Trang

25 tháng 8, 2015

Trung Quốc điều tàu tên lửa hiện đại đến biển Đông


Đăng Bởi  - 
Trung Quoc dua tau khu truc ten lua Truong Sa den Bien Dong
Tàu khu trục hiện đại nhất của Trung Quốc tên Trường Sa sẽ hoạt động tại Biển Đông

Ngày 17.8, Trung Quốc điều tàu khu trục tên lửa Trường Sa(mượn cớ lấy theo tên thành phố thủ phủ tỉnh Hồ Nam ở Trung Quốc) đến biển Đông. Đây là tàu khu trục thứ 2 thuộc lớp 052D đã chính thức phục vụ hạm đội Nam Hải, theo tờ Hải quân Nhân dân của Trung Quốc cho biết.

Tàu Trường Sa sẽ đóng quân tại bến cảng Á Long, căn cứ Tam Á thuộc đảo Hải Nam, căn cứ chính của hạm đội. Tàu khu trục này mang số hiệu 173, đã được hoàn thành vào tháng 12.2013 và được thiết kế để gia tăng khả năng phòng không cũng như chống hạm cho hạm đội Trung Quốc ở biển Đông.
Trung Quốc hiện có tổng cộng 8 tàu chiến được trang bị loại radar mảng pha quét điện tử mệnh danh là "Aegis của Trung Quốc", nhằm giúp nước này gia tăng sức mạnh quân sự.
Trong 8 tàu chiến hiện đại nhất đó chỉ có 2 tàu Type 52D là Côn Minh và Trường Sa, 6 tàu còn lại là tàu khu trục Type 052C.
Type 052D là loại tàu khu trục được cải tiến từ Type 052C và được Trung Quốc "khoe khoang" là có sức mạnh tương đương với tàu khu trục lớp Flight III Arleigh Burke của Mỹ.
Vũ khí đáng chú ý nhất của tàu là 64 tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 có tầm bắn 200km, tốc độ Mach 4,2, trần bay 30.000m. Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu và giữa, đến cuối hành trình thì chuyển sang dùng radar chủ động.
Hỏa lực chống hạm của Type 052D gồm 8 tên lửa tầm xa YJ-12 có tầm bắn 400km, tốc độ Mach 2,5, giai đoạn cuối bay cách mặt biển 30m, phương thức dẫn đường của YJ-12 tương tự như HHQ-9.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 130mm H/PJ-38, tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-10 và hệ thống phòng thủ tầm cực gần H/PJ-12. Bệ phóng thẳng đứng của Type 052D có thể bắn cả tên lửa hành trình đối đất CJ-10 và tên lửa chống ngầm Y-8.
Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng tới 10 tàu khu trục thuộc Type 052D này nhằm gia tăng sức mạnh cho hạm đội của mình.
Việc Trung Quốc điều tàu khu trục tên lửa Trường Sa đến biển Đông, được xem như là một động thái gia tăng căng thẳng trên biển Đông, vốn đã gia tăng gần đây bởi những hành động của Trung Quốc như xây dựng đảo nhân tạo, tập trận khổng lồ, xây dựng lực lượng dân quân biển...
Trước đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc trên biển Đông một trong những hành động được xem là gây hấn mới nhất: "Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc thực hiện những hành động có trách nhiệm và dừng ngay những hành động làm căng thẳng, phức tạp trong khu vực".
Thiên Hà (theo Want China Times)

Bán đảo Triều Tiên đột nhiên bị đun sôi sùng sục


Đăng Bởi  - 
Tai sao Ban dao Trieu Tien dot nhien cang thang

Trước hết là Triều Tiên, ông Kim đã ban bố tình trạng chiến tranh, có hơn 1 triệu thanh niên đăng ký tòng quân, 50 tàu ngầm đã xuất phát đến vị trí tấn công cùng hàng ngàn quân và xe tăng áp sát biên giới.
Châu Á-TBD đã chứng kiến gần đây nhất là 3 lần tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng nhưng có vẻ như mọi nguyên nhân đều đổ dồn về Bắc Triều Tiên bởi họ thử tên lửa đạn đạo, chế tạo vũ khí hạt nhân…, một lý do rất “chính đáng” để Mỹ-Hàn-Nhật Bản triển khai vũ khí, tập trận. Thôi cứ cho là do Triều Tiên là nguyên nhân chính đi, Mỹ-Hàn-Nhật Bản là phụ nhưng được lợi lớn.
Tuy nhiên, lần này tình hình có vẻ như không phải là do Triều Tiên mà do chính Mỹ-Hàn khiêu khích.
Đầu tiên là cuộc tập trận Mỹ-Hàn sát biên giới Bắc Triều Tiên. Tiếp theo là sự kiện lính Hàn Quốc bị giẫm phải mìn (trên đất Hàn Quốc) và lập tức Hàn Quốc triển khai hàng ngàn chiếc loa công suất lớn chĩa sang Bắc Triều Tiên để tuyên truyền, chống chế độ Triều Tiên liên tục…
Hành động này của Hàn Quốc là buộc Triều Tiên không thể chịu đựng được khiến Bộ Tổng tư lệnh Triều Tiên đã chuyển tải thông điệp hạn cho miền Nam 48 giờ để tháo dỡ các bộ loa trên biên giới giữa hai miền Triều Tiên và chấm dứt chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng. Nếu không Triều Tiên đe dọa sẽ triển khai hoạt động chiến sự. Thời hạn tối hậu thư kết thúc vào lúc 17:00 theo giờ địa phương (15:00 giờ Hà Nội) ngày 22 tháng Tám.
Vào giờ chót, hai bên đã đi đến thống nhất sẽ có cuộc đàm phán ở cấp cao vào lúc 18:00 giờ Bình Nhưỡng (tức 16:00 giờ Hà Nội) ngày hôm nay, 22.8.2015. Và đến lúc này cuộc đàm phán vẫn chưa có dấu hiệu thành công. Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi, đương nhiên đó là điều không bao giờ với Triều Tiên. Vì thế tuy đàm phán nhưng cả 4 bên đều điều động quân.
Trước hết là Triều Tiên, ông Kim đã ban bố tình trạng chiến tranh, có hơn 1 triệu thanh niên đăng ký tòng quân, 50 tàu ngầm đã xuất phát đến vị trí tấn công cùng hàng ngàn quân và xe tăng áp sát biên giới.
Hàn Quốc cũng không kém, không những thế đang dự kiến cho Mỹ triển khai máy bay B-52 để sẵn sàng phủ đầu Triều Tiên.
Trung Quốc cũng lập tức điều hàng ngàn quân và xe tăng đến cách biên giới Bắc Triều Tiên 30 km để đề phòng bất trắc...
Vậy Mỹ-Hàn Quốc tạo nên căng thẳng như vậy để nhằm mục đích gì?
Rõ ràng là Mỹ-Hàn không muốn có một cuộc chiến xảy ra giữa 2 miền, nhưng nếu khiêu khích quá đà thì không lường hết sự việc, nên Mỹ đã tự điều chỉnh theo cách “nước sôi thì nhỏ lửa”, Mỹ đã ngừng cuộc tập trận.
Mỹ ngưng tập trận nhưng với cách đàm phán này, các yêu sách đưa ra khó có thể đạt thỏa thuận cho 2 bên, cho nên căng thẳng vẫn được duy trì cao.
Ở trong một tình thế đất nước đang tình trạng chiến tranh thì chẳng có một vị tổng thống nào có thể rời đất nước đi thăm viếng ai hết. Tổng thống Hàn Quốc có dám sang Trung Quốc khi chưa rõ tung tích 50 chiếc tàu ngầm Triều Tiên đang ở đâu trong lãnh hải của mình không? Và hàng ngàn quân và xe tăng Triều Tiên đang áp sát biên giới? Đó là lý do chính đáng nhất mà Hàn Quốc trưng ra để từ chối lời mời mà vừa khiến Trung Quốc đỡ ngượng, nhưng đáp ứng nguyện vọng của Mỹ, Nhật Bản.
Có thể nhiều người chưa tin chuyện này, nhưng hãy nghe tờ Hoàn Cầu Thời báo cảnh báo: “Trung Quốc không muốn cuộc duyệt binh của họ bị gián đoạn vì những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hoặc bà Park Geun-hye bị ngăn cản tham dự. Nhưng nếu cuộc duyệt binh của Bắc Kinh thực sự bị gián đoạn bởi bất kỳ sự can thiệp nguy hiểm nào, Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn”.
Ai dám khẳng định rằng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không có liên quan trực tiếp đến cuộc duyệt binh lớn của Trung Quốc mừng ngày chiến thắng Nhật Bản?
Nếu vậy thì tình hình Nam-Bắc Triều Tiên sẽ bình thường sau một tuần nữa. Chiến tranh sẽ không xảy ra.
Lê Ngọc Thống/ Đất Việt

Đau đớn mất 3 tỷ USD: Hoảng loạn 'ngày đen tối'


 Phiên giảm điểm mạnh nhất trong 15 tháng qua khiến chứng khoán mất gần 30 điểm. Theo đó, hơn 3 tỷ USD vốn hóa bốc hơi khiến dân đầu tư hoang mang. VN-Index mất hơn 110 điểm so với đỉnh cao hồi giữa tháng 7. 
Hoảng loạn bán tháo
Gần như toàn bộ cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội bất ngờ bị bán tháo ở mức độ chưa từng có kể từ cuối tháng 5 năm ngoái. Hàng trăm mã giảm sàn từ đầu tới cuối phiên, kéo VN-Index giảm suýt soát 30 điểm (-5,28%) về sát 525 điểm.
Chốt phiên, VN-Index giảm 29,37 điểm, tương ứng giảm 5,28% về 526,93 điểm. Còn HNX-Index giảm 4,51 điểm (-5,81%) về 73,09 điểm. Đây là phiên mất điểm mạnh nhất trong 15 tháng qua.
Trong phiên, có lúc VN-Index mất tới 32,63 điểm, tương ứng giảm 5,87% xuống 523,67 điểm (13h18 phút). 
Như vậy, so với mức cao nhất 2015 thiết lập hôm 14/7 (638,69 điểm), VN-Index đã mất tổng cộng hơn 110 điểm, tương đương 17,5%.
Với cú lao dốc ngày 24/8, tổng vốn hóa của TTCK Việt Nam đã bốc hơi hơn 60 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 3 tỷ USD. Trong 3 phiên qua, VN-Index giảm 9,2%, khiến vốn hóa thị trường giảm gần 4 tỷ USD. 
Tính từ đầu tháng 8, VN-Index mất tổng cộng hơn 15%, vốn hóa thị trường bốc hơi gần 150 ngàn tỷ đồng (gần 6,6 tỷ USD). Còn so với đỉnh cao giữa tháng 7, thị trường đã mất gần 7,6 tỷ USD.
chứng khoán, VN-Index, HNX-Index, cổ phiếu, thông tin xấu, hoảng loạn, lãi suất, tiết kiệm, chứng-khoán, cổ-phiếu, đánh-giá, nhận-định, thông-tin-xấu, hoảng-loạn 
Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) lý giải, có nhiều thông tin không tốt phủ bóng trên TTCK trong vài phiên gần đây, nhất là trong ngày giao dịch đầu tuần mới (24/8). Theo đó, chứng khoán thế giới chao đảo. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc có lúc giảm tới 9%, trước khi đóng cửa với mức mất 8,5% xuống 3.209,9 điểm, sau khi đã giảm sâu trong nhiều phiên trước đó.
Cũng theo chuyên gia TVB, nhiều NĐT lo ngại biến động tỷ giá khó lường, khả năng một cuộc chiến tiền tệ mới trên thế giới, hành động cơ cấu của khối ngoại, dự báo lãi suất trong nước, các tin đồn liên quan tới anh em doanh nhân nhà ông Đặng Thành Tâm, vấn đề Nam - Bắc Hàn,... sẽ còn tác động tới thị trường.
Hiện tượng khối ngoại bán ròng chứng chỉ quỹ và cổ phiếu trên TTCK Việt trong vài phiên gần đây cùng với áp lực bán giải chấp tại nhiều CTCK khi cổ phiếu rớt giá mạnh đã nhấn chìm thị trường.
Trên thực tế, hàng loạt thông tin xấu đã xuất hiện từ trước đó. Thị trường tài chính, tiền tệ và chứng khoán thế giới đã rúng động trong gần 2 tuần qua, kể từ khi Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng NDT tổng cộng 4,6% bắt đầu từ ngày 11/8.
Nhiều CTCK lo ngại về khả năng rút vốn của khối ngoại ở các thị trường mới nổi, trong đó có Trung Quốc. Sự lo ngại này cũng xuất hiện tại Việt Nam sau khi NHNN hai lần quyết định nới biên độ tỷ giá USD/VND thêm tổng cộng +-2% và nâng tỷ giá thêm 1% sau khi đã nâng tổng cộng 2% trong 2 lần hồi tháng 1 và tháng 5/2015.
Tin xấu: đâu là điểm dừng?
Ngay trước phiên giao dịch, CTCK VCBS đã cho rằng, tâm lý của các NĐT trở nên khá bi quan và hoảng loạn khi những tin tức không mấy tích cực liên tục xuất hiện. Và áp lực giải chấp đang hiện hữu rõ nét hơn bao giờ hết.
Một đặc điểm của đợt giảm này là áp lực bán dứt khoát hơn, ồ ạt hơn và hoàn toàn chiếm áp đảo lực cầu yếu. Và, tất cả các cổ phiếu từ bluechips đến penny đều không thoát khỏi xu hướng giảm chung.
chứng khoán, VN-Index, HNX-Index, cổ phiếu, thông tin xấu, hoảng loạn, lãi suất, tiết kiệm, chứng-khoán, cổ-phiếu, đánh-giá, nhận-định, thông-tin-xấu, hoảng-loạn
NĐT nên thận trọng và không nên vội vàng bắt đáy.
Bên cạnh đó, theo CTCK này, giá dầu thô thế giới liên tục phá đáy 6 năm và chỉ còn khoảng 40 USD/thùng (tới chiều 24/8 chỉ còn 39,38 USD/thùng) đã khiến cho một trong những nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn là dầu khí bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đại diện một CTCK cho rằng, TTCK hoảng loạn trong phiên đầu tuần là do sự cộng hưởng của quá nhiều tin xấu. Và điều đáng lo ngại là, nhiều NĐT không biết đâu là điểm dừng của những rối loạn trên thị trường tài chính, chứng khoán trên thế giới.
Chứng khoán Trung Quốc hôm 24/8 đã giảm ở mức mạnh nhất kể từ 2007. Chứng khoán Nhật cũng giảm mạnh nhất kể từ 2/2014. Trước đó, chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong 4 năm.
Điều quan trọng là không biết sự bất ổn trên thế giới sẽ còn kéo dài bao lâu. Do vậy, cũng như nhiều NĐT đã quyết định cắt lỗ. Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để có thể mua được cổ phiếu giá rẻ.
Ông Lê Quang Trí cho rằng, TTCK có thể sẽ sớm ổn định trở lại. Khối lượng giao dịch lớn (đạt hơn 3 ngàn tỷ trên sàn TP.HCM) cho thấy lực mua vào ở vùng giá thấp không hề nhỏ. Giao dịch tăng mạnh cho thấy, NĐT bắt đầu chấp nhận vùng giá hiện tại bắt đâu hợp lý để giải ngân dần.
Ông Trí nói thêm, với mức giá/lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) trung bình của toàn sàn khoản 8-9 lần như hiện nay, vùng đáy cũng đã rất gần và TTCK sẽ ổn định trở lại. NĐT có thể xem xét giải ngân vào thị trường... cho kế hoạch trung hạn.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm 37% so với đỉnh ghi nhận hôm 12/6 và thổi bay 4 ngàn tỷ USD. Nhưng đó là hậu quả của một nền kinh tế đang diễn biến xấu đi và một số lĩnh vực đã rơi vào tình trạng bong bóng.
Biến động trên TTCK Trung Quốc có lẽ đang gây áp lực lớn tới TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, sự hoảng loạn có lẽ một phần do yếu tố tâm lý bầy đàn của các NĐT trong nước. Dòng tiền hiện vẫn khá lớn, chảy vào vàng rất nhỏ và chưa có dấu hiệu đổ vào BĐS. Còn hiện tượng bán của khối ngoại về ngắn hạn là có tác động tiêu cực tới TTCK. Tuy nhiên, đây có lẽ cũng chỉ là hành động tái cơ cấu. Khối lượng bán ra và trăm tỷ đồng không lớn so với quy mô vốn ngoại trên 12 tỷ USD.
M. Hà

22 tháng 8, 2015

Tên lửa Triều Tiên đến DMZ, Mỹ-Hàn tập ném bom cảnh cáo


(Quan hệ quốc tế) - Cả Triều Tiên và liên quân Mỹ-Hàn đều đã có những động thái “dằn mặt nhau”, được coi là có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu quân sự.

Triều Tiên đưa pháo và tên lửa đến sát DMZ
Ngày 22-8, một nguồn tin quân sự tiết lộ với Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc rằng, các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung của Triều Tiên đã được đưa đến các thành phố giáp biên, đồng thời các hệ thống pháo của nước này cũng đã được kéo đến sát Khu phi quân sự (DMZ).
Nguồn tin này cho rằng, nhiều khả năng Bình Nhưỡng đã bắt đầu chuẩn bị tấn công vào các hệ thống loa phóng thanh phát các bản tin chống Bình Nhưỡng trong bối cảnh hạn chót do Triều Tiên đặt ra cho việc ngừng các buổi phát thanh này đang đến gần (17 giờ địa phương - 8 giờ 30 GMT).
Nguồn tin trên cho biết, lực lượng trinh sát của Hàn Quốc đã phát hiện nhiều động thái sẵn sàng tấn công của quân đội Triều Tiên. Tại một số địa điểm, pháo 76,2mm đã được triển khai tới Khu phi quân sự (DMZ).
Các đơn vị pháo binh ở tuyến sau cũng đang có sự di chuyển, các loại pháo cỡ nòng lớn hơn và tầm bắn xa hơn, ví dụ như các hệ thống rocket nhiều nòng 240 mm và pháo tự hành 170 mm đã được triển khai ở tuyến 2.
Hãng tin Yonhap cũng dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc khẳng định Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đã di chuyển các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn từ tuyến sau ra mặt trận.
Nguồn tin cho biết ngày 21-8, quân đội Triều Tiên đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud đến thành phố Wonsan và tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong đến tỉnh Bắc Pyongan.
Trinh sát của Mỹ và Hàn Quốc đã phát hiện nhiều xe quân sự Triều Tiên chở các tên lửa di chuyển đến khu vực biên giới giữa 2 nước.
Ten lua Trieu Tien den DMZ, My-Han tap nem bom canh cao
Triều Tiên được cho là đã di chuyển pháo đến sát DMZ
Hiện nay, Triều Tiên có rất nhiều vũ khí có thể bao trùm cả đất nước Hàn Quốc. Đặc biệt là thủ đô Seoul chỉ cách khu phi quân sự ở vĩ tuyến 38 khoảng hơn 50km, các loại pháo của Bình Nhưỡng cũng thừa khả năng uy hiếp thủ đô của Hàn Quốc
Đối với các tên lửa đạn đạo có tầm bắn quá xa ví dụ dòng tên lửa đạn đạo Scud gay Rodong, Triều Tiên sẽ phải nâng cao góc ngẩng của tên lửa lên gần như thẳng đứng để giảm cự ly bắn.
Trước đó, Chủ tịch Kim Jong-un đã ra lệnh đặt các đơn vị quân đội nhân dân Triều Tiên triển khai ở mặt trận vào tình trạng chiến tranh, vũ khí sẵn sàng để tiến hành tác chiến lập tức và ra lệnh ban bố tình trạng chiến tranh bắt đầu từ 17 giờ ngày 21-8.
Mỹ-Hàn luyện tập ném bom giả định vào Triều Tiên
Theo chiều ngược lại, chiến đấu cơ Mỹ - Hàn cũng đã mở cuộc tập trận ném bom như một lời cảnh báo Triều Tiên.
Tám chiến đấu cơ của liên quân Mỹ - Hàn đã quần thảo bầu trời Hàn Quốc sáng 22-8 để tập trận giả lập tình huống ném bom vào các mục tiêu của “địch”, đồng thời luyện tập chọn đường bay có thể khiến Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên phải cảnh giác báo động.
Bốn tiêm kích F-16 của lực lượng không quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc cùng 4 chiếc F-15K của Không quân nước này đã tham gia cuộc tập trận chiến đấu trên không vào buổi sáng ngày 22-8, một quan chức quân đội Hàn Quốc nói với hãng tin Yonhap.

