Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông bị giết vì thói ghen ăn tức ở, tàu ngầm tự chế của doanh nhân Thái Bình chưa ra biển đã bị chê bai, trực thăng tự chế bị cười cợt...
Nếu bây giờ nhắc lại chuyện Flappy Bird, có người sẽ nói tôi “nhạt”. Nhưng chắc chắn đây là ví dụ điển hình nhất cho “giàu thì ghét mà thông minh thì bị đố kỵ”. Vừa qua, một tờ báo nổi tiếng thế giới đã đưa ra số liệu, 30% ứng dụng mới trên iPhone đều ăn theo Flappy Bird, chúng ta mới nhận ra rằng một tài năng đã "chết" oan ức như thế nào.
Chú chim Flappy Bird đã bị giết chết bởi sự đố kỵ
|
Giàu hơn người thì bị ghét, quy cho làm ăn bất hợp pháp. Nghèo lại bị người khác khinh thường, nghèo đi với hèn, còn thông minh hơn họ thì lại bị đố kỵ, xa lánh, tìm cách hãm tài. Đó chính là những tật rất xấu của người Việt.
Những người như Nguyễn Hà Đông, kỹ sư Hòa hay anh thanh niên chế tạo máy bay, đều là những tài năng và muốn cống hiến, nhưng họ lại phải đối diện với nguy cơ bị "hãm tài".
Chính cái tư tưởng gen ăn tức ở của người Việt, không muốn ai giàu hơn mình, không cho phép ai giỏi hơn mình đã vô tình khiến toàn dân tộc mãi lạc hậu.
Tôi là một người có bằng giáo sư mà còn không chế tạo được cái gì có ích thì ông thợ máy làm sao mà hơn tôi được? Tôi là tiến sĩ chế tạo còn không làm được tàu ngầm thì làm sao mà ông doanh nhân tỉnh được hơn tôi? Chính những rào cản quá lớn như vậy nên những người có tâm huyết, có tài năng đành "đắp chiếu" giấc mơ vươn ra biển lớn của mình, mãi quay về với cai ao làng đầy bon chen, đố kỵ.
Nhiều người Việt cứ tự huyễn hoặc bản thân về cái gọi là “đi tắt đón đầu”, mua công nghệ của nước ngoài và tự cho là mình tiến bộ. Trong khi đó, ngành khoa học nước nhà bao nhiêu năm vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Bằng chứng là bao nhiêu năm qua, người Việt không thể tự mình sản xuất nổi một chiếc xe hơi, trong khi nước láng giềng Campuchia đã sản xuất thành công chiếc xe công nghệ cao với giá chỉ 5.000 USD.
Chúng ta chỉ sống luẩn quẩn trong đống lý thuyết, nào là đề án, đề tài thuyết trình dài miên man nhưng không có tính thực tiễn, nghiên cứu xong lại xếp vào tủ hồ sơ. Lâu lâu lại sang nước ngoài "tham quan và trao đổi kinh nghiệm".
(Xem thêm: Nguyên nhân người Việt hay đố kỵ, 'dìm hàng' nhau )
Dư luận, nơi đặt niềm tin của những nhà sáng chế, nhiều khi cũng quay lưng với nhân tài. Flappy Bird là ví dụ điển hình của “anh hùng bàn phím”.
Thậm chí ngày thử nghiệm máy bay, thử nghiệm tàu ngầm tự chế tại Việt Nam, cũng có không ít ý kiến bàn luận rằng: Sản phẩm này chất lượng kém, sản phẩm này không bằng nước ngoài, toàn chế tạo lung tung, ăn chơi đua đòi,… những lời miệt thị thể hiện rõ sự đố kỵ của dư luận.
Chế tạo tàu ngầm, máy bay trực thăng ... ở Việt Nam là những dự án gây tranh cãi về tính khả thi, tuy nhiên trên hết nó thể hiện đam mê sáng tạo của con người. Đó là động lực khiến xã hội phát triển, nên rất cần những đóng góp mang tính xây dựng chứ không phải "ném đá".
Đông Văn (Vnexpres)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét