Trang

28 tháng 12, 2014

Một người Singapore ‘khỏe’ bằng 18 người Việt

 Năng suất của Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể không đáng ngại. Điều lo lắng nhất là năm 2015, Việt Nam hội nhập sâu hơn trên nền tảng năng suất nền kinh tế còn quá thấp.

Năng suất thấp: Sức ép từ chính mình
Báo cáo của Tổng Cục thống kê cho biết, năng suất lao động xã hội năm 2014 của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động, tức khoảng 3.515 USD/lao động. Con số này tăng 4,3% so với năm 2013.
Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng có năng suất cao nhất, đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần mức năng suất chung của toàn bộ nền kinh tế. Kế đến là khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất, chỉ đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế.
CPI, lạm-phát, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, giá-điện, giá-than, giá-vàng, giá-đô, ô-tô
Đào tạo và kỷ luật kém khiến năng suất lao động thấp.
Nhìn tổng thể từ năm 2005 đến nay, năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục tăng, bình quân tăng 3,7%, thu hẹp khoảng cách so với năng suất lao động trong khu vực.
Song, theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, năng suất của Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc.
Năng suất của các nhân tố tổng hợp có cải thiện, nhưng chậm và thấp hơn nhiều nước. Tỷ lệ năng suất tổng hợp đóng góp vào GDP không cao, thậm chí còn âm, ví dụ giai đoạn 2001-2005 là hơn 11%, 2006-2010 là âm 4,6%, giai đoạn 2011-2013 là 23,6%.
Lý giải nguyên nhân, ông Lâm cho biết, do tỷ trọng lao động của Việt Nam trong khu vực nông thôn, nông lâm thủy sản còn cao, chất lượng, trình độ lao động thấp, hiệu quả đào tạo còn kém.
Đặc biệt, trình độ máy móc thiết bị trong các DN của Việt Nam ở mức thấp, điển hình như ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo, có tới 88% DN chỉ có công nghệ thấp và trung bình. Ngoài ra, năng suất thấp còn do trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng lao động của các DN Việt Nam rất hạn chế.
Ông Lâm phân tích, đây sẽ là yếu tố bất lợi khi từ năm 2015, Việt Nam càng hội nhập sâu rộng hơn, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác.
Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn. Tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP các năm cho thấy, độ mở kinh tế năm 2012 là 142,3% GDP, năm 2013 là 150,5% GDP, năm nay là 156,6% GDP. Đó chỉ là cách tính dựa trên số liệu về xuất nhập khẩu hàng hoá, nếu có xuất nhập khẩu dịch vụ thì độ mở nền kinh tế còn cao hơn.
Sức ép của thị trường và các cam kết hội nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các DN sản xuất năng lực yếu.
Phá sản nhiều nhưng tỷ lệ DN sống vẫn cao
Công bố tình hình sức khoẻ doanh nghiệp hôm 27/12, Tổng Cục Thống kê cho biết, mặc dù doanh nghiệp chưa hẳn đã thoát khỏi khó khăn, nhưng vẫn có tín hiệu tích cực bởi số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng hơn so với năm 2013.
Cụ thể, cả nước đã có 74.842 doanh nghiệp được thành lập mới trong năm nay với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số DN và tăng 8,4% về vốn. Quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013.
CPI, lạm-phát, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, giá-điện, giá-than, giá-vàng, giá-đô, ô-tô
Công nghệ lạc hâu, cải thiện năng suất chậm.
Số DN quay trở lai hoạt động cũng đã tăng 7,1%, với 15.419 DN hồi phục.
Tuy nhiên, số DN đang hấp hối vẫn khá cao, khi cả năm ghi nhận 67.823 DN buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động, chờ đóng mã số.
Trong đó, 11.723 DN đã đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn, 46.599 DN ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký.
Còn lại, 9.501 DN đã hoàn toàn phá sản, giảm 3,2% so với năm trước.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống lưu ý, khoảng 93,7% số DN đã làm thủ giải thể trên chỉ có quy mô nhỏ, dưới 10 tỷ đồng. 70% trong số đó thuộc khu vực dịch vụ có hàm lượng công nghệ thấp. Cụ thể như lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm hơn 38%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 4,8%, dịch vụ việc làm, cho thuê máy móc, thiết bị, hỗ trợ khác chiếm 5,2%.
"Đặc biệt, nếu xét về tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp, tức chênh lệch giữa DN thành lập mới và DN phá sản, giải thể thì tình hình này ở Việt Nam là không đáng ngại", ông Lâm nói.
Ví dụ, năm 2012, ở Anh có 270 ngàn DN được thành lập và 255 ngàn DN rút khỏi nền kinh tế. Sau 3 năm, tỷ lệ tồn tại DN ở Anh là 70%.
Tại Mỹ, tỷ lệ tồn tại DN sau 5 năm hoạt động là 50%. Ở New Zealand, sau 4 năm 2010-2013, số DN rút khỏi nền kinh tế lớn hơn DN thành lập.
EU cho biết, số DN được sinh ra và chết đi là tương đương. Năm 2009, tổng số DN ra khỏi nền kinh tế của 26 quốc gia trong khu vực này còn lớn hơn cả số DN được sinh ra. Tỷ lệ sống của DN sau 5 năm chỉ đạt 46%.
Trong khi đó, ở Việt Nam, với 500 ngàn DN đang hoạt động trên tổng số 800.000 DN đã đăng ký thành lập thì tỷ lệ tồn tại trên 60%. Tỷ lệ sống của DN Việt Nam vẫn cao so với các nước.
Ông Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận, sàng lọc, đào thải là quy luật của nền kinh tế thị trường, trong đó, những DN yếu kém sẽ ra đi, thay vào đó là những DN mới, mạnh hơn, có ý tưởng, hoạt động chất lượng tốt hơn. Ở góc độ nào đó, giải thể, phá sản DN chính là một cuộc thanh lọc làm sạch môi trường kinh doanh, giúp tái cấu trúc nền kinh tế liên tục để có sự phát triển bền vững.
Phạm Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét