Những gì mà
tuyên bố Việt- Trung tháng 10/2013 đã nêu chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Đánh giá chung tình hình kinh tế-chính trị trên thế giới
thời gian qua liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam thì chúng ta thấy rõ các vấn đề sau:
- Lục địa đen (Châu
Phi) đã nhận ra bản chất thật của người bạn lớn Trung Quốc là BÀNH TRƯỚNG và
BÓC LỘT (Tham khảo “Chết về tay Trung Quốc”). Châu Phi đã cảnh giác và hạn chế hợp
tác với Trung Quốc.
- Căng thẳng Trung- Mỹ về kinh tế, chính trị. Mâu thuẫn về
quân sự trên Thái Bình Dương (Mỹ điều 60% lực lượng về Châu Á- Thái Bình
Dương).
- Trung Quốc có quá
nhiều tranh chấp với lân bang về lãnh thổ và lãnh hải: Ấn Độ, Nhật, Phillippin,
Việt Nam... Phillippin đã kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế về tranh chấp Biển Đông.
- Chính sách “chia rẽ để trị” của Trung Quốc ở Asean chưa thành công.
- Chính sách “chia rẽ để trị” của Trung Quốc ở Asean chưa thành công.
- Nội bộ Trung Quốc đang căng thẳng về tự do, nhân quyền,
dân sinh... Kinh tế Trung Quốc đang bước sang thời kỳ suy giảm hậu cao trào
phát triển.
- Việt Nam đang tích cực tìm kiếm đồng minh để có đối
trọng trong quan hệ với Trung Quốc: Các lãnh đạo Việt Nam thay nhau đi Mỹ, Châu Âu, Nhật... Việt Nam đang
tăng cường nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị quân sự quốc phòng.
Tuy nhiên đảng cộng sản Việt Nam lại cần sự ủng hộ của TQ để giữ vững quyền lực độc quyền lãnh đạo đất nước, chống lại các phong trào đòi tự do, dân chủ đa nguyên ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên đảng cộng sản Việt Nam lại cần sự ủng hộ của TQ để giữ vững quyền lực độc quyền lãnh đạo đất nước, chống lại các phong trào đòi tự do, dân chủ đa nguyên ở trong và ngoài nước.
- Phóng viên Ali Moore của BBC cho rằng, mục đích chính
trị của chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
cũng quan trọng ngang với mục tiêu kinh tế.
Theo đó, Trung Quốc
muốn 'xoa dịu sự khác biệt' do tranh chấp lãnh thổ hơn là muốn tìm ra giải pháp
cho vấn đề này.
"Và mục đích
chính là để cho thấy quan hệ hợp tác hai bên không hề bị trật bánh vì tranh
chấp chủ quyền," Ali Moore nhận định.
...
Tóm lại, Trung Quốc đang bị cô lập trên trường Quốc tế. Lý Khắc Cường phải đến Việt Nam để xoa dịu, ve vuốt Việt Nam- người láng giềng kề cận tuy đang ốm yếu, bạc
nhược, dễ khuất phục nhưng lại tiềm ẩn sức mạnh khủng khiếp, nguy hiểm nếu bị dồn ép đến chân tường.
Trung Quốc luôn coi thường Việt Nam là “man di”, “nhược tiểu
quốc”... nhưng từ những thất bại thảm hại trong lịch sử khiến họ luôn lo sợ, gan ruột luôn đau nhói như bị kim châm, ăn không ngon, ngủ không yên vì Việt Nam.
Một kẻ bành trướng khổng lồ Trung Quốc mà hàng ngàn năm qua đánh không lại, phá không thành, nô dịch không xong một người ti hon Việt Nam. Hắn phải áp dụng tổng chiến
thuật, chiến lược hùng hậu, công phu, thâm hiểm: Kiềm chế chính trị, mua chuộc Việt gian, phá hoại
kinh tế: xuất khẩu công nghiệp bẩn và hàng hóa độc hại, gặm nhấm lãnh thổ, lấn
chiếm lãnh hải,...đến các thủ đoạn hèn hạ: cướp phá tàu nghe, thu mua lưỡi bò,
móng trâu, râu ngô...để phá hoại Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam phải luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với những âm mưu phá hoại và sẵn sàng chiếu đấu chống lại kẻ thù xâm lược truyền kiếp.
Phạm Hải
Lý Khắc Cường đang hô hào "hữu nghị, chân thành, hiểu biết lẫn nhau" ở VN thì mấy tờ báo thân chính phủ TQ đang lên kế hoạch đánh chiếm Trường Sa của VN. Đúng là :"miệng nam mô, bụng bồ dao găm".
Trả lờiXóaThâm hiểm là bản chất của TQ. Cám ơn bạn đã bl.
Trả lờiXóa