Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.
Mở mắt cũng thấy nợ, nhắm mắt cũng mơ thấy nợ, ấy là tâm trạng của người dân khi biết rằng mỗi người đang gánh trên mình 29 triệu đồng nợ công, theo con số mới nhất mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố.
Theo WB thì nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng lên đến 64,4% GDP vào năm 2017 từ mức 63,8% năm 2015, đến 2018 sẽ là 64,7%.
Trần nợ công cho phép ở ngưỡng an toàn là 65% đã sắp bị chạm đến. Nhưng nếu tính toán đầy đủ, trần này đã bị thủng.
Tính toán của WB đã không bao gồm một số thứ nợ khác cũng thực chất là nợ công, và tiềm ẩn trở thành nợ công, gồm nợ đọng cơ bản, nợ của doanh nghiệp nhà nước không được bảo lãnh, nợ tiềm ẩn.
Nếu tính toán đúng mức, theo tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn trên báoThanh Niên ra ngày 13/4/2016, mức nợ công của Việt Nam đã vượt 100% GDP. Điều đó có nghĩa là mỗi người dân không phải chỉ gánh 29 triệu mà là hơn 45,7 triệu đồng, tính theo mức bình quân GDP.
GDP là cách tính bình quân đầu người của tổng sản phẩm quốc nội, và bao gồm nhiều trong đó, và đang nổi lên mạnh mẽ là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Điều đó có nghĩa là mức mà người Việt Nam gánh nợ còn cao hơn thế.
Ai sẽ phải trả các khoản nợ đó?
Chính phủ, dĩ nhiên, vì nợ công chính là nợ chính phủ, và chính phủ phải có nghĩa vụ trả nợ. Một số khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước nếu không hiệu quả, chính phủ cũng phải bảo lãnh để trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Câu hỏi tiếp theo là Chính phủ sẽ lấy tiền đâu để trả nợ?
Câu trả lời hiển nhiên: Ngân sách nhà nước và nói cách khác là từ tiền thuế. Và đó mới chính là vấn đề.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội cuối tháng 3, ngân sách nhà nước thu đạt 996,87 nghìn tỷ đồng trong khi chi hết 1.262,87 nghìn tỷ đồng.
Giá dầu giảm thì phải tìm các nguồn thu khác để bù đắp vào và các biện pháp có thể tăng thuế, tăng cường thanh tra thuế, tăng phí.
Và người dân chẳng biết do đâu mà họ bị thu đủ thứ thuế.
Năm 2015, chi trả nợ và viện trợ là 150 nghìn tỷ đồng, tăng 31,25 nghìn tỷ đồng so với năm 2014. Trong số này, có đến 83.410 tỷ đồng chỉ để trả tiền lãi. Nguồn vốn ODA và các khoản vay viện trợ khác nay đang đến kỳ hạn phải thanh toán cả gốc lẫn lãi, và con số này sẽ ngày càng tăng lên.
Xu hướng tăng chi không hề giảm, theo tiến sĩ Phạm Thế Anh trong bài “Thời kỳ sưu cao thuế nặng sắp tới” đăng trên trang Facebook cá nhân của mình.
Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.
Theo phân tích của tiến sĩ Anh, thu NSNN tiếp tục xu hướng tăng cao, +15,4%, trong đó chủ là tăng thu nội địa, tăng tới 26,8% so với năm 2014. Thu càng tăng, nhưng chi lại tăng nhanh hơn, vì thế “thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn kéo dài”.
Do ngân sách dành trả nợ khá lớn, điều tất yếu là chi cho đầu tư phát triển sẽ ít đi. Nhưng nhu cầu phát triển thì đang nóng, cho nên phải “xã hội hóa” bằng cách mời gọi các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư theo dạng BOT, hay BT.
Xây đường kiểu này thì tất yếu phải thu phí, và các suất đầu tư ở Việt Nam thường cao ngất ngưỡng, cho nên phí đường bộ cũng phải tăng theo.
Câu chuyện đang gây nóng sốt dư luận là trong khi doanh nghiệp và người dân kêu trời vì phí cao thì thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết phí đường dự án BOT ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất Đông Nam Á. Chính vì thế mà bộ này “tính toán sức chịu đựng của người dân để xem xét lộ trình tăng phí đường bộ”.
Như vậy, ngoài nợ công đang ngất ngưởng, thì người dân đang phải gánh chịu thêm nhiều khoản thuế phí khác.
Trong khi đó, khoản tiền chênh lệch do tính thuế nhập khẩu xăng dầu sai lên đến 3.500 tỷ đồng đều do người dân gánh chịu. Chính phủ biết là thu sai, nhưng bây giờ chẳng biết cách nào để trả lại cho người dân.
Trong khi đó, khoản tiền chênh lệch do tính thuế nhập khẩu xăng dầu sai lên đến 3.500 tỷ đồng đều do người dân gánh chịu. Chính phủ biết là thu sai, nhưng bây giờ chẳng biết cách nào để trả lại cho người dân.
Ấy là chưa nói đến chuyện do ngân sách không đủ trả nợ nên Chính phủ còn phải tiếp tục đi vay hay phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Đi vay mới để trả nợ cũ thì là một sự hiểm nguy, đầy rủi ro, nợ lại càng thêm nợ, lãi mẹ đẻ lãi con và sẽ kéo cả nền kinh tế đi vào vòng luẩn quẩn mới.
Trong khi đó thì trên thị trường mở mắt ra đường thì hết thấy rau thuốc, thịt bẩn, cá ướp hàn the, cà phê hóa chất… Phải chăng đó là cách người dân ta đang muốn giúp nhau thoát khỏi gánh nặng nợ nần này?
Trần Hoàng Phi
Theo BSA
Theo BSA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét