- Con có chị gái lấy chồng Trung Quốc qua mai mối vào năm 2011. Sau khi kết hôn một thời gian, chị con đã qua TQ sống với nhà chồng.
TIN BÀI KHÁC
Tới giờ cũng được 4 năm và có 2 cháu gái, đang mang bầu một bé nữa. Nhưng từ khi kết hôn và qua bên TQ tới giờ thì bên gia đình chồng chưa cho chị con về VN thăm gia đình con lần nào, dù gia đình bên con có xin cho chị về VN chơi. Hằng tháng bên chồng chị chu cấp tiền mua sữa cho con, còn lại thì chị con không nhận được nguồn phí sinh hoạt nào, tiền bạc đều giao cho anh trai nắm giữ (vì sống chung với gia đình anh trai chị dâu chồng). Hiện tại gia đình con muốn xin cho chị về VN, nhưng bên nhà chồng cũng không đồng ý và lấy lý do không có tiền, sợ chị con về không qua nữa.
Giờ con muốn xin luật sư tư vấn giùm con, có cách nào để chị gái con có thể về VN, nếu không có thì có thể giải quyết bằng ly hôn không? Chị gái con ít được ra ngoài và trong người cũng không có tiền vậy thì làm sao có thể làm thủ tục được?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.”
Mặt khác, nghị quyết 01/2003/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân gia đình, tại mục 2.3 phần II quy định: Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam và người nước ngoài xin ly hôn thì lưu ý một số trường hợp sau:
- Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam ký hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết. Nếu hiệp định tương trợ tư pháp không có quy định khác thì áp dụng luật hôn nhân gia đình năm 2000.
- Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam không ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì áp dụng Luật hôn nhân gia đình năm 2000.
Trong trường hợp của chị bạn thì áp dụng theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Cụ thể theo điều 104 mà chúng tôi đã nêu ở trên: Áp dụng luật hôn nhân gia đình tại Trung Quốc nếu chị bạn có nơi thường trú chung tại Trung Quốc.
Bản án, quyết định cho ly hôn của Tòa án Trung Quốc được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Điều 104 Khoản 4: “4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Ngoài ra, Điều 102 Khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng quy định: “2. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn, giải quyết các việc về nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng ký, giải quyết đó không trái với pháp luật của nước sở tại; có trách nhiệm thực hiện việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.”
Theo đó, chị của bạn có thể liên hệ tới Đại sứ quán Việt Nam hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc để được bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ hôn nhân với Công dân Trung Quốc nêu trên.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét