Trang

26 tháng 4, 2014

Hiểu đơn giản về Chủ Nghĩa Cộng Sản


Vì sao Chủ nghĩa cộng sản diệt vong?
1.  Khái quát CNCS
 - CNCS là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất, tư liệu sản xuất và tài sản xã hôi.
Theo tôi: Ý tưởng tốt, có tính xã hội-  nhân văn, nhưng là hoang tưởng đến không thể thực hiện. Việc sở hữu chung phương tiện sản xuất và tài sản cộng đồng đã được áp dụng trong hệ thống các nước XHCN nhưng đều bị thất bại thảm hại.
2.  NỘI DUNG CNCS
- Theo Karl Marx, chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn cuối của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản" của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất và những chính sách được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân. Theo Marx, ý thức loài người sẽ phát triển đến trình độ tự giác cao nên không cần đến các hình thức quản lý xã hội.
 Theo tôi: Đây là Chủ Nghĩa Không Tưởng, nó triệt tiêu động lực phát triển làm cho một bộ phận loài người hoang tưởng.
 - Chủ nghĩa cộng sản đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của Kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩac: Marx khẳng định, cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp vô sản (những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản bóc lột) đứng lên làm cách mạng vô sản (đấu tranh giai cấp) giành chính quyền, cầm quyền thay cho giới tư bản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc…
  Theo tôi: "Cách mạng vô sản hay đấu tranh giai cấp" là cực kỳ nguy hiểm và phản động, nó kích động bạo lực, kích động hận thù, kích động chiến tranh, chia rẽ các dân tộc và các tầng lớp nhân dân.
- Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc Chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng, một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất, đưa đến sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản đối với các tài nguyên và nhân lực- cái được coi là tư liệu sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx. Khác với chủ nghĩa xã hội - một chủ thuyết tương thích với kinh tế thị trường, một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa được lập kế hoạch một cách dân chủ ở mức địa phương hoặc cộng đồng.
Theo tôi: Nội dung này mang tính phi tổ chức, thiếu khoa học, phi thực tế.
-  Mục đích của CNCS là tạo ra một thế giới đại đồng, trong đó mọi người đều bình đẳng, tự giác, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Theo tôi: Ý tưởng tốt nhưng là hoang tưởng, phi thực tế.
3. Kết luận
- Chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền, kêu gọi tầng lớp nhân dân lao động dùng bạo lực CƯỚP chính quyền, hướng tới xây dựng một xã hội cộng sản ĐẠI ĐỒNG tươi đẹp như "thiên đường"- Đây là điều hoang tưởng, phi khoa học, phi thực tế làm cho xã hội mất định hướng, hỗn loạn, tập chung quyền lực cho giai cấp công- nông mà đúng đầu là đảng cộng sản.
- CNCS là thảm hoạ cho nhân loại. Ngày 25/1/2006  Hội Đồng Châu Âu đã ra nghị quyết tuyên bố CNCS phạm tội ác chống nhân loại.
- Hiện nay CNCS đang diệt vong. Không còn nước nào xây dựng CNXH mà chỉ còn tàn dư như TQ, VN, Bắc TT, Vezeduela.
Phạm Văn Hải

Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc sửa Truyện Kiều vô lối?

thế Anh
Theo Dân luận
BTTD: Có những kẻ khùng tự cho mình là tài, dám tự ý chỉnh sửa thiên phẩm của tiền nhân. Phải chăng họ tự sướng cho mình là những "đỉnh cao trí tuệ"?

20875946_images1874595_Truyen-KieuCó một việc mà giới văn nghệ sỹ, cũng như những người yêu văn thơ bức xúc, đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du gần đây đã bị xâm hại, mà người khuyến khích cho việc làm hỗn hào này, tiếc thay lại chính là ông Vũ Khiêu – giáo sư, Anh hùng lao động, nguyên Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Việt Nam, vẫn được tiếng (hão?) là nhà văn hóa.

Xin đừng dung tục và hạ thấp văn chương Truyện Kiều
Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ Mới tổ chức tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân – Hà Tĩnh), mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do KS. Đỗ Minh Xuân khảo dịch – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin in năm 2012 và có lời Đề tựa của GS. Vũ Khiêu:
Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…Không hiểu cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin in và phát hành chưa, vì chúng tôi không thấy xuất hiện trên thị trường sách ở Hà Nội, vả lại cách bố cục của cuốn sách cũng có những nét đặc biệt khác với thông lệ của một ấn phẩm văn chương, chẳng hạn trong lời mở đầu cuốn sách tác giả đã có lời Kính cáo cụ Nguyễn Duvà xin phép cụ để xuất bản bản khảo dịch Truyện Kiều này vì ông cho rằng người đọcTruyện Kiều ngày nay, không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương… Tiếp theo là Lời nói đầu (16 trang) và cuối mỗi trang đều có một câuLời nói đầu, Truyện Kiều với tiếng Việt hiện đại (Đánh dấu tuổi 80, bản in 15-11-2012). Sau đó là văn bản Truyện Kiều thì lại đánh số trang bằng tiếng Pháp (từ page 1 đến page 109 và cuối cùng là lời Tự bạch cho Truyện Kiều 15-11-2012 (16 trang) nhưng thực chất là bản tự thuật của tác giả theo kiểu liệt kê trong gia phả và kể lể công lao thành tích trong quá trình hoạt động Cách mạng mà chẳng có gì liên quan đến vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều cả.
Trong cuốn sách tác giả có nhắc đi nhắc lại hai lần Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du, UNESCO đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này không đúng, Nguyễn Du chỉ mới được Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỷ niệm 200 năm (1965) ngày sinh của ông cùng với 8 danh nhân văn hóa khác của thế giới trong đó có nhà thơ La Mã Horace, nhà thơ Ý Dante, nhà bác học và là nhà thơ Nga Lômônôxôp… chứ chưa được UNESCO công nhận.
Khái niệm khảo dịch của tác giả cuốn sách cũng không chính xác, vì thực chất ông đâu có dịch mà chỉ chữa lại văn của Nguyễn Du một cách vụng về. Chẳng hạn ông đã thay chữ nghĩ trong 4 câu Kiều bằng những chữ khác:
Câu 12: Gia tư ông cũng thường thường bậc trung
Câu 610: Vì nàng ông cũng thương thầm xót vay
Câu 894: Phía ngoài cũng đã giục liền ruổi xe
Câu 1182: Dơ tuồng hắn mới kiếm đường tháo lui
Ông cho rằng những chữ vừa thay đã làm cho 4 câu thơ trên được nâng lên một tầm cao mới (!?).
Câu 2042: Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh được chữa lại là Lạ lùng Kiều tạm tìm đường nói quanh rồi tự khen chữ “tạm” của mình hay hơn chữ “vẫn” của Nguyễn Du (!).
Ông còn dùng từ đơn và lẻ thay cho từ chiếc trong các câu sau đây:
Câu 1523: Người về chiếc bóng năm canh (Nguyễn Du)
Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1526: Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)
Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1627: Kiều từ chiếc bóng song the (Nguyễn Du)
Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1792: Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân (Nguyễn Du)
Buồng không thương kẻ tháng ngày đơn thân (Đỗ Minh Xuân)
Câu 2231: Kiều từ chiếc bóng song mai (Nguyễn Du)
Kiều từ đơn bóng song mai (Đỗ Minh Xuân)
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã dùng nhiều từ Hán – Việt và điển cố, tác giả cuốn sách đã mạnh tay (nếu không nói là liều lĩnh) gạt bỏ và thay vào đó những từ mà ông cho là rõ nghĩa hơn và lột tả được nội dung điển tích và ý của Nguyễn Du. Chẳng hạn cha thay choxuânmẹ thay cho huyêncha mẹ thay cho xuân huyênphụ đường hay phủ đường (!) thay cho xuân đường.
Để bạn đọc có thể hình dung được một cách cụ thể hơn, chúng tôi xin nêu lên sau đây một số trường hợp (trong gần 1000 đơn vị từ) mà tác giả đã chữa lại văn của cụ Nguyễn Du:
CâuChữ của Nguyễn DuChữ thay thế của ông Đỗ Minh Xuân
