Trang

28 tháng 12, 2014

Đường sắt trên cao: Quá chậm, quá nguy hiểm!

(Người Việt) - Người Mỹ có phim “Quá nhanh, quá nguy hiểm” nhưng dự án đường sắt trên cao của Hà Nội chậm như rùa mà vẫn quá nguy hiểm.

a
Chiếc xe taxi bị khối sắt thép đè bẹp dúm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Giả dụ các nhà làm phim Hollywood mà sang Hà Nội làm phim chắc cũng phải chào thua tiến độ chậm kỷ lục của dự án đường sắt trên cao Hà Đông-  Cát Linh. Tính đến nay, dự án này đã chậm tiến độ gần 2 năm trời, đội giá thành thêm 399 triệu USD trong khi tổng vốn ban đầu là 552 triệu.
Cứ tưởng chậm mà chắc nhưng đâu có phải. Ngày 6-11-2014,  một thanh sắt nặng cả tạ rơi từ công trường trên cao xuống, đè chết 1 người và làm bị thương 3 người đi đường.
Ngày 28-12, tức là chỉ hơn 1 tháng sau, giàn giáo trên cao đoạn Trần Phú (Hà Đông) lại đổ xuống, trùm kín 1 chiếc xe taxi bên trong có chở 3 người, may mà cả tài xế và khách đều có thời gian thoát ra trước khi xe bị khối thép đè bẹp dúm.
Nghe chuyện mà hãi hùng. Tại sao lại có kiểu sản xuất mất an toàn và đùa cợt với tính mạng người dân đến thế? Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định sau tai nạn chết người hồi tháng 11, dự án sẽ an toàn, rất an toàn, ngay cả khi đưa vào vận hành sau này.
Và bây giờ thì mọi chuyện là như thế đấy.
Một dự án đường sắt chậm như rùa, đẩy người dân vào sự khổ ải vì tắc đường đã bao năm nay, giờ còn mang đến sự hiểm nguy rình rập trên đầu không biết chết lúc nào như vậy, trách nhiệm thuộc về ai?
Không có ở đâu mà đại công trường xây dựng lại hòa lẫn vào hệ thống giao thông huyết mạch của thành phố có số dân đông đến hơn 7 triệu người như dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Không có ở đâu mà tai nạn xảy ra liên tục, đùa với tính mạng người dân như trò chơi mà công trường vẫn được tiếp tục làm như vậy.
Còn nhớ ngay sau vụ tai nạn chết người xảy ra lần trước, Cục  Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông Bộ GTVT mới mau mắn cho biết: Tai nạn kiểu này đã được đoàn kiểm tra chúng tôi cảnh báo trước rồi, ra văn bản nhắc nhở rồi.
Than ôi, chẳng hiểu các vị cảnh báo với nhắc nhở nhau thế nào, tai nạn chết người đã xảy ra, và chẳng hiểu các vị rút kinh nghiệm thế nào mà bây giờ tai nạn suýt chết người lại tiếp tục xảy ra. Dân chúng tôi mà tin vào cái sự rút kinh nghiệm của các vị, chắc có ngày bó chiếu.
Sau tai nạn sập giàn giáo, hàng loạt nhân sự các vị trí liên quan đã bị đình chỉ công tác, một vị Thứ trưởng Bộ GTVT đã có mặt để xử lý hậu quả, còn không biết ông Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ nói gì?
Còn ai dám tin dự án này rồi sẽ không có tai nạn xảy ra? Đường thì dân vẫn phải đi lại hàng ngày, vì không còn cách nào khác, nhưng chẳng may, nói dại, nếu có chết người tiếp thì các vị cũng đến rút kinh nghiệm với nhau là cùng chứ gì?
Liệu có ai chấp nhận nổi cái kinh nghiệm được rút ra bằng máu và tính mạng của người dân vô tội đi đường như thế không?
Không thể đùa cợt với tính mạng người dân nữa. Đề nghị ông Bộ trưởng Bộ GTVT cho dừng toàn bộ công trình, kiểm tra lại mọi khâu, xử lý nghiêm những bộ phận yếu kém và phải nhận trách nhiệm cá nhân vì tai nạn liên tục xảy ra ở dự án này. Chúng tôi quá chán những lời hứa hẹn suông rồi.
Một dự án được làm từ tiền thuế của dân, nhưng chỉ toàn phiền hà, khổ ải và chết người, thương tật. Một dự án quá tốn kém, chậm trễ, gây ra biết bao bức xúc mà đến khi vận hành cũng không ai dám chắc liệu có tai nạn nào nữa không.
Chọn nhà thầu Trung Quốc vì họ bỏ thầu giá rẻ, nhưng đến khi tiến hành dự án thì chậm tiến độ, đội giá thành gần gấp đôi, thi công ẩu gây tai nạn liên tục, dân phải trả giá bằng tính mạng mình khi lưu thông trên đường, vậy thì rẻ ở đâu?
Những chắp vá, tốn kém, nhuôm nhoam, nguy hiểm rồi sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nếu những cái đầu của những vị trí có quyền quyết định các dự án lớn nhìn không qua được chữ “lợi” mà họ có được khi đặt bút ký vào dự án.
Đó mới chính là mối nguy hiểm tột cùng cho nhân dân và cho đất nước.
  • Mi An

Một người Singapore ‘khỏe’ bằng 18 người Việt

 Năng suất của Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể không đáng ngại. Điều lo lắng nhất là năm 2015, Việt Nam hội nhập sâu hơn trên nền tảng năng suất nền kinh tế còn quá thấp.

Năng suất thấp: Sức ép từ chính mình
Báo cáo của Tổng Cục thống kê cho biết, năng suất lao động xã hội năm 2014 của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động, tức khoảng 3.515 USD/lao động. Con số này tăng 4,3% so với năm 2013.
Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng có năng suất cao nhất, đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần mức năng suất chung của toàn bộ nền kinh tế. Kế đến là khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất, chỉ đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế.
CPI, lạm-phát, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, giá-điện, giá-than, giá-vàng, giá-đô, ô-tô
Đào tạo và kỷ luật kém khiến năng suất lao động thấp.
Nhìn tổng thể từ năm 2005 đến nay, năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục tăng, bình quân tăng 3,7%, thu hẹp khoảng cách so với năng suất lao động trong khu vực.
Song, theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, năng suất của Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc.
Năng suất của các nhân tố tổng hợp có cải thiện, nhưng chậm và thấp hơn nhiều nước. Tỷ lệ năng suất tổng hợp đóng góp vào GDP không cao, thậm chí còn âm, ví dụ giai đoạn 2001-2005 là hơn 11%, 2006-2010 là âm 4,6%, giai đoạn 2011-2013 là 23,6%.
Lý giải nguyên nhân, ông Lâm cho biết, do tỷ trọng lao động của Việt Nam trong khu vực nông thôn, nông lâm thủy sản còn cao, chất lượng, trình độ lao động thấp, hiệu quả đào tạo còn kém.
Đặc biệt, trình độ máy móc thiết bị trong các DN của Việt Nam ở mức thấp, điển hình như ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo, có tới 88% DN chỉ có công nghệ thấp và trung bình. Ngoài ra, năng suất thấp còn do trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng lao động của các DN Việt Nam rất hạn chế.
Ông Lâm phân tích, đây sẽ là yếu tố bất lợi khi từ năm 2015, Việt Nam càng hội nhập sâu rộng hơn, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác.
Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn. Tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP các năm cho thấy, độ mở kinh tế năm 2012 là 142,3% GDP, năm 2013 là 150,5% GDP, năm nay là 156,6% GDP. Đó chỉ là cách tính dựa trên số liệu về xuất nhập khẩu hàng hoá, nếu có xuất nhập khẩu dịch vụ thì độ mở nền kinh tế còn cao hơn.
Sức ép của thị trường và các cam kết hội nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các DN sản xuất năng lực yếu.
Phá sản nhiều nhưng tỷ lệ DN sống vẫn cao
Công bố tình hình sức khoẻ doanh nghiệp hôm 27/12, Tổng Cục Thống kê cho biết, mặc dù doanh nghiệp chưa hẳn đã thoát khỏi khó khăn, nhưng vẫn có tín hiệu tích cực bởi số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng hơn so với năm 2013.
Cụ thể, cả nước đã có 74.842 doanh nghiệp được thành lập mới trong năm nay với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số DN và tăng 8,4% về vốn. Quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013.
CPI, lạm-phát, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, giá-điện, giá-than, giá-vàng, giá-đô, ô-tô
Công nghệ lạc hâu, cải thiện năng suất chậm.
Số DN quay trở lai hoạt động cũng đã tăng 7,1%, với 15.419 DN hồi phục.
Tuy nhiên, số DN đang hấp hối vẫn khá cao, khi cả năm ghi nhận 67.823 DN buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động, chờ đóng mã số.
Trong đó, 11.723 DN đã đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn, 46.599 DN ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký.
Còn lại, 9.501 DN đã hoàn toàn phá sản, giảm 3,2% so với năm trước.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống lưu ý, khoảng 93,7% số DN đã làm thủ giải thể trên chỉ có quy mô nhỏ, dưới 10 tỷ đồng. 70% trong số đó thuộc khu vực dịch vụ có hàm lượng công nghệ thấp. Cụ thể như lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm hơn 38%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 4,8%, dịch vụ việc làm, cho thuê máy móc, thiết bị, hỗ trợ khác chiếm 5,2%.
"Đặc biệt, nếu xét về tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp, tức chênh lệch giữa DN thành lập mới và DN phá sản, giải thể thì tình hình này ở Việt Nam là không đáng ngại", ông Lâm nói.
Ví dụ, năm 2012, ở Anh có 270 ngàn DN được thành lập và 255 ngàn DN rút khỏi nền kinh tế. Sau 3 năm, tỷ lệ tồn tại DN ở Anh là 70%.
Tại Mỹ, tỷ lệ tồn tại DN sau 5 năm hoạt động là 50%. Ở New Zealand, sau 4 năm 2010-2013, số DN rút khỏi nền kinh tế lớn hơn DN thành lập.
EU cho biết, số DN được sinh ra và chết đi là tương đương. Năm 2009, tổng số DN ra khỏi nền kinh tế của 26 quốc gia trong khu vực này còn lớn hơn cả số DN được sinh ra. Tỷ lệ sống của DN sau 5 năm chỉ đạt 46%.
Trong khi đó, ở Việt Nam, với 500 ngàn DN đang hoạt động trên tổng số 800.000 DN đã đăng ký thành lập thì tỷ lệ tồn tại trên 60%. Tỷ lệ sống của DN Việt Nam vẫn cao so với các nước.
Ông Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận, sàng lọc, đào thải là quy luật của nền kinh tế thị trường, trong đó, những DN yếu kém sẽ ra đi, thay vào đó là những DN mới, mạnh hơn, có ý tưởng, hoạt động chất lượng tốt hơn. Ở góc độ nào đó, giải thể, phá sản DN chính là một cuộc thanh lọc làm sạch môi trường kinh doanh, giúp tái cấu trúc nền kinh tế liên tục để có sự phát triển bền vững.
Phạm Huyền

Trung Quốc 'lật bài ngửa' với Mỹ

 - Năm 2014, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, TQ đã không còn "ẩn mình chờ thời" mà chuyển sang "chủ động tấn công, sẵn sàng thử lửa, chấp nhận xung đột", không ngại ngần bày tỏ tham vọng thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ tiến tới thế chân Mỹ trong khu vực.

Năm qua có thể được nhớ tới như một trong những năm sôi động nhất trong lịch sử TQ. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tạo dựng được vị trí và quyền lực ở trong cũng như ngoài nước nhanh hơn mọi nhà lãnh đạo TQ khác trong nhiều thập kỷ.
TQ, Tập Cận Bình, Biển Đông, Mỹ, tham nhũng, chủ quyền
Ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị APEC diễn ra ở Bắc Kinh năm nay. Ảnh: Getty Images
Chiến dịch chống tham nhũng của ông chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, cũng không hề có ý định dừng lại trong mục tiêu bắt cả hổ lẫn ruồi. Ông Tập cũng trở thành nhà lãnh đạo TQ công du nhiều nhất. Trong những chuyến đi ấy, ông không ngừng tuyên bố về vai trò của TQ như một cường quốc chủ chốt về an ninh và kinh tế sau nhiều năm Mỹ chiếm ưu thế trong khu vực.
Ông đã nói với thế giới rằng "con rồng ngủ" đã tỉnh thức và không ngại ngần giấu giếm ý định của TQ trong việc tìm kiếm, sắp xếp, định hình một trật tự thế giới mới. 
Tìm kiếm trật tự mới
Trên bình diện quốc tế, trong hầu hết cả năm 2014, ông Tập Cận Bình đã tìm cách làm sống lại một khái niệm mà Nhật từng tuyên bố 7 thập niên trước đây khi nước này ở vị trí đế quốc muốn áp đặt ý chí với khu vực. Đó là "Châu Á của người châu Á".
Khi lần lượt nắm giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng nhất đất nước, ông Tập Cận Bình đã liên tiếp nhắc đến cụm từ “giấc mơ Trung Hoa” như là biểu hiện mạnh mẽ cho quyết tâm tạo dựng một TQ lớn mạnh dẫn đầu thế giới, kể cả về quân sự.
Năm 2014, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, TQ đã không còn "ẩn mình chờ thời" mà chuyển sang "chủ động tấn công, sẵn sàng thử lửa, chấp nhận xung đột", không ngại ngần bày tỏ tham vọng thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ tiến tới thế chân Mỹ trong khu vực.
TQ sẵn sàng đối đầu và khiêu khích các đồng minh lâu năm của Mỹ như Nhật Bản, Philippines. Họ đã triển khai một chiến dịch nhất quán, lâu dài nhằm đưa ra các phương án thay thế các cơ chế quốc tế hiện hành ở trong và ngoài khu vực châu Á. Bắc Kinh không ngại ngần tận dụng sức mạnh kinh tế để thách thức các tổ chức đa phương mà bấy lâu nay do phương Tây dẫn dắt.
Mùa hè năm nay, Bắc Kinh chủ trì ký kết một Thỏa thuận với Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi (nhóm BRICS) nhằm thiết lập một tổ chức tài chính thách thức với Quỹ Tiền tệ quốc tế. Vào tháng 10, TQ khai trương Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á với số vốn là 50 tỷ USD, một tổ chức tương tự như Ngân hàng Thế giới. Mới đây, ông Tập đã tuyên bố sẽ chi 40 tỷ USD để khôi phục các tuyến thương mại "con đường tơ lụa" trước kia nhằm phát triển khu vực.
Trong tháng 5, tại hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á, ông Tập đã có bài phát biểu nhấn mạnh: "Người dân châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của châu Á và bảo vệ an ninh châu Á".
Bền bỉ chống tham nhũng
Ở trong nước, sự bền bỉ và mạnh tay của ông Tập cùng đội ngũ chống tham nhũng đã gây ngạc nhiên. Ban đầu, giới quan sát trong và ngoài nước cho rằng ông chỉ dùng chiến dịch để thanh trừng các đối thủ chính trị cũng như củng cố quyền lực giống như nhiều người tiền nhiệm thường làm. Một số khác lại lập luận ông làm điều này để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thực thi kế hoạch cải tổ.
Nhưng chiến dịch hiện tại hoàn toàn khác biệt. Mọi dấu hiệu cho thấy, ông Tập cực kỳ nghiêm túc và coi trọng sứ mệnh của mình. Ông tin rằng, tham nhũng trở nên rất sâu rộng, có thể xói mòn, thậm chí làm sụp đổ nhà nước cũng như đảng cầm quyền. Ông Tập dường như tin tưởng mãnh liệt rằng, nếu không "làm sạch" hệ thống, TQ không thể đạt được cái gọi là "giấc mơ TQ".
Có nhiều dự đoán về những ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm 2015.
Với quốc nội, đầu tiên và quan trọng nhất có lẽ sự không khoan dung trong chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có trong tiền lệ. Trong vòng hai năm, hàng chục ngàn quan chức đã bị điều tra, bắt giữ, trong đó có những "con hổ" lớn như Chu Vĩnh Khang - cựu Bộ trưởng Công an hay Từ Tài Hậu - cựu phó chủ tịch Quân ủy TƯ.
Ưu tiên thứ ba đó là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ổn định kinh tế có thể là một ưu tiên khác nhưng không chiếm quá nhiều phần trong chương trình nghị sự của ông Tập năm 2015. Trong năm nay, ông từng nhấn mạnh tỉ lệ tăng trưởng chậm hơn là chuyện bình thường.
Với quốc tế, thời điểm cuối năm có một số tín hiệu cho thấy TQ như đang "mềm hơn" trong chính sách đối ngoại. Có vẻ như lời của chuyên gia Darren Lim thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc: “Nếu muốn lãnh đạo, TQ phải thuyết phục được các nước láng giềng là an ninh của họ không bị đe dọa” đang được Bắc Kinh thử nghiệm thận trọng.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tại hội nghị TƯ cuối tháng 11 bàn về đối ngoại, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, quan hệ đối ngoại dưới sự lãnh đạo của ông cần mang "đặc sắc TQ, hành xử TQ và quan điểm TQ". Nghĩa là, TQ dưới thời ông Tập đã chuyển sang một tư thế khác, tư thế chủ động định hình môi trường của riêng họ.
Nghĩa là, dù bằng sức mạnh "mềm" hay "cứng", đối nội hay đối ngoại, một TQ của 2015 sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng táo bạo là thiết lập trật tự quốc tế mới thách thức vai trò dẫn đầu của Mỹ.
Thái An

Canada bỏ phiếu đóng cửa Viện Khổng Tử

(LĐ) - SỐ 255 VĨNH NGUYÊN -
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm một Viện Khổng Tử ở Chicago (Mỹ) năm 2011.Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm một Viện Khổng Tử ở Chicago (Mỹ) năm 2011.
Khu vực giám sát trường học lớn nhất ở Canada đã bỏ phiếu về việc cắt đứt với Viện Khổng Tử của Trung Quốc. Trước đó nhiều trường đại học ở Mỹ cũng đã làm vậy. Một giáo sư cho rằng Viện Khổng Tử đang được nhìn nhận như chủ nghĩa đế quốc về văn hóa của nước này.

Ngày 30.10, các ủy viên của Hội đồng Trường học khu vực Toronto (TDSB) - nơi giám sát các trường học công với 232.000 học sinh - đã tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử của Trung Quốc, sau khi các phụ huynh, giáo viên và học sinh phản đối bất kỳ sự liên quan nào của Chính phủ Trung Quốc vào các trường học ở Canada. Là một cơ quan phi lợi nhuận do Chính phủ TQ tài trợ, Viện Khổng Tử đã được hy vọng là cầu nối trao đổi văn hóa và ngôn ngữ, nhưng TDSB đã nhận thấy “mối quan hệ đối tác này không phù hợp với các giá trị của cộng đồng” - như lời ủy viên TDSB Pamela Gough phát biểu.
Cho dù chỉ vài ngày nữa là tới chuyến thăm của Thủ tướng Canada Stephen Harper tới Bắc Kinh và hành động nói trên sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng, song TDSB vẫn tiến hành cuộc bỏ phiếu.
Trước đó, tại Mỹ, đầu tháng 10 vừa qua, Đại học Tổng hợp bang Pennsylvania đã chấm dứt mối quan hệ kéo dài 5 năm với Viện Khổng Tử với lý do khác biệt giữa hai bên. Đại học Tổng hợp Chicago cũng cắt đứt quan hệ với viện này hồi tháng 9.
Trong bài viết với tựa đề “Trung Quốc có phạm tội chủ nghĩa đế quốc văn hóa” trên CNN hôm 21.10, ông Tao Xie - giáo sư khoa học chính trị tại Trường Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Nghiên cứu nước ngoài Bắc Kinh - cho biết, “đến cuối năm 2013, đã có 440 Viện Khổng Tử và 646 lớp học Khổng Tử ở 120 nước. Kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên ở Hàn Quốc năm 2004, con số này thực sự là “bước đại nhảy vọt” về văn hóa nhằm vào người nước ngoài” - Giáo sư Tao Xie viết.
Tuy nhiên, ông Tao Xie nhấn mạnh: “Cho dù giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ là một ý tưởng tốt, song các nỗ lực ồ ạt khi làm như vậy qua Viện Khổng Tử đã đem lại ấn tượng rằng TQ đang thực hiện một chiến dịch về hệ tư tưởng trên toàn cầu”.
Bài viết của ông Tao Xie cho biết: “Các quan chức TQ có vẻ quan tâm đến quan điểm cho rằng, mặc dầu TQ đã sở hữu sức mạnh cứng đáng sợ - về mặt kinh tế và quân sự - song họ sẽ không được xem là một cường quốc toàn cầu thực sự giống như Mỹ, cho tới khi họ sở hữu cả sức mạnh mềm cũng to lớn như vậy.
Các yếu tố của sức mạnh mềm TQ thường được người nước ngoài nhắc tới là Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, gấu trúc, võ kung fu, và Nhà hát Bắc Kinh. Nhưng ngoại trừ gấu trúc, thì tất cả những thứ còn lại đều là sản phẩm văn hóa của TQ cổ. Cái TQ thực sự thiếu không phải là văn hóa, mà là văn hóa hiện đại để có thể giao tiếp với người dân trên khắp thế giới”.
Ông Tao Xie cũng nhận ra rằng, việc thúc đẩy Viện Khổng Tử đã gây nhiều tranh cãi và bị xem là “dấu hiệu của chủ nghĩa thực dân văn hóa của một TQ đang lên”.
Với cái nhìn từ trong nước chiếu ra nước ngoài, ông Tao Xie nhận xét: Một số giá trị cốt lõi của Khổng giáo - chẳng hạn như sự quan trọng vượt bậc của nhà nước so với cá nhân, một xã hội thứ bậc, sự sùng bái chính quyền - tất cả đều không khớp với những xu hướng đang nổi trội của thế giới hiện đại.
Ông Tao Xie cũng cho rằng, cốt lõi của sức mạnh mềm của TQ là phải hiện đại hóa nền văn hóa thay vì tiếp thị di sản văn hóa cổ của họ. Sự hiện đại hóa văn hóa đó bao gồm không chỉ các sản phẩm văn hóa hấp dẫn hơn và sự đổi mới kinh doanh, mà còn là cải cách cơ bản trong các cơ quan chính trị của TQ. Ông Tao Xie còn viết, các nhà lãnh đạo TQ nên ít lo ngại về việc có ít sức mạnh mềm ở nước ngoài hơn, mà nên chú trọng hơn đến việc xây dựng một xã hội công bằng, tự do và thịnh vượng trong nước.
Các quan sát khác cho rằng, Viện Khổng Tử gây lo ngại ở nhiều nước không chỉ vì “ấn tượng” mà công việc của viện này tạo ra, như trong cách nhìn của Giáo sư Tao Xie. Reuters cho biết, việc đóng cửa ở Mỹ và Canada là do lo ngại Viện Khổng Tử đã hạn chế tự do học thuật, giám sát sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài và quảng bá các mục đích chính trị của Trung Quốc.

27 tháng 12, 2014

VN phát hành thêm 1 tỷ đôla trái phiếu


  • 27 tháng 12 2014
Số trái phiếu mới sẽ được phát hành ra thị trường vốn quốc tế với mục đích tái cơ cấu nợ công, theo Bộ Tài chính Việt Nam
Việt Nam sắp phát hành thêm một tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, Bộ Tài chính nước này cho biết.
Thông tin trên được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đưa ra tại một hội nghị hôm thứ Tư, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
"Sắp tới, nếu không có gì thay đổi, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phát hành thêm 1 tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế với kỳ hạn 10 năm nhằm tái cơ cấu nợ công", ông Dũng được dẫn lời nói.
Trước đó, hồi tháng 11, chính phủ cũng đã phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu ra thị trường quốc tế, cũng với kỳ hạn 10 năm và lãi suất cố định 4,8% một năm.
Mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ của Việt Nam được Moody's đánh giá là B1 và được Standard & Poor's xếp vào hạng BB-, với triển vọng ổn định.
Ông Dũng không đưa ra mốc thời gian cụ thể cho lần phát hành trái phiếu tới.
Hà Nội từng huy động 750 triệu đôla thông qua phát hành trái phiếu chính phủ vào năm 2005.
Số trái phiếu này sẽ đáo hạn vào năm 2016. Tuy nhiên, do Vinashin được cho vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ.
Trong năm 2010, Hà Nội tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 6,75%/năm.
Số tiền này sau đó được cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines vay lại.

Bảo đảm an toàn nợ công

Việt Nam sẽ không vay nợ ngắn hạn từ nước ngoài với lãi suất cao để cân bằng ngân sách trong năm 2015, ông Dũng được dẫn lời nói.
Nguyên nhân của quyết định trên là để đảm bảo nợ công ở mức an toàn, ông cho biết thêm.
Trước đó, trong một báo cáo trước Quốc hội hôm 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết nợ công sẽ tăng đến 60,3% đến cuối năm 2014, cao hơn mức 54,2% hồi năm ngoái, nhưng vẫn nằm trong mức cho phép.
Nợ nước ngoài được dự đoán là sẽ tăng lên 39.9% so với GDP vào cuối năm 2014, cao hơn so với mức 37,3% năm ngoái, theo một báo cáo của chính phủ.
Mức này được dự đoán là sẽ tăng đến 64,9% vào năm 2016 trước khi giảm xuống còn 60,2% vào năm 2020.

Biển Đông 2015: Tướng TQ và Mỹ tuyên bố

(Quan hệ quốc tế) - Nhiều tướng lĩnh Trung Quốc tuyên bố hùng hồn bộc lộ tham vọng không dừng lại của nước này, dự báo làm nóng tình hình Biển Đông 2015.

Tướng lĩnh Trung Quốc tuyên bố gì?
Hàng loạt tướng lĩnh quân đội Trung Quốc vừa được bổ nhiệm chức vụ mới. Theo các trang mạng Trung Quốc ngày 26/12, kế tiếp Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc, Viện khoa học quân sự thay "2 quan chính" (tư lệnh, chính ủy), Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cũng vậy.
Ngày 25/12, trong hoạt động thăm hỏi tại hải quân dịp tròn 6 năm hộ tống vịnh Aden, nguyên Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt, nguyên Chính ủy Vương Đăng Bình lần lượt xuất hiện với tư cách là Phó tư lệnh và Phó chính ủy Hải quân.
Theo đó, khi Tưởng Vĩ Liệt làm chỉ huy biên đội đã phát biểu, cho rằng hạm đội là một lực lượng chiến lược quan trọng để làm cái gọi là "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển, củng cố tuyến đường chiến lược Biển Đông, duy trì ổn định tình hình Biển Đông, nhiệm vụ nặng nề, sứ mệnh quang vinh, trách nhiệm to lớn".
Tưởng Vĩ Liệt
Tưởng Vĩ Liệt
Tưởng Vĩ Liệt tuyên bố những lời lẽ hùng hồn, bộc lộ tham vọng không dừng lại của Trung Quốc, dư luận không thể không lưu tâm đó là: "Chúng ta cần luôn kiên định niềm tin ở Biển Đông, cùng chung vinh quang và nhục nhã, đồng lòng đồng đức, hết trách nhiệm, quên mình với Biển Đông; luôn nhớ kỹ sứ mạng thiêng liêng canh giữ Biển Đông, tập trung đánh thắng, khổ luyện, sẵn sàng súng ống, lấy võ công để ngăn chặn chiến tranh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền lợi biển quốc gia; luôn cố lập công ở Biển Đông, trăn trở và giành vinh quang ở Biển Đông, bằng trung thành và phấn đấu để giành được giấc mơ 'xây dựng quân đội mạnh'".
Bên cạnh đó, Lưu Minh Lợi thay thế Miêu Hoa làm Chính ủy Hải Quân cũng hùng hồn tuyên bố về Biển Đông. Tháng 10/2012, Phó chính ủy Hạm đội Nam Hải kiêm chính ủy lực lượng hàng không Lưu Minh Lợi từng viết bài trên trang mạng “Xây dựng Đảng”, bài viết có tên là "Trung thành thực hiện sứ mệnh, bảo đảm an ninh lãnh hải".
Ông ta viết: "Lực lượng hàng không Hạm đội Nam Hải là lực lượng bay đảm đương nhiệm vụ tác chiến phòng không lãnh thổ vùng biển Biển Đông và Hải Nam" (trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam).
"Những năm gần đây, chúng ta xem xét sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước cùng sứ mệnh được giao, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi chủ nghĩa xã hội, đi sâu xây dựng quan niệm giá trị cốt lõi của quân nhân cách mạng đương đại, tiếp tục tăng cường nền tảng tư tưởng binh sĩ giương cao ngọn cờ xây dựng tinh thần, đã thúc đẩy nâng cấp tổng thể sức chiến đấu cho bộ đội, đã xuất sắc hoàn thành một loạt nhiệm vụ quan trọng như tuần tra trên biển-trên không, duyệt binh quốc khánh, hộ tống biển xa, diễn tập quân sự liên hợp".
Ông ta cũng đề xuất 3 điểm kiến nghị gồm phát huy truyền thống, tôi luyện tinh thần chiến đấu, lãnh đạo đi đầu nêu gương nhằm thực hiện tham vọng bá quyền biển đảo.
Biển Đông sẽ là điểm nóng năm 2015?
Theo Hội đồng các mối quan hệ nước ngoài (CFR) của Mỹ tại Washington, tranh chấp hàng hải trên Biển Đông là 1 trong 10 cuộc giao tranh mà Mỹ ưu tiên ngăn chặn trong năm 2015.
Trong khi đó, Trung tâm Hành động ngăn chặn thuộc CFR đã nâng từ mức thấp lên trung bình trong thang độ khả năng các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông leo thang thành xung đột.
CFR cho rằng hiệp ước quốc phòng giữa Washington và Manila có thể dẫn tới một cuộc chiến giữa Trung Quốc – Philippines liên quan tới hoạt động khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên tại Bãi Cỏ Rong hoặc các ngư trường tại bãi cạn Scarborough.
Chính việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đông Nam Á không thể giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thông qua con đường ngoại giao, rất có thể làm mất đi giá trị của các quy định quốc tế trong việc kiểm soát tranh chấp hàng hải và tạo ra cuộc đua vũ trang bất ổn trong khu vực, CFR nhận định.
Tàu tuần tra bờ biển BRP Pampanga của Philippines đối mặt với 4 tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012.
Tàu tuần tra bờ biển BRP Pampanga của Philippines đối mặt với 4 tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012.
Hãng tin Bloomberg ngày 17/12 cũng đưa ra các dự báo điểm nóng trên thế giới năm 2015, từ đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và láng giềng quanh chủ quyền các quần đảo tranh chấp đến căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Đông Âu, Trung Đông...
Theo Bloomberg, những điểm nóng tiềm tàng ở châu Á có thể là bùng nổ sự đối đầu giữa hải quân Trung Quốc với ngư dân trên Biển Đông, máy bay Trung Quốc và Nhật Bản đụng độ trên khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Sự leo thang đụng độ này sẽ lôi kéo các đồng minh vào, và châm ngòi cho căng thẳng về chủ nghĩa dân tộc.
Không có nơi nào trên thế giới đang có nguy cơ đối đầu giữa các nước như ở các vùng biển quanh Trung Quốc, nơi có các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới.
Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc cũng ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông bằng việc tung ra bản đồ đường 9 đoạn (đường lưỡi bò), ôm hết cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Những yêu sách hung hăng về chủ quyền trên biển của Trung Quốc có thể diễn tiến xấu đi. Trung Quốc đang quyết tâm mở rộng chủ quyền trên biển và luôn có nguy cơ xảy ra sự cố về hải quân với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines khi tình hình leo thang ngoài tầm kiểm soát", ông Philippe Moreau-Defarges, Viện Quan hệ quốc tế Pháp tại Paris bình luận.
Tuyết Minh (Tổng hợp GDVN/ĐVO)

Sập giàn giáo đường sắt trên cao, ô tô bị đè bẹp

 - Vào sáng sớm ngày 28/12 đã xảy ra vụ sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội khiến một xe ô tô bị vùi.

Hình ảnh nóng về vụ sập giàn giáo tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội sáng 28/12.
* NHẤN F5 ĐỂ LIÊN TỤC CẬP NHẬT...
14h29:
Chiếc xe taxi bì vùi lấp đã được đội cứu hộ kéo ra bên ngoài.
13h00:
Thứ trưởng Bộ GVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý đường sắt vì để xảy ra sự cố này.
Liên quan đến vụ việc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, nguyên nhân dẫn tới sự cố là do giàn giáo bị dịch chuyển khi đổ bê tông, mất khả năng chịu lực dẫn đến sập hệ thống sàn.
Theo ông Trường, việc khắc phục sự cố đang được triển khai khẩn trương và sẽ cố gắng giải quyết xong trong ngày hôm nay và ngày mai.
Thứ trưởng Bộ GVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý đường sắt.
12h40:
Một xe xúc đã được điều động đến để móc những phần bê tông xung quanh chiếc xe taxi. Công nhân vẫn tiếp tục tháo rỡ phần thép bị sụp xuống.
Toàn bộ công nhân được tập trung tháo dỡ từ sáng đến giờ chưa ăn uống nên đã được tiếp sữa và nước ngọt. Cơm hộp cũng đã được mang đến.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Ảnh Nhị Tiến
12h:
"Rất may phần lái và ghế sau chỉ bị tác động nhẹ, nhân viên công trường đang làm việc lúc đó đã đập kính cứu kịp tôi và 3 nữ hành khách" - tài xế taxi kể với PV VietNamNet.
Chiếc xe taxi sắp được đưa ra khỏi đống đổ nát khi một khối lượng lớn sắt thép được dỡ ra.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, do khối lượng bê tông khá lớn đổ xuống đã chết cứng nên toàn bộ 4 bánh của chiếc xe bị mắc kẹt.
Hiện việc đưa chiếc xe ra vẫn đang được triển khai..
>> CẢNH THÁO DỠ GIÀN GIÁO BỊ SẬP
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hình ảnh dỡ đống sắt thép ra khỏi chiếc - Ảnh: Nhị Tiến
12h15:
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt trên cao cho biết, nguyên nhân đang được điều tra và sẽ sớm có kết luận cuối cùng. Nhưng theo ghi nhận có thể sai sót do một đà giáo bị sụt.
Tài xế của hãng taxi Quê Lụa vẫn còn chưa hết bình tâm kể lại vụ thoát chết hy hữu khi giàn giáo dự án đường sắt trên cao HN đổ sụp xuống chiếc xe.
12h10:
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, ông vẫn đang chỉ đạo các bên khắc phục sự cố cũng như tìm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ sập giàn giáo.
Được biết, đơn vị thi công để xảy ra sự cố này là nhà thầu Vinacontex, nhà thầu phụ cho nhà thầu Trung Quốc.
Video hiện trường vụ sập giàn giáo dự án đường sắt Hà Nội.
11h45:
Theo cơ quan chức năng, qua kiểm tra và đánh giá sơ bộ cho thấy giàn giáo chống để đổ bê tông xà mũ số 7 (H07) tại khu vực ga bến xe Hà Đông không đảm bảo an toàn dẫn đến bị sập.
 "Thi công cái kiểu gì mà tai nạn liên tục thế này? Liệu ai sẽ là nạn nhân tiếp theo? Và ai là người chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn liên tiếp như thế này?" - độc giả Bảo Ngọc đang theo dõi bài tường thuật này gửi ý kiến về tòa soạn.
Được biết, trong quá trình kiểm tra định kỳ, cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã liên tục nhắc nhở và yêu cầu Chủ đầu tư cùng các bên liên quan nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công của dự án này.
11h20:
Một xe cứu hỏa đã được điều đến, đề phòng cháy nổ lúc dọn dẹp hiện trường.
Ngay lúc này, PV VietNamNet quan sát thấy, lực lượng dọn dẹp đang nỗ lực hết mình. Chiếc taxi đã 'lộ' dần trong đống giàn giáo khổng lồ.
>> CẢNH THÁO DỠ GIÀN GIÁO BỊ SẬP
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Ảnh Nhị Tiến
11: 
Theo một chuyên gia, phải mất tới hơn 1 ngày để dỡ được đống đổ nát tại hiện trường.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện tình hình giao thông khu vực sập giàn giáo giao đang bị ùn tắc do bên giàn giáo bị sập (hướng đi Nguyễn Trãi – Hà Đông) đã được ngăn lại để khắc phục sự cố.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Giao thông quanh hiện trường đã bị ùn tắc nghiêm trọng - Ảnh: Vũ Điệp
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phần đường còn lại cho phương tiện lưu thông cũng rất hẹp nên thường xuyên bị ùn ứ. Lực lược CSGT, TTGT đã được huy động để điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông.
Xử lý hiện trường, khắc phục sự cố
Trao đổi với VietNamNet, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho biết: Sự cố sập giàn giáo tại công trường thi công đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông xảy ra khi đơn vị thi công đang tiến hành đổ bê tông nhà ga.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường xuống hiện trường chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, Đơn vị thi công, Tổng thầu và Tư vấn Giám sát cùng các bên có liên quan tiến hành xử lý ngay hiện trường để tìm nguyên nhân, khắc phụ sự cố.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường vụ sập giàn giáo - Ảnh: Vũ Điệp
Tại hiện trường, trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Ngay sau khi sự cố xảy ra ông đã chỉ đạo lực lượng TTGT có mặt huy động lực lượng để điều tiết giao thông.
Tuy nhiên, do phạm vi ảnh hưởng của vụ sập giàn giáo chiếm phần lớn diện tích đường nên không thể tránh khỏi tình trạng ùn ứ.
Ông Viện cũng cho biết, trong ngày hôm nay Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp cùng với các đơn vị liên quan giải quyết xong hiện trường sự cố để đảm bảo giao thông lưu thông trở lại bình thường.
Vũ Điệp 
10h30:
Trao đổi với PV VietNamNet, tài xế xe taxi Nguyễn Bá Dương (SN 1974, ở Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, khi đang lưu thông theo hướng Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội), đến đoạn bến xe Hà Đông cũ, bất ngờ nghe tiếng động lớn. 
Sau đó, sắt thép phía trên ào ạt rơi xuống chiếc xe taxi.
Những người có liên quan đến vụ đã được đưa về cơ quan chức năng làm việc. 
TÀI XẾ TAXI KỂ LẠI: 

Tài xế của hãng taxi Quê Lụa vẫn còn chưa hết bình tâm kể lại vụ thoát chết hy hữu khi giàn giáo dự án đường sắt trên cao HN đổ sụp xuống chiếc xe.
10h:
Hiện trường đang được thu dọn, xử lý để đảm bảo giao thông.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Ảnh Nhị Tiến
9h30: 
Ngay sau khi biết thông tin vụ việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, Đơn vị thi công và các bên có liên quan xử lý ngay hiện trường, tìm nguyên nhân.
Bộ trưởng Thăng đã yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thu dọn hiện trường để đảm bảo giao thông.
9h: 
Chiếc xe taxi vẫn đang nằm trong đống đổ nát. Lái xe thoát nạn đã về nhà để ổn định tinh thần.

>> VIDEO: CẢNH NGỔN NGANG SAU VỤ SẬP GIÀN GIÁO ĐƯỜNG SẮT
Hình ảnh nóng về vụ sập giàn giáo tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội sáng 28/12.
Rất nhiều các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ sập.
8h35: 
Xác nhận với VietNamNet về sự việc trên, ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay vụ sập xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 28/12.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
 
Hiện trường vụ sập - Ảnh: Otofun
Ngay sau khi nhận được thông tin, phường đã điều động lực lượng tới hiện trường và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý hiện trường.
8h30: 
Tại hiện trường, nhiều nhiều người dân cho PV VietNamNet biết, vào thời điểm xảy ra sự việc mọi người đang ngủ say thì bất ngờ nghe thấy một tiếng động lớn.
Nhiều người đã ra khỏi nhà xem và thấy cảnh đổ sập của khu nhà ga đang xây dựng.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Chiếc ô tô bị đè bẹp trong đống đổ nát
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
 
Hiện trường vụ sập giàn giáo sáng 28/12 - Ảnh: Nhị Tiến
Theo tìm hiểu của PV, theo dự kiến, sáng 28/12 tại toa kết cấu phần trên ga sẽ được đổ bê tông. Tuy nhiên, trong quá trình đổ bê tông, giàn giáo đã đổ sập xuống.
8h: 
Theo quan sát của PV, hiện trường vụ sập đã được che kín. Các phương tiện giao thông không được qua lại khu vực, phải đi vào làn trong cùng.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường vụ sập - Ảnh: Nhị Tiến
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
 
Ảnh: Phạm Hải
7h45: 
Thông tin cho biết, chiếc xe bị kẹt trong đống đổ nát hiệu Matiz, mang BKS 30V - 8195. Lái xe quê ở Dương Nội, Hà Đông.
7h15: 
Một nhân chứng nói với PV, vụ sập giàn giáo khiến một xe taxi mắc kẹt bên trong. Rất may tài xế và 3 hành khách đã được giải thoát ra ngoài.
>> VIDEO: CẢNH NGỔN NGANG SAU VỤ SẬP GIÀN GIÁO ĐƯỜNG SẮT
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường vụ sập giàn giáo - Ảnh: Phạm Hải
7h: 
Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 3h30 sáng ngày 28/12, tại công trình ga 3 tầng thuộc dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, đối diện bến xe Hà Đông cũ đã xảy ra vụ sập giàn giáo.
....
Trước đó, vào ngày 6/11, tại dự án đường sắt nội đô Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông xảy ra vụ tai nạn khiến một người đi đường tử vong và 2 người khác bị thương.
Ngay sau đó Bộ GTVT đã yêu cầu tạm thời đình chỉ thi công trên toàn tuyến dự án Cát Linh-Hà Đông để kiểm tra, rà soát các vị trí thi công, lên phương án đảm bảo an toàn giao thông trước khi triển khai thi công tiếp.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường đã bị phong tỏa - Ảnh: Nhị Tiến
Sau tai nạn, để đảm bảo quá trình thi công không xảy ra sai sót, ông Lê Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, Ban sẽ cùng với các đơn vị Tư vấn giám sát, thi công sẽ tiếp tục kiểm tra, rà soát các biển báo an toàn cũng như gia cố thêm hàng rào chắc chắn, hàn xì tại các điểm có nguy cơ mất an toàn… để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động trên toàn tuyến.
Vào ngày 16/11, sau thời gian tạm dừng thi công do tai nạn, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) vừa có văn bản chấp thuận triển khai thi công một số hạng mục dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
>> ẢNH NÓNG VỀ HIỆN TRƯỜNG VỤ SẬP GIÀN GIÁO
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đặt mục tiêu hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 6/2015.
Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, có chiều dài toàn tuyến 13,5km với 12 ga. Tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại-Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.
* NHẤN F5 ĐỂ LIÊN TỤC CẬP NHẬT...

Nhị Tiến - Phạm Hải - Vũ Điệp