Trang

25 tháng 7, 2014

Vũng Tàu mưa



Vũng Tàu sáng nắng chiều lại mưa
Như cô gái đẹp chảnh chọe chưa
Thế là mất toi độ quần vợ...t
Cọc dài bi nhỏ bỗng dưng thừa.

  Phạm Hải

24 tháng 7, 2014

Để rượu bia tràn lan trên đất nước này là có tội!


Tôi kể câu chuyện của mình với mong muốn Nhà nước cần phải làm điều gì đó để hạn chế thói quen uống rượu bia của đàn ông Việt đang tràn lan khắp nơi. Và nếu để rượu bia tràn lan trên đất nước này với đà không kiểm soát như hiện nay sẽ là có tội với thế hệ mai sau và với đất nước.

 
Ngoài chứng kiến những xung đột trong nhà, trẻ em còn có thể trở thành nạn nhân đòn roi của bậc sinh thành chỉ vì thói nghiện bia, rượu - Ảnh: X.Minh
Mấy ngày qua, tôi theo dõi diễn đàn bàn về Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) soạn thảo, trong đó có quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Có người ủng hộ, có người nghi ngờ sự khả thi, có người chế giễu rằng cấm bán chứ đâu cấm uống, rồi tại sao không dùng cách này, cách khác mà lại… cấm?
Nói chung, có rất nhiều ý kiến, và đa số đều không tin rằng quy định này sẽ thành công nếu đi vào thực tế, chưa kể sẽ đẻ ra nhiều hệ lụy khác, trong đó có nạn nhũng nhiễu của cơ quan quản lý đối với những điểm vi phạm và thị trường sẽ phát sinh cảnh bán “chui” rượu bia vào giờ cấm...
Tôi không bàn về tính khả thi của quy định này, vì đó là chuyện của Nhà nước. Tôi xin kể câu chuyện của gia đình mình với mong muốn Nhà nước cần phải làm điều gì đó để hạn chế thói quen uống rượu bia của đàn ông Việt đang tràn lan khắp nơi, nó tác động xấu đến rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Và nếu để rượu bia tràn lan trên đất nước này với đà không kiểm soát như hiện nay sẽ là tội lớn với thế hệ mai sau và với đất nước.
Và đây là câu chuyện của tôi. Chồng tôi là một người rất tốt, anh không biết uống rượu, bia và thậm chí cực kỳ ghét những ai uống rượu, bia. May mắn là anh làm việc ở một công ty nước ngoài và ở đó không có những chầu cá độ giữa những đồng nghiệp hay cần phải lấy lòng đối tác qua các chầu nhậu nhẹt ngoài giờ làm việc. Đó cũng là may mắn của tôi. Nhưng hỡi ơi, anh lại là nạn nhân của thói uống rượu, bia và dù đã thoát khỏi nó, gần như cả đời anh vẫn sống với những ám ảnh quá khứ không thể nào nguôi.
Ba chồng tôi là một “con sâu rượu”. Kể từ khi mẹ chồng tôi mất vì lâm trọng bệnh, ông càng sa đà vào rượu chè và không thể làm gì để có tiền nuôi nấng đàn con 4 đứa còn nhỏ. Vì thế, ông chỉ giữ lại đứa con nhỏ nhất là chồng tôi ở nhà, còn ba người con lớn gửi cho họ hàng nuôi hộ.
Một mình sống với ba từ khi mới 6-7 tuổi, chồng tôi đã nếm trải đủ mùi khốn khổ khi cha say xỉn. Hầu như ông đi nhậu suốt ngày, mặc cho đứa con nhỏ bị đói khát ở nhà một mình. Có những ngày ông trở về với một con khô hay một trái chuối còn sót lại trên bàn nhậu, nhưng cũng có khi chả có gì. Chồng tôi thường phải đi ngủ với cái bụng trống rỗng, nếu không tìm được thứ gì để ăn (chẳng hạn như mít non, đu đủ xanh hay rau lá mọc dại chung quanh nhà). Điều đáng nói là khi say xỉn, ông trở nên hung hãn khác thường và chỉ cần “ngứa mắt”, ông lại lôi chồng tôi ra đánh đập.
Thời gian đầu khi về sống với nhau, tôi không hiểu sao chồng tôi luôn thích nằm co người, mặt quay vào góc tường, nửa đêm thường bật dậy la hét… Hóa ra, những trận đòn của người cha nát rượu ngày ấy vẫn còn trở đi trở lại trong giấc mơ và anh ấy luôn thủ thế trong sự sợ hãi.
Hơn thế, những năm tháng tuổi thơ của anh còn bị ám ảnh nhiều chuyện đau lòng khác nữa từ người cha. Khi nào không ra ngoài thì ông lại đưa các “chiến hữu” về nhà để chè chén. Mỗi lần như vậy, ông lại lôi thằng con ra khoe “của quý” rồi cùng nhau cười ha hả. Họ cũng không kiêng dè đứa bé khi thản nhiên đưa phụ nữ về căn nhà tuyềnh toàng trống trước hở sau để “vui vẻ” sau mỗi chầu nhậu. Những câu chuyện tục tĩu về đàn bà của các bợm nhậu cùng với những hình ảnh tệ hại đó đập vào mắt anh khi còn rất nhỏ đã gieo vào đầu chồng tôi nỗi kinh tởm đối với những mối quan hệ nam nữ. Mãi rất lâu sau khi đã trưởng thành, chồng tôi vẫn còn nghi ngờ sự trung thực trong tình yêu nam nữ và hầu như có tâm lý đề phòng với tất cả mọi người.
Trước khi gặp tôi, chồng tôi đã trải qua hai năm trị liệu tâm lý để chữa những ám ảnh quá khứ do thường xuyên bị mất ngủ. Cho đến nay, thỉnh thoảng anh vẫn phải đi gặp bác sĩ tâm lý. May mắn là trong các anh chị em của chồng tôi không có ai nghiện rượu bia. Tấm gương của cha đã làm họ sợ hãi và tránh xa thứ nước uống đó…
Không chỉ riêng tôi, tôi tin rằng vẫn còn nhiều câu chuyện đau lòng ở đâu đó về tác hại và ảnh hưởng của rượu bia đối với con người. Vậy nên, hãy làm điều gì đó đi trước khi quá muộn, đó chính là trách nhiệm của những người đang điều hành đất nước này!
An Nhiên (*) Thanhnien

'Quả đắng' từ nhà thầu TQ: Mua máy móc về...'trùm mền'?


(Doanh nghiệp) - Được vay vốn ODA 49 triệu nhân dân tệ nhưng Công ty CP Nhựa Việt Nam bị 'tố' mua máy móc, thiết bị Trung Quốc kém chất lượng.
ODA mua máy móc made in China về "trùm mền?
Ngày 24/7, trao đổi với Đất Việt, ông Trần Hồng Phong, Chánh Văn phòng Công ty Nhựa Tân Phú, nguyên Chánh Văn phòng Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) cho biết, cách đây gần 10 năm Vinaplast được ưu tiên vay vốn ODA của Trung Quốc số tiền 49 triệu nhân dân tệ với lãi suất thấp (3,4%/năm), được ân hạn không trả lãi 2 năm đầu. Tuy nhiên, công ty này lại sử dụng nguồn vốn vay trên mua máy móc, thiết bị kém chất lượng, không thể sản xuất được, phải "trùm mền" từ khi mua đến nay.
Tòa nhà ở 39A Ngô Quyền, Hà Nội được Vinaplast cho thuê
Tòa nhà ở 39A Ngô Quyền, Hà Nội được Vinaplast cho thuê
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Vinaplast được Bộ Công nghiệp (năm 2007 sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương-PV) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và trục in.
Công ty này đã tổ chức đấu thầu và đã chọn Tập đoàn kinh tế kỹ thuật đối ngoại Thượng Hải, Trung Quốc (SFECO) làm nhà thầu cung cấp thiết bị cho dự án.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và trục in có tổng giá trị thiết bị từ nguồn vốn ODA là 49 triệu nhân dân tệ, trong đó giá trị thiết bị dây chuyền dệt bao PP là 8,5 triệu nhân dân tệ. Vinaplast đã tiếp nhận và hoàn thành việc lắp đặt, vận hành các máy móc, thiết bị của dự án từ năm 2007.
Ông Trần Hồng Phong cho hay: "Trung Quốc cho vay vốn ODA nên buộc Vinaplast phải chọn nhà thầu cũng như thiết bị của họ. Nhưng máy móc nghiệm thu xong lại không sản xuất được. Máy mới nhưng không đồng bộ, chất lượng kém, công suất không đảm bảo nên khi vận hành đã hỏng hóc ngay, phải "trùm mền", càng sản xuất càng lỗ".
Trong quá trình triển khai dự án, Vinaplast đã đề nghị các công ty thành viên đăng ký nhu cầu thiết bị để đầu tư đáp ứng cho hoạt động sản xuất của mình. Trước thời điểm năm 2007, Công ty Nhựa Tân Phú là thành viên của Vinaplast. Ông Phong thở phào bởi khi ấy Nhựa Tân Phú chỉ sử dụng 2 dây chuyền thiết bị do Vinaplast nhập từ Trung Quốc về, chứ không "ôm cả đống" như các công ty con khác của Vinaplast.
"Số thiết bị Nhựa Tân Phú nhận về cũng sản xuất không hiệu quả, dây chuyền dệt bao PP phải "trùm mền". Tuy nhiên chúng tôi cũng không trả máy móc lại cho Vinaplast mà cứ để đó bởi nó có hoạt động đâu mà trả".
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 của Vinaplast, ông Trần Hồng Phong dẫn chứng hơn 50% số thiết bị được đầu tư từ nguồn vốn ODA vẫn không hoạt động, như dây chuyền bao dệt PP tại Bắc Giang, cơ khí chế tạo khuôn mẫu tại Tiên Sơn, dây chuyền PE tại Việt Phước.
Vì máy móc chất lượng kém, vừa vận hành đã hỏng nên xảy ra tình trạng đùn đẩy máy móc giữa các công ty con của Vinaplast. Ông Phong cho biết, dây chuyền bao dệt PP Vinaplast chuyển cho Nhựa Bắc Giang nhưng công ty không nhận, lại chuyển tiếp cho Nhựa Thăng Long họ cũng không nhận. Còn dây chuyền PE của Việt Phước phải chuyển sang làm sản phẩm khác.
Đồng quan điểm với ông Trần Hồng Phong, ông Vũ Viết Hoán, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty nhựa Bắc Giang nói thêm, công ty ông nhận máy móc từ năm 2007 nhưng số máy móc này chất lượng kém, không xứng đáng với số tiền 23 tỷ đồng đã bỏ ra nhập về.
"Khi chúng tôi chạy thử, một số máy móc hỏng ngay, công suất chỉ đạt 30-40% công suất lý thuyết, phải sửa chữa liên tục trong khi các thiết bị phụ trợ không có. Nhựa Bắc Giang phải tự bỏ mấy trăm triệu để sửa chữa, mua thiết bị phụ trợ. Chính vì thế, tại đại hội cổ đông Nhựa Bắc Giang đã đề nghị trả lại máy cho Vinaplast".
Ông Hoán thẳng thắn: "Chúng tôi là công ty cổ phần, khi mua sắm cái gì ở nước ngoài đều phải có khảo giá và đưa ra đại hội cổ đông, phải thẩm định qua ban kiểm soát. Nhưng Vinaplast không làm thế".
Theo ông Trần Hồng Phong, trong số máy móc thiết bị Vinaplast mua từ nguồn vốn ODA Trung Quốc, chỉ có duy nhất một máy in 8 màu do Đức sản xuất là chạy tốt.
"Vinaplast ôm đống máy móc kia như ôm một đống sắt vụn trong khi hàng năm vẫn phải trả cả gốc lẫn lãi cho Trung Quốc. Phải dùng vốn của Nhà nước để trả vốn ODA thôi, không còn cách nào khác", ông Phong nói.
Chỉ là rủi ro trong đầu tư?
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 của Vinaplast, trả lời ý kiến của nhiều cổ đông về chất lượng máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc kém chất lượng, ông Nguyễn Khắc Long, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinaplast, cho rằng: "Đối với dây chuyền dệt bao PP, Công ty đã mời công ty kiểm định quốc tế kiểm tra chất lượng thực tế của dây chuyền này và đã có kết luận không phải là dây chuyền kém chất lượng như phản ánh".
Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), Vinaplast được cổ phần xuất thân từ Văn phòng Tổng Công ty Nhựa Việt Nam chỉ làm công tác quản lý, vốn tập trung ở các công ty con. Hiệu quả hoạt động của công ty chủ yếu từ hoạt động của các công ty thành viên.
Đối với Dự án khuôn mẫu mà dự án nằm trong quy hoạch ngành nhựa đã được thông qua từ Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Về các ý kiến liên quan đến dây chuyện bao dệt PP, Bộ Công thương đã kiểm tra, xác minh và đã có văn bản kết luận. Về cơ bản dự án có nhiều hợp phần có hiệu quả những cũng có hợp phần tính toán chưa đầy đủ nên hiệu quả chưa cao, khi nói đến dự án không thể chỉ đề cập đến phần chưa hiệu quả, đây là rủi ro trong đầu tư.
'Quả đắng' Đạm Ninh Bình: Công nghệ châu Âu, nhà thầu TQ?
Thành Luân

Đại gia cùng quẫn: Viết thư tuyệt mệnh rồi treo cổ tự tử

- Đời mấy khi ngờ đại gia cũng có lúc tuột dốc. Khi nợ nần chồng chất, công việc làm ăn bế tắc, phá sản, nhiều đại gia cùng quẫn tìm đến cái chết như một cách để giải thoát cho mình.

Đại gia bất động sản Đà Nẵng tự tử bằng súng

Việc ông Mai Thanh H. (SN 1962), một trong những đại gia bất động sản giàu nhất nhì Đà Nẵng, dùng súng tự vẫn trong khách sạn đã khiến dư luận chấn động. 

Sau khi xin nghỉ hưu sớm trong ngành công an, ông H. mở công ty riêng và nhanh chóng trở thành một đại gia trong ngành bất động sản tại Đà Nẵng. Vợ chồng ông H. sở hữu căn biệt thự hoành tráng trên đường Trần Nhân Tông (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà). Ngôi nhà này bấy lâu “nổi đình nổi đám” bởi ông H. còn thiết kế để làm quán cà phê H.H với nhiều cây cảnh đắt tiền.
đại-gia, phá-sản, tự-tử, cùng-đường, ôm-nợ, Đà-Nẵng, Hải-phòng, chết, nhà-đất, chứng-khoán
 Căn biệt thự của vợ chồng ông H, nơi một thời nổi tiếng với quán cà phê H.H, nay đã nghỉ bán
Giàu có, danh vọng, ông H được nhiều người mến mộ. Chuyện ông H bỗng dưng tự tử bằng súng khiến người dân sống xung quanh nhà ông H sững sờ và không ngớt xôn xao, bàn tán. Có nhiều giả thiết khác nhau về nguyên nhân dẫn đến cái chết của đại gia này. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng ông H. bị tồn đọng bất động sản không bán được do thị trường đóng băng, giá cả tụt dốc. Do sổ nợ đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, ông H. mới cùng quẫn tự giải thoát bằng cái chết.

Giám đốc công ty dầu khí nhảy lầu tự tử

Tháng 5/2014, dư luận cũng được phen ngỡ ngàng với sự việc ông Trần Danh Lam, Giám đốc công ty cổ phần thẩm định giá dầu khí PIV, nhảy lầu tự tử tại tòa nhà Indochina ở quận 1, TP.HCM khi mới nhận chức giám đốc công ty khoảng một tháng rưỡi.

Nhiều người đoán nguyên nhân tự tử của ông Lam là do nội bộ công ty lục đục, tính chất công việc căng thẳng khiến ông có nhiều phiền muộn, đồng thời gần thời gian tự tử, công ty của ông Lam cũng bị kiểm toán phát hiện thâm hụt khoảng 3 tỷ đồng. Rơi vào mớ bòng bong, cùng quẫn, ông Lam lạc mất lý trí, thực hiện hành vi dại dột. Trước khi nhảy lầu tự tử, ông Lam gọi điện cho vợ dặn chăm sóc con.
đại-gia, phá-sản, tự-tử, cùng-đường, ôm-nợ, Đà-Nẵng, Hải-phòng, chết, nhà-đất, chứng-khoán
Tòa nhà nơi ông Lam nhảy từ tầng 9 tự tử
Nghi án đại gia chứng khoán tự tử

Ngày 13/8/2010, ông Đinh Bá Linh (Phó giám đốc một Công ty trong lĩnh vực bảo hiểm tại Hải Phòng) được phát hiện bất động trong phòng làm việc. Trên mặt ông Linh có vài vết xước, quanh cổ có vết bầm. Tại hiện trường để lại dấu vết cho thấy có khả năng đây là vụ treo cổ tự tử.

Ông Linh được coi là đại gia trong giới đầu tư chứng khoán ở đất Cảng với những lần giao dịch hàng tỷ đồng. Nhiều người nhận định, gần đây, thị trường lao dốc thảm hại nên có thể ông Linh bị thua lỗ khá nhiều. Có thể trong lúc bế tắc, ông đã quyết định tự tử.

Giám đốc tự tử do vỡ nợ

Ngày 12/11/2009, ông Nguyễn Huy Đức (56 tuổi, trú ở phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền), Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Hải Phòng (Constrexim) đã thắt cổ tự tử tại văn phòng làm việc.
đại-gia, phá-sản, tự-tử, cùng-đường, ôm-nợ, Đà-Nẵng, Hải-phòng, chết, nhà-đất, chứng-khoán
Lá thư tuyệt mệnh ngắn gọn của ông Nguyễn Huy Đức.
Theo khám nghiệm hiện trường, ông Đức đã dùng dây vải thắt cổ chết. Trên bàn làm việc còn lưu bút tích của ông: “8 giờ 30, tôi chết do công ty tôi bị phá sản”. Nhiều người cũng cho rằng, do công ty nợ nần các đối tác quá nhiều, không có khả năng thanh toán, dẫn đến nguy cơ bị phá sản là nguyên nhân chính dẫn đến việc vị giám đốc này tìm đến cái chết. Theo điều tra, số tiền Công ty Constrexim nợ đối tác vào khoảng 6 đến 7 tỷ đồng.

Đại gia bất động sản nhảy cầu tự tử


Chiều ngày 13/8/2009, anh Bùi Huỳnh Ngọc Hải (SN 1980, trú phường Nại Hiên Đông, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) đã nhảy cầu Thuận Phước để tự tử.

Hàng xóm của anh Hải cho biết anh Hải làm nghề buôn bán bất động sản, nhà rất giàu (bạn bè hay gọi là “Hải đại gia”) và đã có vợ và một con trai 3 tuổi. Theo người nhà, trước khi nhảy cầu, anh Hải cũng đã có ý định tự tử nhưng được can ngăn.
đại-gia, phá-sản, tự-tử, cùng-đường, ôm-nợ, Đà-Nẵng, Hải-phòng, chết, nhà-đất, chứng-khoán
Đông đảo người hiếu kỳ tụ tập trên cầu Thuận Phước lúc đêm khuya xem tìm xác anh Hải
Cùng đường, đại gia tìm cái chết giải thoát

Năm 2008, nữ đại gia Huyền ở Quận 2, TP HCM đã chọn cách giải thoát về thế giới bên kia khi ngân hàng cắt nguồn vay và thu hồi nợ, bong bóng BĐS bắt đầu vỡ, giá nhà đất rớt thảm hại, thậm chí bán không được, đất đai trở thành xác không hồn, giá trị giao dịch bị đóng băng. Nợ ùn ùn thúc tới, nữ đại gia thẫn thờ, bị sốc và quyết định cũng rất nhanh, bà thuê xe ôm chở lên giữa cầu Sài Gòn đứng lại, vét trong túi sạch tiền trao cho bác xe ôm già. Bác xe ôm già chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì nữ đại gia đã nhảy ùm xuống sông.

Trường hợp tương tự là một đại gia BĐS trẻ tuổi có trụ sở công ty trên đường Nguyễn Thị Thập ở Quận 7. Đại gia trẻ này phất lên nhanh như diều gặp gió. Sau 2 năm đã có cơ ngơi bề thế và nhiều nhà cửa đất đai. Anh quyết định tập trung vào dự án lớn, đem tất cả tài sản thế chấp ngân hàng. Ngoài ra anh còn "mượn" sổ đỏ của bên vợ để huy động vốn. Anh đang mải mê lo chạy dự án thì thị trường BĐS sụp đổ. Tài sản của đại gia trẻ bỗng chốc hóa thành số âm. Thảm cảnh "nội công, ngoại kích" đã đẩy đại gia trẻ vào thế "chết khỏe hơn sống"!

Vào một buổi chiều năm 2009, những nhân viên thấy "sếp" cả ngày không đi xuống, vội vàng lên phòng "sếp" kiểm tra. Trong phòng toa - lét, "sếp" đã thắt cổ tự bao giờ, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ chưa tròn 2 tuổi và khoản nợ khổng lồ.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Nga nã pháo sang Ukraine, chuyển tên lửa cho ly khai

BTTD: Huynh đệ tương tàn !

Chiến tranh tại Miền Đông Ukraina là cuộc chiến "huynh đệ tương tàn". Vào thế kỷ thứ 9 nước Nga được gọi là NƯỚC NGA KIEV, sau này nước Nga còn được gọi là ĐẠI NGA, Ukraina được coi là TIỂU NGA. 

Nay Nga đang xâm chiếm Ukraina, "thằng anh đang đánh đứa em". Vì sao nên nỗi?

TTO - Hôm qua 24-7, chính phủ Mỹ cáo buộc quân đội Nga nã pháo sang Ukraine và tiếp tục chuyển các bệ phóng tên lửa hiện đại cho quân ly khai ở miền đông.

Một mảnh vỡ máy bay nằm cách xa hiện trường vụ án - Ảnh: Reuters

Theo AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Nga đang bắn đạn pháo từ lãnh thổ nước mình sang các mục tiêu của quân đội Ukraine. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steven Warren khẳng định tình trạng này đã kéo dài vài ngày qua.
“Đây rõ ràng là hành vi leo thang căng thẳng” - ông Warren nhấn mạnh. Bà Harf cũng tuyên bố các thông tin tình báo cho thấy Nga tiếp tục chuyển giao vũ khí qua biên giới cho phe ly khai Ukraine ngay thảm họa máy bay MH17, trong đó có nhiều bệ phóng tên lửa hiện đại.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong những ngày qua Nga tiếp tục triển khai lực lượng quân sự tới sát biên giới. Hiện số lượng binh sĩ Nga đóng ở biên giới đã tăng lên 15.000 người. Nga cũng đưa thêm nhiều khí tài tới căn cứ quân sự ở Rostov.
Phía Washington cáo buộc đây là địa điểm tập trung khí tài của Nga trước khi chúng được đưa sang cho phe ly khai ở đông Ukraine. Trước đó chính quyền Kiev cũng cáo buộc Nga bắn tên lửa làm rơi hai máy bay chiến đấu của Ukraine hôm 23-7.
Nguồn tin CNN cho biết hiện quân ly khai đã cấm các chuyên gia và nhân viên cứu hộ tìm kiếm thêm thi thể các nạn nhân chuyến bay MH17 ở địa điểm máy bay rơi. Các quan sát viên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) muốn mở rộng phạm vi tìm kiếm thêm vài km nữa.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố sẽ cử thêm chuyên gia và 40 cảnh sát tới hiện trường vụ án ở Donetsk. Ông Rutte cũng cho biết việc đưa toàn bộ 203 thi thể hành khách từ Kharkiv về Hà Lan sẽ hoàn tất trong ngày mai.
NGUYỆT PHƯƠNG

Lò đốt rác ông Kiên: Địa phương phá, nước ngoài... hưởng ngọc thay

Ông Phan Bội Trân – hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu đã nhận xét về trường hợp của ông Bùi Khắc Kiên làm lò đốt rác tại Thái Bình
Xung quanh vấn đề ông Bùi Khắc Kiên (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) sáng chế ra chiếc lò đốt rác ở nhiệt độ cao, có khả năng phát điện, nhưng từ năm 2011 đến nay bị Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình cấm đoán không cho tiếp tục, nghiên cứu chế tạo. Dù cho sáng chế đó rất được các doanh nghiệp tư nhân tin tưởng và cho thấy hiệu quả thực tế.
Chia sẻ về cách làm của Sở KHCN Thái Bình, ông Phan Bội Trân – hậu duệ của nhà cách mạng lừng lẫy Phan Bội Châu, chủ nhân của sáng chế tàu ngầm mini Yết Kiêu đã có những nhận định rất chân thực.
PV: - Ông nghĩ thế nào về sáng chế của ông Bùi Khắc Kiên?
Ông Phan Bội Trân: - Tôi mới biết thông tin sơ qua về sáng chế này, và cũng không phải lĩnh vực sở trường của tôi, vì thế không thể nắm rõ ưu nhược điểm của sản phẩm ấy. Tuy nhiên, có một thông tin cần chú ý, nếu như doanh nghiệp của nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản và châu Âu đã để mắt tới, thì chắc chắn họ đã nhìn ra một lợi ích nào trong đó. Vì thế tôi tin sáng chế ấy hoàn toàn có khả năng ứng dụng và nhân rộng hiệu quả.
Một phần của chiếc lò đốt rác bị tháo dỡ và để trên mái nhà
Một phần của chiếc lò đốt rác bị tháo dỡ và để trên mái nhà
Nếu như nước ngoài để mắt tới sản phẩm của Việt Nam, mà Việt Nam thì thờ ơ, bản thân sáng chế của tôi cũng đã gặp trường hợp tương tự, và ông Bùi Khắc Kiên sẽ không phải trường hợp cuối cùng của Việt Nam. Thực tế, các cấp quản lý địa phương đã làm lỡ mất rất nhiều báu vật. Và trong bối cảnh cả đất nước đang hội nhập như vậy, báu vật đó rất sẽ rơi vào tay nước ngoài.
Tôi ví dụ như sáng chế của ông Kiên mới chỉ là một viên ngọc thô, chúng ta yếu kém không nhìn thấy giá trị của nó. Nhưng nước ngoài họ tinh mắt lắm, họ nẫng tay trên của ta và về gọt giũa đi thành viên ngọc sáng. Biết đâu vài năm sau chính ta sẽ phải đi mua lại sáng chế của mình. Lúc đó chắc người nước ngoài họ rất hỉ hả.
PV: -  Ông Bùi Khắc Kiên ngay lập tức bị Sở KHCN Thái Bình cấm đoán không cho nghiên cứu sản xuất vì hai lý do: vi phạm vệ sinh môi trường và sử dụng nồi hơi. Trong khi đó, Bộ KHCN cử cán bộ về và nhìn thấy điểm mạnh của sáng chế này, đã giúp đỡ đăng ký sở hữu trí tuệ. Ông đánh giá thế nào về cách xử lý vấn đề của Sở KHCN tỉnh Thái Bình?
Ông Phan Bội Trân: - Câu chuyện này làm tôi nhớ đến một điều rất thú vị ở Pháp, hồi thế kỷ 18, có một người dân vô tình tìm tòi nghiên cứu ra cái chân vịt cho tàu thuyền. Ông ta mang đi đăng ký bằng sáng chế nhưng việc đầu tiên mà cơ quan chính quyền đó làm là bắt ông này lại, cho rằng ông ấy bị điên.
Nhưng một người Anh đã lọ mọ vào tận nhà tù và gạ ông ấy bán lại cho cái sáng chế đó. Và một thời gian sau, khi hai nước Anh – Pháp xảy ra hải chiến, người Pháp thất bại hoàn toàn, còn người Anh trở thành một cường quốc hải quân, cũng chỉ vì người Pháp không biết trân trọng sáng chế của người dân nước họ.
Ông Bùi Khắc Kiên thử nghiệm biểu diễn sáng chế của mình ở chợ Sặt (Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình) và thành công vào năm 2011
Ông Bùi Khắc Kiên thử nghiệm biểu diễn sáng chế của mình ở chợ Sặt (Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình) và thành công vào năm 2011
Thực ra, đất nước ta ra đời chưa lâu, thực tế sau 1954 nên bộ máy còn nhiều điều luộm thuộm. Bản thân các nước phát triển hiện nay cũng đã từng trải qua thời kỳ như chúng ta, và tôi hiểu nhà nước đang rút kinh nghiệm dần dần.
Việc với Sở KHCN Thái Bình có lẽ do họ chưa biết cách xử lý, và có lẽ cũng do họ không có kiến thức, vì thế áp dụng luật lệ một cách máy móc, cứ thấy vi phạm là cấm. Thà cấm cho an toàn còn hơn để đến lúc xảy ra sự cố lại tạo điều kiện cho những người khác vin vào tranh ghế tranh chức của mình.
Doanh nghiệp Việt ca ngợi, muốn hợp tác làm lò đốt rác ông Kiên
PV: - Thực tế tại Việt Nam, trường hợp của ông nông dân Bùi Khắc Kiên không phải là đầu tiên, đã có rất nhiều tiền lệ. Theo ông, vì sao Việt Nam vẫn có những tình trạng như vậy mặc dù nhà nước đang ra sức kêu gọi nhân dân tham gia sáng tạo khoa học?
Ông Phan Bội Trân: - Muốn trả lời câu hỏi ấy thì trước hết phải trả lời được câu hỏi: Bản thân những người nắm quyền trong tay, như SỞ KHCN Thải Bình liệu họ cố thực sự mong muốn đóng góp cho đất nước hay không? Phải biết rằng những người có bằng cấp, thậm chí nhiều bằng cấp, học hàm học vị cao thì mới vào trong cơ quan nhà nước làm được.
Nếu như gặp một ông có bằng cấp khác đưa ra sáng chế thì họ sẽ có sự nể nang, còn nông dân, lập tức họ có thành kiến, coi thường. Họ nghĩ rằng ông ấy sẽ không thể làm được gì cả, thậm chí còn chưa tìm hiểu kỹ với người ta. Họ bác xong họ dìm luôn. Đến lúc sự việc vỡ lở ra, báo chí lên tiếng, nếu họ quay trở lại công nhận thì đồng nghĩa với việc thừa nhận mình có lỗi?
Để khoa học phát triển được, thì bản thân những người làm công tác quản lý phải thực sự tâm huyết, đam mê và phải có kiến thức.
Xin chân thành cám ơn ông!
Minh Tú

Putin bị dồn vào chân tường?

(Tin tức 24h) - Những áp lực của phương Tây được mô tả là đang dồn nhà lãnh đạo Nga “vào chân tường” với vô vàn khó khăn cả về đối nội và đối ngoại.
Truyền thông phương Tây và các nhà lãnh đạo của họ đang thực hiện đòn tấn công “tổng lực” nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đã có nhiều ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo nước Nga đang bị “dồn vào chân tường” và một phản ứng kháng cự sẽ là tất yếu.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang là cái cớ để phương Tây gia tăng sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhất là sau khi lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine bị cáo buộc bắn rơi máy bay chở khách MH17 của Hãng hàng không Malaysia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Ngay sau thảm kịch khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc Boeing 777 thiệt mạng, các nhà lãnh đạo thế giới đã liên tục chỉ trích lực lượng nổi dậy ở Ukraine và đòi Nga phải yêu cầu lực lượng này giải thích.
Những ngôn từ nặng nề của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được đăng tải rộng khắp.
Thủ tướng Mark Rutte của Hà Lan, nước có nhiều công dân thiệt mạng nhất trong thảm họa này, thậm chí đã tuyên bố ông Putin phải chịu trách nhiệm vì liên quan tới lực lượng phiến quân, và yêu cầu nhà lãnh đạo nga phải cho Hà Lan và thế giới thấy “ông sẽ làm những gì mà người ta trông đợi”.
Phát biểu cứng rắn tương tự được đăng tải là của Thủ tướng Australia Tony Abbott, Thủ tướng Anh David Cameron với lời kêu gọi châu Âu áp đặt “các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ”, và so sánh “sự gây hấn của Nga” ở Ukraine với hành động của Đức Quốc xã.
Cùng với những tuyên bố bằng lời, phương Tây cũng cho thấy họ đang từng bước siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga. Ngay cả giới phân tích trong nước cũng đánh giá “ông Putin hiện đang ở tình thế khó khăn nhất kể từ khi lên nắm quyền. Điều này không chỉ đúng với chính sách ngoại giao mà còn ảnh hưởng tới chính sách đối nội của Moskva”.
Một tay súng ly khai ở Donetsk tại hiện trường máy bay MH17 rơi
Một tay súng ly khai ở Donetsk tại hiện trường máy bay MH17 rơi
Nhà nghiên cứu Fyodor Lukyanov của Nga nói: “Một số nhà quan sát cho rằng mối đe dọa từ những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn từ phương Tây có thể trở thành chất xúc tác làm sụp đổ hệ thống chính trị cân bằng mà nhờ nó ông Putin đã "thống trị" đất nước này hơn 14 năm qua”.
Nguồn vốn nước ngoài dành cho các ngân hàng và công ty Nga cũng trở nên khan hiếm hơn do lo ngại các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn từ phương Tây, vốn đang kìm hãm nền kinh tế èo uột của nước này.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Nga dự báo sẽ giảm xuống dưới 1% trong năm nay và thậm chí xuống dưới 0% nếu phương Tây áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.
Thậm chí, giới phân tích còn chỉ ra những mâu thuẫn nội bộ mà ông Putin đang phải đối mặt. Điển hình nhất là trường hợp hãng thông tấn nhà nước Itar-Tass của Nga mới đây đã cho đăng tải phát biểu của ông Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính và là một trong những cố vấn kinh tế tin cậy nhất của Tổng thống Putin.
Hôm 22/7, ông này đã bất ngờ lên tiếng chỉ trích sự bất hòa giữa nhà lãnh đạo Nga với phương Tây. Ông Kudrin cảnh báo rằng chính sách "tự cô lập" mà một vài cố vấn của ông Putin theo đuổi đang đi ngược lại lợi ích kinh tế của Moskva.
Trả lời phỏng vấn Itar-Tass, ông Kudrin nói: "Chúng ta lại trở thành kẻ thù của phương Tây. Có những người ở trong nước từ lâu đã muốn bị cô lập, tự cung tự cấp. Giờ đây, điều này đang có điều kiện để phát triển. Các doanh nghiệp muốn đầu tư, xây dựng nhà máy, thúc đẩy thương mại, song hiện giờ họ rất lo ngại về những điều họ nghe trên đài phát thanh và trên truyền hình".
Phương Tây đang gia tăng sức ép lên ông Putin sau vụ MH17
Phương Tây đang gia tăng sức ép lên ông Putin sau vụ MH17
Truyền thông phương Tây hồi đầu tháng này cũng cho đăng tải kết quả một công trình nghiên cứu ở Mỹ khẳng định, nước Nga và Vladimir Putin ngày càng bị ác cảm, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ, do Moscow dính líu tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã tiến hành thăm dò 48.643 người sống ở 44 quốc gia, từ ngày 17/3 đến 5/6. Kết quả cho thấy hình ảnh của nước Nga đã bị xấu đi trong vòng một năm, với tỉ lệ trung bình 43% người chống đối so với 34% người ủng hộ.
Tỷ lệ có “ác cảm” với nước Nga và ông Putin tại Mỹ tăng tới 29%. Tại Ba Lan, Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy, tỉ lệ không tán thành tăng ở mức hai con số.
Trong khi đó, tại Pháp số người phản đối dù tăng ở mức một con số là có 9%, nhưng cái nhìn của người Pháp về nước Nga năm 2013 là tệ hại nhất trong số tất cả các nước châu Âu được thăm dò, từ 64% “ác cảm” nay lên 73%.
Đặc biệt, tại Ukraine, cứ 10 người Ukraine thì có đến 6 người ghét Nga, so với tỉ lệ cách đây ba năm là chỉ có 1 người không ưa Moscow. Con số này thay đổi theo từng vùng đất nước. Dư luận ác cảm với Nga nhất là ở miền Tây (83%) so với miền Đông nói tiếng Nga là 45%. Ở đây cũng có một điều đáng nói là tỷ lệ “ghét” Nga ở Crimea chỉ có 4%.
Rõ ràng, phương Tây đang phần nào thành công với chiến dịch hạ thấp uy tín của nhà lãnh đạo Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cũng đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả một khi ông Putin bị “dồn vào chân tường”.
Tiến sĩ Andrew C. Kuchins, Giám đốc và là nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Chương trình Nga và Âu-Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, khẳng định rằng không có bằng chứng nào cho thấy các biện pháp trừng phạt sẽ thay đổi cách hành xử của Nga. Thay vào đó, chúng sẽ chỉ khuyến khích ông Putin và người Nga giữ nguyên quan điểm của họ.
Giáo sư Mark Beeson thuộc Đại học Murdoch cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng “điều quan trọng là hạ nhiệt những cái đầu nóng, đặc biệt là những người có khả năng đưa ra quyết định gây hậu quả”.
Chuyên gia Mark Almond cũng khẳng định trên Mail Online rằng: “Phương Tây cần tránh đẩy Nga vào chân tường”.