Trang

14 tháng 3, 2014

Cảnh sát vũ trang VN có chế độ chính ủy



Đại tướng Trần Đại Quang hiện là Bộ trưởng Bộ Công an

Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ được bổ nhiệm làm Chính ủy chỉ huy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, lực lượng vũ trang chống bạo loạn của công an Việt Nam.
Chiều 12/3, Bộ Công an Việt Nam tổ chức Lễ Công bố Quy định của Ban Bí thư về thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Thiếu tướng Đỗ Đức Kính, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ và Trung tá Vũ Hồng Văn, Phó Tư lệnh CSCĐ được bổ nhiệm Chính ủy và Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh CSCĐ.
Đây là một quy định đặc biệt nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng cảnh sát vũ trang có nhiệm vụ “chống khủng bố, trấn áp bạo loạn vũ trang, gây rối an ninh trật tự”.
Hai chức danh này có quyền hạn cao nhất tại Bộ Tư lệnh CSCĐ.
Theo quy định mới, cấp chính ủy và phó chính ủy được lập ra ở cấp Bộ Tư lệnh và cấp trung đoàn; chức danh chính trị viên và phó chính trị viên được lập ở cấp tiểu đoàn, đại đội và đội đặc nhiệm; các đơn vị khác không bố trí chính ủy, chính trị viên.
Tin tức nói chế độ chính ủy sẽ được Bộ Công an Việt Nam sơ kết sau hai năm thực hiện.
Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nói việc triển khai chế độ chính ủy, chính trị viên là nhằm “tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng” đối với ngành công an.
Chế độ chính ủy, chính trị viên - với một người chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị - vốn được thực hiện trong quân đội Việt Nam.
Được biết chế độ chính ủy, chính trị viên cho cảnh sát cơ động lần đầu được Bộ Chính trị thông qua khoảng giữa năm ngoái.
Theo thống kê chính thức, hiện Bộ Tư lệnh CSCĐ có 13.000 quân số, trong khi CSCĐ địa phương có 12.000 quân.

Lực lượng này được phép trang bị vũ khí hạng nặng như B40, đại liên, xe bọc thép, xe chống bạo loạn.
Theo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23/12, lực lượng này lần đầu tiên sẽ được trang bị cả máy bay, tàu thủy.
Theo giải trình của Bộ Công an với Quốc hội, việc trang bị máy bay, tàu thủy chủ yếu nhằm "điều động lực lượng, vũ khí, công cụ hỗ trợ kịp thời".
Bộ Công an lấy dẫn chứng trong các vụ "bạo loạn" ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004, và "cuộc gây rối an ninh, trật tự" tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên năm 2011, chính phủ Việt Nam đã điều động máy bay chở "vũ khí, công cụ hỗ trợ và lực lượng".
Pháp lệnh Cảnh sát cơ động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua quy định "trong tình huống xảy ra bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh, cảnh sát cơ động được phép nổ súng trấn áp".
Tuy nhiên, việc nổ súng được quy định "phải tuân thủ những quy định để đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và tính mạng, sức khỏe con người."
Pháp lệnh gồm 24 điều thông qua hôm 23/12/2013 cũng quy định lực lượng cảnh sát vũ trang này được quyền trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại để đảm bảo nhiệm vụ.
“Cảnh sát cơ động được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại,” điều 13 của Pháp lệnh ghi.

13 tháng 3, 2014

Người Việt lạc quan hay giả dối và hoang tưởng?


 Căn cứ vào thực tế cuộc sống, hãy nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra tại Việt Nam và trên thế giới để kết luận.

-    Chủ Nghĩa Cộng Sản là không tưởng và đang trong quá trình suy vong, hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa đã xụp đổ, chỉ còn lại tàn dư. Thế giới có hơn 200 Quốc gia, còn tồn tại 4 Quốc gia theo đuổi chế độ cộng sản: TQ, Bắc Triều Tiên, Cuba và VN.
    Ở VN đảng và nhà nước vẫn kiên trì: “Chủ nghĩa Mac- lenin vô địch muôn năm”, “Đảng cs VN quang vinh muôn năm”, “ Mừng đảng, mừng xuân. Còn đảng, còn mình”, "Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn"...???

-    Tất cả đều biết VN là một đất nước còn nghèo, trình độ dân trí chỉ là trung bình thấp, luôn luôn đứng ở nửa cuối bảng xếp hạng trong nhiều lĩnh vực. Tham nhũng đang là quốc nạn, vô cảm đã thành quốc bệnh, người lao động nghèo khổ…
     Trong tuyên truyền, giáo dục ở VN luôn phủ một màu hồng thành tích, vẫn vang lên những khẩu hiệu oang oang: “Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa”, “Chế độ XHCN ưu việt”, “nơi tập chung những đỉnh cao trí tuệ”, “tất cả do dân, vì dân”…???

-   Bệnh thành tích đã trở thành thói dối trá kinh tởm tàn phá đất nước, con người VN: ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cũng phải ngạc nhiên: “Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi,  không biết (GDP) chạy đi đâu?”.

-    Trung Quốc đang xâm lược VN, đang biến VN thành thuộc địa kiểu mới của TQ. Thế nhưng đảng và nhà nước vẫn coi TQ là anh em “4 tốt, 16 vàng”?

-    Mỹ, các nước Châu Âu... là những nước tự do, dân chủ hàng đầu thế giới, mỗi năm viện trợ cho VN mấy tỷ đô la, vẫn bị ghép vào nhóm “các thế lực thù địch”.

-   Ở tất cả các nước tư bản, biểu tình đã thành một nhu cầu văn hóa xã hội, trong khi VN vẫn chưa có luật biểu tình, người dân biểu tình chống TQ xâm lược thì bị trấn áp, bắt bớ, trù dập. VN chưa có tự do báo chí…thế nhưng đảng, nhà nước vẫn tuyên bố: “Dân chủ XHCN gấp triệu lần dân chủ TBCN”, “VN luôn tôn trọng và bảo vệ quyền công dân”…
     Người dân VN thì vẫn vô tư, thoải mái ăn nhậu nhiều bậc nhất thế giới, nhậu mọi lúc, mọi nơi, nhậu say sưa... Nhậu để quên nghèo khổ, tủi nhục?

-   An ninh bất ổn, nguy hiểm rình rập từ trong nhà ra đường phố:
+ “Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng phát biểu tại phiên họp tổ chiều 29/10 bàn về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
+ Án oan sai ngày càng nhiều.
 Thế nhưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, “cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”?
Các vụ chém giết người sảy ra hàng ngày, mỗi năm chết hàng ngàn, người VN vẫn thương hại cho Nước Nga có mafia, mỗi năm mafia giết chết những...mấy người dân.

-   Ở VN mỗi năm có khoảng 10-12 000 người chết vì tai nạn giao thong, người VN vẫn vô tư uống rượu rồi lái xe, nhiều người không có bằng lái, trẻ em vẫn có thể chạy xe máy ở khắp nơi... nhưng người VN chê Thái Lan, Ukraina biểu tình gây bất ổn làm chết mấy trăm người?

-    Thu nhập bình quân đầu người của VN khoảng 1.700usd/năm, của Nhật Bản khoảng 40.000usd/năm, nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lạc quan phát biểu trước Quốc hội: tôi tin đất nước Việt Nam với con người thông minh sẽ không thua kém Nhật Bản, Hàn Quốc”?

-    Thực trạng nền y tế, giáo dục và đào tạo đang suy đồi,  nhiều người vẫn tự hào, tự sướng, báo chí vẫn tuyên truyền đây là nghề cao quý nhất (Nên biết, ngay cả ở Bắc Triều Tiên và Cuba người dân vẫn được miễn phí hoàn toàn v y tế và giáo dục). Kết quả tốt nghiệp THPH hàng năm đều trên 90%...nhưng sau kỳ thi thì "phao thi" phủ kín sân trường.

-   Bây giờ đi đâu cũng thấy Giám đốc, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, họ nhiều quá, nhiều đến nỗi tính từ hàm thứ trưởng trở lên thì số tiến sĩ của VN nhiều gấp 5 lần Nhật Bản.Trong danh thiếp của các nhân vật quan trọng, doanh nhân lớn không thể thiếu học vị “Tiến sĩ”, người thất nghiệp vẫn có danh thiếp là "giám đốc".

-    Nhiều thanh niên thất nghiệp vẫn không muốn đi làm thuê mà ôm mộng làm ông/bà chủ? Nhiều sinh viên ra trường đang thất nghiệp dài dài vẫn lạc quan: “Có nhiều chỗ nhận nhưng tôi chưa đồng ý”.

-    Nhiều người nghèo vì kém khả năng lại lười lao động nhưng luôn khát khao giàu sang (bằng mọi giá). Việc họ chưa thành công là do xui xẻo, chưa gặp thời mà thôi?

-    Một người VN bình thường nhất, họ có thể là công nhân, nông dân, chạy xe ôm (chủ yếu là người Bắc)…nhưng họ luôn nói họ có những mối quan hệ rất quan trọng với các nhân vật quan trọng nào đó, ở Bộ này, Ủy ban nọ, trong Quốc hội hay trong Chính phủ? Một người không phải là giám đốc nhưng quen rất nhiều Tổng giám đốc. Một cô nhân viên văn phòng bình thường đều “thân thiết ” với nhiều hoa hậu và các nhân vật nổi tiếng.

-   Nhiều người không có xe hơi… nhưng lại rất rành xe hơi, họ chưa muốn mua xe vì chê đường xấu, kẹt xe?

-   Trong bàn nhậu, một trí thức đã từng  đi nhiều nơi trên thế giới nhận xét: “Tất cả những nơi tôi đến không có nơi nào nhiều thói hư tật xấu như ở VN”. Lập tức anh ta bị cả bàn nhậu phản đối, lên án là nói xấu VN.

-   Ai cũng biết điều kiện và môi trường sống ở VN bị ô nhiễm nặng nhưng ai cũng cho rằng, đó là lỗi của người khác, còn mình thì “rất sạch”?

-   Xã hội đang vô cảm, mất lòng tin, cái xấu có ở khắp nơi, hàng ngày, hàng phút... Đó là việc của xã hội, với tất cả mọi người thì: “tôi là người tử tế”? 

-    Mại dâm có ở khắp nơi, hoạt động cả ngày, đêm dưới mọi hình thức, ai cũng biết có rất nhiều ở Đồ Sơn, Quất Lâm...nhưng "Kết quả báo cáo của các địa phương Hải Phòng và Nam Định khẳng định không phát hiện có mại dâm tại Đồ Sơn và Quất Lâm". Các cô gái vẫn rất "ngoan" và được quyền tuyên bố: "Ở VN chẳng có đàn ông nào tử tế hết"...?

-   Huyền Như là cán bộ của Vietinbank, lừa đảo hơn bốn ngàn tỷ vnd nhưng Ngân  hàng này rũ bỏ trách nhiệm đền bù cho người bị hại, không những thế Vietinbank còn được tặng huân, huy chương và nhiều phần thưởng cao quý khác. Người dân vẫn tin tưởng gửi tiền vào Vietinbank.

- Ai can đảm
 nói đúng sự thật đang tồn tại trong xã hội thì bị quy chụp là phản động, bất mãn, nói xấu chế độ hoặc bị kỳ thị và xa lánh. nhiều người đã bị tù đày.
         …vv và vv…

      Tự tin, tự trọng, phản biện... là đức tính tốt nhưng lạc quan, ngộ nhận đến hoang tưởng như người VN hiện nay là thảm họa cho cả bản thân h và toàn xã hội.

      Tất nhiên ở VN vẫn còn một bộ phận người tốt, còn người yêu nước, sống và làm việc chân chính. Vẫn còn những người trung thực, dám nói thẳng, nói thật, nói đúng như: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tiến sĩ- nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn, dịch giả- nhà thơ Thái Bá Tân, đại biểu Quốc  hội Dương Trung Quốc… nhưng những người này chiếm một tỷ lệ rất ít, rất hiếm.

 Vậy người Việt lạc quan hay giả dối và hoang tưởng?

 Kết luận là của bạn ?

Phạm Hải

Tăng trưởng… đáng sợ

Tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu cực kỳ quan trọng của từng đơn vị, từng địa phương cũng như của một quốc gia.

Trong các báo cáo từng tháng hoặc tổng kết công tác năm, không thể không nói đến chỉ tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng tạo ra sự phát triển nhưng có những loại tăng trưởng lại trở thành... đáng sợ. 
Tháng 2/2014, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa với tổng giá trị lên đến gần 11 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2013. Hiếm khi xẩy ra tình trạng, chỉ trong một tháng và so cùng kỳ năm trước, hàng hóa nhập khẩu tăng hơn 50%. 
Có ý kiến cho rằng, tháng 2/2014 nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh là vì trùng với dịp Tết Nguyên đán, các nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Nhưng, trong trường hợp cụ thể này, lý giải đó không đúng. Tháng 2/2014 (trùng dịp tết Canh Ngọ) tổng giá trị nhập khẩu tăng vọt nhưng hàng hóa nhập khẩu không liên quan gì đến nhu cầu phục vụ tết. 
Trong thời gian nói trên, các loại thiết bị, phụ tùng nhập khẩu tăng gần 40%. Mặt hàng vải nhập khẩu có chỉ số gia tăng gần 30%. Các loại nguyên phụ liệu dệt may, giày dép nhập khẩu tăng xấp xỉ 40%... 
Thực tế nói trên tự nó cho thấy, các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian qua không hề liên quan nhu cầu phục vụ Tết Nguyên đán. Câu trả lời chỉ là, cho đến tận bây giờ, nhiều loại vật tư phục vụ sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nước ngoài. Ban hành nhiều chủ trương và "hò hét” tại nhiều hội nghị nhưng vấn đề nội địa hóa nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn là yếu điểm mang tính "truyền thống” của Việt Nam. 
Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất lên đến hàng chục tỷ USD, có những lĩnh vực xuất khẩu nhiều nhưng chủ yếu chỉ là gia công, lắp ráp. Phần giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu vì thế đạt mức rất thấp.
Nhập khẩu tăng mạnh dẫn đến hệ lụy không thể tránh khỏi là tình trạng nhập siêu tiếp tục gia tăng. Đến hết tháng 2/2014, trong khi khối doanh nghiệp FDI xuất siêu gần 2,1 tỷ USD, khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu lên đến xấp xỉ 1,9 tỷ USD. Từ nhiều năm trước cũng như hiện thời, khối doanh nghiệp trong nước luôn luôn trở thành "khổ chủ” gây ra tình trạng nhập siêu.
Không chỉ "áp đảo” về chỉ số nhập siêu, doanh nghiệp trong nước còn lép vế về tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Đến hết tháng 2/2014, cả nước xuất khẩu đạt tổng giá trị hơn 21 tỷ USD, trong đó khối doanh nghiệp FID chiếm hơn 70%, còn lại khoảng 30% thuộc về doanh nghiệp trong nước. Riêng tháng 2/2014 xẩy ra tình trạng nghịch lý: hàng hóa nhập khẩu so với tháng trước tăng gần 8%, trong khi hàng hóa xuất khẩu giảm hơn 16% (cái cần giảm thì tăng, còn cái cần tăng lại giảm mạnh).
Hai tháng chỉ là phần nhỏ của một năm, tính về thời gian cũng như các tiêu chí khác. Biết vậy nhưng có những "triệu chứng” phát sinh thời gian qua nếu không kịp thời điều chỉnh khắc phục sẽ gây ra bất lợi lớn cho nền kinh tế của 2014.
Theo Bá Tân
Đại đoàn kết

Chọn cổ phiếu nào sẽ thắng?

Chọn cổ phiếu nào sẽ thắng?

Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, DN đã nỗ lực tái cơ cấu, tài chính, nguồn vốn để đón đầu xu hướng phục hồi. Đây cũng là điều đáng ghi nhận để cổ phiếu sẽ tăng giá lên mức cao mới.

Thị trường đang trong xu thế giằng co, đối mặt với ngưỡng kháng cự mạnh, tăng giảm rất khó lường. Qua phân tích, xu hướng tăng có thể sẽ tiếp tục khi mà có khá nhiều tín hiệu tích cực từ các mô hình xuất hiện. Thanh khoản cũng dần gia tăng trở lại giúp cho khả năng giảm sâu được hạn chế. Việc mua vào trong các phiên giằng co đang được ủng hộ. Tuy nhiên, chọn cổ phiếu nào để sinh lời, chiến thắng thị trường là điều không hề dễ dàng.
Theo thống kê của các CTCK, có rất nhiều cổ phiếu tốt, tiềm năng trên thị trường vẫn cho cơ hội đầu tư tốt. Theo đó, Tổng Công ty CP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) được đánh giá tiềm năng tăng trưởng tốt trong lĩnh vực dầu khí, chuyên về khoan, cho thuê dàn khoan; giá cổ phiếu đang trong xu thế tích cực. Trong mọi hoàn cảnh, PVD luôn có nền tảng tăng trưởng cực tốt, tài chính lành mạnh và đang có mức giá hợp lý.
Cổ phiếu tăng trưởng tốt
Trong năm 2013, mức tăng trưởng doanh thu và thu nhập cho cổ đông tăng ấn tượng lần lượt là 25% và 42% so với năm 2012, tạo ra EPS 6.822 đồng/cp. Dự kiến, PVD tiếp tục sẽ tăng trưởng EPS 20% lên 8.186 đồng/cp trong năm 2014.
Cổ tức cao và phát hành cổ phiếu thưởng sẽ thu hút các NĐT mua vào cổ phiếu này. Hiện cổ phiếu PVD đang nằm ở mức giá 80.000 đồng/cp, nếu vượt qua ngưỡng cản này có thể tăng trưởng lên mức cao mới.
Trong thời gian qua, cổ phiếu ngành dược tăng trưởng khá tốt, nhưng lại rất được chú ý. Cổ phiếu DCL của Công ty CP Dược Cửu Long đã có mức tăng trưởng cao và nỗ lực cải thiện cắt giảm chi phí và tăng cường bán hàng.
DCL là công ty dược duy nhất có nhà máy sản xuất vỏ viên nang Capsule (con nhộng) tại Việt Nam. Sản phẩm này chiếm 40% thị phần cả nước với mức lợi nhuận biên rất cao lên đến 45%. Năm 2013, DCL tạo ra doanh thu và thu nhập tăng trưởng mạnh lần lượt là 14,27% và 86,32% so với năm 2012.
Chiến lược 2014, DCL tập trung vào phát triển những sản phẩm có lợi nhuận biên cao sẽ thúc đẩy EPS tăng trưởng 18,9% so với năm 2013, đạt 4.201 đồng/cp. Cổ phiếu DCL được cho là đang giao dịch dưới mức định giá khá cao, nên mục tiêu kỳ vọng đạt 46.900 đồng.Một cổ phiếu BĐS được cho là còn tiềm năng phát triển lớn là Công ty CP Xây dựng Bình Chánh (BCI) với quỹ đất lớn, nhiều dự án được rót bởi dòng tiền mạnh tạo ra từ các KCN, Big C An Lạc và các dự án căn hộ cho người thu nhập trung bình (60 - 80 m2/căn) đang bán rất tốt.
Ban quản trị của BCI được các đồng nghiệp trong ngành BĐS đánh giá là có kinh nghiệm và thích ứng nhanh với tình hình kinh doanh với phương thức thanh toán linh hoạt, chỉ cần trả 50% để nhận nhà, phần còn lại thanh toán không lãi suất trong 4 năm.
TTF đang trong quá trình tái cơ cấu nguồn vốn nhưng đã có mức tăng trưởng đột biến
Năm 2013, BCI đạt lợi nhuận 95 tỷ đồng, vượt kế hoạch 105% và thu nhập này được tạo ra từ ngành kinh doanh chính - BĐS - chiếm đến 90% trong tổng doanh thu 246 tỷ đồng. Dự báo, doanh thu và lợi nhuận năm 2014 tăng lần lượt 56,3% và 40% so với năm 2013.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tập trung vào chiến lược toàn cầu hóa, 70% doanh thu và lợi nhuận sẽ đến từ bên ngoài Việt Nam, dựa vào lĩnh vực nông nghiệp (cao su, đường, bắp) có lợi nhuận biên cao và BĐS từ Myanma. Dự báo những năm tới, các lĩnh vực trên sẽ tạo ra lợi nhuận tăng 65,5% nhờ sản lượng cao su và mía đường khai thác tăng mạnh.