5Lạ gì bỉ sắc tư phongMõi người thứ có thứ không
136Tay khấucương ngựa
156Một nền Đồng TướcBuồng đào nơi tạm
208Giá đành tú khẩuLời vàng ý ngọc
233mộng triệumộng ấy
235mộng triệumộng mị
238đã dào mạch Tươngđã chào vừng dương
266Lam Kiềuđánh liều
280Lãm Thúykiểu dáng
306Hợp Phốchủ cũ
377(thì) thời trânquả ngon
sẵn bàyxách tay
Thời trân thức thức sẵn bàyQuả ngon thức thức xách tay (!)
406Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế nàyXưa nay hiếm thấy tài đâu thế này
439đỉnh Giáp, non Thầntiên nữ giáng trần
464Chung Kỳngưỡng vì
507(trên) Bộc(trên) cỏ
512Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – TrươngLứa đôi từng thấy những ngày trái ngang
1458Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơnLứa đôi còn có gì cần nhiều hơn
1638Liệu như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao?Liệu người ngoài cuộc khác vòng nghĩ sao?
1988thiếp Lan Đìnhthiếp xem tình
3200Ấy là Hồ Điệp hay là Trang SinhẤy là trong mộng hay là thực sinh
v.v…và v.v…
Trên đây chúng tôi chỉ mới nêu lên một số trường hợp làm dẫn chứng, còn thực tế trên cuốn sách ông Đỗ Minh Xuân đã sửa chữa thay thế khoảng 1/3 chữ nghĩa của Truyện Kiều mà ông cho là rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh… Ông còn bắt bẻ cụ Nguyễn Du trong nhiều trường hợp chẳng hạn:
Khi cụ viết: Trải qua một cuộc bể dâu (câu 3). Ông phân tích: Trong đời người, đâu chỉ có một cuộc bể dâu? Phải dùng “mỗi” mới hợp.Câu 935 cụ Nguyễn Du viết: Trên treo một tượng trắng đôi lông mày, ông cho rằng tượng không treo được và phải viết Trên treo thần ảnh trắng đôi lông mày.
Câu 2973: Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, ông chữa lại là Cơ duyên tác hợp khéo sao và tự cho là hay hơn (!).
Câu 2062: Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời, ông chữa lại: Bóng hoa rợp đất, ve ngân ngang trời mới hợp với thực tế v.v…và v.v…
Về vấn đề phân tích và lập luận của tác giả đôi khi cũng có thể làm đề tài mua vui, chẳng hạn câu 39: Tiết vừa con én đưa thoi, ông hỏi vặn lại chẳng lẽ cứ tiết trời có én bay là mùa xuân? Như thế, ngoài mùa xuân ra thì én đi bằng hai chân để kiếm sống à?
Câu 57 – 58 theo ông Xuân phải đọc là:
Se se (chứ không phải sè sènấm đất bên đườngDầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanhÔng phân tích đó là nấm mồ vừa mới đắp, đất hơi se se, cỏ chưa hồi phục hẳn, nên đang còn nửa vàng nửa xanh.
Câu 77: Sắm sanh nếp tử xe châu, ông cho rằng đây không phải là quan tài bằng gỗ thị như nhiều người giải thích, mà chữ “tử “ ở đây phải hiểu là “chết“ mới đúng, tức là nếp dành cho người chết.
Có lẽ không cần phải dẫn chứng và bình luận gì thêm, bạn đọc cũng đã hình dung được công trình khảo dịch Truyện Kiều này của ông Đỗ Minh Xuân và liệu có phải như ông khẳng định cách làm này của ông là một cuộc cách mạng (đại ngôn vô lối) mở đầu cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng, trong sáng và nó sẽ là cơ sở ban đầu cho các thế hệ kế tiếp hoàn thiện cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại hay không? Ông tin rằng việc dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài cũng sẽ thuận lợi hơn và ông tự thưởng cho mình một lời khen của cụ Tố Như cũng đầy vẻ hài hước: “… Nguyễn Du có sống lại cũng phải thốt lên hậu sinh khả úy” (nguyên văn lời của ông viết ở trang 15).
Riêng suy nghĩ của chúng tôi thì văn chương của Nguyễn Du nói chung và tiêu biểu là kiệt tác Truyện Kiều đã được nhân dân ta thưởng thức và ngưỡng mộ qua nhiều thế hệ, từ những bậc thức giả đến các tầng lớp bình dân kể cả những người không biết chữ và bạn bè quốc tế cũng dành cho nhà thơ những tình cảm tốt đẹp để ca ngợi và tôn vinh. Không hiểu với tác phẩm khảo dịch này có làm cho Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên một tầm cao mới như tác giả khẳng định hay không, hay chỉ là những câu vần vè ngây ngô làm cho văn chương Truyện Kiều bị hạ thấp và dung tục hóa đến mức khôi hài.

Thế Anh 
Đôi điều nhắn nhủ ông Vũ Khiêu:
Người xưa nói “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để thấy con người ta phấn đấu để có được cái danh khó lắm thay, nhưng để mất danh thì dễ lắm thay. Ông đã có được chút danh (dù hiện nay tôi biết rất nhiều người chửi ông là hữu danh vô thực, kiến thức lỗ mỗ, chỉ giỏi xào xáo), vậy thì càng nên gắng giữ gìn. Tôi thấy dạo này ông làm nhiều việc ảnh hưởng đến danh quá, như cái vụ “giáng bút” ở Bình Đà (tìm đọc bài: “Ô hô, giáo sư AHLĐ Vũ Khiêu từ cõi tiên về giáng bút” trên blog Nguyễn Xuân Diện thì rõ). Chữ nghĩa viết lời bạt in vào sách nó như văn bia ấy. Xưa cụ Nguyễn Khuyến từng cảnh báo: “Văn bia không đốt như văn tế”, vì thế khi viết lách cái gì phải hết sức cẩn trọng. Chê sai còn xin lỗi, đính chính được, chứ khen sai thì biết làm thế nào mà sửa đây. Ông hãy tìm đọc truyện ngắn “Bút máu” của nhà văn Vũ Hạnh để mà thấy cái việc cầm bút phải như thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

25 tháng 4, 2014

Sửa Truyện Kiều: "mộng nổi tiếng" ngu xuẩn?

Sửa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều: Một hành động vô đạo!


BTTD: Đỗ Minh Xuân khùng, nghĩ mình tài hơn cả Nguyễn Du là đại ngu.
Đăng Bởi  - 
Ảnh: TL
Ảnh: TL
Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” hàng ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân đã làm là xúc phạm tiền nhân.
Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.
Thúy Kiều và Kim Trọng  - tranh khắc gỗ của Nguyễn Tư Nghiêm
Mắt tôi không tin nổi, vì lần đầu nghe tên ông Đỗ Minh Xuân. Còn GS. Vũ Khiêu thì tôi và nhiều người đã được “chiêm ngưỡng” nhiều bài văn bia kiểu bia về Quang Trung dán đè lên thơ Hồ Chí Minh ở Núi Quyết, hay chuyện mới đây ông này lại “giáng bút” (?) ở Bình Đà...
Trong mối nghi ngờ khó gỡ ấy, tôi đã điện gặp ông Hồ Bách Khoa, Giám đốc khu di tích Nguyễn Du, chỉ để hỏi một câu: “Có thật trong cuộc hội thảo ấy ông Đỗ Minh Xuân tặng mỗi vị đại biểu một cuốn “Truyện Kiều Nguyễn Du với…” của nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin hay không?”. Ông Khoa xác định là có bản photo và hiện nay ông còn giữ một bản!
Thế là sự thật dù khó tin đến đâu thì cũng là sự thật. Theo ông Thế Anh, viết trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam thì ông Đỗ Minh Xuân đã chữa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều, với tinh thần “phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng” như “lời vàng ngọc” của ông Vũ Khiêu!
Tôi xin phép ông Thế Anh dẫn ra một số chỗ Đỗ Minh Xuân đã xúc phạm Truyện Kiều mà bài của ông đã kê ra:  
Câu Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh được chữa lại là Lạ lùng Kiều tạm tìm đường nói quanh” rồi tự khen chữ “tạm” của mình hay hơn chữ “vẫn” của Nguyễn Du (!). 
Câu Kiều hay nổi tiếng ai cũng biết “Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” được ông này chữa lại: “Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường”. 
Ngay câu thứ ba, Trải qua một cuộc bể dâu đã bị ông này bắt bẻ: Trong đời người, đâu chỉ có một cuộc bể dâu? Phải dùng “mỗi” mới hợp. Và ngang nhiên chữa: “Trải qua mỗi cuộc bể dâu”…
Tất nhiên sau khi chữa hàng trăm câu Kiều kiểu như thế, ông này luôn có một câu "chém gió": hay hơn Nguyễn Du!
Cũng với tinh thần ông Vũ Khiêu mớm cho “đưa Truyện Kiều tới quảng đại quần chúng”, Đỗ Minh Xuân đã chữa hầu hết những câu Nguyễn Du dùng kinh điển. Ví như: “Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều” thành “Buồng đào nơi tạm khóa xuân hai Kiều” hay câu thần bút:“Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” đã được chữa thành “Xăm xăm đè nẻo đánh liều lần sang!”. 
Hàng trăm câu bị chữa kiểu đó, hết biết và hết nói!
Theo tác giả Thế Anh, với sự cổ vũ của GS. Vũ Khiêu, ông này đã chữa tới 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều chứ đâu có ít!
Truyện Kiều là di sản văn hóa của dân tộc. Đã đến lúc Nhà nước phải công nhận một bản Truyện Kiều được pháp luật bảo vệ để không ai có quyền sửa chữa tùy tiện, như không được phép đắp thêm chân cho con rồng đời Lý ở chùa Dạm hay chùa Phật tích. 
Người thời nay và mai sau có thể thêm bớt một hai chữ khi đưa ra được lý do chính đáng và được một hội đồng có thẩm quyền thẩm định. Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” cả ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân là xúc phạm tiền nhân.
Người ta có thể “lẩy Kiều”, bình luận chữ nghĩa Truyện Kiều, chê chỗ này khen chỗ kia trong những buổi trà dư tửu hậu cho vui. Đó cũng là cách tỏ tình yêu với Truyện Kiều và tiếng Việt. Nhưng viết cả một cuốn sách để phổ biến sửa chữa Truyện Kiều tức là viết lại và công bố “một Truyện Kiều gần với đại chúng” khác quá xa với bản đang được công nhận, là xâm phạm di sản.
Tôi có thể không ngạc nhiên mấy về hành động của ông Đỗ Minh Xuân hay ông Vũ Khiêu, nhưng tôi vẫn nghi ngờ, không tin nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin lại xuất bản một cuốn sách như thế. Biết đâu đây là một hành động “mạo danh”, in chui dưới cái tên của nhà xuất bản này.
Xin được biết ý kiến của quý vị nhà xuất bản. 
Nguyễn Quang Thân

Quan hệ Việt- Trung

Tình hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi
(Tin tức thời sự) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong buổi tiếp Đoàn thân nhân gia đình các cố vấn TQ tại trụ sở Bộ Quốc phòng chiều 24/4.
- BTTD: Nếu vậy thì TQ phải trả lại Hoàng Sa, Trường Sa, không được xuất khẩu hàng hóa kém chất lượng, độc hại sang VN, không được quấy phá ngư dân Việt, không được áp đặt "Hán hóa" vào VN...
Buổi tiếp Đoàn thân nhân gia đình các đồng chí nguyên là cố vấn quân sự của Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và gia đình “Lưỡng quốc tướng quân-Nguyễn Sơn” đang ở thăm Việt Nam của Đại tướng Phùng Quang Thanh diễn ra thân tình, ấm áp, không giới hạn trong khuôn khổ của những nghi lễ ngoại giao.
Mở đầu cuộc gặp, Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ: “Hôm nay, tôi và những người lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam rất vui mừng, phấn khởi và xúc động được đón thân nhân gia đình các cố vấn, chuyên gia quân sự của Trung Quốc sang thăm đúng vào dịp cả nước tưng bừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.
đoàn tặng Đại tướng Phùng Quang Thanh cuốn sách và tấm ảnh chụp Bác Hồ với người nhà. Ảnh. Quang Thái
Đại diện đoàn Trung Quốc tặng Đại tướng Phùng Quang Thanh cuốn sách và tấm ảnh chụp Bác Hồ với người nhà.
Đại tướng cho biết, đây là nguyện vọng rất thiết tha của Bộ Quốc phòng, của QĐND Việt Nam: "Chúng tôi mong muốn các đồng chí sang thăm Việt Nam sớm hơn, nhưng càng vui mừng hơn khi các đồng chí sang thăm đúng vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, các đồng chí Trung Quốc đã giúp cả sức người, sức của và là hậu phương lớn của cách mạng Việt Nam”.
Chính sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN anh em khác cũng như bạn bè tiến bộ quốc tế là một trong những nhân tố làm nên thắng lợi của Việt Nam.
“Với truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", chúng tôi hết sức trân trọng ghi nhớ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô cũng như các nước XHCN anh em khác, đặc biệt là các đồng chí cố vấn, các chuyên gia Trung Quốc đã đồng cam cộng khổ, giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam xúc động bày tỏ.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Thực hiện những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi luôn luôn phấn đấu đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thực sự trở thành những người đồng chí, người bạn, người đối tác tốt, tin cậy của nhau”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng bức chân dung “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn làm bằng đá quý cho gia đình.
Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng bức chân dung “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn làm bằng đá quý cho gia đình.
Những chia sẻ thân tình của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã khiến bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân ông Vi Quốc Thanh đã không kìm được cảm xúc khi kể về những kỷ niệm với người chồng, người đồng chí của mình lúc ông bắt đầu nhận nhiệm vụ sang hỗ trợ Việt Nam kháng chiến chống Pháp.
“Sau khi Việt Nam giành chiến thắng thì ông ấy chưa về nước ngay, vì lúc đó Bác Hồ đã nói với Chủ tịch Mao Trạch Đông là hy vọng ông ấy có thể tiếp tục ở lại để giúp Việt Nam xây dựng quân đội và nghiên cứu chiến lược tiếp theo. Cho đến mùa xuân 1956 ông ấy mới về nước vì lúc đó Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói với Bác Hồ rằng, ông ấy được bầu làm Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Tây, ngay cả văn phòng làm việc của ông ấy cũng đã chuẩn bị xong. Lúc đó, khi ông ấy chia tay với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cả ba người đều vô cùng lưu luyến”...
Bà Hứa Kỳ Sảnh ôn lại những kỷ niệm đẹp với Việt Nam: “Ngày 23/4 tới thăm Phủ Chủ tịch, nhìn thấy nơi Bác Hồ sống năm xưa tôi đã vô cùng xúc động. Hôm nay, chúng tôi cũng thăm nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nơi ngày xưa tôi đã từng thăm. Có lẽ, chưa bao giờ tôi xúc động đến thế….”.
“Tôi tin chắc rằng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung sẽ không bao giờ thay đổi”, phu nhân đồng chí Vi Quốc Thanh quả quyết.
Có mặt trong đoàn, con trai của “Lưỡng quốc tướng quân-Nguyễn Sơn", Thiếu tướng Trần Hàn Phong đã nhấn mạnh rằng: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ quên những đóng góp của các đồng chí Việt Nam, tiêu biểu như đồng chí Nguyễn Sơn dành cho Trung Quốc”.
Ông Trần Hàn Phong cho biết, hiện nay, trong rất nhiều bảo tàng của Trung Quốc đều có ảnh và tư liệu về đồng chí Nguyễn Sơn và thanh niên Trung Quốc ngày nay rất nhiều người biết đến “Lưỡng quốc tướng quân”.
“Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Mao Trạch Đông thường nói rằng, chiến thắng của Trung Quốc không chỉ là nỗ lực của nhân dân Trung Quốc mà còn có sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trong đó có nhân dân Việt Nam”, ông Trần Hàn Phong bày tỏ.
Kết thúc buổi gặp, một lần nữa Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: “Chúng tôi không bao giờ quên được câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đó là: Đất nước Trung Quốc bao la là hậu phương lớn của nhân dân Việt Nam”.
T.T (Theo QĐND)

Những khoảnh khắc đẹp ở Chủ Nhật Đỏ


Hoa hậu Thu Thảo tham gia hiến máu tại Ngày Chủ Nhật Đỏ.
Hoa hậu Thu Thảo tham gia hiến máu tại Ngày Chủ Nhật Đỏ.
TPO - Cùng hàng ngàn bạn trẻ trên khắp cả nước, các Hoa hậu, Á hậu và người đẹp của báo Tiền Phong cùng tham gia hiến máu và vận động hiến máu cứu người trong Chủ Nhật Đỏ diễn ra sáng 12/1.
Sáng qua, cùng hàng ngàn bạn trẻ trong cả nước, các hoa hậu, á hậu và người đẹp cùng tham gia vận động, hiến máu cứu người, hưởng ứng sự kiện Chủ Nhật Đỏ lần thứ VI do báo Tiền Phong tổ chức.
Tại đầu cầu Hà Nội, Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân, Á hậu Dương Tú Anh, người đẹp biển Nguyễn Thị Loan, Phan Hà Phương, Trần Hoài Phương, Bùi Thị Hà Anh, Á hậu 1 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 Lò Thị Minh đã tham gia sự kiện Chủ Nhật Đỏ tổ chức tại đại học Thương Mại.
Các người đẹp có mặt từ rất sớm cùng với ban tổ chức và các bạn sinh viên tham gia diễu hành qua nhiều tuyến phố, nhằm vận động người dân cùng tham gia hiến máu cứu người.
Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân và người đẹp biển Nguyễn Thị Loan cùng Á hậu Dương Tú Anh đã được ban tổ chức trao tặng giấy khen vì có thành tích trong công tác hiến máu nhân đạo.
Cách đây vài tuần, Ngọc Hân và Nguyễn Thị Loan lần thứ năm tham gia hiến máu nhân đạo nên trong Ngày Chủ Nhật Đỏ sáng hôm qua, hai cô không đủ ‘tiêu chuẩn’ để tiếp tục hiến máu.
Trong khi đó, Á hậu Tú Anh rất háo hức khi lần thứ hai đến với sự kiện Ngày Chủ Nhật Đỏ và tham gia hiến máu. Là cô gái khá nhút nhát nhưng Tú Anh vẫn cảm thấy tự tin vì có hoa hậu Ngọc Hân và Nguyễn Thị Loan ủng hộ tinh thần.
Trong khi đó, tại đầu cầu Sài Gòn, Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo cùng rất nhiều nghệ sĩ đã tới tham gia và hưởng ứng sự kiện Ngày Chủ Nhật Đỏ của báo Tiền Phong.
Thu Thảo cho biết: “Được sẻ chia những giọt máu cứu người là điều mà có lẽ Thảo và bất cứ công dân nào cũng sẵn sàng. Thảo cảm thấy rất vinh dự khi được đồng hành cùng sự kiện Ngày Chủ Nhật Đỏ do báo Tiền Phong tổ chức”.
Cùng tham gia với Hoa hậu Thu Thảo trong sự kiện Chủ Nhật Đỏ tại Sài Gòn là các nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu như: hoa hậu Trần Thị Quỳnh, người mẫu Hữu Long, Ngọc Tình, Ngọc Oanh, diễn viên Trà Ngọc Hằng, Thúy Ngân...
Những hình ảnh đẹp của các hoa hậu, á hậu, người đẹp tại Chủ Nhật Đỏ 2014:
Hoa hậu Ngọc Hân và á hậu Tú Anh tham gia diễu hành.
Ngọc Hân và Tú Anh đều có nhiều thành tích trong công tác hiến máu nhân đạo.
Sự xuất hiện của các người đẹp đã khuấy động không khí của các bạn trẻ tham gia hiến máu.
Ngọc Hân tham gia ký tên lưu niệm trong chương trình.
Cùng với hàng ngàn bạn trẻ, các hoa hậu, á hậu và người đẹp của báo Tiền Phong đã cùng tham gia Ngày Chủ Nhật Đỏ 2014.
Á hậu Tú Anh lần thứ hai tham gia hiến máu, nhận được sự ủng hộ tinh thần của Ngọc Hân và Nguyễn Thị Loan.
Tại Sài Gòn, Hoa hậu Thu Thảo đẹp trong sáng dẫn đầu đoàn nghệ sĩ tham gia chương trình.
Rất nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu có mặt để ủng hộ sự kiện Ngày Chủ Nhật Đỏ 2014 do báo Tiền Phong tổ chức tại Sài Gòn.
Hoa hậu Thu Thảo rạng rỡ trước ống kính.
Hoa hậu không tránh khỏi cảm giác hồi hộp.
Tuy nhiên cô vẫn rất tự tin và mỉm cười khi làm được một việc có ý nghĩa đó là hiến máu cứu người.
Diễn viên Trà Ngọc Hằng và Hoa hậu Trần Thị Quỳnh.
Trà Ngọc Hằng cũng đăng ký tham gia hiến máu.
Dàn nghệ sĩ tham gia sự kiện Ngày Chủ Nhật Đỏ tại Sài Gòn.

