Trang

24 tháng 3, 2014

Cởi... đến cả đời tư!

(TNO). Pyotr đệ Nhất có lần đang phi ngựa cùng đoàn tùy tùng thì gặp một gã ăn mày, đáp lại lời cầu xin của gã, vị Sa Hoàng vĩ đại của nước Nga đã quẳng vào cái bát gỗ một rúp.

 
NS Nguyễn Chánh Tín tại nhà riêng (góc trái trong ảnh là cảnh Nguyễn Chánh Tín trong phim Ván bài lật ngửa) - Ảnh: Đỗ Tuấn
Gã ăn mày hết sức ngạc nhiên, thắc mắc rằng tại sao một người giàu có vô hạn, quyền lực vô biên như thế mà lại keo kiệt đến mức chỉ cho gã có một đồng rúp nhỏ. Pyotr mỉm cười và nói với gã rằng nếu như ông cho tiền tất cả những gã ăn mày, thì chẳng mấy chốc ông chẳng còn là một Sa Hoàng nữa, và nếu như tất cả mọi người “trên toàn quốc” đều cho gã mỗi người một rúp, thì gã sẽ nhanh chóng trở thành người giàu nhất thế gian.
Câu chuyện này được lưu truyền khá rộng rãi ở nước Nga, và tuy không biết nó có bao nhiêu phần trăm sự thật, nhưng nó cũng để cho người ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người. Rốt cuộc thì ai cũng có trách nhiệm với cuộc sống của mình, và đừng nên trông chờ vào sự bố thí của người khác.
Những tình tiết đáng thương không có thật
Và hiển nhiên là người đọc những dòng này sẽ liên tưởng ngay đến một ca phải nói là hiếm có trong lịch sử không chỉ showbiz Việt Nam mà có lẽ là trên toàn thế giới. Lần đầu tiên có một diễn viên từng nổi tiếng, một người đàn ông nói chung là bình thường, tuy cũng có đang mắc vài căn bệnh của tuổi già, lên tiếng cầu xin sự hỗ trợ của bà con cô bác cả nước, ngõ hầu mua lại cho ông một căn nhà mà thật ra ông đã bán đi từ vài năm trước, và chỉ do sự ưu ái đáng ngờ của chủ nhân mới, mà ông ấy còn cơ hội ở lại cho đến ngày hôm nay. Nói là hiếm có, bởi lẽ trước đến nay, báo chí chỉ kêu gọi sự hỗ trợ dành cho các trường hợp bệnh tật hiểm nghèo mà gia cảnh khốn khó không biết trông vào ai, trẻ em không nơi nương tựa, hay phụ nữ bị hãm hại mà thôi!
Và nếu như mấy ngày đầu tiên, báo chí còn đưa tin một chiều và thiếu kiểm chứng, thì ngay sau đó, bức tranh đã rõ hơn: thực ra những lý do mà diễn viên này đưa ra đều không xác thực. Công ty bị phá sản (Chánh Tín) không phải là công ty (Chánh Phương) làm ra cái phim (Dòng máu anh hùng) mà ông ta nói đã bị trộm cắp bản quyền (ngay cả chuyện trộm cắp bản quyền cũng là lý do khiên cưỡng, bởi lẽ ai cũng hiểu rằng chẳng thể trông chờ vào một con số doanh thu đáng gọi là có từ những suất chiếu phim Việt Nam ở thị trường nước ngoài). Và thực ra thì những người chủ thực sự của bộ phim đó đã hoàn trả lại toàn bộ tiền đầu tư cho ông từ lâu rồi. Nên không thể nói rằng nguyên nhân thua lỗ là do cuốn phim ấy. Ngôi nhà ông đang ở cũng không phải nhà của ông nữa, thực ra nó đã là của ngân hàng từ lâu. Và lý do phá sản của công ty ông, như đã được báo chí đưa tin cách đây gần một năm, có nguyên nhân từ những sai lầm kinh doanh trong một dự án hoàn toàn khác.
Và tâm lý đám đông háo hức
Một câu chuyện rối ren, phi logic, làm cho bất cứ ai có kinh nghiệm tối thiểu về tài chính ngân hàng cũng đều không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao, nhưng được trình bày bởi một nghệ sĩ từng nổi danh vì đóng một vai hai mặt, cùng những giọt nước mắt đàn ông, chen lẫn các cơn ho và những lần uống thuốc, và đã thành công ngoài mong đợi. Từ chỗ chỉ mơ ước được ngân hàng cho ở lại thêm vài tháng nữa (dù đã ở ráng đến 5 năm nay), nghệ sĩ đã nhận được 600 triệu chỉ sau vài ngày đưa tin trên báo mạng, và đã thừa thắng xông lên, trình bày ước mơ lấy lại được nhà và có chút vốn để đầu tư làm ăn lên lại!
Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã biết rằng đám đông lúc nào cũng bị ấn tượng cực mạnh với hình ảnh. Một chiếc xe lao xuống suối chết vài người nếu được đưa hình lên báo chí sẽ thu hút hàng triệu lượt xem, nhưng đám đông chẳng quan tâm khi nghe nói về hàng trăm người chết hằng ngày vì tai nạn giao thông. Chính vì tâm lý đám đông như vậy, nên showbiz mới sống được, và các nghệ sĩ mới kiếm được tiền của thiên hạ.
Và sự hào hiệp của nhiều người chắc chắn đã bị tác động bởi những thước phim quay cảnh thê thảm của nhân vật đã từng là thần tượng của họ.
Câu chuyện chắc rồi cũng sẽ lắng xuống rất nhanh thôi, vì đám đông luôn lao theo những hình ảnh mới, và tin tức nóng hổi sẽ luôn xuất hiện hằng ngày, vào những lúc không ai ngờ tới. Những người đã và sẽ bỏ tiền cho nghệ sĩ  cũng có lý do riêng của họ, và nói cho cùng thì họ cũng chẳng lấy tiền của ai để làm từ thiện. Đừng nên tranh cãi vì lòng tốt của ai, dù cho bạn có nghĩ lòng tốt ấy đã bị đặt nhầm chỗ hay không! Vả lại trên đời này, miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột mà thôi, rốt cuộc thì người ta bao giờ cũng phải trả lại cái mà họ không đáng được hưởng.
Nhưng vẫn còn đó một nỗi băn khoăn, chẳng lẽ giờ đây giới showbiz đã sẵn sàng làm mọi chuyện để có sự chú ý, sẵn sàng cởi quần cởi áo, cởi cả đời tư, và diễn mọi vai diễn có thể chỉ để mong có một cuộc sống no ấm đầy đủ hơn hay sao?
Thiên Lương (*)
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà báo đang sống và làm việc tại TP.HCM 

23 tháng 3, 2014

Vì sao 1 người chết, 1 cấp cứu khi đến công an phường?


- BTTD: Công an nhân dân và nỗi kinh hoàng của nhân dân
(Tệ nạn xã hội) - Trong cùng một ngày, 1 phụ nữ treo cổ chết và 1 thanh niên phải đi cấp cứu sau khi bị đưa đến trụ sở công an phường làm việc. Vì sao?
Trong ngày 18/3 chị Bùi Thị Hương (SN 1972) chết tại trụ sở công an phường Tân Đồng và anh Nguyễn Minh Dũng (SN 1993) phải đưa đi bệnh viện cấp cứu sau khi bị công an đưa về làm việc.
Vì sao người phụ nữ treo cổ?
Nguồn tin công an thị xã Đồng Xoài cho biết kết quả xác minh ban đầu như sau:
Khoảng 16 giờ ngày 17/3, Công an phường Tân Đồng nhận được tin của gia đình bà Nguyễn Thị Nga (SN 1944, ngụ phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài) và chồng là Lê Văn Tiếu (là hưu trí), báo có hai người phụ nữ đến lừa lấy đôi bông tai 2 chỉ vàng 9999 và 6 triệu đồng. Đồng thời bà Nga đến các tiệm vàng trên địa bàn thị xã Đồng Xoài mô tả hình dạng 2 kẻ lừa đảo và nhờ thông báo nếu có người đến bán vàng của gia đình bà.
7 giờ ngày 18/3, một phụ nữ tới tiệm vàng Kim Hương (phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài) bán đôi bông tai bằng vàng, giống đôi bông tai theo mô tả của bà Nga nên đã gọi điện cho con gái bà Nga đến xác nhận. Chị Lan Hương (con gái bà Nga) trình báo công an. Tại tiệm vàng Kim Hương, Công an phường Tân Đồng lập biên bản vụ việc, đồng thời mời phụ nữ lạ mặt về cơ quan công an làm việc.
Sáng 19/3, công an được điều động đến phong tỏa hiện trường
Sáng 19/3, công an được điều động đến phong tỏa hiện trường
Tại công an phường Tân Đồng, phụ nữ lạ mặt khai tên Bùi Thị Hương (SN 1972, trú tại quận Dương Kinh, Hải Phòng). Chị Hương không thừa nhận hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vàng, tiền của bà Nga. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, chị Hương xin đi vệ sinh. Khoảng 15 phút sau, thấy đi lâu không vào, công an ra ngoài kiểm tra thì phát hiện chị Hương đã chết trong tư thế treo cổ (bằng chiếc áo gió) bên cạnh nhà vệ sinh của công an phường Tân Đồng.
Tuy nhiên anh Phạm Vũ Triệu (thường trú quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng), là chồng chị Hương cho biết:
Vợ tôi vào Đồng Nai chơi tại nhà người thân từ ngày 2/3 đến ngày 18/3 lên Gia Lai thăm dì ruột. Do hết tiền nên vào khoảng 7 giờ ngày 18/3 khi đi qua thị xã Đồng Xoài thì bán vàng để lấy tiền xài. Khoảng 15 phút sau công an phường Tân Đồng mời về trụ sở làm việc vì nghi ngờ tiêu thụ đồ ăn cắp.
Đến 18 giờ 30 phút ngày 18/3, một số điện thoại lạ gọi vào số máy của tôi xưng tên Long, là công an hình sự tỉnh Bình Phước và nói “vợ mày chết rồi”. Tôi gọi lại hỏi chết ở đâu thì không thấy trả lời. Khoảng 30 phút sau, người tự xưng tên Long lại gọi cho anh trai tôi là Phạm Quang Vinh thông báo vợ tôi chết ở Bệnh viện tỉnh Bình Phước. Sau đó, chúng tôi đã liên hệ với công an tỉnh Bình Phước để xác minh thông tin thì được trả lời vợ tôi chết ở phường Tân Đồng.
Anh Triệu bức xúc: “Vợ tôi bị công an mời về làm việc vì bị tình nghi chứ đã kết tội gì mà phải tự tử? Gia đình tôi sẽ gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ vụ việc”.
Hàng trăm người dân hiếu kỳ đến xem diễn biến vụ việc
Hàng trăm người dân hiếu kỳ đến xem diễn biến vụ việc
Công an lên tiếng:
Theo văn bản số 200/CAT-PV11 do Giám đốc Công an tỉnh, đại tá Hoàng Văn Huệ ký ban hành, về việc phối hợp tuyên truyền liên quan đến vụ đối tượng treo cổ chết tại Công an phường Tân Đồng (TX. Đồng Xoài):
Công an tỉnh đã tiến hành điều tra ban đầu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của đối tượng Bùi Thị Hương. Sau khi khám nghiệm tử thi đã bàn giao xác Bùi Thị Hương cho gia đình đưa về quê ở Hải Phòng mai táng. Qua kết quả điều tra xác minh ban đầu và khám nghiệm tử thi nhận định Bùi Thị Hương tử vong do ngạt hô hấp (treo cổ).
Vì sao nam thanh niên phải đi cấp cứu?
Chiều 19/3, phóng đã làm vviên iệc với cơ quan công an và Nguyễn Minh Dũng (SN 1993) cùng người thân. Tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phước Long, Dũng cho biết:
Sáng 18/3, khi em đang phụ hồ ở khu phố Phước Sơn thì có 2 người xưng là công an, trong đó có một người tên là Tân, cả hai không mặc quân phục, yêu cầu về phường làm việc.
Do thấy mình không có tội gì mà bất ngờ bị mời lên làm việc, cũng không có ai xuất trình giấy tờ nên em không đi. Hai người đàn ông liền bẻ quặt cánh tay em ra sau lưng, khống chế lên xe máy chở về phường. Khi đi đến gần nhà mình, em nhảy xuống xe và chạy vào vườn điều. Ngay lúc đó em hoảng hốt khi nghe tiếng súng bắn và yêu cầu đứng lại. Em quá hoảng sợ nên lập tức đứng lại. Họ chạy tới đánh đập rất nhiều, đánh vào chân đau không đứng dậy được và lúc sau em ngất đi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy thì thấy em đang ở trong bệnh viện.
Nguyễn Minh Dũng đang được các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Phước Long điều trị
Nguyễn Minh Dũng đang được các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Phước Long điều trị
Chỉ vào cái áo rách nát vì bị đánh và chà xuống đường, Dũng cho biết: "Khi chân bị đánh đau quá, em không đi được, họ cầm tay kéo lê em đi giữa đường khoảng 15-20m, lúc sau thì không biết gì nữa".
Bà Phùng Thị Định, mẹ ruột của Dũng cho biết: “Khi công an đánh cháu nó xong, định đưa đi bệnh viện thì tôi yêu cầu phải đưa về công an phường trước, rồi mới đưa đi bệnh viện sau vì sợ người ta chối bỏ trách nhiệm. Về công an phường đến 7 giờ tối, ông Thép trưởng công an phường nói “để chúng tôi đưa nó đi bệnh viện, có gì tôi sẽ chịu trách nhiệm” thì gia đình tôi đồng ý đưa cháu đi bệnh viện. Đến giờ cháu nó vẫn kêu đau đầu, tức ngực khó thở, không chủ động được vệ sinh cá nhân”.
Nguyễn Minh Dũng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Phước Long
Nguyễn Minh Dũng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Phước Long
Chiều 19/3, phóng viên đã đến Công an thị xã Phước Long để xác minh thông tin về vụ việc. Sau 45 phút chờ trực ban Công an thị xã Phước Long không có ai làm việc và được thông báo không liên lạc được với cán bộ trực ban, chúng tôi liên lạc với đại tá Lê Văn Nước - Trưởng công an thị xã Phước Long thì được biết ông đang đi công tác ở tỉnh. Ông hướng dẫn chúng tôi về làm việc tại công an phường Phước Bình. Rất tiếc, tại công an phường Phước Bình, trực ban là thiếu úy Bùi Hải Đăng không phải là người biết thông tin về vụ việc, đồng thời cho biết Trưởng công an phường Phạm Văn Thép đi công tác. Chúng tôi điện thoại cho ông Thép theo số điện thoại di động công khai tại trụ sở làm việc thì một người bắt máy nói ông Thép để quên điện thoại ở nhà từ sáng.
Theo báo Bình Phước

Người Việt tiết kiệm, doanh nghiệp ngắc ngứ, kinh tế... khó


(Doanh nghiệp) - Sức tiêu dùng giảm sâu, các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng rơi vào tình trạng khó khăn.
Sức mua giảm, trung tâm thương mại đìu hiu
Tình trạng vắng vẻ, đìu hiu đang diễn ra phổ biến ở các trung tâm thương mại (TTTM) lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội chứng tỏ sức mua yếu của người tiêu dùng trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, TTTM Indochina Plaza Hanoi (IPH) trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội) mặc dù đã chính thức mở cửa đón khách từ ngày 31/8/2012 nhưng đến thời điểm này, hầu hết các gian hàng nằm trong trung tâm này vẫn đóng cửa không có người thuê.
Một số nhân viên tại đây cho biết, một số gian hàng đã được thuê nhưng vì lượng khách hàng ế ẩm nên đã đóng cửa từ lâu.
Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza vắng vẻ
Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza vắng vẻ
TTTM Tràng Tiền Plaza, với diện mạo mới được đầu tư tới 400 tỷ đồng cùng vị trí đắc địa tại trung tâm thủ đô, có sự hội tụ của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Louis Vuitton, Versace, Burberry, Christian Dior, Catier… nhưng trung tâm này lại chỉ giữ được hào quang của mình trong vòng chưa đầy nửa năm.
Thay vì có hàng ngàn lượt khách ghé thăm, giờ đây, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày hay cuối tuần, lượng khách ít ỏi đến với trung tâm này cũng không đủ lấp đầy 6 tầng của tòa nhà dát vàng, cùng với đó là cuộc chiến giảm giá, chiết khấu tại bất cứ gian hàng nào.
Trong một thời gian dài, TTTM ParkSon cũng gặp khó khăn do lượng khách hàng đến mua sắm liên tục giảm sút. Không bán được sản phẩm, không có doanh thu, một số đơn vị đã không tiếp tục thuê mặt bằng, khiến một phần diện tích khá lớn của TTTM Parkson vẫn còn trống, dù TTTM đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay.
Tín dụng âm, chỉ số giá tiêu dùng giảm, người Việt tiết kiệm
Cũng trong thời gian qua, mặc dù ngân hàng thừa tiền, lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức thấp thậm chí tăng trưởng tín dụng âm.
Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do kinh tế đình trệ, số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng cao, nhiều doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn, khiến các doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vay vốn hầu như không có.
Bằng chứng là số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2014 đã tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trước đó, hết năm 2013, số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng lên đến 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9 % so với năm 2012.Đã đến lúc người dân và các doanh nghiệp thay đổi cách ứng xử của mình, chi tiêu căn cơ hơn.
Quần áo là lựa chọn cắt giảm đầu tiên của người Việt để tiết kiệm chi phí.
Người Việt cắt giảm chi tiêu, trở thành quốc gia tiết kiệm nhất ASEAN
Bên cạnh đó, người dân cũng thay đổi cách ứng xử của mình, chi tiêu căn cơ hơn khiến chỉ số giá tiêu dùng ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đều giảm tốc.
Cụ thể, tại Hà Nội trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn giảm 0,15% so với tháng trước và tăng 5,99% so cùng kỳ. Tại TP HCM, chỉ số giá tháng này cũng giảm 0,46% so với tháng trước
Trước đó, Tổng cục Thống kê cũng công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội, TP HCM tháng 2 vừa qua mặc dù là tháng tết nhưng có mức tăng rất kiêm tốn so với tháng trước đó. Cụ thể Hà Nội tăng 0,49%, TP HCM chỉ tăng 0,24%, đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại điều này đã phản ánh sự tiết giảm đáng kể trong chi tiêu của người dân.
Chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân nhận định trên Vnexpress rằng, việc lạm phát thấp trong những tháng đầu năm là biểu hiện của việc tổng cầu đang quá yếu và sẽ gây áp lực lên tăng trưởng quý I. "Tiêu dùng thấp ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tăng trưởng, vì tiêu dùng chiếm khoảng 75% giá trị GDP", ông nói.
Trả lời trên tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam trước đó, TS.Ngô Trí Long nói: “CPI giảm nhưng mừng ít mà lo nhiều”.Theo đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp phản ánh một phần bức tranh kinh tế ảm đạm. Đó là tình trạng tồn kho cao, thu nhập người lao động giảm sút nên sức mua rất yếu và niềm tin người tiêu dùng đang sụt giảm.
Báo cáo khảo sát toàn cầu về niềm tin người tiêu dùng mới được hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố cho thấy, Việt Nam hiện đang là quốc gia tiết kiệm nhất trong khu vực ASEAN.
Có 90% người Việt Nam được hỏi cho biết họ thay đổi thói quen mua sắm của mình để tiết kiệm tiền thừa. Trong đó, chi tiêu cho quần áo mới và các khoản giải trí ngoài gia đình là những lựa chọn cắt giảm đầu tiên, kế đó là gas và điện.
Du lịch và và nghỉ dưỡng là 2 khoản đầu tư chỉ đứng sau tiết kiệm. Có 74% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ sẽ để dành tiền sau khi đã trang trải hết các sinh hoạt phí thiết yếu trong cuộc sống.
Hà Anh (Đất Việt )