Công CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là nhà sản xuất thép duy nhất có dây chuyền sản xuất khép kín từ chế biến quặng. Năm 2013, HPG đạt doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch lần lượt 14,8% và 95,7%.
Dự báo sinh lời tốt
Lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh nhờ được ghi nhận từ Dự án Mandarin Garden, khoảng 190 tỷ đồng, chiếm 26% tổng lợi nhuận của dự án này trong năm 2013. Doanh thu và lợi nhuận được dự báo tăng trưởng 31% và 9,6% trong năm 2014 so với năm trước.
Sắp tới, nhiều khả năng bị loại ra khỏi Quỹ Van Eck Market Vector (VNM). Van Eck hiện đang nắm giữ 5,2 triệu cổ phiếu HPG, chiếm 2,52% tổng tài sản của Quỹ. Nếu cổ phiếu HPG suy yếu, việc tích luỹ được khuyến khích khi tiềm năng tăng trưởng, định giá hấp dẫn, tài chính lành mạnh và kế hoạch cổ tức cao (tiền mặt+cổ phiếu) trong năm 2014 của công ty này.
Cổ phiếu LCG vừa thua lỗ nặng 255 tỷ đồng nhưng vẫn có CTCK nhận định là tiềm năng sinh lời của cổ phiếu LCG là rất tốt thích hợp cho cả NĐT ngắn hạn và dài hạn. Theo phân tích của CTCK này, hoạt động xây lắp có cơ hội tăng trưởng mạnh, nhưng lợi nhuận thì lại là ẩn số. Nếu khả quan thì có thể đạt 50 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 2014.
Thực tế, LCG khá hấp dẫn với quỹ đất "sạch" khá lớn và có giá vốn rẻ, sẽ có khả năng được hưởng lợi khi thị trường BĐS ấm dần lên. Ngoài ra, cùng với chính sách tăng đầu tư công của Chính phủ, mảng thi công hạ tầng cho các dự án đầu tư công cũng có nhiều cơ hội hơn.
Với việc là đơn vị trúng thầu một phần trong xây dựng hạ tầng cho dự án thép lớn nhất của Việt Nam (NĐT Đài Loan), hoạt động kinh doanh của LCG trong năm 2014 sẽ khởi sắc. Nếu làm tốt phần thi công và tạo được ấn tượng tốt cho chủ đầu tư, thương hiệu LCG sẽ được tín nhiệm hơn đối với khách hàng công nghiệp.
Một doanh nghiệp khác cũng trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng giá cổ phiếu vẫn bật tăng cao, đó là TTF của Gỗ Trường Thành. Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh năm 2014 với tổng doanh thu 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu kiến khoảng 70 triệu USD.
Cổ phiếu này đang trong quá trình tái cơ cấu nguồn vốn nhưng đã có mức tăng trưởng đột biến, vượt kỳ vọng của NĐT. Dự kiến thời gian tới, TTF sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài với tổng giá trị phát hành 300 tỷ đồng và mức giá trên 10.000 đồng/cổ phiếu.
TTF xuất khẩu khoảng 85% sản lượng sản phẩm gỗ đến hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó Mỹ chiếm 41%, EU 33%, Nhật Bản 7%, Hàn Quốc 6%... Tuy nhiên, doanh thu năm 2013 đạt 1,568 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 181%, đạt khoảng 7 tỷ đồng. Đây là mức lãi không đáng kể so với với vốn điều lệ 786 tỷ đồng và cách xa so với kế hoạch 31 tỷ.
Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, các DN đã nỗ lực tái cơ cấu, tài chính, nguồn vốn để đón đầu xu hướng phục hồi. Đây cũng là điều đáng ghi nhận để cổ phiếu sẽ tăng giá lên mức cao mới.
Theo Sơn Long
Thời báo kinh doanh

BĐS nguy cơ vỡ nợ do phí “bôi trơn” quá lớn

Đứng trước gói 30.000 tỷ hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, nhưng các dự án nhà thu nhập thấp bây giờ mới làm. Còn nhà tồn kho cũ lại có giá cao do phí bôi trơn cao thì chưa thể giải phóng được. Phí bôi trơn đang tạo ra hậu hoạ cho thị trường bất động sản và nền kinh tế xã hội.

Dự án Hòa Bình Green City có thể tăng ít nhất 10% so với dự kiến ban đầu
Ông Vũ Kỳ Anh – Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng TNP (Hà Nội) cho biết, nếu doanh nghiệp, chủ đầu tư kinh doanh BĐS không sớm thoát khởi tình cảnh ế ẩm, trì trệ hiện tại thì nguy cơ vỡ nợ là hiện hữu.
“Với 15 – 20 % từ các khoản tiền lopby, bôi trơn cho các cấp các nghành chức năng , đây chính là rào cản lớn nhất quyết định giá thành sản phẩm bán ra”, ông Kỳ Anh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm trên, TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Tình trạng "bôi trơn", tham nhũng diễn ra khá phổ biến trong quản lý đất đai cũng như trên thị trường bất động sản hiện nay. Việt Nam luôn được xếp ở nhóm có tham nhũng cao. Không chỉ nằm ở con số 15-20 %, thậm chí nhiều nhà đầu tư cho biết phí bôi trơn chiếm khoảng 25-30% chi phí xây dựng.
Vì vậy những chi phí thật chi cho dự án rất khó làm rõ. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết nhất là đưa BĐS về với giá trị thực của nó. Vẫn bôi trơn nhưng nhiều nhà đầu tư chấp nhận lấy lãi của thời gian đầu để bù đắp khoản phí “ngoài luồng” sau đó giảm giá thành sản phẩm với mong muốn kích cầu từ người mua.
Hiện nay các sàn giao dịch đang có hiện tượng bắt tay nhau nâng giá, điều này đã được đề cập trong cuộc hội thảo về Dự luật kinh doanh BĐS, cùng với hiện tượng công ty TNHH Hòa Bình tiết lộ giá bán căn hộ tại dự án Hòa Bình Green City có thể tăng ít nhất 10% so với dự kiến ban đầu. Khiến nhiều người nghi ngại về kỳ vọng đưa BĐS về với giá trị thực.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã từng nhấn mạnh: giá cao chính là ngọn nguồn của mọi khó khăn trên thị trường BĐS hiện nay. Biện pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá sâu hơn nữa. Và không nên trông chờ vào Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS nên tự cứu mình trước thực trạng này.
TS. Phạm Sỹ Liên còn cho biết: thị trường BĐS vốn được coi là nhiệt kế của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phồn vinh, thị trường này sẽ phồn vinh, ngược lại, kinh tế suy thoái thì thị trường BĐS cũng suy thoái. Do đó, muốn vực dậy nền kinh tế thì cũng đồng nghĩa với việc phải cứu thị trường BĐS.
Lê Bảo

Bộ trưởng chỉ thẳng lý do "đường VN đắt gấp 3 Mỹ"


(Tin tức thời sự) - Nhiều đơn vị tư vấn không còn giữ được quan điểm độc lập, mà bắt tay với chủ đầu tư, ban quản lý gây thất thoát vốn.
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh đã tiết lộ điều này tại Hội nghị thảo luận hoàn thiện các nội dung dự án Luật đầu tư công. 
Theo đó phản ánh có những công trình chủ đầu tư và công ty tư vấn bắt tay nhau, nâng đơn giá lên gấp 2-3 lần so với giá trị thực tế.  
“Dự thảo Luật Đầu tư công sẽ phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn, cùng với chủ đầu tư và ban quản lý để răn đe, truy cứu trách nhiệm và phòng ngừa sai phạm”, Bộ trưởng Vinh nói. 
Điều này không phải lần đầu tiên được đề cập, bởi trước đó đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch, ĐBQH đoàn Hà Nội đã từng chỉ thẳng ví dụ cụ thể đối với việc làm đường cao tốc ở Việt Nam. 
Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt hơn cả Mỹ nhưng vẫn bị lún, sụt
Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt hơn cả Mỹ nhưng vẫn bị lún, sụt
Đại biểu Thạch dẫn ví dụ làm 1km đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua thành phố Đà Nẵng sẽ mất khoảng 267 tỷ đồng, tương đương 12,7 triệu USD (Trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km.  
“Làm đường cao tốc Việt Nam đã vượt kỷ lục đắt hơn gấp 3 lần Mỹ, và 2,6 lần Trung Quốc. Đầu tư công ở Việt Nam lãng phí và thất thoát như thế nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu trách nhiệm”, đại biểu Thạch nói. 
Thực tế tiêu cực trong các dự án xây dựng cũng từng được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập thẳng rằng: “Có công trình xây dựng, giao thông nào mà không đội giá, các đồng chí thử tìm xem, đội lên hàng nghìn tỉ đồng nhưng rồi lại đâu vào đấy”.
Vấn đề này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhận định, các cơ quan quản lý thấy rõ nhưng cuối cùng vẫn phải chạy theo chủ đầu tư để điều chỉnh giá khiến giá xây dựng của Việt Nam đắt nhất khu vực, thế giới. Đặc biệt các công trình giao thông, công trình xây dựng, công trình nào cũng dây dưa kéo dài để đòi điều chỉnh giá.
“Đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu. Mà đã nói đấu tranh phòng chống tham nhũng là đây, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí là đây”, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bức xúc  nói.

Theo Phương Nguyên (Đất Viêt)

Ukraina hốt hoảng cản bước Nga


Hãng tin AP cho hay Ukraina hôm nay đã động viên lực lượng tự nguyện với mục đích nhằm đối phó với mối lo ngại từ Nga.
Quốc hội Ukraina (còn gọi là Verkhovna Rada) đã ủng hộ việc thành lập một lực lượng mới, gồm trên 60.000 người tình nguyện nhằm ngăn bước binh sĩ Nga vượt quá bán đảo Crưm.
Quyết định nhằm củng cố quốc phòng của Ukraina với sự tham gia của lực lượng dân sự được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền Kiev.
Kiev, Ukraina, trừng phạt, Crưm
Nga triển khai tập trận pháo binh ở quân khu miền Nam.
Truyền hình Nga đưa tin quân đội nước này triển khai 8.500 binh sĩ tập trận pháo binh ở quân khu phía nam với các hệ thống hỏa tiễn, khí tài hạng nặng bao gồm các bệ phóng đa nòng Grad-M, Uragan và Smersh, bích kích pháo Msta-S152mm, hệ thống pháo Nona, và sung chống tăng Rapira 100mm.
Hiện nay, quân đội Ukraina có khoảng 130.000 binh sĩ. Còn Nga có 845.000 binh sĩ.
Daily Mail dẫn lời ông Andiy Parubiy – Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina – cho hay số lính Nga tập trung ở biên giới là 80.000 binh sĩ, 270 xe tăng, 180 xe bọc thép, 380 hệ thống pháo, 18 máy phóng đa tên lửa, 140 máy bay chiến đấu, 90 trực thăng và 19 tàu chiến và ‘quân đội Nga chỉ cách thủ đô Kiev 2-3 giờ di chuyển’
Cùng lúc, Ukraina còn kêu gọi Liên Hợp Quốc ngăn cản việc Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga khi mà khu vực tự trị này dự định trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới đây.
Hãng tin RIA Novosti cho hay lãnh đạo Quốc hội Crưm cho biết, nếu kết quả trưng cầu dân ý là đồng thuận, thì Crưm có thể gia nhập Liên bang Nga chỉ trong vài tuần.
‘Hậu quả chính trị, kinh tế’
Trong khi đó, Berlin cảnh báo Moscow về thiệt hại lâu dài mà họ có thể gánh chịu về mặt kinh tế và quan hệ với Liên minh châu Âu về cuộc khủng hoảng Crưm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng Nga sẽ phải đối mặt với các hậu quả ‘rất lớn’ về mặt chính trị và kinh tế nếu như không ngồi vào bàn ‘đàm phán để mang lại các kết quả’ xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Trong phiên họp với Quốc hội Đức, bà Merkel nói rằng cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là thông qua ngoại giao, và đảm bảo rằng ‘việc sử dụng vũ lực không phải là phương án lựa chọn’.
Nhưng, bà Thủ tướng cũng nói thêm là EU và các quốc gia phương Tây sẽ sớm phong tỏa các tài sản và thực thi việc cấm đi lại nếu như Nga không chịu ‘đàm phán để mang lại kết quả và chỉ để câu giờ’.
Trong một động thái liên quan, Nga hôm nay tuyên bố Moscow không loại trừ hành động đáp trả nếu như EU và Mỹ trừng phạt Nga.
“Chúng tôi hy vọng rằng sẽ chỉ có các lệnh trừng phạt nhằm vào mục tiêu chính trị, và sẽ không phải là một gói trừng phạt nhằm cả vào thương mại, kinh tế” – Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Likhachev nói.
“Tất nhiên, các lệnh trừng phạt của chúng tôi cũng sẽ tương xứng như vậy” – ông Likhachev khẳng định.
Trước đó, Nhà Trắng đã tuyên bố cấm thị thực đối với một số quan chức Nga không nêu danh vào tuần trước, và nói rằng các trừng phạt nhằm vào kinh tế sẽ nhằm vào các cá nhân có liên quan tới việc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ Ukraina.
Lê Thu (Vietnam.net)