Bùa ngải





Người ta nói rất nhiều về bùa ngải
Tôi không tin nó có ở trên đời
Nhưng có một điều tôi tin rất thật
Đó chính là em đang mê hoặc tôi.

Thơ Văn Lê

Khi mùa tu hú gọi bầy...

 - Ở quê tôi, khoảng từ tháng Ba âm lịch, khi nghe tu hú gọi bầy vang vọng trên không trung buổi chiều quê với điệp khúc “tu hú – tu hú”, thì cũng bắt đầu một mùa mít non đeo lủng lẳng quanh thân, trên cành cây.

Lúc này, ở chợ quê cũng xuất hiện cá chuồn. Và, cá chuồn còn theo “xe” những người bán cá dạo đến các vùng nông thôn, miền núi để bán hoặc đổi cá lấy mít non mang về. Bởi vậy, ở quê tôi có câu ca: “Ai lên nhắn với nậu nguồn / Mít non gữi xuống, cá chuồn gữi lên”. Cá chuồn có nhiều loại, được chế biến các món ăn ngon vừa dân dã, vừa hợp túi tiền của người dân quê.

Mít non đeo lủng lẳng trên cây.

Tôi còn nhớ như in, do nhà đông con, đến mùa các chuồn, mẹ tôi mua về làm sạch vảy, cắt làm đôi, ướp một ít muối, nước nắm, củ nén, ớt, tỏi; mít non gọt sạch gai xắt thành miếng mỏng nhỏ vừa ăn, đun ít nước thật sôi bỏ cá chuồn vào trước, cá vừa chín tới, bỏ mít vào cho nước sôi lại, nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn sau đó bỏ một ít lá lốt hoặc đọt lá gai sưng xắt chỉ rồi nhắc xuống khỏi bếp. 

Mít múc ra tô, cá vớt ra đĩa, thêm một chén mắm Nam Ô nguyên chất xắt ớt xanh vào, anh em chúng tôi tha hồ thưởng thức. Ngoài ra, các món như cá chuồn nướng, cá chuồn “gói” nén, nghệ chiên giòn, cá chuồn nấu canh với cà chua, thơm, hành ngò đều ngon, ngọt nước.

Mít non kho với cá chuồn.

Vào mùa mưa lụt (tháng 9 – 10) nước trắng đồng, thiếu thức ăn, mẹ tôi chỉ mua vài con cá chuồn thính, xin thêm thêm mấy muổng thính bắp vàng, mẹ tôi đem về chiên với dầu phụng thứ thiệt mà cha tôi đã ép dầu vừa qua. Anh em tôi đi học về bụng đói, ăn cơm với món này rất ngon. Tôi là con út nên “ưu tiên” được trộn cơm trong cái trả chiên cá chuồn thính chỉ còn ít dầu, tép tỏi và ít thính có màu “chay cháy”. Tuy vậy nhưng tôi ăn vẫn ăn ngon lành .

Cá chuồn chiên với mít non luộc.

Cá chuồn gói nén, nghệ chiên vàng.

Ngày nay, với thân hàn sĩ, tôi đang phiêu bạt một góc phương trời, xa quê biền biệt, mỗi lần nghe tiếng chim tu hú gọi bầy, “độc hành” trên vòm trời cao rộng báo hiệu một mùa “mít non gữi xuống…”. Ở miền Trung quê nghèo sỏi đá, lại trong giấc mơ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng tu hú gọi bầy. Khi tỉnh giấc, tôi lại nhớ về người mẹ hiền yêu dấu, nhớ món mít non kho với cá chuồn và món cơm “trộn” với “thính chiên” vào mùa mưa lụt đã theo tôi suốt cả cuộc đời.