Securency "chi tiền mua dâm cho đoàn VN"


Bê bối Securency dính líu việc in tiền polymer ở Việt Nam
Một phái đoàn viên chức chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với gái bán dâm trong bê bối hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng trong phiên tòa ở Úc.
Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia, đang hầu tòa vì cáo buộc lập quỹ đen và chi hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt Nam.

Ông Gary Power, giám đốc kỹ thuật của Securency, nói với cảnh sát rằng một vị trong đoàn “cho hay buổi tối hôm trước, họ đã thăm các cô gái bán dâm, mà chi phí được ‘ông John’ trả… Tôi không kéo cuộc trò chuyện này đi xa hơn.”
Ra tòa hôm 6/9, một nhân chứng kể lại vào cuối năm 2007 và giữa năm 2008, ông gặp một đoàn gồm 10 đến 12 viên chức Việt Nam, được công ty Securency đặt cho bí danh “Beanland”.
‘Ông John’ ám chỉ David John Ellery, cựu Giám đốc Tài chính của Securency, đã thoát án tù hồi tháng Tám sau khi chấp nhận hợp tác điều tra về vụ bê bối.
Nhân chứng Gary Power nói thêm: “Tôi còn nhớ viên chức này nói ông ta thích một cô gái bán dâm tóc vàng.”
Ông Power, đã làm cho Securency từ năm 1999, nói đó là “khoản chi phí kỳ cục duy nhất” mà ông nghe là Securency đã trả cho đoàn Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói mình từng thấy “nghi ngờ và bất thường” khi được kể về việc con trai ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được học bổng tại Đại học Durham của Anh.
Trong bản khai, ông nói một lãnh đạo của Securency, Bill Lowther, có quan hệ với Đại học Durham.
Ông cũng nói với tòa rằng phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, được công ty Úc đặt cho biệt danh là “Suzy mắt đen” (black-eyed Suzy).
Luật sư của một trong các bị cáo, Mitchell Anderson, nói “không có gì gian trá” về các biệt danh.
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc vẫn đang tiếp tục.
Theo bbc

Putin sẽ không dừng ở Crimea?

- BTTD: Vỹ cuồng- căn bệnh nguy hiểm cho loài người của giới lãnh đạo mang tư tưởng dân tộc cực đoan và bành trướng.

William Hague
Ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi xem lại quan hệ với Nga
Anh đánh giá lại quan hệ với Nga trong lúc nhiều bình luận lo ngại rằng sau Crimea, Vladimir Putin sẽ tiếp tục 'ra tay' ở nơi khác.
Trong bài viết trên tờ Sunday Telegraph sáng Chủ Nhật 23/3/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông William Hague nói Anh và các đồng minh 'cần xem xét việc đánh giá một tình trạng quan hệ khác với Nga'.

Trước mắt, các nước châu Âu lo ngại Nga sẽ dùng lá bài 'bảo vệ thiểu số' ở vùng phía Đông Ukraine để chiếm vùng này.
Trong tuần, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, Carl Bildt trả lời CNN rằng theo ông, Crimea chỉ là'bước mở đầu' trong một kế hoạch lâu dài 'giành lại Kiev' của lãnh đạo Nga.
Trên trang Observer sáng nay, phóng viên Luke Harding tường thuật từ Donetsk rằng giới quan sát đang lo ngại Moscow vẫn có ý muốn chiếm thêm các vùng khác của Ukraine.
Nhà báo Anh ghi nhận 'phái ủng hộ Nga ở Donetsk thể hiện rõ giọng điệu ly khai' khỏi Ukraine nhưng tại đây họ là một số nhỏ.
"Trong tuần tới, chúng ta sẽ rõ hơn là các nhóm biểu tình có tổ chức sẽ tiếp tục hay giảm đi, sau khi có lệnh trừng phạt của Mỹ và EU với Moscow", Luke Harding viết.

Tính toán lâu dài

Một tờ báo Anh khác, tờ Sunday Times nêu lại lo ngại về tính toán lâu dài hơn của Tổng thống Nga, Vladimir Putin với vùng Đông Âu và Baltic.
Bài trên Sunday Times trích đăng ý kiến của ông Anders Aslund, một cựu cố vấn cho Nga và Ukraine nói rằng khủng hoảng Crimea nhắc lại tình hình châu Âu năm 1938 với sự yếu kém của Phương Tây và sự hung hăng của Adolf Hitler về lãnh thổ.
Ông Aslund cho rằng ở châu Âu chỉ có Nga là nước duy nhất tiếp tục cải cách quân sự và đủ sức mạnh tái vũ trang.
"Ông Putin sẵn sàng gây hấn về quân sự dù không bị khiêu khích, và đơn phương thu về nhiều lãnh thổ của các vùng nói tiếng Nga cho Liên bang Nga."
Báo Sunday Times cũng cho rằng Putin nhận thấy Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á nên châu Âu bị Mỹ coi như 'khu vực thứ yếu' về chiến lược, thể hiện từ chỗ ngay trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Barack Obama đã bỏ kế hoạch phòng thủ hỏa tiễn đặt tại Ba Lan và CH Czech.

Tổng thống Putin thông qua việc sáp nhập Crimea
Đây là dấu hiệu khiến Putin coi rằng Mỹ yếu.
Báo Sunday Times cũng vẽ ra viễn cảnh năm 2015 Nga sẽ đánh Latvia lấy cớ bảo vệ thiểu số Nga tại đây.
Tờ báo cho rằng đó chỉ là một 'kịch bản' khi Nga sẵn sàng đánh vào một nước vùng Baltic là thành viên Nato nhưng không phải là chuyện hoàn toàn 'tưởng tượng'.
Hiện nay tại châu Âu lo ngại này đang được các giới chức cao cấp bày tỏ.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, Carl Bildt hôm 20/3 đã trả lời CNN rằng ông tin là 'nghị trình thực sự của Putin không phải là Crimea mà là Kiev'.
"Tôi nghĩ ông ta sẵn sàng dùng các biện pháp từ kinh tế đến lật đổ, gây bất ổn, và cả cách thức quân sự nữa. Và đây là điều rất đáng sợ và gây lo ngại sâu sắc."
"Điều này có thể không xảy ra ngay nhưng ông Putin sẵn sàng cho cuộc chơi lâu dài," Bộ trưởng của Thụy Điển nói.
Báo Sunday Times nhận định rằng chính cuộc biểu tình của giới trung lưu Nga hồi 2011 phản đối kế hoạch cầm quyền 'vĩnh viễn' của ông Putin đã làm Điện Kremlin đổi cách nhìn về châu Âu và Ukraine.
Nhà báo Ben Judah trên trang báo này đánh giá rằng khi đó, ông Putin và nhóm cộng sự bị choáng và tin rằng cần ngăn chặn làn sóng thay đổi chế độ đến từ phía Tây.

EU tăng cường quan hệ với Ukraine để phản đối Nga
Bằng mọi giá họ phải 'giữ được Ukraine' trong một liên minh chặt chẽ do Nga chỉ đạo.
Nếu như châu Âu lo ngại về sự thay đổi biên giới 'bằng vũ lực', báo chí Trung Quốc cũng thừa nhận thực trạng đó nhưng rút ra bài học rằng dùng 'vũ lực' là một thực tế trên chính trường quốc tế thời nay.
Trang Global Times của Trung Quốc hôm 20/3 có bài viết 'Crimea cho thấy vũ lực quan trọng hơn trưng cầu dân ý'.
Tác giả bài báo, ông Li Kaisheng từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải cho rằng "Không phải lá phiếu của dân Crimea có tính quyết định mà là tàu chiến, phi cơ và tên lửa của Nga quyết định số phận của vùng đất này."
Nhà nghiên cứu này kết luận không phải trưng cầu dân ý mà cuộc cạnh tranh sức mạnh giữa các nước đã và đang quyết định các sự kiện chính trị quốc tế ngày nay.
Theo bbc

Ý: 89% người dân Veneto đòi độc lập


 Ý: 89% người dân Veneto đòi độc lập
Ảnh: Lãnh đạo khu vực Luca Zaia

Trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, hơn 89% người dân tại khu vực Veneto của Ý đã yêu cầu được độc lập và tách khỏi nước Ý để tạo điều kiện khôi phục “vinh quang trong quá khứ”.
Hơn hai triệu người dân Veneto – khu vực xung quanh Venice – đã tham gia vào “cuộc trưng cầu dân ý cho sự độc lập của Veneto” diễn ra từ chủ nhật tuần trước tới thứ 6 tuần này. 
Việc khảo sát ý kiến được đảng độc lập của khu vực thực hiện online và không có giá trị pháp lý, nhưng sẽ được dùng như một bản yêu cầu để được quyền tổ chức trưng cầu dân ý hợp pháp trong thời gian tới.
Bản khảo sát cũng hỏi người dân có muốn tiếp tục sử dụng đồng Euro, vẫn thuộc Liên minh châu Âu (EU), và duy trì quy chế thành viên NATO hay không. 55% nói rằng nếu được độc lập, họ vẫn muốn Veneto thuộc EU, 51% đồng ý tiếp tục sử dụng Euro và 64,5% muốn tiếp tục quan hệ với NATO.
Kết quả khảo sát đã được công bố vào thứ 6 vừa qua tại thành phố Treviso trong một cuộc tuần hành của hàng trăm nhà hoạt động vì nước Cộng hòa Veneto cũ.
Lãnh đạo khu vực - Luca Zaia - người ủng hộ sự độc lập của khu vực – nói rằng Veneto đã quá mệt mỏi vì sự thiếu tôn trọng của chính quyền Rome. Được biết vào 19.3.2014, ông Zaia đã tổ chức họp báo về việc bỏ phiếu độc lập cho khu vực này tại Rome.
Vào đầu tháng này, các lãnh đạo ủng hộ việc đòi độc lập đã nói rằng họ sẽ không chờ sự cho phép của chính phủ Ý, và sẽ bắt đầu quá trình tách khỏi Rome sau khi phần đông dân số bỏ phiếu đồng ý.
Giáo sư lịch sử Paolo Bernardini nhận định rằng sức ép từ nợ công của chính quyền trung ương và nền kinh tế trì trệ của Ý chính là nguyên nhân dẫn đến yêu cầu độc lập. Hiện tại Veneto đang là một trong số những khu vực giàu có và phát triển nhất của Ý.
“Chúng tôi đóng góp 70 tỷ Euro tiền thuế cho chính phủ nhưng chỉ được nhận lại rất ít.”
“Venice, cũng như Milan và Lombardy phải gánh tới 60-70% sức ép ngân sách, là một trong những khu vực chịu áp lực tài chính lớn nhất trên thế giới.”
“Bằng cách thiết lập một chính phủ nhỏ gọn và hiệu quả hơn, chúng ta sẽ giảm được sức ép ngân sách lên người dân” và giành lại sự độc lập cho một thành phố huy hoàng – ngọn hải đăng của văn minh châu Âu cho tới năm 1797 – khi bị Napoleon chiếm đóng.
Vũ Thành (Theo RT)

Mỹ đã chi 5 tỉ USD để "mua" sự bất ổn ở Ukraine




- BTTD: Đô la trước, dân chủ sau

Hoa Kỳ trước nay vẫn có chọn lọc trong việc hỗ trợ quyền tự quyết của các quốc gia. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bác bỏ việc Crimea sáp nhập vào Nga, trong khi lại ủng hộ cuộc đảo chính tại Kiev. Đây là câu chuyện không mấy xa lạ của Washington.
James Petras, một nhà phân tích chính trị và Giáo sư danh dự tại Đại học Binghamton, New York, tin rằng tình hình hiện nay ở Ukraine có một điểm chung với Colombia. Điểm chung là vai trò của Hoa Kỳ trong những gì xảy ra ở cả hai nước, James Petras gợi ý trên mục Op-Ed (mục tranh luận của các ý kiến trái với quan điểm của ban biên tập trong một tờ báo, thường xuất hiện trong các ấn phẩm báo chí phương Tây), vừa công bố gần đây tại trang web của Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hoá Montreal.

Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã từng can thiệp vào Colombia kể từ khi khuyến khích Panama ly khai, trong những năm đầu thế kỷ 20. Sau đó Hoa Kỳ có thể thương lượng những điều kiện thuận lợi cho việc mở kênh đào Panama. Ví dụ gần đây nhất là vào năm 2013, khi tờ Washington Post đăng một bài báo tiết lộ rằng CIA đã tích cực giúp chính phủ Colombia định vị và tiêu diệt các nhà lãnh đạo du kích.
Trong khi phản đối sự can thiệp của Nga vào Ukraine, Washington đã rất tích cực trong việc hỗ trợ, đầu tiên, là cho những người biểu tình tại Kiev và sau đó là cho chính phủ đảo chính bổ nhiệm lại. Sự tham gia của Hoa Kỳ cụ thể là phân phối đồ ăn nhẹ để tập hợp người tham gia, hoặc những cử chỉ hỗ trợ thân thiện.
"Chúng tôi đã đầu tư hơn 5 tỷ đô la để hỗ trợ Ukraine trong nhiều mục tiêu để đảm bảo cho một Ukraine an toàn, thịnh vượng và dân chủ", Victoria Nuland, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ở châu Âu và Âu Á cho biết vào tháng 12 năm 2013. Thông báo trên đã nhận những chỉ trích.
"Phương Tây đã dành 5 tỷ USD để gây bất ổn ở Ukraine. Đây là mớ hỗn độn mà phương Tây đã dẫn đường cho Nga”, một nhà văn và nhà hoạt động Mỹ, Daniel Patrick Welch tin tưởng.
Giáo sư luật quốc tế tại Đại học Georgetown, Daoud Khairallah, cho biết có rất nhiều ví dụ về việc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
"Trung Đông là một ví dụ," ông phát biểu với hãng thông tấn RT. "Những gì được biết đến như là mùa xuân Ả Rập lại chính là phương pháp tự hủy diệt, đạt được mục tiêu chính trị thông qua việc xã hội hủy hoại chính mình."

Khá nhiều cuộc đảo chính vào hậu thế chiến thứ hai được cho là đã được Mỹ hỗ trợ, như cuộc đảo chính tại Iran vào năm 1953. Thủ tướng Mohammed Mossadegh, người tìm cách biến Iran thành một nền dân chủ đầy đủ đã bị lật đổ với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và được thay thế bằng Shah, người sau đó trở thành quốc vương cai trị tuyệt đối trong 26 năm tiếp theo.
"Đó là tiềm năng ... đưa Iran rở thành mục tiêu xâm lược của Liên Xô - vào thời điểm Chiến tranh lạnh đang ở đỉnh cao và khi Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc chiến tranh không tuyên bố tại Hàn Quốc chống lại lực lượng hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc - buộc Hoa Kỳ lập kế hoạch và thực hiện TPAJAX (tên mã của các hoạt động đảo chính)", theo tài liệu của CIA, được giải mật vào năm 2013 và được trích dẫn trong chính sách đối ngoại.
Tương tự như vậy, bàn tay ​​của Hoa Kỳ đã được nhìn thấy trong cuộc đảo chính năm 1954 ở Guatemala, ở Congo năm 1960, ở miền Nam Việt Nam năm 1963, ở Brazil năm 1964, và ở Chile vào năm 1973.
Các nước Mỹ La-tinh luôn tin mình là một mục tiêu lớn của Mỹ trong những năm qua. Có một câu nói đùa phổ biến rằng: "Tại sao sẽ không bao giờ có một cuộc đảo chính ở Hoa Kỳ? Bởi vì không có Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Washington. "
Phạm Uyên (Theo RT)