Trang

4 tháng 12, 2014

Ngưỡng cửa suy thoái thách thức Putin

- Lần đầu tiên trong hơn nửa thập kỷ qua, Nga đứng trước ngưỡng cửa suy thoái. Đây có lẽ là thời điểm khó khăn nhất, thách thức bản lĩnh của Tổng thống Vladimir Putin - người có quyền lực nhất thế giới năm 2014.

Sau 6 năm có thể lại rơi vào suy thoái
Trên tờ The Guardian, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev vừa nhận định rằng quý I/2015 Nga sẽ rơi vào cuộc suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Ông Vedev dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga có thể giảm 0,8% trong năm 2015, cách biệt rất nhiều so với dự báo tăng trưởng dương 1,2%. Dòng vốn bị rút ra khỏi Nga sẽ tăng vọt lên mức 125 tỷ USD trong năm 2014, cao hơn nhiều so với mức dự báo 100 tỷ USD trước đó. Lạm phát được dự báo ở mức cao là 9% trong năm 2014 và giảm xuống còn 7,5% vào cuối sang năm. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên mức 6,4% trong năm 2015.
Dự báo khá u ám trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang lún sâu vào khủng hoảng. Chính phủ thừa nhận Nga đang tiến tới suy thoái và Ngân hàng Trung ương (NHTW) nước này cho rằng hệ thống tài chính Nga đang gặp vấn đề vì giá dầu giảm. Đồng ruble của Nga lao dốc, trở thành một trong những đồng tiền mất giá nhiều nhất trên thế giới.
Nga, Liên-Xô, Putin, ruble, giá-dầu, khủng-hoảng, dầu-khí, EU, Mỹ, phương-Tây, chiến-tranh-lạnh
Tỷ lệ người dân sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin hiện vẫn ở mức rất cao, trên 80%.
Trước đó, hồi giữa tháng 11/2014, NHTW Nga đã hạ dự báo tăng trưởng 3 năm tới, bởi nền kinh tế quốc gia đang đối mặt với viễn cảnh trì trệ kéo dài bắt nguồn từ những chi phí lớn sau khủng hoảng Ukraine, những lệnh trừng phạt qua lại đối với phương Tây và giá dầu mỏ suy giảm nghiêm trọng.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đó tiết lộ, nền kinh tế Nga có thể thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm vì các lệnh trừng phạt của phương Tây và khoảng 90-100 USD vì giá dầu giảm. Kể từ khi xảy ra khủng hoảng, nhiều ngân hàng lớn ở Nga đã phải nhờ chính phủ bơm vốn.
Không chỉ vậy, nền kinh tế Nga còn đứng trước nguy cơ hao hụt về ngân sách do các nước phương Tây đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về dầu mỏ.
Sự kiện Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá 45 tỷ USD với châu Âu đầu tuần này cho thấy thực tế là thị trường xuất khẩu khí lớn nhất của Nga - EU - có thể bị thu hẹp trong thời gian tới.
Nga, Liên-Xô, Putin, ruble, giá-dầu, khủng-hoảng, dầu-khí, EU, Mỹ, phương-Tây, chiến-tranh-lạnh
Nga quyết định dừng dự án “Dòng chảy phương Nam” về vận chuyển khí đốt sang châu Âu
Người Nga chờ đợi bản lĩnh Putin?
Như một lời đáp trả với những trì hoãn của Ủy ban châu Âu (EC) về dự án “Dòng chảy phương Nam”, Tổng thống Putin trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/12 tuyên bố không thể tiếp tục dự án để vận chuyển khí đốt tới châu Âu.
Theo hãng tin Reuters, thay vì chọn khu vực Nam Âu, Nga đã nhắm đến Thổ Nhĩ Kỳ - trong việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt thay thế, kèm theo lời hứa sẽ bán khí đốt giá rẻ cho Ankara.
Thông tin ban đầu cho thấy, Nga sẽ giảm giá khí đốt 6%, thậm chí giảm tới 15% cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tới và cung cấp thêm cho nước này 3 tỷ mét khối khí đốt trong năm nay. Đây được coi là một trong những phương án thay thế cho dự án “Dòng chảy phương Nam” mang khí đốt tới châu Âu - khu vực vốn đang tiêu thụ khoảng 40% nhu cầu khí đốt và 30% lượng dầu mỏ từ Nga.
Như vậy, dự án đường ống dẫn khí đốt có chiều dài gần 900 km do Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga và Tập đoàn năng lượng ENI (Italia) khởi xướng năm 2012 với với công suất 63 tỷ m3 khí đốt/năm nhiều khả năng sẽ vĩnh viễn không trở thành hiện thực.
Tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” gần đây giữa Nga và EU đã khiến chính Nga và EU phải tính toán lại câu chuyện hợp tác, chứ không phải lý do nhiều nước châu Âu phản đối mạnh mẽ dự án và muốn giảm sự phụ thuộc về năng lượng vào Nga. 
Nga, Liên-Xô, Putin, ruble, giá-dầu, khủng-hoảng, dầu-khí, EU, Mỹ, phương-Tây, chiến-tranh-lạnh
Tổng thống Putin chuyển hướng sang hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
Kế hoạch hợp tác dầu khí với Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD và những thỏa thuận ban đầu với Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng 12 này cho thấy, Tổng thống Putin đang tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phá vây kinh tế của các nước phương Tây.
Bên cạnh dự án dẫn khí đốt khủng, nhiều khả năng Nga sẽ xây dựng nhà máy hạt nhân thứ ba tại Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang xin gia nhập EU.
Những bước đi gần đây của Nga cho thấy, nhiều khả năng ông Putin sẽ không lùi bước trước sức ép trừng phạt của phương Tây. Cho dù đồng ruble đang suy giảm nghiêm trọng và người dân Nga lo sợ đổ xô chuyển sang ngoại tệ, nhưng dường như trở ngại kinh tế không gây nhiều khó khăn về chính trị cho Tổng thống Putin.
Theo kết quả điều tra của cơ quan thăm dò độc lập Levada, tỷ lệ người dân sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin hiện vẫn ở mức rất cao, trên 80%. Giới tài phiệt nước Nga với nhiều tập đoàn lớn, về mặt thực tế, vẫn đang đứng về phía điện Kremlin. Điều đó cho thấy một thực tế: những khó khăn kinh tế gần đây có lẽ chưa thể khiến ông Putin phải thay đổi chính sách kinh tế cũng như đối ngoại nói chung.
Gần đây, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã xem xét một số kịch bản bi quan hơn đối với nền kinh tế khi giá dầu hạ thêm nữa. Trong tình huống “kịch bản xấu nhất”, nếu giá dầu giảm xuống 60 USD/thùng vào năm 2015, kinh tế Nga sẽ giảm 3,5-4% vào năm đó. Nhưng, đó vẫn chưa phải là thảm họa.
Hiện tại, nền kinh tế của ông Putin gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhìn chung sức khỏe của nền kinh tế của nước khác xa so với những năm cuối thế kỷ trước. Dự trữ ngoại hối của Nga vẫn trên 400 tỷ USD. Cùng với sức mạnh về quân sự, về hạt nhân, ông Putin vẫn có cơ sở để tiếp tục thể hiện bản lĩnh của mình, của một nước Nga hùng mạnh.
Văn Minh

Hai chỉ vàng và một mớ rau

Câu chuyện về hai cuốn sổ tiết kiệm của bà Lê Thị Bích Thủy ở TP HCM đang được dư luận quan tâm.
Năm 1983, bà Thủy gửi hai cuốn sổ, với tổng mức tiền là 270 đồng - tương đương với hai chỉ vàng thời đó - vào Quỹ Tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau 31 năm, bà mới xin tất toán. Vietinbank, ngân hàng được giao nhiệm vụ kế thừa xử lý những chuyện tồn đọng tương tự, đã làm “hết sức đúng nguyên tắc". Bà Thuỷ được thông báo sẽ được chi trả cả gốc và lãi là... 4.835 đồng.
Số tiền này chưa đủ uống một ly trà Thái Nguyên ở Hà Nội, cũng chưa đủ mua một mớ rau muống ở bất kỳ thành phố nào trên cả nước... Trong khi đó, một số người chuyên sưu tập "đồ cổ", khi biết tin, đã nảy ra ý mua lại của bà Thuỷ hai cuốn sổ tiết kiệm nọ với giá gấp 1.000 lần, để làm phong phú thêm bộ sưu tập một thời gian khó của đất nước.
Việc bà Thuỷ và nhiều người khác nữa gửi tiết kiệm, mua công trái trong thời điểm nhà nước kêu gọi, huy động tiền trong dân để xây dựng đất nước theo tôi là một nghĩa cử. Mức lương khi đó của tôi - một thượng úy trong quân đội - cũng chỉ có 86 đồng.
Nhiều năm sau đó, đồng tiền mất giá tới mức, những năm 90 của thế kỷ trước, có hẳn một chiến dịch thu mua lại trái phiếu với giá rẻ như bèo của những người làm nghề đồng nát. Việc đổi tiền theo phương thức 10 đồng nhận một đồng và tốc độ lạm phát vẫn tiếp tục phi mã thời đó đã khiến nhiều tờ công trái chẳng còn giá trị.
Rất có thể trong mỗi gia đình chúng ta cũng còn đâu đó những cuốn sổ tiết kiệm, những tờ phiếu công trái "xây dựng đất nước". Họ có thể yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm chi trả sòng phẳng. Song xem ra cũng chẳng bõ công. Câu chuyện của bà Thủy với cái kết "hai chỉ vàng chưa bằng một mớ rau" là một ví dụ cho thấy “công không bõ”.
Trong câu chuyện của bà Thủy, tất nhiên, nhà nước không thể trả cho bà Thủy số tiền gấp cả nghìn lần như thú vui của một người sưu tầm, bởi đó là nguyên tắc tài chính. Nhưng tôi nghĩ ngành ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội vàng, cơ hội để tri ân những khách hàng đã gửi gắm tài sản của mình ngay trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
Một khoản “tri ân” thiết thực sẽ không làm hao hụt quá nhiều nguồn kinh phí mà các ngân hàng đang dành cho các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ hiện nay.
Đôi khi giá trị đem lại không thể đánh giá chỉ bởi những con số lên xuống tức thời, nhất là khi niềm tin của người dân vào các chính sách, theo tôi, còn là quá mong manh.
Quốc Phong
Ý kiến bạn đọc ()
Bài viết hay nhất là câu kết "khi niềm tin của người dân vào các chính sách . . . còn mong manh"
Nếu bạn nợ ngân hàng 2 chỉ và tính số nợ tới thời điểm này là bao nhiêu giúp mình cái, có ra được con số 4.835 đồng ko nhỉ???
@Dũng Anh: Nếu nợ NH thì làm gì có việc nợ được đến thời điểm này?
Cái này gọi là : "Hạt muối chia nhau, hạt đường nuốt hết"
Bài viết chính xác quá! Hãy để người dân mua, giữ vàng như trước!
Việc bà Thuỷ xin lấy lại tiền tôi nghĩ là hợp lý, 5 ngàn đồng cũng là tiền, cũng đáng trân trọng như nhau. Cuộc sống luôn có những cơ hội, đôi khi được, cũng có khi mất, điều đó tạo nên sự cân bằng, và điều đó làm cho ...  
Bạn nói 5k cũng là tiền nhưng trong trường hợp này nó không đáng -_- lấy làm gì cho mang bực vào người.
Buồn cười nhất là, khi nói lên quan điểm thì phải trở thành nhà thiện nguyện :)
Chú Quốc Phong viết rất đúng, rõ ràng ngân hàng đã bỏ mất 1 cơ hội quý hơn rất nhiều 2 chỉ vàng để marketing bản thân.
Cháu thích nhất câu "ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội vàng" của bác.
Chuẩn không cần chỉnh, bạn đã thay mặt hàng vạn người dân cùng tiếng nói chung
Rất đồng tình với ý kiến của tác giả, việc chi trả là theo nguyên tắc tài chính nhưng không phải là không có cách để giải ngân, cách làm như đề xuất của tác giả. Khi khó khăn thì cùng nhau chia sẻ nhưng khi vinh quanh rồi thì ...  
Tùng - 08:33 2/12

Thách thức mang tên Uber

Tôi chỉ thực sự để ý đến Uber trong một ngày tắc nghẽn giao thông trầm trọng ở London tháng sáu vừa qua. Lần đó, các tài xế taxi ở thủ đô nước Anh chặn hết các trục đường chính ở trung tâm để biểu tình, ép chính quyền ban lệnh cấm Uber.
Các tài xế ở khắp châu Âu cũng đồng loạt ra đường cùng yêu sách tương tự, với nỗi sợ lơ lửng trên đầu là ứng dụng này có thể xóa sổ cần câu cơm của họ. Hiện Uber có mặt trên 200 thành phố lớn của gần 50 nước khác nhau, dù mới ra đời năm 2009.
Uber là gì mà chỉ vài năm đã có thể đe dọa đến sự sinh tồn của ngành dịch vụ đã tồn tại cả trăm năm?
Hiểu một cách đơn giản, đây là một dịch vụ “đi nhờ” xe, kết nối khách hàng có nhu cầu và tài xế thông qua ứng dụng trên smartphone. Họ không nhất thiết phải sở hữu bất kỳ chiếc xe nào, nhưng cần ký hợp đồng với các hãng xe hoặc xe cá nhân để thực hiện dịch vụ. Đây là sáng tạo rất đặc trưng của kỷ nguyên số, nơi tất cả mọi thứ đều được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới và xã hội mạng lưới (network society).
Sự ra đời của Uber hay các ứng dụng khác như dịch vụ thuê nhà Airbnb là điều tất yếu. Nhưng cái mới ra đời cũng đồng nghĩa với sự đi xuống, thậm chí lụi tàn, của những cái cũ. Như việc chúng ta có đèn điện thay thế đèn dầu, ôtô thay thế xe ngựa, hay điện thoại di động thay thế bồ câu đưa thư. Chúng ta sẽ như thế nào nếu người Đức cấm dùng máy in của Gutenberg bởi vì nó khiến những người chép tay Kinh thánh thất nghiệp? Hay cấm báo điện tử hoạt động vì sợ không còn ai đọc báo giấy?
Nhà kinh tế học gốc Áo Joseph Schumpeter gọi đó là “sự phá hủy mang tính sáng tạo” (creative destruction): vòng xoáy sáng tạo liên tục hình thành các phát kiến mới và nghiền nát những trở lực cũ trên đường đi của nó.
Tôi không ngạc nhiên khi Uber vấp phải phản ứng từ nhiều phía khi thâm nhập vào Việt Nam, dù ứng dụng này đã có hơn 5 triệu lượt tải, chỉ tính riêng trên Android. Vừa qua, TP HCM đã bắt đầu ra quân lập biên bản, xử phạt các xe ôtô thực hiện dịch vụ này trên địa bàn. Hành động này không phải là cá biệt: nhiều thành phố trên thế giới như Brussels, Berlin, hay Vancouver cũng đã cấm Uber.
Việc cư xử với những thứ mới mẻ như Uber hẳn nhiên là rất khó khăn, bởi quản lý nhà nước thường có độ trễ lớn so với sáng tạo công nghệ. Tuy nhiên, tôi chia sẻ với quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng rằng, không thể giữ tư tưởng “không quản được thì cấm”. Bởi theo tinh thần của luật pháp Việt Nam, công dân có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Hơn nữa, trong một nền kinh tế thị trường, điều mà chúng đang tìm kiếm sự thừa nhận, thì sự thành bại của kinh doanh phải dựa trên nguyên tắc cung-cầu. Việc lựa chọn giữa taxi truyền thống hay Uber, hay những ứng dụng như Easy Taxi và GrabTaxi, nên thuộc về người dùng. Những sự can thiệp, nếu có, chỉ nên nhằm mục đích tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tôi không cổ súy cho việc kinh doanh không có giấy phép hay trốn thuế, những vấn đề mà chính quyền nhiều thành phố lo ngại với Uber. Tuy thế, tôi nghĩ đó là việc mà các bên có thể ngồi lại cùng nhau để đối thoại. Đến khi mọi thứ đã rõ ràng, thì quyết định cấm hay cho phép dịch vụ này hoạt động mới thực sự thấu tình đạt lý.
Quay trở lại với cuộc biểu tình của tài xế taxi tại London mà tôi chứng kiến. Trớ trêu thay, chính vì sự cố này mà số khách sử dụng Uber đã tăng đến 850% ở thủ đô nước Anh ngay sau đó. Suy cho cùng, khách hàng vẫn luôn biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho mình.
Nguyễn Khắc Giang

3 tháng 12, 2014

"Thế giới đợi thảm họa chính trị khi giá dầu xuống thấp"

"Thế giới đón đợi thảm họa chính trị khi giá dầu xuống quá thấp"

Các nhà sản xuất dầu đã quen với thực tế mức giá khoảng 100 USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế, hoặc thực hiện động thái này quá chậm chạp.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các chuyên viên không loại trừ khả năng giá dầu sẽ ở mức dưới 40 USD/thùng, và thế giới sẽ thấy tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đây từng dẫn đến mặc định sụp đổ của Mexico và đặt dấu chấm hết sự tồn tại của Liên bang Xô Viết. 

Theo Bloomberg, trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - trước đòn trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Một quốc gia khác cũng phải đương đầu với trừng phạt quốc tế là Iran sẽ buộc phải cắt giảm các khoản trợ cấp mà trước đó phần nào bảo vệ được cư dân trước sức ép ngày càng tăng từ các biện pháp của Phương Tây. 

Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu còn có Nigeria - quốc gia đang chống chọi không mấy thành công với các chiến binh Hồi giáo, và Venezuela - quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp.

Trên thực tế, các nhà sản xuất dầu đã quen với thực tế mức giá khoảng 100 USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế, hoặc thực hiện động thái này quá chậm chạp.

Chuyên viên Paul Stevens thuộc Hãng Chatham House (Anh) tuyên bố rằng trong trường hợp duy trì giá thấp với dầu mỏ, những nước này và sau đó là cả thế giới sẽ phải đón đợi thảm họa chính trị và xã hội nghiêm trọng./.
Theo Vietnam+