Trang

16 tháng 7, 2015

Một Trung Quốc đang trên đà sụp đổ


Tín Nguyễn
Liệu chúng ta đã chứng kiến một Trung Quốc đi đến giới hạn của chính nó chưa?
image: http://si.wsj.net/public/resources/images/BN-JI901_edp071_J_20150713112001.jpg
SHAKY FOUNDATIONS China’s rise is built on an increasingly reckless CCP.
Trung Quốc có nguy cơ đối diện thực sự với sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế (Ảnh của Wall Street Journal)
Đợt tăng trưởng dữ dội của Trung Quốc tưởng chừng như là không bao giờ kết thúc. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Thượng Hải cho chúng ta thấy rằng những sự tăng trưởng trong nháy mắt cũng tiềm ẩn những rủi ro của chính nó. Thái độ của thế giới về Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi, đó là quan sát Trung Quốc với những nỗi lo sợ, dù là trên phương diện kinh tế hay chính trị, thay vì xem nước này như là đầu tàu kinh tế thế giới hay một cường quốc kinh tế.
Vạch ra một chiến lược để đối phó với một Trung Quốc đang sụp đổ là một việc làm thiết thực trong bối cảnh chưa có một điều gì chắc chắn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mối nguy hiểm trong việc suy nghĩ như thế này nằm ở chỗ cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể đã tính đến trường hợp Trung Quốc sụp đổ mà điều này sẽ lại càng làm cho khu vực châu Á trở nên bất ổn hơn nữa.
Mặc dù thị trường chứng khoán Trung Quốc chiếm chưa đến 1.5% vốn ngân hàng và thấp hơn 15% tài sản của các hộ gia đình nhưng việc 1/3 tổng giá trị của chứng khoán Trung Quốc bị xóa sổ cũng là một đòn chí mạng vào niềm tin của người dân đối với kinh tế Trung Quốc.
Những khoản lãi kiếm được từ việc mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc cũng đã tụt dốc không phanh, giá trị đồng Nhân dân tệ đã giảm và các thị trường chứng khoán khác nằm trong khu vực Châu Á cũng đã rớt giá ngay sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ở Thượng Hải.
Và chất lượng của nền kinh tế Trung Quốc đang bị chất vấn một cách dữ dội. Việc tăng trưởng GDP chậm lại được biểu hiện qua số liệu chính thức từ chính phủ Trung Quốc đã nói lên sự suy giảm trầm trọng của các hoạt động sản xuất và thương mại trong nền kinh tế Trung Quốc. Khoảng nợ công khổng lồ, sự kiểm soát thị trường lao động một cách độc đoán và sự thất bại trong chính sách cải cách của Tập Cận Bình đều đưa nền kinh tế đi xuống một cách không phanh. Việc giúp Trung Quốc tham gia vào kinh tế thế giới mà cả thế giới đã thực hiện trong vòng gần 3 thập kỷ hiện nay lại biểu lộ ra những bất lợi của chính việc này.
Tuy nhiên, kinh tế chỉ là một phần của vấn đề gây nên sự sụp đổ của Trung Quốc. Những năm ròng rã phổ biến ý tưởng về một Trung Quốc như là một quốc gia duy trì trật tự thế giới đã tan thành mây khói khi quyền lợi quốc gia và những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều đi ngược lại với điều này.
Mặc dù không phải là quốc gia duy nhất đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền thông qua các hoạt động cải tạo đảo trên Biển Đông, mức độ và các tốc độ trong các dự án cải tạo đảo của Bắc Kinh lớn đến mức khó tin. Nhân dân Giải phóng Quân, quân đội chính quy của Trung Quốc, đang xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, nhằm mục tiêu bành trướng sức mạnh và đe dọa các nước láng giềng.
image: http://ichef.bbci.co.uk/news/660/media/images/82385000/jpg/_82385129_spratlys_satellite.jpg

Dự án cải tạo đảo của Trung Quốc đã chính thức đưa Trung Quốc vào thế phải chống đỡ lại các phản ứng từ đa số các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ
Ý đồ trong việc gọi là “bảo vệ” chủ quyền 12 hải lý xung quanh các đảo vừa được cải tạo của Bắc Kinh thực sự đang gây đe dọa trầm trọng đến quyền tự do hàng hải của các nước. Một vị đại sứ người Châu Á tại Washington đã cho biết rằng mục tiêu của Trung Quốc là muốn tạo ra một trật tự châu Á mới ngay trước mắt chính quyền Obama.
Ngay cả tổng thống Obama, từng tham gia vào Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế với giới chức Trung Quốc, cũng đã lên án hành động bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Không những không được nhìn nhận là một nhân tố đóng góp vào sự ổn định của Châu Á mà Trung Quốc, do chính sách bá quyền và thái độ trịch thượng, bị xem như là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn. Và điều tương tự cũng đang diễn ra trên mặt trận kinh tế, nhiều thập kỷ mà cả thế giới đã cố gắng tạo điều kiện để Trung Quốc đóng góp vai trò của mình lại gây ra hệ quả là Bắc Kinh đã có đủ khả năng tạo ra các lợi ích của nước nay nhưng những lợi ích này lại đi ngược lại với những nguyên tắc chính trị tạo ra sự tự do thương mại.
Và về vấn đề an ninh mạng, Bắc Kinh cũng không thể nào đưa ra một lời bào chữa có lý về việc lấy cắp các thông tin thương mại của những đối tác làm ăn. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra thông báo nước này đã phải hứng chịu khoảng 10 tỷ vụ tấn công an ninh mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc vào năm 2014, chiếm 40% tổng số vụ an ninh mạng mà nước này phải chịu.
image: http://cdn.static-economist.com/sites/default/files/images/print-edition/20130223_LDD002_0.jpg

Ảnh minh họa về thói quen ăn cắp thông tin mật của Trung Quốc
Trong khi đó về phần Mỹ, chính quyền Obama đã thông báo rằng ít nhất 21 triệu tài liệu về thông tin cá nhân của nhân viên chính phủ Hoa Kỳ đã bị các hacker Trung Quốc đánh cắp. Nguồn thông tin từ phía Quốc Hội Mỹ thì lại cho rằng con số lên đến 30 triệu vì nó bao gồm toàn bộ những cá nhân được phép tiếp cận những thông tin mật. Việc nhìn nhận Trung Quốc như một cộng sự là điều không thể khi chính nước này đã viết lên một trang sử mới cho hành động đánh phá an ninh mạng.
Tất cả những rủi ro từ phía Trung Quốc đều được khởi xướng từ một nhân tố quan trọng: một Đảng Cộng Sản Trung Quốc không được cải tổ nhưng vẫn nắm độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không thể ngăn được sự sụp đổ chứng khoán và đối diện với sự chống đối vì những tuyên bố chủ quyền trắng trợn và những điều này đang đặt Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tình thế nguy kịch: bị nhìn nhận như là một thành phần nguy hiểm, nội bộ bị chia rẽ và không còn khả năng giải quyết những vấn đề nội tại.
Lòng căm phẫn đối với chính sách đàn áp đối lập của ông Tập Cận Bình sẽ dẫn đến việc ngày càng có nhiều chỉ trích nhắm vào một chính quyền gây ra nhiều tai hại hơn là giải quyết được vấn đề. Điều này sẽ còn gây ra nhiều cuộc đàn áp ở Trung Quốc hoặc là sẽ thúc giục chính quyền Trung Quốc gây hấn bên ngoài để phân tán sự quan tâm của dân chúng đối với các vấn đề bên trong đất nước.
Thị trường chứng khoán của Trung Quốc có thể được bình ổn hay là xung đột về chủ quyền tại Biển Đông có thể lắng xuống trong một thời gian. Tuy nhiên, năm 2015 sẽ được xem là một năm mà thế giới chứng kiến một Trung Quốc đã đi đến giới hạn của chính mình. Câu hỏi được đặt ra là tương lai của Châu Á sẽ thay đổi ra sao khi Trung Quốc đang trên đà sụp đổ.
Nguồn: Tổng hợp từ Wall Street Journal

Read more at http://vnn360.com/mot-trung-quoc-dang-tren-bo-sup-do/#PZ5w9PJiX2O9XGbZ.99

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét