Đến năm 2023, Lầu Năm góc dự định chi 524,5 tỷ USD để xây dựng vành đai không-biển quy mô lớn bao vây Trung Quốc.
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ
Trong thập kỷ tới, Lầu Năm góc sẽ chi cho khái niệm “Tác chiến không biển” (Air-Sea Battle, ASB) trước hết nhằm chống Trung Quốc nhiều tiền hơn là cho cả bộ ba vũ khí hạt nhân, tức là toàn bộ các lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.
Lo lắng trước sức mạnh gia tăng của Trung Quốc, Mỹ đã phục hồi chính sách kiềm chế Trung Quốc vốn được tiến hành trong thập kỷ 1950-1970. Ở Washington, người ta đã nhắc đến hiệp định liên quan đến việc trú đóng các chiến hạm tối tân của Mỹ ở Singapore.
Tuyến kiềm chế các lực lượng Trung Quốc gồm 2 vành đai: Vành đai trong chạy từ Hàn Quốc, Okinawa (Nhật Bản), Đài Loan, Philippines, Malaysia, Singapore; Vành đai ngoài chạy từ Nhật Bản, Tinian, Guam, Palau
Các đường màu đen trên bản đổ chỉ 2 tuyến kiềm chế các lực lượng Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột Mỹ-Trung.
Trung Quốc nhận thức được đầy đủ những hậu quả tàn phá của sự phong tỏa có thể xảy ra một khi nổ ra xung đột với Mỹ và họ đã bắt đầu hàng loạt dự án dài hạn để giảm thiểu mối đe dọa.
Cách thức phản ứng của lực lượng Mỹ đối với một cuộc tấn công của Trung Quốc
1 - Kiên cố hóa các căn cứ ở Thái Bình Dương: Các lực lượng đồng minh sẽ tăng số lượng các hầm chứa máy bay chống bom và đưa đến các bộ thiết bị sửa chữa đường băng để khôi phục các đường băng bị phá hủy.
2 - Tiến hành các cuộc tiến công tầm xa: Các máy bay ném bom tàng hìnhvà tàu ngầm có thể phát động một chiến dịch "làm mù mắt" để tiêu diệt các hệ thống cảnh giới và tên lửa tầm xa của Trung Quốc và chọc thủng khu vực phong tỏa của Trung Quốc cho tiêm kích phản lực và tàu chiến Mỹ tiến vào.
3 - Phân tán lực lượng: Các chỉ huy đồng minh sẽ điều động các máy bay của mình đến các sân bay xa xôi trên các đảo Tinian va Palau ở Thái Bình Dương để gây khó khăn cho quá trình của ngắm bắn của lực lượng Trung Quốc.
Theo VND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét