Trang

26 tháng 3, 2014

Rủi ro từ cơn lốc xả hàng

Rủi ro từ cơn lốc xả hàng


Nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, khả năng thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn phân phối là rất lớn.

Biểu hiện của quá trình này là thị trường có thể tăng điểm và các nhà đầu tư lớn vẫn có thể bán ròng. Khối tự doanh và khối ngoại bán ròng liên tục trong thời gian qua với khối lượng rất lớn là một trong những biểu hiện như vậy. 
Giữa lúc thị trường đang “say” với những thông tin tốt và kỳ vọng đà tăng giá tiếp theo, phiên giao dịch ngày 25/3, sắc đỏ đã bao trùm trên cả hai sàn. Chốt phiên, VN-Index đóng cửa ở 601 điểm, giảm 5,7 điểm; HNX-Index cũng giảm 1,87 điểm, đóng cửa ở 91,12 điểm.

Không bất ngờ với kết quả này, ông Nguyễn Tuấn, Phó phòng Tư vấn - Đầu tư (CTCP Chứng khoán An Bình) cho biết, trong 4 phiên giao dịch gần đây, VN-Index cứ lên đến khu vực 609 điểm thì thị trường lại đối mặt xu hướng bán ra. Dấu hiệu không tích cực ở chỗ, phiên giao dịch ngày 25/3, thị trường giảm điểm với khối lượng giao dịch tương đối lớn. “Kinh nghiệm cho thấy, cứ khi TTCK tăng mạnh mà không vượt được đỉnh cũ thì sau đó, khi thị trường giảm điểm, thời gian giảm có thể sẽ kéo dài”, ông Tuấn nói.

Song, tâm điểm gây chú ý của thị trường trong phiên 25/3 còn ở chỗ, khối ngoại tiếp tục bán ròng rất mạnh. Việc khối ngoại bán ròng kỷ lục trong phiên giống như tín hiệu cho biết, nhà đầu tư lớn bắt đầu bán ra trên thị trường. Khi đó, rất nhiều nhà đầu tư tổ chức khác sẽ tạm dừng không mua vào hoặc sẽ bán ra theo.

“Rất ít khi có chuyện nhà đầu tư chuyên nghiệp bán ra, nhà đầu tư tổ chức khác lại mua vào. Điều này dẫn đến tình trạng thông thường là nhà đầu tư tổ chức tạm thời đứng ngoài không mua gì cả và khi đó thị trường sẽ bị mất một lực cầu từ nhà đầu tư tổ chức. Do vậy, nhiều khả năng TTCK sẽ có xu hướng bị giảm trở lại. Điều này đưa mức độ rủi ro của TTCK lên cao và kịch bản tốt nhất của TTCK có thể là đi ngang chứ ít khi tăng tiếp”, ông Tuấn cho biết thêm.

Theo các chuyên gia chứng khoán, biến động của TTCK thường có tính chu kỳ, xoay vòng quanh việc tích lũy, đẩy giá, phân phối, rồi giảm giá... Quá trình này lặp đi lặp lại với cách thức biến động giá và chu kỳ thời gian rất khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, khả năng TTCK đang ở giai đoạn phân phối là rất lớn. Biểu hiện của quá trình này là TTCK có thể tăng điểm và các nhà đầu tư lớn vẫn có thể bán ròng. Khối tự doanh và khối ngoại bán ròng liên tục trong thời gian qua với khối lượng rất lớn là một trong những biểu hiện như vậy.

Ở góc độ khác, một số ý kiến cũng cho rằng, hiện nay cổ phiếu đã được đẩy giá lên rất mạnh, rất nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp thua lỗ trong năm trước như PVA, PVL, PFL, VPC, DCT, PSG, DTA... nhưng cũng đã tăng giá từ 40-130%. Với mức tăng giá như vậy, ý kiến này cho rằng, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phân phối, bởi nhà đầu tư khôn ngoan sẽ không bao giờ tích lũy khi giá cao mà thường chỉ tích lũy trong vùng giá thấp.

Nhìn vào biến động các chỉ số, ông Tuấn cho rằng, kể từ ngày 4/3/2014, chỉ số HNX-Index tăng rất mạnh, từ mức 80 điểm đã lên đến 93 điểm ngày 24/3, tương đương khoảng 15% trong vòng chưa đầy nửa tháng. Đây thực sự là mức tăng giá rất nhanh, nhưng tăng nhanh và mạnh như vậy cũng chính là lúc rủi ro đầu tư rất cao. Từ kinh nghiệm quá khứ, nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, rất có khả năng sẽ hình thành một “cơn lốc bán ra cổ phiếu, khiến thị trường giảm giá và nhiều nhà đầu tư sẽ không kịp cắt lỗ”.

Xét về các yếu tố cơ bản, hiện hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E) của VN-Index khoảng 14, đứng ở mức trung bình của khu vực châu Á. Nhưng, P/E của HNX-Index đứng ở mức 20. Điều này cho thấy, sự biến động tăng giá nhanh và mạnh trong vòng 6 tháng gần đây khiến nhiều cổ phiếu không còn nằm ở mức giá hấp dẫn. Rất nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp thua lỗ nhưng vẫn được đẩy giá lên rất mạnh đã cho thấy sự thiếu an toàn trong đầu tư.

“Trong bối cảnh rủi ro cao như vậy, nhà đầu tư nên hạn chế việc đảo cổ phiếu, hạn chế mua vào. Đặc biệt, trong lúc này không nên dùng đòn bẩy tài chính mà nên bán dần cổ phiếu đã tăng quá nóng thời gian qua để đảm bảo khi TTCK điều chỉnh vẫn bảo vệ được lợi nhuận”, ông Tuấn khuyến cáo.
Theo Dương Công Chiến
Thời báo ngân hàng

25 tháng 3, 2014

Người Chăm đã từng làm chủ Biển Đông

Chủ quyền biển VN qua văn hóa Chăm

Cập nhật: 11:41 GMT - thứ ba, 25 tháng 3, 2014
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
Tìm ở đâu? – Không ở đâu cả.'Làm gì để vượt qua hố ngăn lịch sử?'
Xưa, người Việt mở cõi xuống đất liền ở phương Nam, còn đóng tàu viễn dương, thì hầu như chưa. Suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng.
Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng.
Nền hải sử Việt hoàn toàn thiếu vắng.
Do đó – khi Champa đã làm một với Tổ quốc Việt Nam thống nhất, thì việc nhận diện văn hóa biển của vương quốc Champa cổ sẽ bổ khuyết cho sự nhìn nhận thực thể Việt Nam.
Bởi không hướng biển, cho nên việc nhận biết thế giới của người Việt xưa cũng rất hạn chế.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, kiến thức địa lý thế giới ở Trung Quốc và Việt Nam hãy còn hết sức hạn chế và tạp nhạp, ngay tờ quan báo do tỉnh Quảng Đông phát hành từ năm 1819 đến năm 1822 còn giải thích Bồ Đào Nha ở cạnh Malacca, mà Pháp và Bồ Đào Nha chỉ là một, hay nói một cách khác Pháp nằm kế cận eo biển Malacca!” (Vĩnh Sính, 2003, “Thử tìm hiểu thêm về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát”, ERCT.com).
Trung Quốc đã thế, người Việt trước đó cứ nghĩ học Trung Quốc là đủ, chứ chưa chịu nhìn xa hơn, đi xa hơn, để học các nền văn minh khác. Mãi đến thế kỉ XIX, ta mới bắt đầu rục rịch “sang Tây dương”.
Mà Tây dương ấy, theo Vĩnh Sính, cũng chỉ đâu khoảng Malacca hôm nay. Sang Tây dương, ta mới vỡ lẽ:
Tân Gia từ vượt con tàu
"Suốt 17 thế kỉ tồn tại, người Chăm đã làm chủ Biển Đông, vùng biển mà người Bồ Đào Nha ở thế kỉ XVI gọi là Biển Champa "
Mới hay vũ trụ một bầu bao la...
(Cao Bá Quát).
Không đi biển, không có truyền thống “viễn dương” thì không có nền hải sử, là chuyện không lạ. Champa ngược lại, người Chăm viễn dương từ rất sớm. Sớm và xa. Viễn dương đầy chủ động.

Người Chăm làm chủ Biển Đông

Ngay ở thế kỉ thứ V, sử sách ghi nhận, vua Champa là Gangaraja sau vài năm trị vì, đã nhường ngôi lại cho cháu, để sang Ấn Độ.
Đây là vị vua duy nhất của Đông Nam Á thuộc Ấn Độ giáo đã vượt biển sang bờ sông Hằng.
Suốt 17 thế kỉ tồn tại, người Chăm đã làm chủ Biển Đông, vùng biển mà người Bồ Đào Nha ở thế kỉ XVI gọi là Biển Champa - Sea of Champa, sau đó người Trung Quốc mới gọi là biển Nam Hải, để sau rốt ta đổi thành Biển Đông.
Hiện vật từ văn hóa Chăm thuộc Việt Nam ở bảo tàng Guimet, Paris
Thế kỉ thứ X, bộ phận lớn người Chăm thiên di qua Đảo Hải Nam – Trung Quốc sinh sống, hiện họ vẫn còn nhớ mình từ đâu tới. Trước đó nữa, thời vương quốc còn mang tên Lâm Ấp, nghĩa là trước năm 749 khi Lâm Ấp đổi thành Hoàn Vương, người Chăm đã có những giao lưu với Nhật Bản. Vũ Ngọc Liễn khám phá thấy, vở kịch:
“Long vương” của Champa lúc ấy có tên Lâm Ấp lưu lạc đến Nhật Bản, được người Nhật trích dịch chọn một phần dựng thành điệu múa “Long vương vũ”. Các học giả Nhật Bản thẩm định rằng: Điệu La Lăng vương không phải từ Trung Hoa truyền đến mà là nhạc của nước Lâm Ấp” (2009, Tagalau 9, “Điệu múa Chăm lưu lạc trên đất Nhật”, tr. 116-118).
Riêng kiến trúc và điêu khắc, sau những chuyến lang bạt kì hồ, người Chăm đã biết thâu thái từ nền kiến trúc của các nước láng giềng: Thái Lan, Khmer, Java, Indonesia… để sáng tạo nên nền kiến trúc kì vĩ của mình với rất nhiều phong cách khác nhau. Không có những chuyến viễn dương, thì sẽ không thể làm được bao công trình bất hủ kia.
Thế nên, chuyện người Chăm [của Việt Nam] đã làm chủ Hoàng Sa – Trường Sa là chuyện nhỏ. Vậy đâu là cứ liệu?
Câu chuyện Po Rome (1627-1651) qua Kelantan để lại mấy thế hệ hậu duệ bên ấy, hay trường ca cổ Chăm kể về Po Tang Akauk sinh ra, sống và chết đi với biển, cũng là một mảnh huyền sử về văn hóa biển đáng giá.
Urang hu sang si đih
Ppo ngap anih dalam tathik
Urang hu sang si dauk
Ppo ngap danauk dalam tathik
Người có nhà để ngủ
Người cất chỗ trú giữa đại dương
Người có nhà để ở
Người lập nơi ngụ giữa đại dương.
(Inrasara, 1996, Văn học Cham II – Trường ca, NXB Văn hóa Dân tộc)
Sự khác biệt “đất liền/biển” giữa Việt và Chăm – khác biệt để bổ khuyết cho nhau còn thể hiện ngay trong khẩu ngữ dân gian.
Như lối kêu than chẳng hạn, người Kinh kêu “trời đất ơi”, còn Chăm là “trời biển ơi” (lingik tathik lơy).
Người Chăm nhìn lên thấy trời, cúi xuống thấy biển – chứ không phải đất. Nghĩa là đời sống Cham đa phần gắn chặt với biển.
Cư dân Chăm cổ thường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài đảo xa. Vì thế họ đã có sự giao lưu kinh tế văn hoá với thế giới hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.” (Nguyễn Đức Hiệp, 2006, “Lâm Ấp, Champa và di sản”, Vanchuongviet.org).
Quốc tế công nhận văn hóa Chăm là một phần di sản của Việt Nam
Do đó, nói như Phạm Huy Thông:
Văn hóa Champa, dù tiếp nối hay vượt lên văn hóa Sa Huỳnh nảy nở ở đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay (…) và người Chăm là một gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á Hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết.” (1988, “Lời giới thiệu”, Điêu khắc Chăm, NXB Khoa học Xã hội).
Đặc biệt trong lịch sử Champa, thương cảng Cù lao Chàm có vai trò cực kì quan trọng trong việc giao thương đường biển của cả Đông Nam Á. Đó là một cảng lớn khu vực được người Chăm sử dụng làm trạm trung chuyển hàng hóa từ Ả Rập, Ấn Độ sang Trung Quốc.
“Cù Lao Chàm với vị thế thuận lợi của mình đã vươn lên thành thương cảng số một của vương quốc Champa… Trên quãng đường dài từ Kra Isthmus (nam Thái Lan, bắc Mã Lai ngày nay) đến Canton (Quảng Châu - Trung Quốc) chỉ có một trạm dừng chân duy nhất là Chiêm cảng - Cù lao Chàm, nơi có thể nghỉ ngơi, tích trữ lương thảo, nước ngọt và buôn bán, trao đổi hàng hoá... trước khi dong buồm thẳng sang Trung Quốc mà không cần phải ghé vào một số cảng ở miền Bắc Việt Nam.
Thư tịch cổ của người Ả Rập thế kỷ IX (851-852) cho biết những thuyền buôn từ Tây Á sang Trung Quốc và ngược lại, thường ghé qua Cù Lao Chàm của Champa để lấy nước ngọt và trầm hương” (Lâm Thị Mỹ Dung, 2012, “Cù Lao Chàm, chiều dày lịch sử và văn hóa”, vntimes.com.vn).

Lịch sử và chủ quyền

Thế kỉ X, qua thương cảng Cù lao Chàm, Người Chăm buôn bán mọi thứ, từ nước ngọt cho đến trầm hương.
Các sự kiện lịch sử liên quan đến Cù lao Chàm đã được nhà sử học G. Maspéro ghi nhận cụ thể qua công trình lỗi lạc của ông "Le Royaume du Champa" (1928, Van Dest, Paris).
Ở đó, ông nói “... các tàu thuyền ngoại quốc phải mời nhân viên nhà vua lên tàu xem xét, khi hàng đến cảng (p. 29).
Bao nhiêu chứng cứ về hải sử Việt Nam ở quanh đó. Vậy mà, mấy năm qua nhiều dấu vết lịch sử nơi hòn đảo này đang bị bôi xóa.
Như thể một “phi tang lịch sử”. Đó là thái độ vô cùng nguy hiểm và tai hại.
Tại sao?
Các thư tịch cổ đều nói về thương cảng Cù Lao Chàm và khu vực Bình Thuận
Bởi khi văn hóa biển của Cù lao Chàm bị xóa sổ, chúng ta mất đi một phần cứ liệu lịch sử giá trị để chứng thực cho chủ quyền biển đảo của đất nước Việt Nam hiện đại.
Việt Nam là một thể thống nhất từ ba vương quốc cổ: Đại Việt, Thủy Chân Lạp và Champa với nền văn hóa – văn minh riêng. Đó là điều quý hiếm.
Nhận diện và chấp nhận hiện thực lịch sử này để biết rằng, tất cả làm làm phong phú và đa dạng nền văn hóa Việt Nam, chứ không phải ngược lại. Ở đó, nói như Phạm Huy Thông:
Văn hóa Champa, dù tiếp nối hay vượt lên văn hóa Sa Huỳnh nảy nở ở đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay...và người Chăm là một gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á Hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết.” (1988, “Lời giới thiệu”, Điêu khắc Chăm, NXB Khoa học Xã hội).
Hơn nữa, khi người Chăm và văn hóa Champa với 'Ý thức về đại dương, biển lớn' (chữ dùng của Tạ Chí Đại Trường, 2009, Bài sử khác cho Việt Nam, NXB Văn Mới, Hoa Kì, tr. 23) sớm và mạnh, đã để lại dấu ấn đậm nét trên một vùng biển Đông Nam Á rộng lớn.
Những vết tích lịch sử ấy – nếu ta biết nâng niu và khai thác đứng mức - sẽ là cứ liệu khởi đầu và gợi mở để đặt nền móng cho hải sử Việt Nam trong những năm sắp tới. Chắc chắn thế!
Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của nhà thơ, nhà nghiên cứu người Chăm, ông Inrasara Phú Trạm ở TPHCM.

Trong ngắn hạn, lòng tham sẽ vẫn được kích hoạt

Trong ngắn hạn, lòng tham sẽ vẫn được kích hoạt"

Không có thông tin mới thì trong 1, 2 tuần tới chưa đáng lo ngại. Khi KQKD của một số công ty tốt được công bố trước (khoảng trung tuần tháng 4 và mùa ĐHCĐ kết thúc) thì có thể dòng tiền sẽ chững lại.

Tổng cục Thống kê vừa công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Theo ông Trần Minh Hoàng - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế và chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì những con số này cho thấy là "nền kinh tế mới chỉ đi đúng hướng thôi chứ chưa có sự bứt phá gì cả". Vậy điều gì sẽ hỗ trợ cho thị trường trong thời gian tới? Có gì đáng nói về thông tin nới room? 
Thưa ông, Tổng cục thống kê vừa công bố các chỉ số vĩ mô GDP và CPI. Ông đánh giá như thế nào về các chỉ số vĩ mô này?
Ông Trần Minh Hoàng: Có 2 chỉ số quan trọng là GDP và lạm phát đã được công bố với mức tăng 4,96% của GDP quý I/2014 – cao hơn khá nhiều so với mức tăng của năm ngoái cũng như năm trước nữa. Từ góc độ nào đó, điều này tiếp tục củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư rằng tình hình kinh tế năm 2014 sẽ tiếp tục tốt lên. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì những con số này cho thấy là nền kinh tế mới chỉ đi đúng hướng thôi chứ chưa có sự bứt phá gì cả.

Thứ nhất, GDP tăng tốt hơn chủ yếu là do đóng góp của ngành dịch vụ với mức tăng 5,95% trong khi lĩnh vực then chốt để phản ánh mức độ phục hồi của nền kinh tế là lĩnh vực sản xuất thì chỉ tăng hơn 4,6% - thấp hơn mức tăng của GDP.
Tôi nghĩ là việc GDP tăng như vậy chỉ có thể đánh giá là “không phải là một thông tin xấu” chứ nói là tốt thì cũng chưa hẳn.
Còn từ phía CPI, mức âm 0,44% là mức khá lớn trong tháng 3, trong 11 năm trở lại đây. Đáng chú ý hơn, trong 2 tháng đầu năm tức là trong dịp tết, mức tăng của nhóm lương thực thực phẩm chỉ là 2% -thấp hơn mức tăng trung bình 4% trong 2 năm trước. Nhưng sau đó đến tháng 3 – tháng sau tết lại giảm mạnh trở lại, nhỉnh hơn cả mức giảm của 2 năm trước. Điều này có thể thấy là chi tiêu của người dân thắt chặt hơn, cầu tiêu dùng yếu. Nó sẽ có tác động không tốt đến nền kinh tế trong thời gian tới. Tôi đánh giá đó là một thông tin xấu.
Nhưng cũng thuận lợi một điều, thông tin về GDP cộng thêm sự lan tỏa của việc hạ lãi suất cũng như việc ra đời thông tư 09 sửa đổi thông tư 02 theo đúng kỳ vọng của thị trường, đã phần nào làm lu mờ đi các thông tin xấu. Vì vậy mà thị trường vẫn giữ được đà tăng khá tốt.
Ngoài ra, mặc dù cầu trong nước yếu nhưng có một số thông tin hỗ trợ từ thị trường quốc tế như Mỹ, EU, Nhật đang có sự hồi phục nhất định, tất nhiên là chưa mạnh lắm. Đó là thị trường xuất khẩu lớn của VN, khi hồi phục sẽ góp phần đẩy kinh tế của VN đi lên. Cầu nước ngoài cải thiện sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng của việc cầu nội địa yếu.
Nhìn xa hơn nữa, trong thời giant tới nếu tăng trưởng tiếp tục cho thấy sự cải thiện trong khi lạm phát được kiềm chế tốt, thì ở góc độ nào đấy sẽ thúc đẩy sức mua trong nước hồi phục tốt hơn. Nhưng đó chỉ là nhìn nhận mặt tích cực thôi, vẫn phải xem thêm tình hình sản xuất trong quý 2, quý 3 vì nếu chỉ từ số liệu của quý 1 rất khó nhận định được nhiều.
Có ý kiến cho rằng những chỉ số này có thể được “tác động” để thể hiện là nền kinh tế đang đi đúng hướng. Ông nghĩ sao?
Điều này rất khó nhận định. Sự điều chỉnh nếu có cũng sẽ không nhiều. Hiện tại chưa có số liệu chính thức từ tổng cục thống kê để xem xem thành phần của GDP cụ thể như thế nào. Nhưng nhìn từ số liệu, khi sự thúc đẩy đến từ mảng dịch vụ thì con số 4,96% tuy cao hơn đáng kể so với mức 4,76% của cùng kỳ năm ngoái nhưng có lẽ sẽ mang tính bề ngoài nhiều hơn là phản ánh bản chất sự phục hồi tốt của nền kinh tế. Để bình luận sâu hơn thì vẫn phải chờ khi Tổng cục thống kê công bố số liệu cụ thể để xem trong lĩnh vực dịch vụ ấy, mảng nào đã thúc đẩy sự tăng trưởng này. Giả sử mảng thương mại, bán buôn, bán lẻ tăng trưởng, thì đó là điều tốt. Nếu là các mảng khác thì nó không hẳn là cái gì rõ nét cả.
Vậy theo ông, những yếu tố nào sẽ tác động đến thị trường trong thời gian tới?
Thời điểm cuối tháng 3 và đầu tháng 4, tình hình kinh tế trong quý I với những thông tin sơ bộ được công bố sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là thông tin về KQKD của các DN cũng như thông tin từ ĐHCĐ. Tiếp đó có thể là kỳ vọng thông tin nới room sẽ được thông qua. Thời điểm cụ thể có khá nhiều nguồn tin đưa ra, nhưng tôi cho rằng trong nửa đầu quý II, khoảng tháng 4, tháng 5 sẽ được thông qua thôi chứ không để quá lâu nữa.
Ngoài ra là một số thông tin về thế giới nhưng sẽ không tác động nhiều. Thời gian vừa qua, tình hình thế giới có nhiều biến động nhưng thị trường vẫn tăng trưởng rất mạnh. Vì vậy có thể nói là không có mối tương quan lớn, chỉ có thể coi là một rủi ro cần được xem xét mà thôi.
Trước mắt trong ngắn hạn 1, 2 tuần mới thì tôi thiên về kịch bản là lòng tham sẽ vẫn được kích hoạt vì hiện tại chưa phải là thời điểm công bố KQKD và ĐHCĐ đang tiếp diễn nên vẫn có động cơ để kỳ vọng. Tin nới room chưa được công bố, tức là thị trường vẫn có động cơ để đi lên, ngoài ra thì khó có thông tin gì hỗ trợ nữa. Thị trường đi lên là nhờ sự hưng phấn của dòng tiền, do đó rủi ro rất cao, nhất là khi mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hiện tại là khá lớn.
Nhưng không có thông tin mới, đặc biệt là không có thông tin xấu thì trong 1,2 tuần tới chưa đáng lo ngại. Tuy nhiên khi kết quả kinh doanh của một số công ty tốt được công bố trước, tức là khoảng trung tuần tháng 4 và mùa đại hội cổ đông kết thúc, thì thời điểm đấy có thể sẽ là thời điểm dòng tiền chững lại.
Ông dự báo KQKD của các DN trong quý I như thế nào?
Quý I, do ảnh hưởng của dịp Tết có lẽ sẽ không tốt hơn quý 4 nhưng nếu so với cùng kỳ thì tôi nghĩ sẽ có chuyển biến tốt hơn, nhất là với các doanh nghiệp lớn. Tôi cho rằng sự phân hóa sẽ rất rõ nét và sự bứt phá sẽ vẫn phải đến từ các DN đầu ngành có cơ bản tốt và có thị phần lớn.
Sự phân hóa này không hẳn là theo nhóm ngành mà phụ thuộc vào quy mô, thị phần, nền tảng cơ bản của DN. Những DN thép đầu ngành nắm thị phần lớn và kiểm soát được chi phí nhiều khả năng KQKD sẽ vẫn nổi bật và tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Hoặc ngay trong lĩnh vực BĐS, mặc dù thời điểm Quý 1 thường không phải là thời điểm hoạt động tốt của ngành nhưng trong đó cũng có những DN nổi bật, họ có quỹ đất sạch và tận dụng được ưu thế từ các gói hỗ trợ thì sẽ có triển vọng vượt trội hơn các doanh nghiệp khác.
Thưa ông, thông tin nới room đã được kỳ vọng và trở thành động lực cho thị trường khá lâu rồi. Khi thông tin đó được công bố chính thức thì liệu thị trường sẽ giảm không?
Đó cũng là một khả năng cần được tính tới. Nếu nhìn nhận một cách đơn thuần, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài là một thông tin tốt cho thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy diễn biến tăng điểm khá tốt của thị trường trong thời gian quan cũng đã phản ánh khá nhiều thông tin này vào mức giá hiện tại của các cổ phiếu. Theo đó, không thể loại trừ khả năng khi thông tin nới room trở thành chính thức thì đó cũng là lúc thị trường đi đến đoạn cuối của sóng tăng đợt này.
Nếu trường hợp đó xảy ra, thì có động lực nào để vực dậy thị trường không?
Trước mắt, tôi nhìn nhận là thị trường đã tăng mạnh, có phần rời xa thực tế hồi phục của nền kinh tế, kết hợp việc sử dụng đòn bẩy cao thì khi những thông tin hỗ trợ không còn, dòng tiền nóng sẽ rút ra khiến cho thị trường giảm sâu. Nhưng tôi cho rằng sẽ không quay lại thời điểm đầu năm mà vùng 550 – 560 điểm sẽ là mức hỗ trợ rất tốt cho thị trường. Hiện giờ thị trường tăng cao quá nhưng với mức giảm khoảng 50 điểm thì cũng là quá đủ để động lực bắt đáy trở lại. Kinh tế đang đi đúng hướng, là nền tảng tốt cho thị trường ổn định trở lại, không bị lao dốc. Việc giảm chỉ là điều chỉnh sau một thời gian tăng nóng. Điều đó cũng là điều tốt để thị trường hình thành một đợt tăng mới trong giai đoạn 6 tháng cuối năm.
Xin cảm ơn ông rất nhiều.
Hải Minh
Theo Trí Thức Trẻ

"Kính thưa các đồng chí bị lộ và chưa lộ”

GS Nguyễn Mại - nguyên thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT

GS Nguyễn Mại - nguyên thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT


Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, hơn 16 tỷ đồng mà vị lãnh đạo ngành đường sắt nhận hối lộ của DN Nhật Bản, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Là người quan sát nhiều về đầu tư nước ngoài, ông nhìn nhận sự việcNghi án nhận hối lộ 80 triệu Yên từ nhà thầu Nhật như thế nào, thưa giáo sư?

Tôi không ngạc nhiên, chỉ buồn thôi. Còn về lo ngại việc Nhật Bản liệu có động thái tạm dừng ODA như năm 2008 hay không, tôi nghĩ là không. Ít nhất là thời điểm này. 
Bởi vì về quan hệ đối ngoại, chúng ta chưa bao giờ có được một đối tác kinh tế tốt như Nhật Bản. 

Năm 2007, chúng ta chỉ mới là đối tác chiến lược. Đến năm 2014, quan hệ hai bên đã nâng lên mức đối tác chiến lược mở rộng. Có thể nói hiện nay Nhật Bản đang là đối tác chiến lược tốt đẹp nhất của Việt Nam, ngay cả giới quốc tế họ cũng đánh giá cao mối quan hệ này. 

Tôi nghĩ chuyện 16,4 tỷ đồng nó cũng nặng nề, nhưng sẽ không làm xấu đi mối quan hệ này nhiều đâu. Họ sẽ xử lí sự việc này trên tinh thần chung của mối quan hệ hai nước, chứ tôi không nghĩ sẽ có chuyện cắt ODA thời gian tới vì cái này đâu. 

Thế còn chuyện thanh danh, chuyện thể diện quốc gia thưa ông? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế ?

Tôi nói thật là nó cũng chẳng làm mình xấu đi hơn nhiều đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy. PCI 2013 vừa rồi, DN FDI họ còn đánh giá bệnh của mình nặng hơn Lào và Campuchia mà. Riêng tham nhũng ODA ở các nước châu Á, trừ Singapore ra thì nước nào cũng mắc phải, nhưng bệnh của mình có lẽ là nặng nhất. 

Nói chung vụ 16 tỷ đang điều tra này nó đã ăn thua gì. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chứ còn nói thật ra, thì đúng là phải nói “kính thưa các đồng chí đã bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ”. Trước đây 1 tháng chúng ta vừa mới xử cái ụ nổi đấy. Rồi chúng ta đang có cái cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nữa. Đấy bạn cứ thử để rồi mà xem.

Có biện pháp nào để hạn chế tình trạng này thưa ông?

Tôi kỳ vọng nhiều ở dự thảo luật đầu tư công. Trong đó dự thảo đề cập một việc theo tôi rất cần, mà muốn công khai minh bạch thì phải có.

Đó là việc dự thảo luật có nêu đến việc tăng vai trò của Ủy ban mặt trận tổ quốc  trong giám sát đầu tư công. Cụ thể, mặt trận sẽ thu hút các chuyên gia giỏi để  trở thành một lực lượng giám sát độc lập, theo dõi các dự án từ khi còn là chủ trương đầu tư, chọn thầu, thuyết trình dự án hay thực hiện dự án. 

Cứ thử đến xem nông thôn họ làm đường liên thôn sao rẻ thế. Là vì họ có các ông cụ già, người ta đến người ta xem, người ta giám sát từng cân sắt từng cân xi măng, nên người ta biết được bao nhiêu là đủ, thừa cân nào thiếu cân nào rõ ràng hết. Chứ cứ để mấy ông lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện với tỉnh thì tốn kém thất thoát, dễ phạm sai lầm từ chủ trương đầu tư cho đến chọn thầu rồi ăn gian chi phí…

Nếu Dự luật đầu tư công được thông qua mà có những cơ chế thay đổi rồi sau đó thực hiện nghiêm chỉnh thì may ra chúng ta hạn chế được tham nhũng.

Ở Braxin họ có những quy định hay để chống tham nhũng đầu tư công, mà tôi đã góp ý với Hà Nội nhiều lần nhưng họ không tiếp nhận.

Đó là ví dụ như HĐND TP Hà Nội mà thông qua một dự án đầu tư công, thì họ lập ra một nhóm chuyên gia độc lập, các chuyên gia độc lập này sẽ trình lên HĐND một bản thẩm định cái dự án đấy, song song với cái thẩm định của cơ quan nhà nước.

Xưa tới nay cứ nhét nhiều phong bì vào túi bên quản lý dự án thì chuyện thẩm định sẽ rất nhanh, nhưng nếu có một cơ quan độc lập thẩm định như thế thì sẽ hạn chế được tiêu cực.

Hồng Anh
Theo Trí Thức Trẻ

Quan chức và 'bôi trơn'

Ấn tượng trong tuần

Tự trong ý thức, trong các thang bậc giá trị tử tế làm người, người dân Việt vẫn nói chữ KHÔNG với những kẻ tham nhũng- những kẻ đã đọc Lời thề... phản Hyppocrates.
Bỗng nhiên giờ đây, khi có nhiều vụ việc tiêu cực được báo chí lôi ra ánh sáng, người dân không còn bị sốc nữa.
Lời thề... phản Hippocrates
Cho dù, ngày 11/7 mới đây, phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề tồn tại trong Dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi, trước tình trạng thông đồng, đội giá, tiêu cực trong đấu thầu, Chủ tịch QH đã bức xúc:
Đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu. Mà đã nói đấu tranh phòng chống tham nhũng là đây, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí phải là đây chứ đâu nữa….
Chợt nhớ đến năm 2012, có tới 240 vụ án tham nhũng bị khởi tố. Trước đó một loạt vụ việc tham nhũng nổi tiếng khiến cả xã hội chao đảo, trong đó có không ít quan chức.
gười viết bài tự nhiên phải đi tìm Lời Tuyên thệ của đảng viên mà bất kỳ đảng viên mới nào khi được kết nạp cũng phải đọc, trong đó, trung thực là lời thề thứ tư. Nói cách khác, đó cũng là Lời thề Hippocrates mà các thầy thuốc, thề trước khi ra trường Y để hành nghề.
tham nhũng, quan chức, bôi trơn, lời thề Hyppocrates

Giống như không ít thầy thuốc đã đánh mất lương tâm, có lẽ có không ít vị quan chức, đảng viên, cán bộ trong hàng trăm vụ tham nhũng này đã đọc nhầm, thành Lời thề...phảnHippocrates.

Nhưng người dân không bị sốc nữa. Vì…
 đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu…

Cái tâm lý thất vọng đó cho thấy người dân cũng bắt đầu "nhờn", hay là...cam chịu với loại độc tố mang tên tham nhũng.
Cũng bởi lẽ rất có thể những vị quan chức, cán bộ, đảng viên đó vẫn chỉ làđồng chí bị lộ trong số nhiều đồng chí chưa bị lộ chăng?

Thứ "độc tố" mang tên tham nhũng này vừa được một tổ chức quốc tế mới đây "đo" bằng phản ứng của người dân, cho thấy mức độ nguy hiểm và xu hướng "miễn dịch" của nó ngày càng cao.

Đó là theo báo Pháp luật t/p HCM (ngày 10/7), phỏng vấn ngẫu nhiên 1000 người dân ở 15 tỉnh, t/p, thì 55% người dân được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên, cao hơn mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ có 18% cho rằng tham nhũng giảm đi và 27% nghĩ mức độ tham nhũng không thay đổi.

Đáng buồn nhất, chỉ 34% người dân (ở năm đô thị) sẵn sàng tố cáo tham nhũng, còn 63% người thì...không. Mức độ này hoàn toàn trái ngược so với con số của năm 2010, là 65% người dân tự nguyện tố cáo tham nhũng, 35% không muốn tố cáo. Vì sao?

Vì năm 2013 này, số người cho rằng chống tham nhũng không hiệu quả chiếm đến 60% (năm 2010, con số này là 35%).

Có câu mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả. Nếu cứ theo tổng kết của nhân gian, thì các quan chức gian lận, tham nhũng nói trên vẫn còn được chút ít an ủi, bởi mới ... mất nhiều, chỉ có người dân là...mất tất cả.
tham nhũng, quan chức, bôi trơn, lời thề Hyppocrates

Hiện trạng tham nhũng tăng lên có phần trớ trêu, khi bộ máy phòng, chống tham nhũng từ TW đến các địa phương ngày càng được kiện toàn, hoàn thiện.

Trước đó, tháng 1/2013, tại một hội thảo khoa học bàn về các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở VN, GS Trần Đình Bút, nguyên chuyên gia tư vấn Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã nhận xét các vụ án tham nhũng được phanh phui chỉ là những vụ nhỏ, ở cấp dưới và "chỉ mới bắt được mèo con". Khi cán bộ cấp xã phường chiếm tỷ lệ khoảng 30%, cấp cao chỉ chiếm 0,3%...

Còn "Giới tham nhũng" trở nên "nhờn" với pháp luật ghê gớm, bởi "kết quả khảo sát năm nay 2013, cho thấy có đến 38% người dân cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng không hiệu quả".

Phía Chính phủ, như ông Hùynh Phong Tranh, Tổng Thanh tra CP cũng phải thừa nhận phòng, chống tham nhũng thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình.

Sự "nhờn" của "giới tham nhũng" còn được... củng cố, bởi vấn nạn này không phải của riêng quốc gia nào, mà nó đã và mang tính chất "quốc tế hóa".

Khi mà ngày 3/7, đại diện các cơ quan chống tham nhũng của gần 100 quốc gia tham gia hội nghị hợp tác chống tham nhũng xuyên quốc gia, tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). Hội nghị ước đoán, tới hơn 40 tỷ USD hàng năm bị thất thoát vào các giao dịch dính líu tới tham nhũng, hối lộ và biển thủ ở các nước đang phát triển.

"Giới tham nhũng" ở VN liệu có quyền tự hào vì đã tiên phong hội nhập quốc tế không nhỉ?

Và nhìn ra thế giới, có những nước như Algeria, ông Bộ trưởng Tư pháp Mohamed Charfi cũng thừa nhận, Luật Chống tham nhũng của quốc gia này còn nhiều hạn chế, trước tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan của các tập đoàn, công ty đa quốc gia tại đây.

Lấy lại niềm tin của người dân trong phòng, chống tham nhũng là lời kêu gọi, là nỗi nhức nhối của những người có chức trách có lương tâm. Nhưng sự kêu gọi nhiệt tâm đó, liệu có rơi vào im lặng không? Một khi xã hội thiếu sự bạch hóa thông tin, thiếu sự thượng tôn pháp luật, và thiếu cả một thiết chế quản lý chính trị- kinh tế- xã hội- văn hóa văn minh và khoa học, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.

Đào hào, đắp lũy và... sống chung
Vào những ngày qua, có một vụ việc vừa xót xa, vừa bi hài xảy ra tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương).

Đó là chuyện người dân làng này tự lập "chiến lũy", đối đầu chống lại sự làm ô nhiễm môi trường sống của mình, với công ty Trường Khánh- một công ty trúng thầu 1,17 héc ta của xã, cam kết chỉ sản xuất gạch chịu lửa nung bằng điện, không gây ô nhiễm.

Không biết có phải là chuyện nén bạc đâm toạc tờ giấy không, giữa công ty với các cấp có thẩm quyền, mà sau khi xây dựng, đi vào hoạt động, người dân xã mới té ngửa, công ty này xây dựng nhà máy sản xuất Pro Niken, thứ hóa chất dùng trong mạ hợp kim, khiến môi trường sống của họ bị đe dọa.Luôn bị nhiễm bởi một thứ bụi mờ có mùi rất tanh. Người dân hít phải thì bị đau đầu, tức ngực, chóng mặt không thở nổi. Cá chết hàng đống, gà vịt không con nào cònsống... Cái giá đắt đầu tiên họ phải trả.
tham nhũng, quan chức, bôi trơn, lời thề Hyppocrates
Dân làng tự lập "chiến lũy". Ảnh: Tainguyenmoitruong.vn
Và chuyện gì phải đến đã đến với người nông dân thân cô, thế cô, không nhận được sự trả lời thỏa đáng của các cấp chính quyền bảo vệ môi trường sống của họ. Họ lập chiến lũy, ngăn các phương tiện vận tải vào làng, thậm chí có lúc xung đột giữa hai bên đã xảy ra.

Không rõ đến giờ, "chiến lũy sinh tử" của làng xã Duy Tân ra sao?

Người dân làng Duy Tân có thể cực đoan trong thái độ ứng xử, trước môi trường sống của mình bị bức tử. Nhưng còn hàng mấy chục triệu người dân Việt có cách nào chống lại sự "ô nhiễm" môi trường xã hội, "ô nhiễm"đạo lý, làm băng hoại, suy thoái những giá trị phẩm hạnh, những giá trị văn minh và văn hóa, mà vấn nạn tham nhũng gây ra?

Khi mới đây, ngày 1/7, tại T/p HCM, Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ QH), phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN- PAPI, năm 2012.

Những công bố mới nhất cũng khiến cả xã hội "té ngửa" chẳng kém người dân xã Duy Tân.

Đó là những khảo sát, phát hiện của PAPI cho thấy tham nhũng vặt, hối lộ vẫn có chiều hướng gia tăng. Chi phí "lót tay" trong dịch vụ cấp sổ đỏ từ 123.000 - 818.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện từ 37.000 - 146.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ giáo dục tiểu học công lậptừ 98.000 - 572.000 đồng/lượt/lần... Thật khéo, chả ngành nào chịu kém miếng nào...

Còn hiện tượng phải đưa tiền lót tay xin việc làm trong cơ quan Nhà nước cũng rất phổ biến. Có đến hơn 39% người dân được hỏi rất thuộc Kiều: Có đưa hối lộ việc này mớixong (xin lỗi Đại Thi hào Nguyễn Du)

Trước thực trạng tham nhũng, hối lộ "toàn phần" này, TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển và hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) thì hóm hỉnh khi ông biện minh cho chuyện người dân phải "bôi trơn", bởi bộ máy công quyền đã bị "khô dầu". Và ông đặt câu hỏi rất tế nhị: Vậy cái máy khô dầu là tại ai? Tại người thiết kế máy, tại người vận hành hay tại người tu sửa không làm cho nó trơn?

Thật ra câu trả lời cho cái máy "khô dầu" không quá khó khăn. Vấn đề là những người có trách nhiệm sáng chế, thiết kế, vận hành ra cái máy đó có muốn cái máy đó khỏi bệnh "khô dầu" hay không?

Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt tràn lan đã khiến người Việt, cho đến xã hội đều mắc một thứ dịch bệnh nào đó, chả ai giống ai, nhưng đều xoay quanh cái tế bào ác tính - tham nhũng. Người dân "nhờn" với độc tố tham nhũng. "Giới tham nhũng" "nhờn" luật. Bộ máy công quyền thì phải "bôi trơn" mới chịu hoạt động.

Ngày 5/7 vừa qua, theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 7h00 (giờ Việt Nam), bình quân nợ công theo đầu người Việt là 826,4 USD. So với ngày 15/4, số nợ công người dân Việt phải gánh chịu tăng thêm 18,3 USD/ người. Không biết trong cái số nợ công này, "giới tham nhũng" đóng góp đáng kể là bao nhiêu nhỉ?
tham nhũng, quan chức, bôi trơn, lời thề Hyppocrates

Có phải dân tộc nào cũng cam chịu chúng sống với tham nhũng không? Nếu như biết rằng Trung Quốc, nước Nga, và cả Rumani..., đều đang quyết liệt sinh tử với vấn nạn này. Hàng chục quan chức TQ bị tử hình vì dính phải "nàng tiên Tiền", TT Nga V. Putin vừa trình Hạ viện Nga dự luật mới nhằm siết chặt nguy cơ các quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Còn Rumani chọn giải pháp "cách mạng"- công khai hóa tài sản.
Giờ đây, truy cập vào địa chỉ www.integritate.eu, người dân Rumani có thể tiếp cận với khoảng bôn triệu bản khai tài sản của quan chức.

Thiếu công khai minh bạch, pháp luật ko thượng tôn, tham nhũng sẽ còn hành trình với dân tộc Việt đến bao giờ?

"Giới tham nhũng", có thể “nhờn” pháp luật, có thể tiếp tục gian lận… Và người ta có thể đánh lừa được một người, hai người, đánh lừa một tập thể bằng những lời hoa mỹ, những lý lịch có vẻ trong sạch, nhưng ko thể đánh lừa được cuộc đời.
Tự trong ý thức, trong các thang bậc giá trị tử tế làm người, người dân Việt vẫn nói chữ KHÔNG với những kẻ tham nhũng- những kẻ đã đọc Lời thề...phản Hyppocrates.

Có điều, xưa các bậc tiền nhân đánh thắng biết bao loại giặc ngoại xâm. Nay hậu bối chúng ta không đánh thắng nổi một loại giặc nội xâm- tham nhũng. Thì đó, vẫn là nỗi u buồn, là bi kịch của dân tộc Việt thời mới, trên con đường hội nhập văn minh, văn hóa và hiện đại.

Chợt nhớ tới bài hát Việt yêu thích mới đây: "Giai điệu Tổ quốc" (Trần Tiến) mà da diết, nghẹn lòng:

Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Dịu dàng trong tiếng ru hời/ Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Trầm sâu trong tiếng đất trời/ Tôi nghe trong lời yêu nhau/ Tôi nghe trong lời tha thiết/ Phút hành quân mẹ tiễn đưa con/ Giai điệu nhớ, giai điệu thương theo suốt con đường...

Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Từ bao năm tháng thăng trầm/ ...Tôi thương yêu người dân tôi/ Bao năm hai bàn tay trắng/ Giữ gìn cho đất nước tôi yêu/ Cho giọng nói người Việt Nam trong sáng suốt đời...

... Tháng ngày này, đất nước ơi / Tổ quốc của chúng tôi...
Kỳ Duyên

Trầm Bê, ván cờ 3 năm ‘luộc’ xong Sacombank


- Đại gia Trầm Bê tiếp tục thành công với bước đi đầy toan tính của mình. Vị doanh nhân trầm tĩnh, có một tầm nhìn chiến lược đang đi những bước cuối cùng trong ván cờ Sacombank và Phương Nam. Từ đây, ông có thể củng cố thế kiềng 3 chân cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và tài chính thêm vững chắc.
Nước đi chung kết
Không nằm ngoài dự đoán, đại hội cổ đông Sacombank (STB) hôm 25/3 đã quyết định chấp nhận sáp nhập SouthernBank. Cho dù có rất nhiều sự phản đối cũng như bức xúc trước và trong đại hội nhưng cuối cùng hơn 97% cổ đông vẫn đồng ý sáp nhập. Thời gian thực hiện được ấn định ngay trong năm 2014.
Theo giải trình của Chủ tịch Sacombank, ông Kiều Hữu Dũng, người vừa thay cho ông Phạm Hữu Phú một ngày trước đại hội cổ đông, việc sáp nhập là theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về tái cơ cấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động NH và tạo thêm nguồn lực trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế cũng như khắc phục những yếu kém, tồn tại trong thời gian qua để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, song song hoàn thiện công tác quản trị NH dần phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Việc sáp nhập là nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh, nâng cao quy mô hoạt động, khai thác tối đa tiềm năng thị trường, tối ưu hóa mọi nguồn vốn, tạo điều kiện để Sacombank có thêm nguồn lực phát triển trong thời gian tới.
Sacombank, Eximbank, Phương-Nam, Southern-Bank, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Trầm-Trọng-Ngân, Phạm-Hữu-Phú, Bình-Chánh-BCCI, Bệnh-viện-Triều-An, Công-ty-Sơn-Sơn, Cụm-cảng-Long-Toàn, sở-hữu, chi-phối
Chủ trương rõ ràng, nhưng trên thực tế dường như chưa giải thích thỏa đáng được những câu hỏi bức xúc về việc tại sao lại là Phương Nam, trong khi Sacombank là một NH lớn, hoạt động lành mạnh, còn Southern Bank là NH nhỏ, yếu kém, nợ xấu cao và thị trường còn có rất nhiều NH hấp dẫn khác. Quyết định lựa chọn Phương Nam thậm chí còn được một số NĐT cho rằng là chỉ có HĐQT và các cổ đông lớn cho là tốt.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng của Sacombank kéo dài từ cuối 2011 cho tới nay có thể thấy, câu chuyện sáp nhập Southern Bank là phương án dù được công bố khá bất ngờ gần đây nhưng lại là một ván cờ đã được toan tính từ lâu. Quá trình đó điễn ra trong bối cảnh cơ cấu HĐQT trong suốt cả năm qua mang bóng dáng của một Southern Bank, mà đứng đằng sau đó là vị nhạc trưởng Trầm Bê.
Vì thế, người trong giới đầu tư đã cho rằng những gì xảy ra ba năm qua và dự kiến sắp tới chẳng khác nào đã 'luộc' xong Sacombank. Ngân hàng này đã thực sự đổi chủ và đổi màu.
Sacombank đã chao đảo mạnh khi Eximbank hồi cuối tháng 2/2012 tuyên bố đại diện cho một nhóm cổ đông nắm hơn 51% quyền biểu quyết tại Sacombank và đề nghị bầu lại toàn bộ HĐQT, Ban kiểm soát.
Hơn một năm sau khủng hoảng nhìn lại, có thể thấy, cơ cấu HĐQT Sacombank đã thay đổi hoàn toàn, cả chủ tịch Đặng Văn Thành, phó chủ tịch Đặng Hồng Anh (con trai ông Thành) và các thành viên khác đều đã ra đi. Thay vào đó, HĐQT mới có các thành viên từ Phương Nam, gồm: ông Trầm Bê, ông Trầm Khải Hòa (con ông Trầm Bê), ông Phan Huy Khang và bà Dương Hoàng Quỳnh Như.
Ban giám đốc Sacombank cũng gồm rất nhiều người từ hoặc liên quan SouthernBank và đối tác Eximbank.
Hàng loạt các vụ thoái vốn của các tổ chức, DN lớn như Dragon Capital, Ngân hàng ANZ, REE... trong các năm trước đó cũng cho thấy một sự chuẩn bị kỹ càng của thế lực đi thâu tóm Sacombank.
Thế chân vạc của đại gia Trầm Bê
Với kết quả hơn 97% cổ đông đồng ý về việc sáp nhập, có thể thấy, quyền lực thực sự của ông Trầm Bê - đại cổ đông chi phối của Southern Bank, cũng là cổ đông lớn của Sacombank là rất lớn. Ông Trầm Bê và những người liên quan có lẽ không chỉ nắm 6,7% cổ phần hoặc đã có những đàm phán thành công để cân bằng lợi ích giữa các nhóm cổ đông lớn.
Sacombank, Eximbank, Phương-Nam, Southern-Bank, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Trầm-Trọng-Ngân, Phạm-Hữu-Phú, Bình-Chánh-BCCI, Bệnh-viện-Triều-An, Công-ty-Sơn-Sơn, Cụm-cảng-Long-Toàn, sở-hữu, chi-phối
Các cổ đông lớn khác như khối ngoại với hơn 10% và "nhóm Eximbank" với tỷ lệ gần 18% cũng đã đồng ý thu nạp Southern Bank cho dù cái lợi cho NH nhỏ hơn này và cổ đông lớn Trầm Bê được đánh giá là lớn hơn. Và từ đây, người ta có thể lại nghĩ đến chuyện sáp nhập với Eximbank như đã từng được đề cập.
Nhưng trước mắt, việc gộp Sacombank và SouthernBank thành một, ông Trầm Bê thực sự trở thành một thế lực đáng gờm trong lĩnh vực NH nói riêng và tài chính nói chung.
Với thành công này, thế chân vạc vững chắc bao gồm: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và tài chính đã được hình thành. Ông Trầm Bê xứng đáng là đại gia được nhắc đến nhiều nhất trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng vài năm gần đây cho dù đây là một doanh nhân vốn rất kín tiếng.
Trước đây, mỗi khi nói đến Trầm Bê nhiều người nghĩ tới lĩnh vực gỗ, tới các DN khủng như Đầu tư xây dựng Bình Chánh BCCI, Bệnh viện Triều An, Công ty Sơn Sơn, Cụm cảng Long Toàn, Vàng bạc Đá quý Phương Nam... còn giờ đây nói đến Trầm Bê người ta nghĩ tới Sacombank.
Thay vì một thời thống trị lĩnh vực chiếu xạ thanh long xuất khẩu với Sơn Sơn hay đình đám trong lĩnh vực xây dựng với BCCI, Công ty xây dựng Hàm Giang, giờ đây đại gia Trầm Bê đang hướng tới là ông chủ NH hàng đầu tại Việt Nam mà trước đây nó không liên quan đến gia đình ông và SouthernBank. Từ đây, vị thế của doanh nhân này cũng như gia đình sẽ lên một tầm cao mới. Một thế kiềng 3 chân đang được xác lập.
Từ đây, quyền lực của ông Trầm Bê đã lớn sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng có không ít lo ngại về sự tập trung quyền lực, lợi ích nhóm những vấn vấn đề nảy sinh từ đây mà nền kinh tế đang phải đối mặt.
Mạnh Hà