Trang

11 tháng 9, 2018

Muốn thay đổi tiếng Việt, phải hỏi ý kiến dân Việt

Là người Việt Nam, chúng ta ai cũng đã học tiếng Việt. 
Từ khi lọt lòng đã được làm quen với các từ đơn giản cha, mẹ, ông, bà. Tuổi thơ đã được cha mẹ dạy những từ gần gũi, thân thương như nhà cửa, sân vườn, hoa lá. Lớn lên được đến trường, được thầy cô dạy đọc, viết và phát âm những chữ cái đầu tiên A, B, C... được học nói/viết những từ gắn bó với nơi chôn rau, cắt rốn: Gia đình, trường học, làng xóm, quê hương. Qua những bài hát ru của mẹ, của bà, chúng ta đã nhận thức được thế giới xung quanh, tình yêu cha mẹ, bạn bè, làng xóm, ngọn núi, con sông đã trở thành tình yêu đất nước. Có thể nói, tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Bao đời qua người Việt đã gắn bó, sinh ra, lớn lên cùng tiếng Việt: "Tiếng Việt còn thì còn dân tộc Việt".
Dù cho tiếng Việt của chúng ta chưa thật sự hoàn chỉnh, còn có những bất cập, nhưng đây là quốc ngữ, mọi sự thay đổi tiếng Việt và dạy tiếng Việt theo phương pháp mới đều phải thận trọng vì sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng dân Việt, ảnh hưởng đến sự phát triển và vận mệnh của dân tộc, phải có sự ủng hộ của đa số nhân dân, phải tuân thủ luật pháp, Hiến pháp và khi cần thì phải TRƯNG CẦU DÂN Ý.
Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn còn nhớ những bài học vỡ lòng, những kỷ niệm ngày đầu đến lớp:
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp...
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi. ( Xuân Mai)
Ảnh: Những bài học xưa, ai còn nhớ và ai đã quên!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét