Trang

13 tháng 12, 2015

Việt Nam lấy tiền đâu phát triển: Làm ngược

Theo ĐẤT VIỆT

(Tài chính) - Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Việt Nam đang làm ngược khi cứ lấy chi để ép thu, đẩy ngân sách vào tình trạng cạn kiệt.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) trao đổi với Đất Việt về nỗi lo của chuyên gia quốc tế về việc Việt Nam không biết lấy vốn ở đâu để phát triển và chỉ ra những việc cần làm để thay đổi điều này.
Hệ quả làm ngược
Tỏ ra đồng cảm với những lo lắng của các chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Việt Nam có nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn tài trợ bên ngoài (vốn FDI, vốn ODA, vay nợ thương mại) và cả nguồn vốn của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều nguồn vốn đang cạn kiệt dần.
Viet Nam lay tien dau phat trien: Lam nguoc
Hiện nay tình trạng vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước là khó kiểm soát. Ảnh: VnEconomy
Trước hết, đối với ngân sách nhà nước, nguồn thu bị giảm trong đó có việc giảm đáng kể của nguồn thu từ dầu mỏ do giá dầu tụt dốc.
Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước lại rất lớn. Vài năm gần đây, thâm hụt ngân sách thường trên 5% GDP. Nợ công của Việt Nam, chủ yếu là nợ của Chính phủ đối với nước ngoài, trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế.
"Trước nay Việt Nam quan niệm thâm hụt ngân sách là để tạo ra nền tảng cơ sở vật chất phát triển kinh tế nên cứ lấy chi để ép thu, đó là cách làm ngược. Nếu lúc nào cũng thâm hụt ngân sách thì chỉ có nước đi vay để bù đắp, đẩy nợ công ngày càng cao lên, chưa kể đi vay hiện nay không phải dễ.
Chỉ khi nào thấy ngân sách ổn định, bền vững và trong giai đoạn nào đó cần đẩy mạnh đầu tư để kích cầu kinh tế hoặc phát triển một ngành, khu vực kinh tế nào đó thì hãy nghĩ đến việc dùng thâm hụt ngân sách để đẩy mạnh đầu tư", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Đối với nguồn vốn ODA, khi thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên và không còn ở trong nhóm các nước có thu nhập thấp, các nguồn vay cũng trở nên hạn chế.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc Việt Nam được vay ODA đến thời điểm này đã là một sự ưu ái của các tổ chức kinh tế quốc tế và các quốc gia tài trợ ODA, đặc biệt là Nhật Bản.
Phía Nhật Bản đã có tài trợ cho Việt Nam nguồn vốn ODA rất lớn trong những năm qua và tiếp tục cam kết tài trợ nhiều hơn trong thời gian tới.
"Thế nhưng, bất kể là nguồn vốn nào cũng phải quan tâm đến hiệu quả đầu tư, kể cả đó là đầu tư của tư nhân hay đầu tư khu vực công. Trong khu vực tư nhân, các nhà đầu tư đã phải tự lo, Nhà nước chỉ đứng ra trợ giúp bằng cách tạo ra môi trường, điều kiện sử dụng vốn hiệu quả nhất, thể chế đơn giản, minh bạch nhất để họ khỏi có "chi phí đen" trong quá trình đầu tư dự án.
Đối với khu vực đầu tư công, việc nâng cao hiệu quả đầu tư cực kỳ cấp bách vì đây là lĩnh vựcdễ xảy ra tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn thấp vì cha chung không ai khóc, quản lý bị buông lỏng, bị giằng xé về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan.
Hệ số ICOR của khu vực công của Việt Nam rất lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế không cao. Việc sử dụng vốn đi vay bị rơi rớt dọc đường tới 40-50% như dư luận từng lên tiếng. Người dân đóng thuế cho Nhà nước mà những đồng vốn đó bị rơi rớt đã gây bức xúc, đằng này đây là đồng vốn được quốc tế ưu ái cho Việt Nam vay mà bị tham nhũng, sử dụng lãng phí càng không thể chấp nhận được.
Lâu nay Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sử dụng tốt nguồn vốn vay ODA, tuy nhiên tham nhũng, lãng phí trong quản lý ODA vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Do đó, phải biết trân quý từng đồng đồng vốn của các nhà tài trợ quốc tế thì mới tiếp tục được họ ủng hộ, cho vay với giá rẻ, điều kiện ít ngặt nghèo", ông nói.
Những việc cần làm ngay
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, điều đầu tiên cần làm chính là phải thay đổi quan điểm thâm hụt ngân sách để tăng trưởng và phải dựa vào khả năng thu để thực hiện chi tiêu. Không thể để năm nào cũng thâm hụt 5-7% ngân sách rồi cứ đi vay để bù đắp. Chỉ có cân bằng ngân sách mới có thể giảm được nợ công, từ đó mới tạo ra được sự lành mạnh trong chi tiêu của ngân sách quốc gia.
( Còn nữa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét