm tàu sân bay chiến đấu tới biển Hoa Đông.
Tuy nhiên một chuyên gia chiến lược của Mỹ chuyên theo dõi các sự kiện tại khu vực này là Robert Haddick lại cảnh báo rằng những giả định như vậy có thể đã lỗi thời.
Ông Haddick nhấn mạnh rằng việc Mỹ điều động cụm tàu sân bay chiến đấu được coi như một con át chủ bài, vì có rất ít cơ hội cho các đối thủ có thể chống lại được những cỗ máy chiến tranh hiện đại này.
Tuy nhiên, chiến lược ngăn chặn khu vực và chống tiếp cận mà Trung Quốc đang áp dụng ngày càng sâu rộng lại nhắm vào việc vô hiệu hóa các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ. Hiện Trung Quốc đã có những tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa được thiết kế chuyên để tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ.
Căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc chỉ là một khía cạnh trong những mâu thuẫn lớn hơn đang tồn tại trong khu vực này, và chiến lược của cả Trung Quốc lẫn của Mỹ đều có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Một phương thuốc để cứu vãn tình hình đó chính là sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc, đây chính là xuất phát điểm để hai bên có thể đạt được những tiến triển trong quá trình giải quyết khủng hoảng.
Nhìn một cách bao quát hơn, toàn bộ học thuyết chiến lược Không-Hải Chiến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm để kiềm chế sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc, trong khi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc lại nhằm ngăn chặn khả năng can thiệp của hải quân và không quân Mỹ vào những vùng biển mà Trung Quốc coi là sân sau chiến lược của mình.
Đó là lý do khiến nguy cơ về một cuộc đụng độ không mong muốn giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn khiến các chuyên gia phân tích quốc tế bất an.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mô tả động thái này là “một nỗ lực đầy bất ổn nhằm làm thay đổi hiện trạng trong khu vực”.
Và ngay trong ngày 23/11, như thể nhấn mạnh những nguy cơ xung đột do khu vực phòng không này gây ra, Nhật Bản đã điều 2 chiến đấu cơ F-15 để ngăn chặn 2 máy bay do thám của Trung Quốc tiến gần tới nhóm đảo này để thực hiện cái mà Trung Quốc gọi là “hoạt động tuần tra” trong khu vực nhận diện phòng không.
Khu vực nhận diện phòng không Trung Quốc (màu đỏ) chồng lấn với khu vực nhận diện phòng không của Nhật Bản (màu xanh)
Chính sách ngày càng hung hăng của Trung Quốc và quyết tâm không chịu nhượng bộ của Nhật Bản trước sự trỗi dậy của nước láng giềng càng làm tăng thêm nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột lớn có thể bắt nguồn từ những sự kiện ngẫu nhiên trên vùng biển Hoa Đông.Tất cả mọi yếu tố tạo nên xung đột đều hội tụ tại vùng biển này. Hồi tháng 1, Nhật Bản đã tố tàu chiến Trung Quốc nhắm radar tên lửa vào tàu chiến của Nhật gần nhóm đảo tranh chấp, trong khi Bắc Kinh một mực bác bỏ cáo buộc này.
Đến tháng 3 vừa qua, Nhật Bản đã phải rất nhiều lần điều máy bay chiến đấu để ngăn chặn cái mà họ gọi là những kẻ xâm nhập Trung Quốc, và cả 2 nước này để tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn mô phỏng tình huống phòng thủ đảo hoặc đánh chiếm các hòn đảo xa.
Sau khi đòi vạch ra những đường biên giới trên biển, giờ đây Bắc Kinh lại đang tìm cách “dựng hàng rào” trên bầu trời. Tuy nhiên hành động này có thể gây ra tình trạng bất ổn sâu sắc hơn cùng nguy cơ hiện hữu về những va chạm giữa máy bay hoặc tàu chiến vốn dày đặc ở vùng biển này có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh tổng lực và kéo theo sự tham gia của nhiều cường quốc khác.
Át chủ bài
Trong khi Trung Quốc đang theo đuổi giấc mơ hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân một cách nhanh chóng, việc để xảy ra bất cứ xung đột cục bộ nào cũng có thể là một điểm bất lợi so với lực lượng quân sự hiện đại và uy lực hơn của Nhật Bản.
Tuy nhiên việc vạch ra cán cân sức mạnh quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc không phải là cách thức giải quyết vấn đề trên biển Hoa Đông. Vấn đề thực sự ở đây là hai nước sẽ giải quyết một cuộc khủng hoảng bất ngờ ở khu vực này như thế nào và liệu chính sách phòng ngừa xung đột có khả dĩ hay không.
Máy bay trinh sát của Nhật Bản bay trên nhóm đảo tranh chấp Senkaku
Hiện nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng các công cụ quản lý khủng hoảng truyền thống sẽ ít hữu dụng hơn trong cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực này.Hồi đầu tháng 11, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ đã tổ chức một “trò chơi chiến tranh” ảo, trong đó 2 nhân vật chính là Trung Quốc và Nhật Bản.
Nghiên cứu của tổ chức tư vấn này tập trung vào phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng trên. Họ đặt ra tình huống giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang ngày càng chồng chất những vấn đề, những người tham gia nghiên cứu đóng vai các quan chức cấp cao của Mỹ đã chống lại việc triển khai quân Mỹ đến khu vực này vì lo ngại sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
Thấy thế, các nhân vật đóng vai quan chức Trung Quốc trong trò chơi này bất ngờ thực hiện các hành động leo thang một cách đáng kể. Họ đưa các đơn vị tên lửa chống tàu tầm xa của hải quân Trung Quốc vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ. Lực lượng quân đội được điều động hướng thẳng về những hòn đảo đang tranh chấp. Trong tình thế này, Mỹ bắt buộc phải hành động, và khuyến nghị được đưa ra là cử 2 cụm tàu sân bay chiến đấu tới biển Hoa Đông.
Một cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ
Đến thời điểm này, trò chơi chiến tranh này gần như đã kết thúc khi Mỹ đã dùng đến con át chủ bài của mình, và với sức mạnh của lực lượng hải quân Mỹ, những người tham gia trò chơi đều giả định rằng cuộc khủng hoảng sẽ lắng dịu dần.Tuy nhiên một chuyên gia chiến lược của Mỹ chuyên theo dõi các sự kiện tại khu vực này là Robert Haddick lại cảnh báo rằng những giả định như vậy có thể đã lỗi thời.
Ông Haddick nhấn mạnh rằng việc Mỹ điều động cụm tàu sân bay chiến đấu được coi như một con át chủ bài, vì có rất ít cơ hội cho các đối thủ có thể chống lại được những cỗ máy chiến tranh hiện đại này.
Tuy nhiên, chiến lược ngăn chặn khu vực và chống tiếp cận mà Trung Quốc đang áp dụng ngày càng sâu rộng lại nhắm vào việc vô hiệu hóa các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ. Hiện Trung Quốc đã có những tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa được thiết kế chuyên để tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chuyên tiêu diệt tàu sân bay (Ảnh minh họa)
Ông Haddick cảnh báo rằng việc điều động 1 hoặc 2 cụm tàu sân bay chiến đấu trong tương lai sẽ không làm lắng dịu cuộc khủng hoảng mà ngược lại, nó có thể là hành động khiêu khích khiến Trung Quốc phát động tấn công nhắm vào các tàu sân bay này.Căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc chỉ là một khía cạnh trong những mâu thuẫn lớn hơn đang tồn tại trong khu vực này, và chiến lược của cả Trung Quốc lẫn của Mỹ đều có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Một phương thuốc để cứu vãn tình hình đó chính là sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc, đây chính là xuất phát điểm để hai bên có thể đạt được những tiến triển trong quá trình giải quyết khủng hoảng.
Nhìn một cách bao quát hơn, toàn bộ học thuyết chiến lược Không-Hải Chiến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm để kiềm chế sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc, trong khi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc lại nhằm ngăn chặn khả năng can thiệp của hải quân và không quân Mỹ vào những vùng biển mà Trung Quốc coi là sân sau chiến lược của mình.
Đó là lý do khiến nguy cơ về một cuộc đụng độ không mong muốn giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn khiến các chuyên gia phân tích quốc tế bất an.
Bảo Thành (Theo BBC) (Khampha.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét