BTTD cảnh báo !
Nhiều người VN trong đó có bạn tôi đang "chơi" vàng, ngoại tệ trên mạng mà không biết đó là những sàn ảo, sàn bất hợp pháp. Can ngăn họ không được vì có lúc họ "trúng đậm". Hãy đọc bài này để rút kinh nghiệm.
(Dân trí) - Khi đưa người chơi lún sâu vào giao dịch vàng tài khoản và tổng số tiền tại sàn chính lên đến hàng triệu USD thì sàn cái tại nước ngoài ôm tiền “lặn mất tăm”. Dù nhà đầu tư cuống cuồng truy tìm ông chủ nhưng đã quá muộn.
>> Những cơn say đốt tiền tỷ trên sàn vàng ảo
>> Đường đi của dòng tiền "khủng" trên các sàn vàng phi pháp
>> Từ vụ sàn vàng "khủng" trái phép: Vạch trần “chiêu trò” chơi vàng tài khoản
Hệ thống phụ thuộc vào quản lý của nhà cái.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Ngay sau khi nhà nước cấm hình thức kinh doanh vàng tài khoản, nhiều sàn nước ngoài đã dồn dập đầu tư vào Việt Nam nhằm trục lợi. Những sàn đình đám nhất trong những năm qua phải kể đến sàn ETC (Indonesia), TEC (Philippines) và BOL (Hồng Kông). Ba sàn trên đều nhận thấy tiềm năng của những nhà đầu tư Việt và coi đây thị trường “màu mỡ” để lừa đảo.
Để khách hàng yên tâm, ba sàn trên đều thuê người Việt đứng tên pháp lý tại Việt Nam và chuyển một phần hệ thống phụ cho người đại diện quản lý. Tuy vậy, toàn bộ số tiền người chơi đóng vào đều chuyển thẳng sang sàn chính. Người đại diện cũng chỉ hưởng lương hàng tháng như một nhân viên thông thường. Nếu chiêu dụ được nhiều khách hàng, người đại diện sẽ được hưởng thêm hoa hồng theo thoả thuận với nhà cái, thường sẽ ở mức 1 – 2 % số tiền khách đóng vào.
Nhiều nhà đầu tư vào vàng tài khoản tại Việt Nam khẳng định “nỗi đau” đến giờ vẫn chưa thể nào quên được từ “cú lừa 3 triệu đô” đầu tiên của sàn ETC xảy ra vào năm 2012. Sau gần một năm đầu tư tại Việt Nam, ETC đã tạo được một niềm tin nhất định đối với khách hàng bằng việc chi trả sòng phảng tiền bạc cho người chơi. Từ đó, nhiều nhà đầu tư dồn hết vốn vào đánh những cú lớn với số tiền “khủng”. Theo hồ sơ giao dịch đến thời điểm trước khi bỏ trốn, số tiền người chơi đóng vào sàn ETC đã xấp xỉ 3 triệu USD.
Khi tiền vào đầy túi, sàn ETC bất ngờ đóng hệ thống và ngưng kết nối với tất cả các tài khoản. Sự việc khiến thị trường vàng tài khoản rơi vào trạng thái hoảng loạn. Hàng trăm người chơi truy tìm người đại diện của sàn ETC để tìm hiểu thì người đại diện cho biết họ cũng không có cách nào liên hệ được với sàn cái. Nhiều người đã sang tận trụ sở đăng ký giao dịch chính của sàn ở Indonesia nhưng trụ sở đã biến mất. Toàn bộ thông tin về sàn cái và số tiền 3 triệu USD của nhà đầu tư Việt cũng biệt tăm. Sàn vàng này cũng chỉ là một sàn chui ở Indonesia, người đứng tên pháp lý cũng chỉ là ảo.
Tưởng rằng “cú lừa 3 triệu đô” của ETC sẽ làm những người nuôi mộng làm giàu từ vàng tài khoản sẽ “tỉnh giấc”, tuy nhiên, nhiều người vẫn bất chấp để lao vào. Chỉ 6 tháng sau thị trường vàng tài khoản tại Việt Nam lại chứng kiến một chiêu trò tương tự như sàn ETC áp dụng. Lần này là sàn BOL và TEC. Vẫn với “cú lừa 3 triệu đô”, hai sàn này đã “bốc hơi” cùng khoảng 6 triệu USD của nhà đầu tư Việt.
Quy trình mua và bán của vàng tài khoản
Một đầu nậu trong giao dịch vàng tài khoản tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thành phố cũng có nhiều sàn áp dụng chiêu thức giống như ETC, TEC, BOL để trục lợi bất chính. Tuy vậy, hai sàn để lại nhiều tai tiếng nhất là sàn Thiên Bình Minh (Availcapital) và sàn Phương Nam (Bigfuture). Hai sàn trên thường xuyên thay đổi hệ thống để nhằm đưa người chơi vào tròng rồi bỏ trốn. Giới trong nghề cũng nhiều lần muốn can thiệp nhưng không thể nào tìm ra trụ sở của những sàn này”.
“Một điều dễ nhận thấy là các nhà đầu tư tưởng mình chơi vàng là giao dịch với thế giới, song thực chất, họ đều phải chịu sự giám sát trên hệ thống máy chủ của chủ sàn. Khi cần thiết, chủ sàn có thể can thiệp, thay đổi lệnh. Mọi rủi ro đều đổ lên nhà đầu tư mà phổ biến nhất là người chơi khi thắng thì rất khó rút tiền nhưng khi thua tiền trừ vào tài khoản rất dễ, mất trắng là chuyện thường” – T.H. (nhân viên tư vấn một sàn vàng chui) khẳng định.
Trung Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét