Trang

8 tháng 7, 2015

Quyền lực dầu đá phiến: Cuộc chơi do Mỹ làm chủ


(Thị trường) - Với sản lượng dầu rất lớn như hiện nay, Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ OPEC và như vậy, Mỹ hoàn toàn làm chủ cuộc chơi.

TS Lương Văn Khôi, Trưởng ban Ban Kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia trao đổi với Đất Việt về vị thế của Mỹ trên thị trường dầu thế giới sau cuộc cách mạng dầu đá phiến.
PV:  - Bất chấp giá dầu thế giới xuống thấp làm doanh thu của ngành công nghiệp dầu mỏ nước Mỹ sụt giảm mạnh, Mỹ vẫn vượt mặt Arập Xêút và Nga trở thành nước sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Thưa ông, tại sao trong bối cảnh đó Mỹ vẫn duy trì sản lương dầu cao kỷ lục và vẫn chưa có dấu hiệu cắt giảm? Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, thiệt hại của kinh tế Mỹ sẽ như thế nào?
TS Lương Văn Khôi: - Với công nghệ khai thác dầu đá phiến hiện đại, tôi cho rằng giá dầu thế giới trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm bởi chi phí để khai thác một thùng dầu của Mỹ đang có xu hướng giảm dần và khi các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ được phép xuất khẩu dầu.
Nền kinh tế Mỹ sẽ không thiệt hại gì bất chấp giá dầu đi xuống bởi chỉ có một số ít vùng có chi phí khai thác cao và họ sẽ cắt giảm sản lượng khai thác. Còn đa số Mỹ tập trung khai thác dầu đá phiến ở những vùng có chi phí rẻ nên vẫn có thể duy trì sản lượng dầu, thậm chí tăng lên. Dĩ nhiên, nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sẽ ảnh hưởng một chút đến thất nghiệp, những lao động ở các giếng dầu bị cắt giảm, không khai thác nữa sẽ bị mất việc làm.
PV: - Mỹ đang là nước sản xuất dầu đá phiến hàng đầu thế giới. Vì sao Mỹ lại đầu tư mạnh vào dầu đá phiến vậy, thưa ông?
Mới đây, cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) chi nhánh Nhật Bản, nguyên Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Daisuke Kotegava đã cảnh báo về nguy cơ vỡ "bong bóng dầu đá phiến" tại Mỹ. Theo đó, khi giá dầu dưới 75 USD/thùng như hiện tại, việc sản xuất dầu đá phiến sẽ không có lãi. Phải chăng người Mỹ đã không lường hết những rủi ro của ngành sản xuất dầu đá phiến hiện nay, thưa ông?
TS Lương Văn Khôi: - Năng lượng là vấn đề cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự sự sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia. Trước đây, khi Mỹ mua dầu của OPEC, OPEC luôn ở thế là người đặt giá và Mỹ là một trong những đối tác nhập khẩu dầu nhiều nhất của OPEC. Các đời tổng thống Mỹ bao giờ cũng cố gắng tránh phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài. Từ năm 2005, khi công nghệ khai thác dầu đá phiến bắt đầu được triển khai thực hiện, đến nay cơ bản Mỹ đã làm chủ công nghệ và chi phí khai thác giảm dần.
Quyen luc dau da phien: Cuoc choi do My lam chu
Với sản lượng khai thác dầu rất lớn như hiện nay, Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ OPEC
Công nghệ khai thác dầu đá phiến thực ra cực kỳ đơn giản, sử dụng kỹ thuật khoan chiều ngang (horizontal drilling) cho phép giếng khoan đi xuyên qua những phiến đá nằm sâu dưới đất và kỹ thuật dập vỡ bằng thủy lực (hydraulic fracturing, hay fracking) bơm một hỗn hợp dung dịch gồm nước, cát và hóa chất thẳng xuống giếng ngang với áp lực cao để chiết tách khí và dầu ra khỏi các thành hệ địa chất. Hay nói đơn giản hơn là chỉ cần cắm vòi xuống đất, bơm hỗn hợp dung dịch xuống giếng với áp lực cao, phá vỡ cấu trúc đá phiến. Khi dừng bơm, hỗn hợp dung dịch sẽ được rút lên, song cát có mặt trong hỗn hợp dung dịch đã được đẩy lọt vào trong những khe nứt li ti của đá phiến và sẽ nằm kẹt lại trong đó khi nước rút. Dầu và khí sẽ theo những khe nứt này di chuyển ngược lên và được tách lọc trên mặt đất bằng những phương pháp tương tự như đã áp dụng với dầu khí truyền thống.
Hiện nay, có nhiều vùng ở Mỹ chi phí khai thác dầu đá phiến chỉ còn dưới 50 USD/thùng và xu hướng còn tiếp tục giảm khi người Mỹ nâng cao công nghệ khai thác. Do đó tôi cho rằng giá dầu thế giới trong thời gian tới sẽ có khả năng tiếp tục sụt giảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét