Trang

24 tháng 11, 2013

Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự?

- Lại là âm mưu của "quyền lợi nhóm" có thêm tiền để tham nhũng, đặt lợi ích riêng trên Tổ quốc. Chính con cháu họ sẽ trốn tránh NVQS vì họ có nhiều tiền từ tham nhũng- BTTD
Chủ Nhật, 24/11/2013 04:33

Theo Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, khi sửa Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm bảo đảm sự công bằng giữa những người đủ tiêu chuẩn

* Phóng viên: Bộ Quốc phòng cùng Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã bàn bạc và ủng hộ phương án cho phép thanh niên đủ tiêu chuẩn mà không phải nhập ngũ thực hiện “nghĩa vụ thay thế”. “Nghĩa vụ thay thế” bao gồm những hình thức nào?
- Trung tướng Trần Đình Nhã: Hiện chúng ta có nghĩa vụ công an nhân dân và nghĩa vụ dân quân tự vệ có thời hạn. Đó có phải là nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ quân sự (NVQS) không? Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng đó có thể là nghĩa vụ thay thế.
Vậy, với những trường hợp không phải làm gì cả thì có phải thực hiện nghĩa vụ gì không, có phải lao động công ích hay phải nộp một khoản tiền nào đó để góp phần phục vụ cho chính những người thực hiện NVQS? Chúng tôi cho rằng nghĩa vụ thay thế gồm nhiều hình thức: Nghĩa vụ có thời hạn trong công an nhân dân, dân quân tự vệ, nghĩa vụ khác hoặc đóng góp bằng tiền, bằng sức. Việc này một số nước cũng đang làm và mình thực hiện thì phải nghiên cứu kỹ để áp dụng cho phù hợp.
* Dự kiến khi nào sửa đổi, bổ sung những quy định đó vào Luật NVQS, thưa ông?
- Phải chờ QH thông qua Hiến pháp đã rồi mới tính được.
* Trong thời gian bàn bạc, thảo luận dự thảo Hiến pháp, nhiều ý kiến đề cập việc có nên đưa ngay thông tin thực hiện “nghĩa vụ thay thế” này hay không, bởi thực hiện NVQS là yêu cầu bắt buộc với công dân. Vậy dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang nghiêng về phương án nào?
- Vẫn còn ý kiến khác nhau nhưng ban soạn thảo cho rằng vấn đề đó sẽ được đưa ra và quy định rõ trong Luật NVQS do Bộ Quốc phòng xây dựng.
* Ông có ủng hộ việc đóng tiền để được miễn thực hiện NVQS?
- Tôi ủng hộ việc có thể đóng tiền hoặc làm một việc gì đó. Tất nhiên, việc ấy cũng chỉ bảo đảm công bằng tương đối thôi.
Lãnh đạo TPHCM động viên con em TP lên đường nhập ngũ Ảnh: Phan Anh
* Nhưng cũng có nhiều lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quân số hằng năm phải nhập ngũ?
- Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn đi NVQS nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ. Vậy thì những người còn lại thế nào, cho họ nợ hay làm việc gì đó? Người đi làm NVQS đã thực hiện trách nhiệm sòng phẳng với pháp luật, với Hiến pháp thì người không làm NVQS cũng phải thực hiện nghĩa vụ gì đó để bảo đảm công bằng giữa công dân với nhau.
* Điều bất cập lớn nhất trong việc thực hiện NVQS có phải là nằm ở các tiêu chí, điều kiện, giám sát khiến công tác tuyển chọn nhập ngũ hằng năm dễ nảy sinh tiêu cực?
- Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Vấn đề người dân quan tâm là làm thế nào để bảo đảm công bằng trong tuyển chọn thanh niên thực hiện NVQS.
Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng. Có nước, thanh niên sau khi học xong phổ thông đều phải đi NVQS hết nhưng đó là quốc gia mà quân đội lớn nhưng dân số ít. Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì.
* Nhiều ý kiến cho rằng giảm thời gian thực hiện NVQS sẽ khiến nhiều thanh niên hồ hởi hơn với việc nhập ngũ?
- Thực hiện NVQS trong 2 năm chỉ có một số thôi, đa số còn lại chỉ khoảng 1 năm rưỡi. Vào lính thì phải thành thạo cái gì đó, phải có thời gian rèn luyện nhất định chứ chỉ đi 3 tháng, 6 tháng thì không kịp, kể cả rèn luyện lẫn sử dụng khí tài quân sự. Theo tôi, 1 năm rưỡi đến 2 năm là hợp lý.
* Trước khi sửa Luật NVQS, Ủy ban Quốc phòng - An ninh có giám sát, đánh giá lại việc thực hiện luật và những bất cập trong công tác tuyển chọn nhập ngũ hiện nay?
- Đương nhiên rồi. Như có vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại hội trường là không thể giám sát, thẩm tra văn bản chay được mà phải có thông tin.

Chỉ có con nhà nghèo nhập ngũ?

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, cho rằng nội dung được đưa ra trong dự thảo Hiến pháp cần được nghiên cứu rất kỹ: “Công dân phải làm NVQS và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế NVQS do luật định”. Bởi, đã là NVQS thì công dân phải thực hiện và nhà nước tạo điều kiện để người dân thực hiện. Lực lượng thanh niên đáp ứng đủ các yêu cầu nhập ngũ hiện rất đông nhưng số nhập ngũ rất ít.
“Để bảo đảm công bằng, phải đưa ra các tiêu chuẩn về sức khỏe, như lúc cần ít thì đưa ra yêu cầu về sức khỏe cao lên. Nếu cho phép đóng tiền để không phải thực hiện NVQS thì sẽ nảy sinh việc những gia đình muốn con cái ở nhà thi, học tiếp hoặc đi làm kiếm tiền và không muốn đi bộ đội sẽ sẵn sàng đóng tiền, dù nhiều năm liền. Còn con nhà nghèo thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu thì lại phải đi bộ đội” - ông Chiến lo ngại.
Theo Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, các luật hiện hành đã xác định rõ công dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân thì không phải thực hiện NVQS nữa.
“Đó thực chất là nghĩa vụ thay thế. Ai cũng có nghĩa vụ phục vụ Tổ quốc nhưng phải có sức khỏe, đáp ứng đủ điều kiện quy định. Nói về vấn đề tiền thì phải suy nghĩ kỹ vì liên quan tới nhiều vấn đề, nếu không thì người ta sẽ nghĩ chỉ ai có tiền mới không phải đi bộ đội. Nhưng cũng sẽ có suy nghĩ khác là anh đủ tiêu chuẩn mà không phải đi bộ đội thì phải đóng một khoản tiền nhất định để phục vụ cho người thực hiện NVQS. Tuy nhiên, phải cân nhắc làm sao bảo đảm yêu cầu cao nhất là công bằng giữa các công dân đủ tiêu chuẩn nhập ngũ” - đại tá Quân băn khoăn.
THẾ KHA thực hiện (NLĐ)

Có 53 ý kiến
  • Cậu Hai
    5Thích  
    24/11/2013 00:27
    Tôi thấy việc này cần xem lại, vì hằng năm có hàng triệu thanh niên trúng tuyển NVQS nhưng chỉ một phần nhập ngũ. Như vậy phần được nhập ngũ là do nhà nước chọn. Những người trúng tuyển NVQS nhưng khg được nhập ngũ là do họ khg được chọn mà. Như vậy, họ phải đóng tiền thì có hợp lý khg, nhà quá nghèo thì sao đóng trong khi họ khg được chọn.
  • Minh Tiến
    5Thích  
    24/11/2013 00:47
    "Chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể" - nói như vậy thật không chính xác. Nên nhập ngũ 2 năm với tất cả mọi người trong độ tuổi NVQS ngoài việc huấn luyện quân sự thì làm công trình quân sự hoặc dân sự.
  • Dinh Nguyen
    13Thích  
    24/11/2013 00:49
    Theo suy nghĩ của tôi, không nên cho đóng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự. Nghĩa vụ này là thiêng liêng, không thể quy đổi thành tiền. Ai cũng công bằng, có trách nhiệm và nghĩa vụ ngang nhau. Nếu đóng tiền sẽ đào sâu sự giàu nghèo. Tôi nhớ không nhầm thì ở Hàn Quốc, Bi Rain là một diễn viên rất nổi tiếng ở vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. Trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ Quốc chúng ta không nên quy đổi ra tiền. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng, là nhiệm vụ của mỗi người dân khi trưởng thành. TÔi phản đối việc dùng tiền để hoãn việc nhập ngũ.
  • Hồ Tiến Vũ
    55Thích  
    24/11/2013 01:16
    Chẳng phải cái gì tự nguyện là tốt hơn sao? Trên thế giới có 19 nước không có quân đội, 103 nước thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc có cả Trung Quốc, Mỹ, Pháp (tất nhiên nếu có chiến sự thì theo lệnh tổng động viên), tất nhiên một số nước nếu không có viện trợ từ Liên Xô cũ thì bây giờ muốn đối đầu với Trung Quốc cũng hơi khó, nhiều nước dùng 2 từ trúng tuyển để nói về NVQS nhưng thực sự 2 từ đó chỉ đúng với Mỹ. Tại sao không xem quân đội là một nghề mà là nghĩa vụ? Nếu nâng mức lương cao, thay đổi các chế độ cho lực lượng quân sự là sẽ có khối người tham gia vì bây giờ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ thất nghiệp đầy cả ra.
  • người Hà Lội
    26Thích  
    24/11/2013 03:10
    Thế này thì chẳng khác nào khẳng định có tiền là có tất cả!? Đã gọi là nghĩa vụ, mà còn có thể thay thế bằng tiền được sao?
  • Anh Chi
    4Thích  
    24/11/2013 04:37
    Chỉ gọi là công bằng nếu ai cũng được đi học (hoặc nhà nghèo mà học giỏi thì được miễn học phí), nam công dân đến tuổi đi lính chọn theo kiểu rút số ngẫu nhiên (bất kể giàu nghèo địa vị) và cơ hội việc làm bình đẳng (dựa tiêu chuẩn tài trí và năng lực tư cách, không cần chạy chức). Nếu tiền bạc có thể mở được mọi cánh cửa thì người ta sẽ tìm đủ cách, dù là bất minh, để kiếm ra tiền.
  • Sao Khuê
    6Thích  
    24/11/2013 05:30
    Đóng tiền để không phải thực hiện NVQS đã tồn tại. Những gia đình thương con nghĩ con vất vả đóng tiền để con không phải thi hành NVQS nếu có công ăn việc làm ổn định hoặc đang học thì tôi nghĩ là không sao. Nhưng môi trường rèn luyện trong thời kỳ phục vụ trong Quân Đội là rất tốt cho thế hệ trẻ.
  • Tư Cafe
    18Thích  
    24/11/2013 05:49
    Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi công dân góp phần bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng nhà nước đưa ra quy định "Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự" thì thanh niên con nhà giàu họ chỉ cần đóng tiền thay thế là được, còn những thanh niên nghèo mới thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ giao cho những người nghèo, ít tiền?
  • HỒNG ĐỨC
    27Thích  
    24/11/2013 05:54
    Luật ra như vậy không công bằng, nhưng hiện giờ người có tiền cũng chạy chọt để khỏi đi nvqs. Tiền chạy vào túi riêng 1 số người, thiệt hại cho nhà nước, bất công với người nghèo.
  • NÔNG DÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét