Trang

25 tháng 5, 2014

Các địa phương tiếp tục đốt ngân sách vô tội vạ

Kiểm toán nhà nước cho biết, việc ứng trả nợ thay cho các dự án được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng ngày càng tăng.

Bảo lãnh vay nợ của Chính phủ gia tăng
Theo thông tin trên tờ Thanh Niên, báo cáo của Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra rất nhiều bất cập trong quản lý chi ngân sách nhà nước khi thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012.
Theo đó, có tới 31/34 tỉnh, thành được kiểm toán vượt dự toán chi thường xuyên được Hội đồng nhân dân giao đầu năm.
Trong đó, 20/34 địa phương chi quản lý hành chính, đảng, đoàn thể có mức vượt trên 30%; trong điều hành ngân sách còn sử dụng 569 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn cải cách tiền lương, dự phòng... để bổ sung chi thường xuyên sai quy định.
Ngoài ra, việc sử dụng kinh phí sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức xảy ra phổ biến tại các địa phương.
"Một số bộ, cơ quan T.Ư và 26/34 địa phương được kiểm toán còn sử dụng sai nguồn kinh phí 1.570,72 tỷ đồng, trong đó một số địa phương sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu của T.Ư và của địa phương... để bù hụt thu ngân sách”, báo cáo nêu.
Trong năm 2013, Chính phủ cũng đứng ra bảo lãnh cho các dự án đầu tư vay của các tổ chức tún dụng, bảo lãnh trái phiếu trong nước, bảo lãnh cho cá chương trình dự án vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu.
Chính phủ đã phải đứng ra bảo lãnh cho Công ty Mua Bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC- Bộ Tài chính) phát hành trái phiếu đảo nợ thay cho Tập đoàn Vinashin hai khoản nợ: 11.000 tỷ đồng nợ các ngân hàng trong nước và 600 triệu đô la Mỹ từ các chủ nợ nước ngoài.
Trước đó, năm 2011 bên cho vay đòi chính phủ Việt Nam trả 600 triệu đôla tiền nợ bảo lãnh của Vinashin khi tập đoàn này vỡ nợ.
Kế hoạch vay, trả nợ năm 2014 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hạn mức các khoản vay bảo lãnh của chính phủ, trong đó vay trong nước là 70,492 tỷ đồng (khoảng 3.4 tỷ đôla) và nước ngoài là 2,8 tỷ đôla. Đây là mức tăng 30% so với tổng mức vay bảo lãnh 4.2 tỷ đôla trong năm 2013.
Các khoản vay này thường được ưu đãi cho khối doanh nghiệp nhà nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.
Mỗi người gánh 900 USD nợ công
Đồng hồ nợ công thế giới The global debt clock của tạp chí The Economist lúc 10h30 ngày 25/5 đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 81 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11%, chiếm 47,8% GDP. Tính trên dân số 90,668 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 900,8 USD.
Biểu đồ nợ công của Việt Nam trong 10 năm.
Biểu đồ nợ công của Việt Nam trong 10 năm.
Cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam là 17,4 tỷ USD, bình quân 211 USD mỗi người. Như vậy, chỉ trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4.
Trong khi con số công bố về nợ công của Việt Nam đang ở khoảng 90 tỷ USD nhưng thực chất, theo TS Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội nếu tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước thì nợ công đang ở khoảng 180 tỷ USD. Số nợ này gấp khoảng 4 lần thu ngân sách của Việt Nam mỗi năm.
TS Phạm Thế Anh cũng từng cho biết, theo tính toán, với 45 tỷ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỷ USD trả lãi.
Theo Hà Anh
Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét