Trang

5 tháng 10, 2014

Chần chừ, hiểu sai, VN sẽ thành ‘ốc đảo kỳ lạ’

Quyền im lặng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân.

Những người làm luật thường dẫn ra câu chuyện "gấu bị bắt nhận làm thỏ" để mô tả hiện tượng khi chịu sự áp lực của tra khảo và giam giữ, con người ta thường có xu hướng khai nhận những hành vi mình không làm.
Thực tế, những quyền cơ bản của bị can, bị cáo, người bị tạm giam (gọi chung là quyền can phạm) được đưa ra để bảo vệ con người khỏi tình trạng đó.
Can phạm, cho đến khi bị tòa án kết án, vẫn là một công dân vô tội, cho dù hành vi của người này đã rõ ràng đến mức nào. Điều này không chỉ còn là những quyền con người bất thành văn nữa, mà đã được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp nước ta, cũng như Bộ luật tố tụng dân sự. Thuật ngữ pháp lý gọi đây là "quyền suy đoán vô tội".
Tuy nhiên, để "quyền suy đoán vô tội" được thực thi, người can phạm phải được hưởng quyền không bị buộc đưa ra những chứng cứ chống lại mình, hay gọi đơn giản là "quyền không chống lại bản thân". Bởi lẽ, suy đoán vô tội không chỉ mang ý nghĩa buộc cơ quan điều tra, truy tố và xét xử phải luôn suy đoán vụ án theo hướng có lợi cho bị cáo, mà còn có nội dung rằng việc xác định một người có tội hay không là trách nhiệm của phía Nhà nước.
Để đảm bảo "quyền không chống lại bản thân" đó, người can phạm phải có "quyền im lặng", tức là quyền không hợp tác, không tự buộc tội bản thân với cơ quan điều tra.
Nguyễn Thanh Chấn, án oan, tố tụng hình sự, tòa án, thẩm phán, quyền im lặng, công an, nhục hình, ép cung
Ảnh minh họa
Người can phạm phải thực sự hiểu rõ quyền
Vậy thì ta nên hiểu thế nào về "quyền im lặng" như đang được đề xuất đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi?
Thật ra đây không phải là quyền gì mới mẻ. Trên thực tế, khai báo với cơ quan điều tra chưa bao giờ được coi là một nghĩa vụ của người can phạm, kể cả trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc không hợp tác với cơ quan điều tra cũng không phải là một tình tiết tăng nặng khi lượng hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
Cho nên, một khi đã không phải là nghĩa vụ thì việc người can phạm có khai báo hay không hoàn toàn tùy thuộc vào lựa chọn của họ. "Quyền im lặng" được đưa ra thực chất chỉ là một sự tái khẳng định và thành văn hóa cái nguyên tắc cơ bản, dễ hiểu đã nêu trên.
Quay trở lại với câu chuyện "gấu thành thỏ", người can phạm khi bị truy vấn đã phải chịu một sự áp lực rất lớn, cả vô hình lẫn hữu hình, từ cơ quan điều tra và thậm chí là dư luận xã hội. Vũ khí duy nhất bảo vệ họ trong lúc này chính là những quyền mà pháp luật trao cho, trong đó có cả "quyền im lặng". Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, áp lực và sự thiếu nhận thức pháp luật khiến cho người can phạm không thực thi những quyền năng của mình một cách đầy đủ nhất.
Nghĩa vụ của Nhà nước trong lúc này là phải giải thích thật rõ cho người can phạm biết họ có những quyền gì.
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thực chất là có quy định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là phải giải thích rõ quyền của người can phạm trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Nhưng trên thực tế, cái chúng ta thiếu chính là một cách giải thích chuẩn nhất, rõ ràng nhất để người can phạm thực sự hiểu rõ quyền của mình. Hiện nay, trong các trại tạm giam, tạm giữ của cơ quan điều tra, luôn dán sẵn một bảng rất lớn, chữ to về quyền của người can phạm, tiếc rằng chúng vẫn mang nặng tính chất sự sao chép máy móc văn bản pháp luật.
Ở Hoa Kỳ, Hong Kong và Anh, pháp luật bắt buộc cơ quan điều tra, viện công tố và kể cả tòa án, trong mọi giai đoạn tố tụng đều phải lặp đi lặp lại với can phạm về quyền im lặng của họ, trước khi tiến hành lấy cung. Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải nhắc nhở người can phạm rằng nếu họ chọn việc cho lời khai thì những lời khai đó sẽ được sử dụng để chống lại họ trước tòa.
Với cách đó, một người bình thường sẽ biết lựa chọn giữa việc cho lời khai để hưởng khoan hồng, hoặc im lặng để bảo vệ mình. Từ đó, hai quyền suy đoán vô tội và quyền không chống lại mình sẽ được bảo đảm cao nhất.
Ở Đức, Pháp và các quốc gia có hệ thống thẩm phán thẩm tra (investigating judge) giống Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng cũng buộc phải giải thích cặn kẽ quyền im lặng cho người can phạm như vậy.
Vấn đề cốt lõi
Sẽ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu như người can phạm không hiểu rõ các quyền của mình. Chính vì thế, vấn đề cốt lõi trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi hiện nay, thiết nghĩ không thực sự nằm ở chuyện đưa thêm một quyền mới vào rồi nhưng lại ít quan tâm đến việc giải thích cho can phạm biết.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các quy định hiện hành và quy định rõ hơn. Như vậy, vừa tránh được cảm giác pháp luật "thiên vị" can phạm và gây khó khăn cho hoạt động điều tra như một đại biểu đã lo ngại, vừa đảm bảo sự công bằng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Cụ thể, trong các điều luật quy định về quyền của người can phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, chúng ta có thể đưa thêm một điều khoản rõ ràng, minh định rằng: "Người bị tạm giữ/ bị can/ bị cáo không có nghĩa vụ phải khai báo hoặc đưa ra các bằng chứng, lời khai chống lại mình trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan tiến hành tố tụng không được phép đe dọa, gây áp lực hay tạo sự bất lợi cho người bị tam giữ/ bị can/ bị cáo khi thực hiện quy định tại điều này".
Quy định rõ ràng như vậy chính là để ngay cả khi cơ quan tiến hành tố tụng chỉ trích dẫn luật ra khi giải thích quyền cho người can phạm thì người can phạm vẫn sẽ hiểu.
Thiết nghĩ, mục tiêu của Bộ luật tố tụng hình sự chính là để vừa tìm ra chân tướng sự thật, vừa tạo sự công bằng cho can phạm, giúp bảo vệ quyền con người. Tất cả các quốc gia, thiết chế văn minh đều hướng đến mục tiêu như thế.
"Quyền im lặng" là một định chế lý tưởng để góp phần đi đến mục tiêu đó. Nhưng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ nó và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân. Gần đây, xuất hiện một cách hiểu quyền im lặng là người can phạm được quyền không khai báo cho đến khi có luật sư.
Theo thiển nghĩ của người viết, cách hiểu này không chuẩn về mặt khái niệm. Khi chúng ta đã hiểu rằng "quyền im lặng" là quyền phái sinh từ "quyền suy đoán vô tội" và "quyền không chống lại mình" thì cần đảm bảo quyền đó được thực thi trong suốt quá trình tố tụng, chứ không dừng lại khi có luật sư. Hiểu như cách trên sẽ vô hình khiến cho người can phạm có nghĩa vụ khai báo khi luật sư của anh ta xuất hiện, như vậy thì sự có mặt của luật sư trở nên vô nghĩa.
Chính vì thế, nếu Quốc hội chưa thể thống nhất đưa vào được một quy định về một quyền có tính đầy đủ, trọn vẹn, thì phải chăng nên tập trung sử dụng các công cụ hiện hành để đạt được mục tiêu.
Bởi lẽ, nếu cứ chần chừ hoặc hiểu sai về một quyền có thể coi là căn bản trong bối cảnh thế kỷ 21, thế kỷ của minh bạch, thì Việt Nam sẽ trở thành một "ốc đảo" kì lạ. Mà điều đó thì hẳn không người Việt Nam nào mong muốn.
Lê Nguyễn Duy Hậu
*Tác giả hiện đang hành nghề luật tại TP.HCM.

Người biểu tình Hồng Kông không chịu lùi bước trước hạn chót

(Dân trí) - Hàng trăm người biểu tình vẫn cắm trại trên các đường phố Hồng Kông vào sáng sớm nay, vài giờ trước hạn chót của chính phủ nhằm yêu cầu họ phải rút lui. 

 >>   Cảnh sát Hồng Kông lại đụng độ với người biểu tình

Người biểu tình ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Người biểu tình ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh ngày 4/10 đã yêu cầu cảnh sát phải dọn dẹp các đường phố, nơi những người biểu tình đã chiếm đóng hơn 1 tuần qua, để công sở và các trường học mở cửa trở lại vào sáng nay 6/10.
Ông Lương cũng cảnh báo sẽ "thực hiện tất cả các hành động cần thiết để phục hồi trật tự xã hội" các chiến dịch rầm rộ kêu gọi bầu cử tự do, vốn chứng kiến hàng chục nghìn người đổ xuống các đường phố.
Trước đó, lãnh đạo Hồng Kông đã buộc phải đóng các trụ sở chính quyền hôm 3/10, khiến 3.000 viên chức phải nghỉ ở nhà do những người biểu tình chặn các đường phố.
Các nhóm biểu tình vào đêm qua đã không còn chặn lối vào các tòa nhà chính quyền và khẳng định các viên chức có thể trở lại làm việc mà không bị cản trở.
Mặc dù các đám đông bên ngoài trụ sở chính quyền đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1.000 người vào sáng sớm nay nhưng một số người biểu tình tuyên bố không có ý định rời đi.
"Chúng tôi sẽ ở đây suốt đêm và đợi cảnh sát tấn công. Đó sẽ là một cuộc chiến dài", Ken Chung, 20 tuổi, một trong những người tham gia biểu tình, tuyên bố.
Nhiều người hoài nghi rằng cảnh sát sẽ cố gắng giải tán họ bằng vũ lực trong những giờ tới.
Cả chính quyền Hồng Kông và người biểu tình ngày 5/10 đều thể hiện rằng họ sẽ sàng khởi động các cuộc đối thoại để tìm ra một giải pháp cho cuộc đối đầu kéo dài cả tuần qua.
Lãnh đạo sinh viên Lester Shum đã có cuộc gặp với các quan chức cấp cao để bàn thảo các điều điện cho một cuộc gặp giữa hai bên, nhưng chưa rõ kết quả ra sao.
Các cuộc đối thoại ban đầu được lên kế hoạch hôm 4/10 nhưng phe biểu tình đã hủy bỏ sau các vụ tấn công nhằm vào người biểu tình vào tối ngày 3/10, khiến hơn chục người bị thương.
Hàng chục nghìn người Hồng Kông đã đổ xuống đường biểu tình kể từ ngày 28/9 nhằm phản đối các kế hoạch của chính phủ trung ương Trung Quốc nhằm hạn chế các ứng viên cho vị trí lãnh đạo đặc khu hành chính vào năm 2017.
Những người biểu tình đã yêu cầu chính phủ trung ương tại Bắc Kinh cho phép bầu cử hoàn toàn tự do lãnh đạo Hồng Kông.
An BìnhTheo AFP

Sàn vàng cái ôm triệu đô "biến mất" trước mũi nhà đầu tư Việt Nam

BTTD cảnh báo !

Nhiều người VN trong đó có bạn tôi đang "chơi" vàng, ngoại tệ trên mạng mà không biết đó là những sàn ảo, sàn bất hợp pháp. Can ngăn họ không được vì có lúc họ "trúng đậm". Hãy đọc bài này để rút kinh nghiệm.

(Dân trí) - Khi đưa người chơi lún sâu vào giao dịch vàng tài khoản và tổng số tiền tại sàn chính lên đến hàng triệu USD thì sàn cái tại nước ngoài ôm tiền “lặn mất tăm”. Dù nhà đầu tư cuống cuồng truy tìm ông chủ nhưng đã quá muộn.

 >>  Những cơn say đốt tiền tỷ trên sàn vàng ảo
 >>  Đường đi của dòng tiền "khủng" trên các sàn vàng phi pháp
 >>  Từ vụ sàn vàng "khủng" trái phép: Vạch trần “chiêu trò” chơi vàng tài khoản

Hệ thống phụ thuộc vào quản lý của nhà cái
Ngay sau khi nhà nước cấm hình thức kinh doanh vàng tài khoản, nhiều sàn nước ngoài đã dồn dập đầu tư vào Việt Nam nhằm trục lợi. Những sàn đình đám nhất trong những năm qua phải kể đến sàn ETC (Indonesia), TEC (Philippines) và BOL (Hồng Kông). Ba sàn trên đều nhận thấy tiềm năng của những nhà đầu tư Việt và coi đây thị trường “màu mỡ” để lừa đảo.
Để khách hàng yên tâm, ba sàn trên đều thuê người Việt đứng tên pháp lý tại Việt Nam và chuyển một phần hệ thống phụ cho người đại diện quản lý. Tuy vậy, toàn bộ số tiền người chơi đóng vào đều chuyển thẳng sang sàn chính. Người đại diện cũng chỉ hưởng lương hàng tháng như một nhân viên thông thường. Nếu chiêu dụ được nhiều khách hàng, người đại diện sẽ được hưởng thêm hoa hồng theo thoả thuận với nhà cái, thường sẽ ở mức 1 – 2 % số tiền khách đóng vào.
Nhiều nhà đầu tư vào vàng tài khoản tại Việt Nam khẳng định “nỗi đau” đến giờ vẫn chưa thể nào quên được từ “cú lừa 3 triệu đô” đầu tiên của sàn ETC xảy ra vào năm 2012. Sau gần một năm đầu tư tại Việt Nam, ETC đã tạo được một niềm tin nhất định đối với khách hàng bằng việc chi trả sòng phảng tiền bạc cho người chơi. Từ đó, nhiều nhà đầu tư dồn hết vốn vào đánh những cú lớn với số tiền “khủng”. Theo hồ sơ giao dịch đến thời điểm trước khi bỏ trốn, số tiền người chơi đóng vào sàn ETC đã xấp xỉ 3 triệu USD.
Khi tiền vào đầy túi, sàn ETC bất ngờ đóng hệ thống và ngưng kết nối với tất cả các tài khoản. Sự việc khiến thị trường vàng tài khoản rơi vào trạng thái hoảng loạn. Hàng trăm người chơi truy tìm người đại diện của sàn ETC để tìm hiểu thì người đại diện cho biết họ cũng không có cách nào liên hệ được với sàn cái. Nhiều người đã sang tận trụ sở đăng ký giao dịch chính của sàn ở Indonesia nhưng trụ sở đã biến mất. Toàn bộ thông tin về sàn cái và số tiền 3 triệu USD của nhà đầu tư Việt cũng biệt tăm. Sàn vàng này cũng chỉ là một sàn chui ở Indonesia, người đứng tên pháp lý cũng chỉ là ảo.
Tưởng rằng “cú lừa 3 triệu đô” của ETC sẽ làm những người nuôi mộng làm giàu từ vàng tài khoản sẽ “tỉnh giấc”, tuy nhiên, nhiều người vẫn bất chấp để lao vào. Chỉ 6 tháng sau thị trường vàng tài khoản tại Việt Nam lại chứng kiến một chiêu trò tương tự như sàn ETC áp dụng. Lần này là sàn BOL và TEC. Vẫn với “cú lừa 3 triệu đô”, hai sàn này đã “bốc hơi” cùng khoảng 6 triệu USD của nhà đầu tư Việt.
Quy trình mua và bán của vàng tài khoản
Quy trình mua và bán của vàng tài khoản
Một đầu nậu trong giao dịch vàng tài khoản tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thành phố cũng có nhiều sàn áp dụng chiêu thức giống như ETC, TEC, BOL để trục lợi bất chính. Tuy vậy, hai sàn để lại nhiều tai tiếng nhất là sàn Thiên Bình Minh (Availcapital) và sàn Phương Nam (Bigfuture). Hai sàn trên thường xuyên thay đổi hệ thống để nhằm đưa người chơi vào tròng rồi bỏ trốn. Giới trong nghề cũng nhiều lần muốn can thiệp nhưng không thể nào tìm ra trụ sở của những sàn này”.
“Một điều dễ nhận thấy là các nhà đầu tư tưởng mình chơi vàng là giao dịch với thế giới, song thực chất, họ đều phải chịu sự giám sát trên hệ thống máy chủ của chủ sàn. Khi cần thiết, chủ sàn có thể can thiệp, thay đổi lệnh. Mọi rủi ro đều đổ lên nhà đầu tư mà phổ biến nhất là người chơi khi thắng thì rất khó rút tiền nhưng khi thua tiền trừ vào tài khoản rất dễ, mất trắng là chuyện thường” – T.H. (nhân viên tư vấn một sàn vàng chui) khẳng định.
Trung Kiên

​Đừng đặt người dân vào thế đã rồi


TT - "Người dân phải được tham vấn. Làm sao cho những động thái của chính quyền không gây ra cảm giác tiêu cực với người dân như những sự việc vừa qua".  
Ảnh: Q. Định
Nhiều hộ dân, tiểu thương ở trung tâm TP.HCM cho biết không có nhiều thông tin trước khi công trình cải tạo đường Nguyễn Huệ và làm nhà ga metro khởi công - Ảnh: H.T.V.
Đó là ý kiến của TS NGUYỄN THỊ HẬU, tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM xung quanh vấn đề không chỉ người dân mà người làm công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa như bà cũng không nhận được thông tin việc dỡ bỏ thương xá Tax, chặt bỏ nhiều hàng cây cổ thụ ở TP.HCM.
TS Nguyễn Thị Hậu đưa ra tờ báo Tuổi Trẻ ngày 5-10 có bức ảnh lớn ở trang 1 chụp những tiểu thương họp với Sở GTVT TP.HCM với khuôn mặt âu lo vì bị ảnh hưởng từ những dự án tại trung tâm TP.HCM (nâng cấp đường Nguyễn Huệ, nhà ga metro).
Bà nói: “Thật khó tin những hộ kinh doanh ở con đường hiện đại nhất, giữa một thành phố lớn nhất nước khi bị ảnh hưởng bởi một công trình cũng thuộc dạng lớn nhất cả nước lại ngơ ngác vì không hay biết gì trước đó. Và động thái của Sở GTVT gặp mặt họ khi dự án đã khởi công, như Tuổi Trẻ nói, đúng là đã muộn màng”.
Người dân phải được tham vấn. Những người có kiến thức chuyên môn và những lĩnh vực liên quan cần có tiếng nói để tìm ra giải pháp tối ưu. Làm sao cho những động thái của chính quyền không gây ra cảm giác tiêu cực với người dân như những sự việc vừa qua.
TS NGUYỄN THỊ HẬU
Cách truyền thông rất cũ
* Đứng ở góc độ công dân Sài Gòn, bà cảm giác thế nào về những công trình, những hàng cây đầy ký ức bỗng đột ngột bị đốn hạ?
- Tôi ngỡ ngàng, bởi từ truyền thông đến các cơ quan chức năng đều không thông báo sớm, người dân không được biết. Không ai nghĩ rằng một cảnh quan quen thuộc hàng trăm năm như thế lại bị xóa bỏ.
Và sâu xa hơn, người dân đã không thấy rõ sự minh bạch công khai. Đây đâu chỉ chuyện ký ức mà còn là câu chuyện nồi cơm bát gạo hằng ngày. Mọi thứ ra đi sao có vẻ quá dễ dàng?
Hàng cây bị đốn hay chuyện đào đường đang diễn ra trên đường Nguyễn Huệ rõ ràng không chỉ ảnh hưởng đến giao thông hay môi trường.
Đầu tiên là chuyện làm ăn buôn bán bị đảo lộn. Hàng loạt cửa hàng, khách sạn lớn đều bị ảnh hưởng. Thứ hai là chuyện tình cảm ký ức, đó là những cảnh quan rất lâu rồi, gắn bó với nhiều thế hệ cư dân Sài Gòn.
Cây xanh cổ thụ hàng chục năm nữa cũng chưa chắc đã trồng lại được. Ông bà mình nói cỏ cây như có hồn người, một cái cây trồng lâu trong nhà còn có ý nghĩa trong mối tương quan về tình cảm, huống chi những hàng cây cổ thụ ở đô thị.
Một gốc cây ở đây không thuần túy là một cái cây để che bóng mát, mà còn là ký ức, là tình cảm của những con người sống trong môi trường đô thị hẹp về không gian. Cho nên bất cứ cái gì lâu đời trong môi trường ấy luôn hiện diện trong ký ức con người.
Do đó việc chặt một thân cây, phá một tòa nhà ở đô thị là một điều phải hết sức cân nhắc vì đụng chạm đến tầng sâu tình cảm của con người, chưa nói đến việc nó là một phần lịch sử của thành phố.
* Sự tiếc nuối, phản ứng của người dân có phải vì họ không được chuẩn bị tâm lý, không được tham vấn?
- Điều đó rất đúng, thông tin đến người dân rất chậm và không rõ ràng. Người dân chủ yếu chỉ biết đường được rào lại để thi công, nhưng không biết bên trong ấy làm gì và sắp tới công trình ấy sẽ như thế nào.
Cách truyền thông như vậy rất cũ. Ai biết thì biết, không biết thì thôi. Có cảm giác người truyền thông quan niệm người dân không quan tâm đến những vấn đề này.
Bản thân tôi khi đưa vấn đề này ra bàn luận thì cũng có người “mắng” lại rằng thông tin chặt cây kia, dỡ bỏ công trình nọ đã được đưa lên website của một số sở ngành.
Nhưng website của một sở ngành không phải là phương tiện truyền thông công cộng, mà chỉ là trang thông tin nội bộ. Tôi cũng là người hay lướt web, nhưng rõ ràng những thông tin này không thể “đập” vào mắt tôi để chuẩn bị tâm lý từ trước khi sự việc diễn ra.
Cách truyền thông đến người dân như vậy tôi thấy không ổn. Người dân vì thế cũng có quyền đặt câu hỏi về sự minh bạch.
Sự kém cỏi về truyền thông là một điều rất dở, bởi nếu tất cả công trình chỉ vì công tác truyền thông quá kém sẽ dẫn đến sự nghi ngờ của người dân.
Khi thiếu thông tin thì người dân có quyền đặt câu hỏi ngược lại là điều bình thường. Người dân phải được tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của mình.
Không khó để làm “mát” lòng dân
* Nguyên là viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, bà có biết những thông tin cụ thể như việc đốn cây cổ thụ hay dỡ bỏ thương xá Tax?
- Tôi chỉ mới nghỉ hưu từ đầu tháng 4-2014, trước thời điểm đó thì cá nhân tôi không được biết chính xác thời điểm và phương thức tiến hành những công trình như sự việc vừa diễn ra.
Có thể những người khác trong ban lãnh đạo viện phụ trách công tác khác thì có thông tin, nhưng với chức trách phụ trách nghiên cứu về văn hóa - xã hội thì tôi không biết có một đề xuất, yêu cầu, đặt hàng nào về một nghiên cứu khảo sát, tham vấn hay điều tra xã hội liên quan đến tác động của công trình lớn như vậy đến người dân.
* Có cảm giác người dân bị đưa vào sự đã rồi?
- Vâng! Tôi cũng cảm giác như vậy, người dân có ý kiến hay không thì cũng vậy. Nói chung, có thể những ý kiến nói ra bây giờ cũng được lắng nghe, nhưng tất cả đều như một đoàn tàu đã đặt vào đường ray.
Ví dụ có thể đặt câu hỏi vì sao đặt ga metro vào vị trí đã định thì cũng chỉ đặt câu hỏi thế thôi, có thể có câu trả lời nhưng tất cả có lẽ không thể thay đổi nữa.
* Theo bà, việc thông tin đầy đủ, sớm và chính xác cho người dân TP.HCM để họ có thể chấp nhận một cách nhẹ nhàng nhất liệu có khó không?
- Từ kinh nghiệm của nước ngoài ở những đô thị tương tự Sài Gòn cũng như đánh giá năng lực truyền thông của chúng ta thì tôi cho rằng không khó để tham vấn, làm “mát” lòng dân.
Chúng ta có nguyên một bộ máy truyền thông kia mà, báo chí, truyền hình, phát thanh... có chức trách rất lớn trong việc thông tin và nhận phản hồi về tất cả vấn đề, để phản ánh lại cho chính quyền.
Hơn nữa, các công trình này đều là công trình dân sinh, nếu như về mặt kỹ thuật người dân không có kiến thức thì việc giải thích cho người dân hiểu là không khó. Nhưng lại không ai giải thích thì làm sao người dân có thể hiểu và chia sẻ.
Tôi được biết TP.HCM đã ban hành “Chương trình hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị” vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, với những gì đang làm thì khu vực cảnh quan có giá trị nhất đã nằm ngoài tầm điều chỉnh của chương trình này vì “là những việc đã được chuẩn bị bao năm nay”, chắc sẽ không “hồi tố” nữa.
Và có lẽ sẽ còn nhiều công trình quan trọng của Sài Gòn không kịp giữ lại.
Sự quan liêu rất lớn
TS Nguyễn Thị Hậu đã đánh giá như vậy về trách nhiệm và thái độ trả lời thắc mắc cũng như động thái tham vấn cư dân đô thị của các cơ quan chức năng khi xây dựng công trình.
TS Hậu nói: “Có cảm giác các sở, ngành, bộ phận dường như không có sự liên kết, xâu chuỗi để thông tin và giải thích tất cả lợi ích và hệ lụy (nếu có) cho người dân".
"Khi làm một con đường thì không chỉ thấy nó từ góc độ kỹ thuật bởi vì với cư dân đô thị, con đường không chỉ là đường đi mà còn là không gian làm ăn, không gian ký ức, tình cảm. Tức là cư dân không chỉ có nhu cầu vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần, văn hóa".
"Do đó cần có sự liên kết của các ngành quản lý, bên thực thi công trình và sự quan tâm thực đến nhu cầu thông tin của người dân. Người dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng các công trình mà còn có trách nhiệm với tất cả công trình đó, dưới khía cạnh họ đã đóng góp cho sự phát triển của thành phố”.
NGUYỄN VIỄN SỰ thực hiện

Lương lãnh đạo tập đoàn cao hay thấp?

Nhưng hình như mọi người đã quên mức lương của bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Năm 2011, lương tháng của bà được công bố đã hơn 500 triệu đồng, năm 2012 trên 630 triệu đồng và được thưởng 37 tháng lương, tương đương số tiền khoảng 22 tỷ đồng… Với doanh thu đạt trên 1,5 tỷ USD vào năm 2013, những cổ đông của công ty này không ai không bỏ phiếu thông qua mức lương, thưởng trên cho bà Liên - một mức gấp rất nhiều lần lương, thưởng cho lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn.
Trong khi đó, mức lương lãnh đạo những tập đoàn có doanh thu cao nhờ vào việc khai thác tài nguyên, như Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - 65,8 triệu đồng mỗi tháng; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) 53,42 triệu đồng (hiện đã nghỉ hưu). Tập đoàn Điện lực Việt Nam mấy năm liên tục tăng giá điện vẫn thua lỗ, ông Chủ tịch năm 2013 vẫn có mức lương 61,3 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, còn nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty khác có mức lương 30-50 triệu khi đơn vị của họ làm ăn thua lỗ, hoặc có lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cực thấp như các con số mà Kiểm toán Nhà nước hằng năm công bố.
Trong một hội nghị hồi tháng 7, Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước cho biết, có tới 84 doanh nghiệp được cho là “không có một tiến triển nào” trong việc Cổ phần hóa theo yêu cầu của Thủ tướng. Tại sao những lãnh đạo doanh nghiệp này không dám mạnh dạn cổ phần hóa, để nếu làm ăn có lãi, hiệu quả thì họ cũng có thể được cổ đông cho hưởng mức lương cao, dù không được như bà Mai Kiều Liên thì cũng phải vượt xa con số mà họ hiện hưởng?
Tôi cho rằng, đơn giản vì những người lãnh đạo đó không muốn thay đổi, không phải vì họ chấp nhận mức lương đã có mà họ đang có những khoản thu nhập không nhỏ, và không phải chịu quá nhiều áp lực như ở các công ty cổ phần. Ở công ty cổ phần người lãnh đạo nếu điều hành không tốt sẽ bị đại hội cổ đông phế truất.
Người thân của một lãnh đạo tổng công ty nhà nước rất lớn, có doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm từng cho tôi biết, chồng của bà được một số doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả lương 20.000-30.000 USD để làm đại diện của hãng đó ở khu vực châu Á. Nhưng ông không chịu sang làm để vẫn nhận mức lương chỉ khoảng 36 triệu đồng mỗi tháng theo quy định nhà nước hiện hành. Nếu không phải là vì có mức thu nhập thực tế cao hơn mức 30.000 USD rất nhiều thì chẳng lẽ là vì ông thực sự muốn gắn bó, vì tình yêu và trách nhiệm với doanh nghiệp nhà nước?
Tôi không cho là mức lương, thưởng dành cho lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện là cao hay thấp, mà điều quan trọng là không nên ràng buộc nó bởi Nghị định 51/CP. Theo nghị định này, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì mức lương sẽ được tăng thêm nhưng vẫn không quá 0,5 lần mức lương cơ bản. Như vậy, nếu doanh nghiệp đó có lãi 100 tỷ đồng hay 1000 tỷ đồng thì thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp... vẫn thế. Vậy thử hỏi làm sao người lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty lao tâm, khổ trí để đưa doanh nghiệp đi lên?
Do đó, theo tôi, một là chuyển sang công ty cổ phần, để mức lương, thưởng của doanh nghiệp sẽ do cổ đông quyết định dựa trên hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hoặc vẫn là ở doanh nghiệp nhà nước nhưng cách tính lương, thưởng của nhà nước cũng phải thay đổi, không thể cứng nhắc như Nghị định 51. Điều đó sẽ tạo ra một cơ chế hiệu quả khiến người lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng mức lương theo đúng năng lực của mình.
Mạnh Quân (Vnexpress)

Những khoảnh khắc ấn tượng trong biểu tình Hong Kong

Người biểu tình thắp sáng một góc phố thuộc quận trung tâm, cùng nhau ca hát, thu dọn vệ sinh mỗi sáng, dùng những chiếc ô để bảo vệ bản thân là những hình ảnh ấn tượng từ phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong bắt đầu từ hôm 22/9, với đợt bãi khóa dài một tuần của hàng nghìn học sinh, sinh viên. Tình hình căng thẳng lên tới đỉnh điểm hôm 28/9 khi phong trào Occupy Central thông báo triển khai chiến dịch bất tuân dân sự sớm hơn dự kiến ba ngày. Hàng chục nghìn người đổ ra đường chiếm nhiều tuyến phố chính. Cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay, dùi cui điện nhằm giải tán đám đông. Ảnh: CNN
 
Để chống lại hơi cay của lực lượng cảnh sát, người biểu tình phải dùng đến cả những vật dụng hết sức thô sơ, trong đó phải kể đến những chiếc ô. Chúng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho phong trào, nhiều người gọi đây là "cuộc cách mạng ô dù". Ảnh: AP
 
Sau đêm cao trào với những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, tối 29/9, hàng chục nghìn người Hong Kong đứng bên nhau, thắp sáng cả khu trung tâm của đặc khu hành chính bằng ánh đèn từ điện thoại di động và cùng nhau hát vang những bài ca ca ngợi tự do. Ảnh: AFP.
 
Cơn mưa nặng hạt cũng không thể làm suy giảm tinh thần đấu tranh của hàng chục nghìn người biểu tình trên đường phố Hong Kong. Những chiếc ô họ dùng để chắn hơi cay từ cảnh sát nay được mang ra che mưa. Ảnh: AP
 
Những cảnh sát mệt lả nằm ngủ trên vỉa hè sau đêm đầu tiên của chiến dịch Occupy Central. Ảnh: EPA.
 
Hôm 4/9, khoảng 1.000 người đổ ra đường phố ở quận thương mại Mongkok, Hong Kong, phản đối phong trào Occupy Central. Xô xát giữa phe biểu tình đòi dân chủ và phe phản đối biểu tình nổ ra. Máu đã đổ. Trong ảnh, một nam thanh niên đòi dân chủ bị thương được cảnh sát dẫn đi. Ảnh: Reuters
 
Một người đàn ông bị ngất xỉu trong lúc hai phe ủng hộ và phản đối biểu tình xảy ra xung đột. Nhiều người cho rằng những kẻ côn đồ thuộc "Hội tam hoàng", một băng xã hội đen, đã ra tay đánh đập người dân nhưng cảnh sát không hề can thiệp. Tuy nhiên, quan chức cảnh sát cấp cao Kong Man-keung đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích này. Ảnh:Reuters
 
Người biểu tình che chắn cẩn thận để đối phó với hơi cay của cảnh sát. Họ đeo kính bơi được gia cố thêm lớp ni lông bên ngoài, mặc áo mưa, đeo khẩu trang y tế nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của đạn hơi cay. Ảnh: AP
 
Một sinh viên trẻ ngồi co quắp giữa đống đồ dùng và ăn vội hộp cơm để lấy sức sau nhiều giờ biểu tình trên đường phố. Ảnh: AP.
 
Phong trào biểu tình được thực hiện một cách sạch sẽ và văn minh. Người biểu tình dành phần lớn buổi sáng để dọn rác từ đêm hôm trước. Các sinh viên thu dọn những mẩu thuốc lá, chai nhựa, số khác phân phát đồ ăn sáng. Ảnh:EPA.
 
Vũ Hoàng