Trang

25 tháng 3, 2014

Rung lắc mạnh đầu giờ chiều, 2 sàn quay đầu giảm điểm

Rung lắc mạnh đầu giờ chiều, 2 sàn quay đầu giảm điểm

Nhiều nhà đầu tư sốt ruột và chốt lãi tại một số mã.

13h40, nóng ruột với thị trường đã tăng nóng cùng tín hiệu muốn chốt lãi của nhiều nhà đầu tư, 2 sàn rung lắc mạnh và giảm điểm.
HoSE giảm gần 3 điểm xuống 604 điểm và HNX-Index mất 0,81 điểm và chính thức mất mốc 93 điểm vừa thiết lập.
............
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex và HNX-Index tăng lần lượt 1,59 điểm (0,26%) và 0,16 điểm (0,17%) lên 609,14 điểm và 93,15 điểm.
Thanh khoản 2 sàn vẫn ở mức cao, HoSE đạt 2.041 tỷ đồng và HNX đạt 864 tỷ đồng khớp lệnh. Điều đáng nói là sau khi giảm điểm đầu giờ sáng thì đến hết phiên sáng nhiều cổ phiếu đã hồi phục và tăng giá trở lại. Trên 2 sàn có đến 265 mã tăng điểm.
Phía tăng và giảm điểm ở nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn khá cân bằng. Chiều tăng có VNMMSNCSMVCBCIIBVHITAREEHSG...Sáng nay,STB đang họp Đại hội cổ đông thường niên và hàng loạt vấn đề nóng của ngân hàng này đang được ĐHCĐ thảo luận thông qua.
Phía giảm điểm có HPGHAGPETPPCPVDPVTREESSI....HPG sẽ tổ chức ĐHCĐ trong mấy ngày tới đây và công ty cũng vừa lên kế hoạch nâng cổ tức 2014 từ 20% lên 30%. Tuy nhiên, quyết định này dường như không đủ mạnh để tạo nên biến động giá cổ phiếu sau khi cổ phiếu HPG vị VNM ETF loại khỏi rổ.
Trên HNX, cổ phiếu ORS bất ngờ có giao dịch mạnh 3,72 triệu cổ phiếu. Hiện, ORS đang tăng trần với dư mua 428 nghìn đơn vị giá trần.
Rung lắc mạnh đầu giờ chiều, 2 sàn quay đầu giảm điểm (1)Rung lắc mạnh đầu giờ chiều, 2 sàn quay đầu giảm điểm (2)
.................
Phiên tăng điểm mạnh hôm qua đã đẩy chỉ số HNX-Index lên sát 93 điểm và chỉ số này đã có 8 phiên tăng liên tiếp. So với cuối năm 2013, chỉ số HNX-Index đã tăng 37% và đây là một mức tăng bất ngờ.

Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, HNX-Index chính thức vượt mốc 93 điểm và đây là phiên thứ 9 liên tiếp chỉ số này tăng điểm.

VnIndex sau khi giảm điểm từ 9h20 thì đã hồi phục trở lại. Đến 10h, chỉ số này đã quay đầu tăng điểm. 

Giao dịch trên HNX hôm nay đáng chú ý là cổ phiếu SCR của Sacomreal. Cổ phiếu này hiện đứng đầu thanh khoản HNX với khối lượng 4,72 triệu cổ phiếu khớp lệnh. 

Cổ phiếu PVX điều chỉnh giảm 100 đồng sau khi đã tăng mạnh thời gian qua.

SHN sau thông tin ĐHCĐ chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và đối tác đã tăng trần phiên giao dịch hôm nay, đạt 7.800 đồng/cổ phiếu.

Khác với sự tăng mạnh trải rộng trên cả 2 sàn phiên hôm qua, phiên hôm nay số mã tăng và giảm khá cân bằng. 

Hôm qua, Tổng cục thống kê công bố Chỉ số GDP quý 1/2013 với mức tăng cao nhất 3 năm. Thông tin này đã góp phần tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư khiến hành động chốt lãi "chùn tay" và nhiều nhà đầu tư mạo hiểm hơn với kỳ vọng về kinh tế vĩ mô, giữ nguyên trạng thái cổ phiếu để đạt lợi nhuận cao hơn.
Thanh Hiên 
Theo Trí Thức Trẻ

24 tháng 3, 2014

Tổ chức ASIAD, lợi hay hại ?

Tổ chức ASIAD: Cố đấm ăn xôi, xôi đừng hỏng!
Cung điền kinh trong nhà trị giá 600 tỷ đồng tổ chức AIG 3 năm 2009 sau đó rơi vào cảnh "trùm mền" và tận dụng thành nơi đỗ xe thu phí (Tuổi Trẻ)

Nếu coi chuyện đăng cai ASIAD 2019 là sự đã rồi, không thể rút lại được, bộ Văn hóa thể thao và du lịch có thể học hỏi một số quốc gia có nhiều kinh nghiệm tổ chức Đại hội thể thao giảm thiểu cho đất nước gánh nặng nợ nần. 
"Chỉ có thể giảm tối đa hậu quả chứ không thể tránh được những mặt trái của việc tổ chức ASIAD" - ý kiến của một độc giả. 
Học người Mỹ: Hiệu quả kinh tế phải là số 1
Trong lịch sử tổ chức những đại hội thể thao lớn là Olympic, World Cup, Euro, ASIAD hiếm quốc gia nào không phải chịu cảnh nợ nần, điển hình như Hy Lạp với Olympic Athen 2004, Canada với Olympic Montreal 1976, Nhật Bản với Olympic mùa Đông Nagano 1978 hay Ucraina với Euro 2012.
Mỹ là nước duy nhất tổ chức bất kỳ Đại hội thể thao nào cũng thành công về chuyên môn và sinh lời. Nguyên nhân lớn nhất khiến người Mỹ trở thành bậc thầy tổ chức bởi họ luôn đặt quan điểm: hiệu quả kinh tế là trên hết !
Khi có ý định đăng cai bất cứ sự kiện thể thao lớn, Mỹ đều xem xét vào thời điểm đó họ đang có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông và sân bãi như thế nào rồi mới nộp đơn. Nếu được xét duyệt cho đăng cai, người Mỹ dùng chính cơ sở vật chất có sẵn, tu bổ, sửa sang và cứ thế tổ chức. Vạn bất đắc dĩ người Mỹ mới xây mới những công trình thiết yếu như Làng vận động viên nhưng sau đó cũng tìm cách bán lại, cho thuê hoặc chuyển đổi công năng để thu hồi vốn.
Người Mỹ tổ chức Olympic Los Angeles 1984 với SVĐ chính Coloseum được xây từ năm 1923 và từng được dùng tổ chức Olympic 1932 
Nhiều quốc gia phát triển khác, hạ tầng giao thông, sân bãi hiện đại nhưng tổ chức Olympic, World Cup tiêu tốn cả vài tỷ đến hàng chục tỷ USD thì người Mỹ tổ chức Olympic Los Angeles 1984 chỉ bỏ ra 546 triệu USD trong đó 73% chi phí trả cho nhân viên, cán bộ phục vụ Đại hội thay vì dùng cho xây dựng.
Những tính toán nhiều năm sau đó cho biết, Olympic 1984 trước mắt đem lại lợi nhuận 220 triệu USD nhưng đã mang lại lợi ích kinh tế đến 3,3 tỷ USD cho Los Angeles đến mức “hiệu ứng Los Angeles” về sau được dùng để chỉ thành công do việc tổ chức Olympic mang lại
Tổ chức World Cup 1994, người Mỹ sử dụng 9 sân vận động, cả 9 đều là sân đã có từ trước đang thi đấu môn giải NFL (Giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ) và chỉ việc tân trang, sơn sửa kẻ lại vạch vôi, lắp khung thành. Chi phí bỏ ra để tổ chức World Cup 1994 chỉ tiêu tốn 30 triệu USD nhưng thu về lợi nhuận gấp 10 lần như thế.
So sánh để thấy Brazil tổ chức World Cup 2014 vào Hè này, họ xây mới đến 6/12 sân khiến chi phí vọt lên đến 14 tỷ USD !
 Mỹ là quốc gia duy nhất tổ chức World Cup mà không phải xây mới bất kỳ SVĐ nào. Sân Rose Bowl ở Los Angeles nơi tổ chức trận chung kết giữa Brazil - Italia
Đến kỳ Olympic Atlanta 1996, người Mỹ chi phí 2 tỷ USD để tổ chức. Sáu năm sau, Mỹ lại tổ chức Olympic Mùa Đông Salt Lake 2002 và số tiền bỏ ra là 2,7 tỷ USD.
Dù ở Salt Lake, người Mỹ chi số tiền rất khiêm tốn nhưng vì chính phủ Liên bang phải hỗ trợ đến 1,3 tỷ USD (ở Atlanta chỉ là 609 triệu USD) cũng khiến nhiều dân biểu ở Quốc hội Mỹ nổi giận. Thượng nghị sĩ John Mc Cain nặng nề: “Tôi nghĩ đó là một sự ô nhục”, còn dân biểu John Dingell yêu cầu Chính phủ điều tra các khoản chi phí leo thang.
Sức ép lớn đến mức, TNS Mitt Romney – Chủ tịch BTC Olympic Salt Lake phải viết thư trả lời: “Khi chính phủ đã dành chi phí hàng tỷ USD cho việc duy trì chiến tranh thì việc bỏ hàng trăm triệu USD cho Đại hội hoàn toàn xứng đáng để thúc đẩy hòa bình, đoàn kết”.
Người Mỹ luôn như vậy, họ chặt chẽ và chi tiết đến từng đồng thuế của người dân. Tổ chức Olympic, World Cup đối với người Mỹ phải xét đến hiệu quả kinh tế đầu tiên cứ không phải những thứ như “thể diện quốc gia” hay “ý chí chính trị” để rồi cố xây sân bãi to lớn, hoành tráng để rồi ngân sách thâm thủng và cuối cùng người dân è cổ ra gánh.
Phải tính toán trên tiềm lực quốc gia và nền thể thao
Đăng cai tổ chức Olympic, World Cup, Euro hay mặt nào đó là ASIAD đều mang lại vinh dự cho quốc gia và cơ hội giới thiệu hình ảnh đất nước đến bạn bè thế giới. Chính vì yếu tố mang tính sĩ diện này nên nhiều quốc gia khi nhận đăng cai Đại hội thể thao chú trọng việc phô trương sự hoành tráng, hoàn mỹ bằng cách xây nhiều SVĐ to lớn, bề thế và tổ chức lễ hội xa hoa.
Nhiều quốc gia khi tranh quyền đăng cai Đại hội đều tự tin cho rằng đó là một bàn đạp kinh tế nhưng thực tế lại ngược lại, gây vạ cho nền kinh tế địa phương nơi đăng cai lẫn đất nước.
Ngoài người Mỹ cũng có vài quốc gia cũng thu lợi ích to lớn tổ chức Olympic, World Cup, Euro, ASIAD. Việc xây dựng công trình thể thao, giao thông và các dịch vụ kinh doanh, du lịch, tổ chức thi đấu cho Đại hội sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục ngàn đến hàng triệu người lao động nên cũng được coi là một yếu tố tích cực kích thích sự phát triển cho nền kinh tế.
Song, mặt tích cực khi tổ chức Đại hội thể thao chỉ phát huy tác dụng khi nó gắn liền với tiềm lực phát triển kinh tế cũng như khả năng của nền thể thao của quốc gia đăng cai.
Trung Quốc chi 42 tỷ USD tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 nhưng họ có tiềm lực kinh tế lẫn sức mạnh thể thao đứng nhì thế giới. 
Năm 1988, Hàn Quốc tổ chức Olympic Seoul với chi phí lên đến 7,7 tỷ USD nhưng đổi lại đó là một kỳ Đại hội thành công cả về kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước và là một trong những nguyên nhân giúp Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 3 châu Á. Năm 2002, Hàn Quốc tổ chức World Cup thành công vang dội và cuối năm đăng cai cả ASIAD khiến thế giới khâm phục. Tuy nhiên, đến ASIAD 2014 lại khiến chính quyền thành phố Incheon (Hàn Quốc) nợ gần 300 triệu USD.
Tây Ban Nha là một trường hợp thú vị khác với Olympic Barcelona 1992. Với số tiền đầu tư rất nặng lên đến 15,4 tỷ USD nhưng nguồn vốn được sử dụng để sửa sang thành phố, bãi biển, quy hoạch các khu dân cư. 
Nhờ Olympic mà tỷ lệ thất nghiệp ở Barcelona giảm đến một nửa trong những năm chuẩn bị cho Đại hội. Một lợi ích to lớn khác là sau Olympic, thành phố Barcelona được thế giới biết đến rất nhiều thúc đẩy du lịch phát triển. Sau Olympic, Tây Ban Nha tận dụng rất tốt sân bãi, cơ sở tập luyện để phục vụ sự phát triển thể thao và bây giờ TBN được coi là quốc gia có nềnn thể thao mạnh toàn diện. Olympic Barcelona có thể sánh ngang với Olympic Seoul 1988.
Olympic Bắc Kinh 2008 rất đắt đỏ với chi phí 42,58 tỷ USD nhưng đánh giá là kỳ Đại hội thành công vì gần một nửa số tiền được đầu tư cho hạ tầng giao thông, cải tạo thành phố và Trung Quốc đang ở thời kỳ bùng nổ kinh tế. Olympic Bắc Kinh vì vậy đánh giá thành công nhiều mặt, biến thủ đô Trung Quốc trở nên khang trang hơn và chứng tỏ vị thế của nền kinh tế lớn nhất châu lục, đứng nhì thế giới.
Sau SEA Games năm 2003 nhiều công trình thể thao ở Việt Nam rơi vào cảnh trùm mền đắp chiếu hoặc tận dụng cho thuê mặt bằng như sân Mỹ Đình để kiếm kinh phí bảo dưỡng, tu bổ (ảnh: M.Hà - Vnexpress) 
Nhìn lại vấn đề của Việt Nam đăng cai ASIAD rất dễ thấy chúng ta đang đứng trước một loạt nguy cơ khiến kỳ Asian Games 18 trở thành gánh nặng cho quốc gia.
Thứ nhất, tiềm lực kinh tế quốc gia chưa vững mạnh cũng như hiện trạng kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân còn quá chật vật, bấp bênh để có thể hưởng thụ được gì từ việc tổ chức ASIAD.
Thứ hai, đăng cai ASIAD phải xây dựng, đầu tư hạ tầng từ giao thông đến cơ sở thi đấu rất lớn trong thời gian ngắn cùng khả năng quản lý nguồn vốn chặt chẽ, trong khi đây lại là một nguyên nhân gây thất thoát, tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, sức mạnh nền thể thao Việt Nam quá hạn chế chưa vươn khỏi khu vực. Việc một nền thể thao yếu kém nhưng cố tổ chức Đại hội hoành tráng dẫn đến tình trạng một loạt công trình sau Đại hội diễn ra tình trạng “trùm mền, đắp chiếu”, tốn kém bảo quản, duy tu. Bài học lãng phí về việc tổ chức SEA Games 22 (2003) và Đại hội thể thao trong nhà châu Á lần 3 (AIG 3) đến giờ vẫn còn sờ sờ ra với một loạt công trình từ Bắc chí Nam.
Đăng Khoa (theo Một Thế Giới)

Nga và Ukraina vẫn bất đồng chính kiến

Ngoại trưởng Nga- Sergey Lavrov đã có một cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine lần đầu tiên vào ngày 24.3 để thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện đang trở thành thách thức an ninh lớn ở khu vực châu Âu kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh.
Phát biểu với giới báo chí sau cuộc họp với Ngoại trưởng Ukraine- Andriy Deshchytsia tại La Hague, nơi cả hai cùng tham dự Hội nghị an ninh quốc tế, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng ông đã vạch ra các bước mà Moscow tin rằng chính phủ mới Ukraine cần làm để xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cuộc gặp mặt giữa hai ngoại trưởng hai nước là lần đầu tiên kể từ khi cựu tổng thống Ukraine bị lật đổ cuối tháng 2, cũng như việc sát nhập Crimea vào Nga. Tổng thống Putin cũng khẳng định rằng đây là cuộc họp cấp nhà nước cao nhất kể từ khi chính phủ mới Ukraine tiếp quản quyền lực trong tháng rồi.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Lavrov cũng tái khẳng định về yêu cầu của Nga cần có một sự cải cách đối với hiến pháp của Ukraine để có thể trao quyền tự chủ lớn hơn cho tất cả các vùng của quốc gia này. Nga cũng đã thúc đẩy Ukraine trở thành một quốc gia liên bang tuy nhiên mọi yêu cầu của Nga đều bị chính phủ mới Ukraine khước từ.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine- Deshchytsia trước cuộc họp với ông Lavrov cũng đã có lời phát biểu trước báo chí rằng chính phủ Ukraine vẫn rất quan ngại về việc vẫn còn quân đội Nga ở khu vực gần biên giới phía đông Ukraine. Qua đó, Nga có thể thực hiện “ý đồ” với Ukraine là rất cao.
Cũng tại La Hague, Ngoại trưởng Lavrov phát biểu rằng Moscow không quá lo lắng bởi ý định của Phương tây loại Nga ra khỏi nhóm G8, cũng như không tham dự Hội nghị thượng đỉnh của nhóm diễn ra tại Sochi của Nga trong tháng 6.
Ông cũng nói thêm rằng nhóm G8, mục đích sự tồn tại của nó chỉ là để thảo luận về cuộc khủng hoảng toàn cầu, điển hình như vụ bế tắc hạt nhân ở Iran, hay nội chiến ở Syrian. Nga chẳng có ràng buộc nào với nhóm này cả. Hơn nữa, mọi vấn đề kinh tế, tài chính đều được giải quyết tại nhóm G20.
Vũ Kiều (theo Tribtoday)

Khi người chống tham nhũng là tham nhũng

Tham nhũng ở cơ quan chống tham nhũng là rất nguy hại

(Dân trí) - “Thực tế đã tham nhũng ở bất kỳ chỗ nào trong bộ máy nhà nước đều nghiêm trọng cả nhưng đặc biệt những cơ quan chịu trách nhiệm trước đảng thực thi phòng chống tham nhũng mà có vấn đề thì lại càng nguy hại.”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Trước sự việc một số quan chức sau khi về hưu để “lộ” ra khối tài sản “khủng” khiến dư luận băn khoăn về nguồn gốc của nó. Trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề này Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị cơ quan nhà nước phải làm rõ khối tài sản đó có phải của người từng giữ chức cao trong bộ máy nhà nước hay không? Nếu đúng thì phải xem có hợp pháp không?...

“Không phải về hưu là đã “hạ cánh” an toàn” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói
“Không phải về hưu là đã “hạ cánh” an toàn” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói
Một thời gian sau khi về hưu liệu những người từng là quan chức trong bộ máy nhà nước có thể kiếm đủ tiền xây biệt thự, xe sang không, thưa ông?
Trước phản ánh của dư luận về vấn đề này tôi cũng thấy phân vân. Nhưng với một người từng là cán bộ cao cấp thì hết sức nghiêm trọng. Nếu đúng như vậy thì cần phải làm cho đến nơi, đến chốn, điều tra một cách thận trọng xem thông tin báo chí nêu như vậy có chính xác hay không.
Đối với người về hưu tài giỏi đến mấy sau vài ba năm cũng không thể có được khối tài sản lớn như dư luận phản ánh. Tài sản đó phải có từ khi còn đương chức. Tuy nhiên, chúng ta cũng không vội đưa ra kết luận người có khối tài sản đó mà cơ quan chức năng phải vào cuộc để họ chứng minh nó hợp pháp hay không. Nhưng nếu người có khối tài sản đó không giải trình được thì chắc chắn có vấn đề.
Nếu khối tài sản đó có từ khi còn đương chức thì nó phải được ghi rõ trong bảng kê khai tài sản của mỗi công chức, viên chức trong cơ quan?
Theo tôi, những người tham nhũng, không bao giờ người ta ôm hết tài sản trong bụng cả. Họ sẽ tẩu tán tài sản, hợp lý hóa cho các đối tượng khác.
Mục đích của việc kê khai tài sản là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện kê khai tài sản vừa qua cũng không thực chất. Tôi nói làm chỉ mang tính hình thức thì vẫn còn nhẹ vì kê khai xong lại giấu kín, không công bố thì nhân dân biết đâu mà giám sát. Điều đó càng tăng thêm sự nghi ngờ như những trường hợp dư luận phản ánh.
Như các trường hợp dư luận phản ánh gần đây thì ông có lo ngại tiêu cực xảy ra đúng cơ quan phòng chống tham nhũng hay không?
Nếu tham nhũng lại rơi cả vào những cơ quan có trách nhiệm phòng chống nó là vấn đề không phải mình tôi lo ngại mà cả đất nước, toàn dân lo ngại. Thực tế đã tham nhũng ở bất kỳ chỗ nào trong bộ máy nhà nước đều nghiêm trọng cả nhưng đặc biệt những cơ quan chịu trách nhiệm trước đảng thực thi phòng chống tham nhũng mà có vấn đề thì lại càng nguy hại. Nó giống như tôi là một anh Tư lệnh Quân khu 4 mà hư hỏng thì làm sao điều hành cả quân khu hơn 3 vạn quân trong sạch.
Để giám sát được họ phải có một cơ quan cấp trên giám sát. Cụ thể ở đây là bộ máy của đảng - những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước phải giám sát việc này. Nếu để những người trong bộ máy phòng chống tham nhũng hư hỏng thì trước hết cơ quan cấp trên cơ quan này phải chịu trách nhiệm.
Đối với những quan chức đã về hưu, khi dư luận phát hiện khối tài sản nhiều nhanh một cách “bất ngờ” liệu có xử lý được họ hay không hay đã “hạ cánh” là an toàn?
Nếu khối tài sản của anh làm ra trong thời gian nghỉ hưu thì không sao. Nhưng tài sản đó nếu chứng minh được dính dáng đến tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đương chức thì anh nghỉ hưu chưa phải là đã hết. Nghĩa là không có chuyện “ăn cắp” xong rồi “hạ cánh” an toàn. Chúng ta vẫn phải điều tra, truy cứu trách nhiệm những người này theo pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)

Thảm họa văn hóa ở VN

- BTTD: Khi xã hội và con người suy đồi thì đâu còn văn hóa và ý thức.


Có một quy luật người xưa tổng kết rồi: “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Khi kinh tế khá một tí là hội hè đình đám bày vẽ nhiêu khê quá đáng. Đó cũng là do sự thiếu hụt về văn hóa đấy.

Bây giờ xã hội bộc lộ ngày càng rõ cái thiếu hụt văn hóa ở rất nhiều mặt, không phải báo động mà là thảm họa bắt đầu rồi.
Ví dụ cách đây trên chục năm, từ Hà Nội đến một số tỉnh xuất hiện những ngôi nhà chẳng giống ai: Nóc củ hành kiểu nhà thờ Hồi giáo, gần đây có một vị quan mang biểu tượng linh vật quốc gia trống đồng làm trang trí tường bao dinh cơ của mình.
Một người bạn bảo, tôi còn thấy nắp cống trang trí mặt trống đồng nữa cơ.
Ở Tuyên Quang, đoạn thành Nhà Mạc còn sót lại đang rất hấp dẫn thì chỉ một đêm nó biến thành cái lò gạch mới toanh. Mẩu thành xưa bị xóa sạch dấu vết.
Chùa làng tôi đang cổ kính thì được một số nhà giàu mua phúc bằng công đức, thế là thập bát la hán chi chỉ mấy ngày được sơn son đỏ chóe vàng khé. May mà đến chính điện tam thế thì hết tiền, thế là còn giữ được nguyên trạng.
Chú em tôi vừa đi Đền Hùng về, bảo chỗ Lăng Vua Hùng xuất hiện 2 con sấu đá, em quả quyết cái hình của nó rất Tàu, cái đầu con sấu tròn vo!
Đình làng tôi vừa trùng tu, toàn bộ ngói đình trút bỏ sạch, thay ngói mới. Tôi hỏi bô lão: “Sao vậy, không thấy còn viên ngói nào?” Thì được trả lời vui vẻ: “Làm mới cho đẹp. Có tiền công đức, tội gì!”.
Không thể kể hết các ví dụ về việc tu sửa bảo vệ di tích thành phá hoại di tích.
Các ví dụ trên cho thấy cái hỏng về văn hóa nằm ở toàn bộ các vị trí xã hội chứ không chỉ khu vực công.
Tất cả chỉ tại có tiền. Tư nhân thừa tiền vẽ voi nhà riêng. Tư nhân kinh doanh có tiền cung tiến để mua phúc đức, mua đủ thứ tạp nham mà họ cho là hay, bày chật đình chùa. Khu vực công thì việc bảo tồn là một chủ trương rất đúng, nhưng đang bị lợi dụng bằng những dự án bày vẽ đủ thứ để moi ngân sách càng nhiều càng tốt để bớt xén được nhiều hơn.
Một người bạn kể với tôi: Khi được tham vấn, tôi tường trình tu sửa một công trình hết 1 tỷ 300 triệu đồng. Đưa lên thì vị lãnh đạo lắc đầu: Sao ít thế, và rồi ông duyệt một tính toán khác lên 13 tỷ!
Chúng ta đang lao vào thảm họa văn hóa mê tiền!
Theo Đỗ Đức
Báo Nông thôn ngày nay

G-7 tẩy chay hội nghị thượng đỉnh ở Nga

Ngoại trưởng Nga nói, Nga không “cố bám lấy” G-8 và xem nhóm G-20 là diễn đàn tốt nhất để thảo luận các vấn đề toàn cầu...


G-7 tẩy chay hội nghị thượng đỉnh ở Nga
Trong một bức ảnh được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Barroso đưa lên trang Twitter cá nhân, các nhà lãnh đạo của G-7 cùng tươi cười quanh một bàn họp không có Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Twitter.

Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp lớn nhất thế giới (G-7) cảnh báo có thể sẽ áp dụng thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Cùng với đó, nhóm này tuyên bố loại Nga ra khỏi G-8 và tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra ở Sochi vào mùa hè này.


Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Crimea sáp nhập Nga vào tuần trước, các nhà lãnh đạo G-7 ngày hôm qua (24/3) tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị G-8 dự kiến diễn ra vào tháng tại thành phố Sochi của Nga, nơi vừa diễn ra sự kiện Thế vận hội mùa đông. Thay vào đó, hội nghị này - trong đó Nga không còn được mời tham dự - sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ.

“Chúng tôi tiếp tục sẵn sàng tăng cường hành động, bao gồm phối hợp áp các lệnh trừng phạt vào các ngành kinh tế để gây ảnh hưởng ngày càng lớn đối với nền kinh tế Nga, nếu như nước này tiếp tục đẩy căng thẳng leo thang”, các nhà lãnh đạo G-7 nói trong một tuyên bố gửi qua đường email sau cuộc họp diễn ra hôm qua tại The Hague, Hà Lan.

Cả hai phía trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga và phương Tây, đều dành ngày hôm qua để tính xem sẽ làm gì tiếp theo. Nga hiện vẫn đang củng cố quyền kiểm soát ở Crimea và tập trung đông quân ở gần biên giới - một động thái khiến Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lo ngại Moscow đang có ý định chiếm thêm các vùng đất khác của Ukraine.

“Chúng tôi nhất trí buộc Nga phải trả giá cho những hành động của họ tính đến thời điểm này”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước báo giới ở Amsterdam, Hà Lan, ngày hôm qua. 

Ông Obama đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 6 ngày tại châu Âu. Mục đích ban đầu của chuyến đi này là hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở The Hague. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, cuộc đối đầu với Nga đã trở thành chủ đề chính trong chuyến đi châu Âu lần này của người đứng đầu Nhà Trắng. 

Với động thái hôm qua, nhóm G-7, bao gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Italy, Canada và Nhật Bản, quay trở lại với định dạng của thời chính tranh lạnh. Vào năm 1998, Nga đã được chào đón tham gia để nhóm này trở thành nhóm G-8.

Trong một bức ảnh được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Barroso đưa lên trang Twitter cá nhân, các nhà lãnh đạo của G-7 cùng tươi cười quanh một bàn họp không có Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

“Nước Nga cần phải thay đổi những gì mà họ đang làm”, Thủ tướng Anh David Cameron nói trước báo giới.

Để trừng phạt Nga, Mỹ đến nay đã đóng băng tài sản và cấm visa đối với 31 cá nhân là các quan chức, chính trị gia và doanh nhân người Nga và Ukraine, cùng ngân hàng Bank Rossiya. Số nhân vật Nga và Ukraine bị EU trừng phạt đã lên con số 51. 

“Các lệnh trừng phạt hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé để gây khó khăn. Nhưng điều đó hoàn toàn là có chủ ý”, ông Fredrik Erixon, Giám đốc Trung tâm châu Âu về Kinh tế chính trị quốc tế ở Brussels, nhận định. “EU và Mỹ sở hữu thứ vũ khí nguy hiểm nếu họ nhằm vào nền kinh tế Nga. Họ đang vạch ra một kế hoạch trừng phạt từng bước bằng con đường kinh tế”.

Các quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng, các lệnh trừng phạt đã bắt đầu có tác dụng đối với Nga. Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga từ đầu năm tới nay đã giảm 13,7%, đồng Rúp mất giá 8,9%. Theo số liệu của công ty nghiên cứu EPFR Global của Mỹ, các nhà đầu tư đã rút vốn ròng 5,5 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Nga trong thời gian từ đầu năm đến ngày 20/3.

Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga Andrey Klepach đưa ra dự báo, lượng thoái vốn ròng khỏi Nga trong quý 1 năm nay có thể đạt 65-75 tỷ USD. Theo ông Klepach, các lệnh trừng phạt chưa ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Nga, nhưng mối quan hệ nguội lạnh với phương Tây đã thúc đẩy các ròng vốn rời khỏi nước này.

Ông Klepach cho biết, Chính phủ Nga vẫn không cho là nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái như nhiều tổ chức dự báo đánh giá.

Tổng thống Putin đã cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov tới tham dự hội nghị thượng đỉnh 53 nước về an ninh hạt nhân tại The Hague. Phát biểu trước báo giới, ông Lavrov nói rằng, Nga không “cố bám lấy” G-8 và xem nhóm G-20 là diễn đàn tốt nhất để thảo luận các vấn đề toàn cầu.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Angela Merkel tuyên bố hiện không có “môi trường chính trị” cho một cuộc họp G-8. 

Các ngoại trưởng G-7 cũng tẩy chay một cuộc họp dự kiến diễn ở Moscow vào tháng 4, một tuyên bố của nhóm cho biết. Ngoài ra, các bộ trưởng bộ năng lượng của G-7 dự kiến sẽ họp để bàn cách đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu, giảm sự phụ thuộc vào Nga nhằm tránh ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.

“Nhóm này đến bên nhau vì có chung niềm tin và trách nhiệm. Những hành động của Nga trong mấy tuần qua không phù hợp với những niềm tin và trách nhiệm đó”, tuyên bố của G-7 có đoạn viết.
Theo An Huy ( Vneconomy )

"MH370 đâm xuống Ấn Độ dương do phi công tự sát"

Tờ Telegraph của Anh đã dẫn một nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra cho biết giới chức đang nghiêng về khả năng máy bay rơi do phi công đã tự sát.


Cho dù Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã thông báo chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines kết thúc tại Nam Ấn Độ Dương và không có ai sống sót, song nhà chức trách vẫn chưa thể đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn tới tai nạn thảm khốc này.
Tuy nhiên, tờ Telegraph của Anh đã dẫn một nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra cho biết giới chức đang nghiêng về khả năng máy bay rơi do phi công đã tự sát. Nguồn tin nói rằng không có dấu hiệu xảy ra sự cố động cơ hay xảy ra cháy nổ trên khoang.

Độ khả tín của nguồn tin này vẫn chưa được xác định, nhưng Thủ tướng Malaysia đã thông báo về số phận của MH370 sau khi nhận được thông báo từ Đơn vị điều tra tai nạn hàng không của Vương quốc Anh.

Việc chưa có một bằng chứng lớn nào về chuyến bay mất tích MH370 đã dẫn đến nhiều lời đồn đoán và nó tiếp tục xát muối vào nỗi đau của các gia đình hành khách trên chuyến bay xấu số, nhất là khi họ nhận được thông báo từ Malaysia Airlines qua... tin nhắn SMS.

Giới chức Malaysia trước đó mới chỉ kết luận rằng máy bay đã bị ai đó chuyển hướng một cách có chủ ý, quay đầu sang phía Eo biển Malacca trước khi bay tới hành lang phía Nam Ấn Độ Dương.

Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết, cảnh sát đã thẩm vấn khoảng hơn 100 người, gồm cả gia đình cơ trưởng và cơ phó.

Trong ngày 24/3, Malaysia Airlines cũng tiết lộ cơ phó Fariq Abdul Hamid lần đầu bay Boeing 777 mà không có người giám sát.

Hiện kịch bản được nhắc tới nhiều nhất là máy bay bị đánh cắp, do phi công phá hoại hoặc đã xảy ra cuộc khủng hoảng trên không và máy bay được đặt chế độ bay tự động cho tới khi cạn nhiêu liệu và đâm xuống biển.

Chính vì thế, việc truy tìm chiếc hộp đen của máy bay giờ có ý nghĩa rất quan trọng để xác định xem nguyên nhân đích xác vì sao chiếc máy bay rơi.

Trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc gần nhất của hãng Air France năm 2009, phải mất tới hai năm người ta mới vớt được hộp đen ở Đại Tây Dương trước khi đưa tới kết luận về tai nạn.

Hải quân Mỹ ngày 25/3 đã gửi một đội ngũ chuyên gia cùng thiết bị dò tìm hộp đen có tên Bluefin 21 tới vùng biển mà vệ tinh phát hiện nhiều mảnh vỡ ngoài khơi Australia.

Hải quân Mỹ cho biết, thiết bị dò tìm tự động Bluefin 21 được gửi tới Nam Ấn Độ dương có thể hoạt động dưới độ sâu lên tới 20.000 ft (6.060 m), trong khi khu vực dò tìm mà Australia dẫn đầu chỉ sâu khoảng 3.000-4000m.

Bluefin 21 có thể thu về hình ảnh có độ phân giải cao dưới đáy đại dương và hoạt động trong khoảng thời gian lên tới 25 giờ đồng hồ. Thiết bị này trông giống như một quả ngư lôi, có tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ. 

“Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear đã thực hiện một quyết định rất thận trọng và khôn ngoan để di chuyển các thiết bị có thể có ích tới khu vực có các mảnh vỡ, có thể gần vị trí của chiếc hộp đen," phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby nói với các phóng viên.

Theo AFP, các tín hiệu từ hộp đen trong vòng 30 ngày sẽ không thể phát đi trong khoảng thời gian dưới 2 tuần. 

Trước đó, Australia cho biết đã phát hiện được nhiều mảnh vỡ ở vùng biển cách Perth 2500km về phía Tây Nam. Đội tìm kiếm gồm 10 máy bay của Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản và Australia đã tham gia cuộc tìm kiếm này.
Theo Vietnam+