Xăng nhập chưa đến 9000 đồng, bán gấp đôi


(Doanh nghiệp) - Giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc xuống còn 40 USD/thùng, kéo theo giá xăng nhập khẩu giảm mạnh, chưa đầy 9000 đồng/lít.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/8, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,8 USD (giảm 4,3%) xuống 40,7 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Giá dầu Brent giảm 1,65 USD (giảm 3,4%) xuống 47,16 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay.
Xang nhap chua den 9000 dong, ban gap doi: Van hieu duoc
Giá xăng trong nước đang bán đắt gấp đôi
Theo tính toán của tờ Người Lao Động, với giá dầu giảm mạnh, hiện giá xăng A92 nhập từ Singapore chỉ còn khoảng 62,76 USD/thùng, tương đương 8.858 đồng/lít. Trong khi đó, giá xăng trong nước dù đã được điều chỉnh 6 lần giảm (giá xăng RON 92 bình quân giảm khoảng 3.600 đồng/lít so với giá xăng xuối năm 2014) thì hiện nay người tiêu dùng vẫn đang phải mua với giá gấp đôi tương đương 18.536 đồng/lít.
Theo công bố của các cơ quan quản lý, một lít xăng RON 92 về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu (18%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế bảo vệ môi trường (1.000 đồng), thuế giá trị gia tăng (10%), tương đương 8.244 đồng. Ngoài ra, mức chiết khấu cho các đại lý xăng dầu hiện tại là trên dưới 1.000 đồng/lít. 
Thực tế đã ghi nhận từ đầu năm rất nhiều lần giá xăng dầu thế giới giảm sâu nhưng giá xăng trong nước đứng im hoặc giảm nhỏ giọt, còn các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đều liên tiếp tăng chiết khấu cho đại lý, đạt tới mức trên dưới 1000 đồng/lít. Mới đây, một đại lý bán lẻ còn tiết lộ mức chiết khấu có thể còn cao hơn nữa, lên tới 1.500 đồng/lít dù theo qui định của Bộ Tài chính thì mức chiết khấu cho các DN kinh doanh xăng dầu là khoảng 600 đồng. Đó chính là lý do giá xăng hiện tại gần gấp đôi giá nhập.
Tuy nhiên, theo phân tích của TS Nguyễn Hồng Nga - Khoa Kinh tế (ĐH kinh tế - Luật, TP.HCM) trên báo Đất Việt trước đó, khi giá xăng thế giới là 64 USD, thì việc giảm giá 816 đồng, các DN kinh doanh xăng dầu vẫn lãi khoảng 900 đồng một lít. Trong khi giá thế giới giảm từ 64 USD còn 47 USD, nếu giảm theo đúng giá thế giới thì giá xăng ở VN hiện nay không quá 17 ngàn đồng một lít.
Một diễn biến có liên quan, ngày 18/8, Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) đã có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước về báo cáo tài chính quý 2/2015 với mức lãi kỷ lục gấp gần 3 lần quý 2/2014.
Theo báo cáo này Petrolimex nêu ba lý do chính khiến lợi nhuận quý 2-2015 tăng mạnh trước hết là do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước đạt trên 6%, các doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động tăng trưởng trở lại, giúp các đơn vị thành viên Petrolimex cũng tăng trưởng.
Thứ hai, liên bộ Công thương - Tài chính đã điều hành giá xăng dầu đúng định hướng cơ chế thị trường theo nghị định 83/2014.
Thứ ba, sản lượng xuất bán xăng dầu quý 2 của Petrolimex tăng trưởng 12% so với cùng kỳ 2014, giúp quy mô lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá về những giải trình này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cách giải thích chung chung, phi lý.
"Khúc mắc chính là ở chỗ doanh thu giảm và lãi tăng. Đó là điều quan trọng nhất lại không giải thích được" - PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại nói.
TS Lê Đăng Doanh lại thẳng thẳng, lãi này là ăn lẹm vào túi tiền người tiêu dùng và cơ chế điều hành giá ở đây cũng phải xem lại.
Thái An

21 tháng 8, 2015

Một tiếng kêu nặng lòng xã hội


Đăng Bởi  - 
that nghiep, cu nhan, chet doi
Nội dung tấm bảng xin việc.

"Tôi đã tốt nghiệp Đại học. Tôi đã làm bố. Tôi cần có việc làm để sống, để có tiền mua sữa cho con. Xin hãy tuyển dụng tôi. Email của tôi là..."

Một tấm biển và đứng sau là một người đàn ông. Cả hai đều chườn mặt ra đường. Không phải xin việc mà yêu cầu có việc làm. Quyền được có việc làm cũng như quyền có nhà ở, quyền tự do đi lại v.v. đã được ghi vào Hiến pháp.
Không có việc thì không có tiền để sống, để mua sữa cho con, nghĩa là, chưa thể có đầy đủ quyền làm người và những quyền thiêng liêng khác của con người.
 Anh cử nhân này không phải kẻ mang tâm trạng của chàng Hamlet hoài nghi trong câu tự vấn phổ quát nổi danh vẫn chưa có lời giải đáp: "To be or not to be" (tồn tại hay không tồn tại). Câu tự vấn của anh cử nhân thất nghiệp có nghĩa hẹp hơn nhiều: "Ta và con ta sẽ sống hay chết đói". Anh mong và tin sẽ có câu trả lời tắp lự, có một việc làm, có đồng lương dù ít hay nhiều và có tiền mua sữa cho con.
Như thế, anh ta không như chàng hoàng tử Hamlet hoài nghi kia, loay hoay với mớ triết lý rối bời như canh hẹ mà không dám đưa ra một quyết đoán nào.
Anh ta đã hành động chứ không bơi lội trong bát canh hẹ triết lý: ra đường nói cho bàn dân thiên hạ biết tôi đang thất nghiệp đây! Và anh đòi việc làm với một sự tự tin chắc nịch: hãy tuyển dụng tôi. Tôi phải sống, phải có tiền mua sữa cho con!
Anh ta có quyền ấy không? Có, vì là công dân, anh ta có quyền được lao động, có việc làm. Là một cử nhân có bằng, anh ta có điều kiện cần và đủ để làm việc. Nếu không, anh ta đã không là cử nhân. Còn trong trường hợp bằng giả hay bằng thật mà kiến thức dzỏm là chuyện khác, lỗi không thuộc anh ta.
Chuyện đòi việc làm với hình thức phong phú, độc đáo khác như đeo bảng trước ngực hay hình thức khác vẫn xẩy ra như cơm bữa ở các nước dân chủ văn minh, chẳng ai lấy làm lạ.
Chẳng có chuyện "nhục hay không nhục" ở đây. Chỉ có chuyện "sống hay chết đói" mà thôi.
Cũng chẳng ai có quyền phán xét người thất nghiệp, cho rằng họ dốt hoặc lười. Nạn thất nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế và tình trạng bất công xã hội.
Người dốt hay lười ở đâu và bao giờ cũng có. Họ buộc phải nhận đồng lương thấp tương xứng với cái dốt, cái lười ấy. Nhưng không ai có thể tước mất quyền được lao động đã ghi trong Hiến Pháp của họ.
Những ai nói anh chàng cử nhân này "nhục nhã" là không đạt thế thái nhân tình. Anh ta chỉ là một trong 170.000 cử nhân hay kỹ sư đang không có việc làm sau khi tốt nghiệp. Không ai nhận thức được đó là do lỗi của xã hội và chất lượng đào tạo. Ai cũng cho mình kém may mắn. Và lẳng lặng làm bất kỳ việc gì miễn là có thể sống.
Vì thế mà cái nguồn lực chất xám rất đáng coi trọng này đã tan biến mất như nước thấm vào đất. Và đây là lần đầu tiên một trong số mười bảy vạn cử nhân thất nghiệp ấy lên tiếng tình trạng to be or not to be, sống hay chết đói, bằng cách của mình mà không vi phạm luật pháp hay làm hại ai. Chẳng có gì để có thể chê trách anh ta.
Có thể chàng cử nhân đeo biển vẫn không có việc làm, hoàn cảnh anh ta sẽ ngày một khốn đốn hơn. Nhưng anh ta đã biết cách nói lên một sự thật: nạn thất nghiệp của trí thức. Và mong là hành động ấy sẽ không vô ích và dẫn tới bi kịch như chàng Hamlet thông minh mà cũng rất khờ dại.
Nguyễn Quang Thân

Cống Rộc trước ngày Đoàn Văn Vươn được đặc xá


- Tin Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý được đặc xá trước thời hạn do cải tạo tốt giống như một cơn gió mát lành mang tới Cống Rộc, nơi hai người phụ nữ khắc khoải đợi chờ…
 Ông Đoàn Văn Vươn được xác định có tên trong danh sách đề nghị Chủ tịch nước xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn năm 2015 này.
Chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mấy ngày gần đây đang lâng lâng trong niềm hạnh phúc. Chồng của họ sẽ có mặt trở lại cống Rộc trước thời hạn do cải tạo, lao động tốt.
Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, cống Rộc, đầm bãi, đặc xá...
Chị Nguyễn Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Quý bên khu đầm cống Rộc.
3 năm 6 tháng là thời hạn Vươn – Quý thụ án tại trại giam Chí Linh, Hải Dương. Đó cũng là ngần ấy thời gian về trước, vụ việc Tiên Lãng nóng trên các mặt báo.
Trở lại Tiên Lãng thời điểm trước khi Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý được mãn án, mọi thứ dường như vẫn không có gì thay đổi lớn lao.
Con đê biển vẫn kẻ một đường thẳng sáng loáng dưới nắng thu để khu biệt đầm bãi phía ngoài mé biển và khu dân cư mang tên Xóm Chùa Trên, xóm Chùa Dưới của xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
Dọc con đường đổ bê-tông ngày trước do anh Vươn - Quý đầu tư dẫn ra khu đầm bãi của mình, cỏ đã mọc cao lút. Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi gặp những tốp vài ba người đi lên từ đầm bãi. Họ đi tháo lờ, tháo đó đặt từ lúc nửa đêm.
Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, cống Rộc, đầm bãi, đặc xá...
Cống Rộc, 3 năm trước và thời điểm hiện tại.
Chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1982, vợ của anh Đoàn Văn Quý), khuôn mặt như trẻ lại cả chục tuổi: “Đầu tháng 8 vào thăm nhà em và bác Vươn, nhà em nói chuyện hai anh em được đặc xá đợt này, em vui quá. Anh Quý bảo, cơ quan chức năng đã xét đơn của hai anh em rồi, có tên trong danh sách rồi. Khoảng cuối tháng 8 này, nhà em với bác Vươn được ra, em vui quá”.
Chị Hiền là một người nhanh nhẹn, khéo vun vén, trong thời gian chồng đi cải tạo, toàn bộ khu đầm bãi rộng 36ha một tay chị đảm đương.
“Chị Thương ốm yếu, không làm đầm bãi được, em để chị ấy vào nhà trong trông nom các cháu. Mình em ở ngoài đầm, có thêm đứa cháu phụ giúp để trông coi, sản xuất”.
Theo câu chuyện của Hiền: khu đầm 36ha được chị ngăn ra làm bốn khoảnh, cho thuê ba phần, chỉ nuôi trồng một phần.
“Năm ngoái, em đầu tư 100 triệu tiền giống. Năm nay, em rút bớt, còn 60 triệu. Không có người đàn ông trong nhà, mọi việc cũng khó. Em chỉ đầu tư vừa sức làm của hai mợ cháu” - Hiền kể.
Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, cống Rộc, đầm bãi, đặc xá...
Chiếc lán dựng ngay liền kề với ngôi nhà cũ của Đoàn Văn Vươn.
Hai gian nhà cấp bốn được chị Thương, chị Hiền dựng cách khu nhà cũ của Đoàn Văn Vươn chừng 20m, vẫn nằm trên khoảng rộng nhất của bờ đầm.
Những ô bờ ngăn đầm, chia thửa của khu cống Rộc rộng ngút ngàn, cỏ dại mọc cao ngút. Từ khi xảy ra sự việc, hai chị Thương – Hiền vẫn giữ nguyên trạng chỗ này. Những khóm chuối cũ ít được chăm sóc, khóm đu đủ cụt thân ngày trước, bây giờ đã trổ thêm ba đọt mới…
“Sợ nhất là biển bồi anh ạ, nó đùn đất lấp đầm. Tới đây anh Quý, bác Vươn về, phải thuê máy xúc vào xúc đất lên, khơi đầm. Đám cỏ dại, sẽ phải thuê máy cắt, phun thuốc diệt cỏ… thì mới trồng cây được. Chắc là nhiều việc lắm” – chị Hiền dự tính.
Trong câu chuyện rất vui, Hiền kể: các lần vào thăm nuôi, các bác quản giáo đều khen hai anh em cải tạo, lao động tốt. Bác Vươn khéo tay, được giao việc làm đồ thủ công mỹ nghệ. Anh Quý nhà em thì hiền lành, khỏe mạnh được giao nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh, quét tước phòng khách hàng ngày.
Từ khi nhận được tin anh em Vươn – Quý được đặc xá, mãn án trước thời hạn, rất nhiều người thân, bạn bè đã tới chia vui với gia đình.
Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, cống Rộc, đầm bãi, đặc xá...
"Sẽ phải thuê máy xúc bùn, cắt cỏ dại... để cải tạo lại đầm bãi. Nhiều việc lắm..." - lời chị Hiền.
Cháu Đoàn Xuân Quỳnh, con trai lớn của anh Vươn, năm nay đã là sinh viên Khoa Công nghệ sinh học năm thứ 3 của trường ĐH Hải Phòng. Cháu Đoàn Văn Hải, con trai lớn của anh Quý, ba năm trước theo mẹ lên Hà Nội nộp đơn kêu oan cho bố, bị bánh xe máy nghiền nát gót chân.
Do chạy chữa muộn, vết thương hoại tử, cháu phải phẫu thuật cắt phần thịt ở vùng bụng, vùng đùi… vá vào chân. Nay, Hải đã là học sinh lớp 7, lớn nhổng như một thanh niên, khỏe mạnh.
“Gia đình em lên kế hoạch để cuối tháng này đón anh Vươn, anh Quý về rồi. Các bác trong họ cũng đến, thống nhất là đợi anh Vươn về, chúng em sắp mấy mâm cơm mời bà con, làng xóm đến chia vui. Chúng em cũng muốn mời cả các anh nhà báo về dự, những người đã đưa tin về vụ việc của gia đình em” – chị Hiền xúc động.
Phòng trong, chị Thương đang thiu thiu ngủ, trong lòng ôm bé gái 7 tháng tuổi đang ngủ ngon lành. Cháu bé con của cô cháu họ, được chị nhận trông giúp cho mẹ nó đi làm.
Như dự định của chị Hiền, khu đầm bãi Cống Rộc, việc “hồi sinh” có lẽ chỉ là một thời gian rất gần…
 Ông Đoàn Văn Vươn được xác định có tên trong danh sách đề nghị Chủ tịch nước xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn năm 2015 này.
Kiên Trung – Hoàng Sang