Thuộc chuyên đề: Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê
(VTC News) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.
Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen
Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.
Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báonghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.
Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.
Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.
Thi thoảng, chỉ thấy tiếng xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).
Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.
Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.
Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.
Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.
Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt.
Mấy lần họp cựu chiến binh, mọi người đều đem chuyện nhà máy xây dựng trái phép ra bàn, và đều nhất quyết yêu cầu chính quyền xã đóng cửa nhà máy. Khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng.
Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.
Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi.
Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.
Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.
Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.
Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!
Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.
Lúc sau, tôi mới biết, cụ ông Phạm Văn Áp đã cầm búa, lên dây cót tinh thần, chuẩn bị đánh kẻng báo hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện “người lạ” chở ông Lê Văn An, người trong làng, thì mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.
Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.
Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết.
Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.
Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.
Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.
Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.
Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.
Bài tới: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
Phạm Ngọc Dương
Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.
Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báonghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.
Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.
Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.
Thi thoảng, chỉ thấy tiếng xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).
Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen |
Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.
Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.
Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt.
Người dân dựng lán, lập chốt ngăn chặn nhà máy hóa chất gây ô nhiễm |
Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.
Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi.
Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.
Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.
Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.
Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!
Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.
Cụ Phạm Văn Áp thể hiện quyết tâm đối đầu với xã hội đen |
Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.
Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.
Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết.
Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.
Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.
Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.
Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.
Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.
Bài tới: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
Phạm Ngọc Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét