(GDVN) - "Người nhái Việt Nam thường tác chiến với tinh thần sẵn sàng hy sinh. Họ một khi rời khỏi tàu vũ trang hoặc tàu ngầm thì không dự định quay trở lại..."
Báo TQ ca ngợi khả năng của đặc công Việt Nam để dễ bề vu vạ?Báo TQ: "Việt Nam coi trọng dùng đặc công biến hình cho Biển Đông"Đặc công Việt khổ luyện giữa mùa Đông rét buốtChiến sĩ đặc công vùng đất đỏ bazan luyện tập
Cùng với bài viết đánh giá lực lượng đặc công người nhái của Hải quân Việt Nam, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" gần đây cũng vừa có bài viết cho rằng, Trung Quốc đã tiến hành diễn tập mọi khoa mục phải "xuất phát từ chiến đấu thực tế", trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển 2014" giữa Trung-Nga trong tháng 5 vừa qua, hai bên không chỉ tập tấn công-phòng thủ trên biển, trên không liên hợp truyền thống, ứng phó với những tình huống đặc biệt như phòng thủ bãi thả neo, mà còn tập riêng cách thức ứng phó với các cuộc tập kích của người nhái.
Đặc công nước Việt Nam (ảnh tư liệu) |
Theo bài báo, "40% tổn thất chiến tranh trên biển trên thế giới xảy ra ở bãi thả neo". Trong diễn tập Trung-Nga, chính ủy tàu hộ vệ tên lửa Liễu Châu số hiệu 573 Type 054A là Trương Lập Tùng cho biết: "Sự kiện Trân Châu Cảng là trường hợp thất bại phòng thủ bãi thả neo điển hình".
Theo lời Trương Lập Tùng, một bình luận viên quân sự của TQ: "Bãi thả neo sở dĩ quan trọng có ít nhất 4 nguyên nhân: Trước hết, bãi thả neo gần đất liền, hạm đội lúc này thường đi đường thẳng, tính cơ động khá kém, dễ bị phục kích. Thứ hai, tàu từ khi nhổ neo đến khi cơ động thường mất ít nhất 20 phút, trong thời gian này tàu chiến tương đối đứng im, hầu như trở thành bia ngắm.
Đặc công nước Việt Nam (ảnh tư liệu) |
Thứ ba, khi đối phương dùng tàu nhỏ hoặc người nhái để tấn công thì đây là những mục tiêu quá nhỏ, không dễ sử dụng biện pháp kỹ thuật để phát hiện. Thứ tư, sau khi tàu chiến vào bãi thả neo, độ cảnh giác của binh sĩ kém nhất, điều này giống với đạo lý lực lượng lỏng lẻo nhất khi ra lệnh thu binh thời cổ đại".
Báo của TQ cho biết: "Tối ngày 22 tháng 5/2014, sau khi hạ đạt mệnh lệnh diễn tập phòng thủ bãi thả neo, vài nhóm nhỏ tác chiến đặc biệt trên tàu hộ vệ Liễu Châu đã chạy đến các vị trí chiến đấu.
Từ khi có tiếng cảnh báo chiến đấu đến khi vào vị trí chiến đấu, thời gian không hơn 1 phút. Các nhóm nhỏ tác chiến đặc biệt được trang bị súng ngắm, thiết bị nhìn đêm hồng ngoại và dụng cụ truyền tin bảo mật, nắm bắt cẩn thận bất cứ dấu hiệu áp sát nào của người nhái và bảo đảm "bắn chết" trong thời gian đầu tiên.
Trương Lập Tùng cho rằng: "Nhóm nhỏ tác chiến đặc biệt chỉ là một trong nhiều thủ đoạn để phòng thủ bãi thả neo". "Toàn bộ phòng thủ là lập thể, toàn phương vị, chẳng hạn nói cấp cảnh giới hạm đội ở trạng thái phòng thủ bãi thả neo thậm chí cao hơn quá trình hành quân; các biện pháp phòng thủ trên bờ biển và trên không sẽ tìm kiếm tàu ngầm tầm xa để cảnh giác phóng thích người nhái; xung quanh bãi thả neo sẽ vẽ ra ranh giới đỏ, không cho phép bất cứ tàu thuyền bên ngoài nào đến gần, bởi vì tàu cá vũ trang một số nước rất giỏi dựa vào đó để tập kích hoặc đến gần thả người nhái".
Đặc công nước Việt Nam (ảnh tư liệu) |
Bài báo dẫn lời một chuyên gia hải quân giấu tên cho rằng, trang bị kỹ thuật của người nhái Mỹ tốt nhất, còn người nhái Việt Nam lại là nhân viên vũ trang có cường độ huấn luyện lớn nhất, ý chí kiên định nhất trong các nước Đông Nam Á:
"Người nhái Việt Nam thường tác chiến với tinh thần sẵn sàng hy sinh. Họ một khi rời khỏi tàu vũ trang hoặc tàu ngầm thì không dự định quay trở lại những phương tiện này, hoặc là hy sinh hoặc luồn sâu tác chiến độc lập sau lưng địch".
Vì vậy, đối phó với các cuộc tập kích, tấn công của người nhái không thể chỉ dựa vào nhóm nhỏ bắn tác chiến đặc biệt trên tàu, "quyết không cho phép tàu cá vũ trang vượt qua ranh giới đỏ của bãi thả neo, phải tiêu diệt trước khi vượt qua. Ngoài ra, dùng bom gây chấn động đối phó với người nhái sẽ có hiệu quả hơn".
VIỆT DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét