Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một sự kiện gây chấn động toàn bộ xã hội Trung Quốc (TQ) trong tuần qua là việc bốn trẻ em ở thị trấn Tất Tiết, tỉnh Quý Châu uống thuốc trừ sâu tự vẫn do bị cha mẹ bỏ ở nhà.
Có thể bạn quan tâm
Sự kiện đau lòng này gây ra một cuộc tranh luận lớn ở TQ, khi đây không phải là một trường hợp cá biệt, mà là tình trạng chung ở rất nhiều gia đình nông thôn TQ.
Sau hơn ba mươi năm phát triển kinh tế cao độ, dẫn đến những xáo trộn lớn lao trong xã hội. Sự kiện thảm khốc ở thị trấn Tất Tiết gây tranh cãi lớn, vì được xem như mặt trái khủng khiếp mà sự phát triển kinh tế ở TQ gây nên. Đó là tình trạng ly tán đang phổ biến với các gia đình nghèo ở các thị trấn và vùng nông thôn, nơi những người trong độ tuổi lao động thường bỏ quê lên thành phố tìm việc làm, bỏ lại người già và con trẻ ở quê nhà.
Lý do bốn em nhỏ xấu số ở Quý Châu tự vẫn được cho là do sự sợ hãi và cô độc do không có sự chăm sóc của bố mẹ, khi người mẹ đã bỏ đi, người cha làm việc ở xa nhà và gửi tiền về để bốn đứa con tự chăm sóc lẫn nhau.
Năm 2012 cũng tại Quý Châu xảy ra vụ 5 em nhỏ bị ngộ độc khí carbon monoxide do đốt chất thải để sưởi ấm.
Sau sự việc gây bàng hoàng cho dư luận TQ, Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi chấm dứt những thảm kịch tương tự, đồng thời xử lý những quan chức thiếu hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh trên.
Nhưng lời tuyên bố này có lẽ khó trở thành hiện thực, khi nó đang là tình trạng phổ biến ở rất nhiều thị trấn và vùng nông thôn TQ hiện nay.
Việc người trong độ tuổi lao động bỏ quên lên thành phố duyển hải phía đông TQ, bỏ lại người già và trẻ nhỏ ở quê, dẫn đến việc hình thành ngày càng có nhiều “thị trấn ma”, nơi đa phần là người già sống buồn tẻ.
Đây được xem là một trong những bi kịch trong xã hội TQ, nơi tốc độ đô thị hóa đang thuộc diện nhanh nhất thế giới, nhưng cũng dẫn đến việc gây ra một sự chia rẽ xã hội lớn lao.
Những trường hợp như gia đình bốn em nhỏ ở Quý Châu không phải là hiếm trong xã hội TQ.
Những trường hợp như gia đình bốn em nhỏ ở Quý Châu không phải là hiếm trong xã hội TQ.
Cuộc điều tra cuối năm 2014 cho thấy TQ còn 128.000 ngôi làng nghèo với số người nghèo khoảng 92 triệu người.
Nhiều người cho rằng con số người nghèo ở TQ còn lớn hơn nhiều, do chuẩn đánh giá của TQ khá thấp, và rất nhiều người lao động nghèo ở thành phố không nằm trong diện đánh giá.
Theo báo cáo của Liên hiệp phụ nữ TQ, năm 2013 có khoảng 60 triệu trẻ em có hoàn cảnh giống gia đình bốn em nhỏ ở Quý Châu, 3,4% trong số đó là phải tự nuôi thân. Thiếu đi sự chăm sóc và dạy dỗ của người lớn, đang dẫn đến việc số trường hợp bi kịch có thể xảy ra đang ngày càng gia tăng.
Hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế TQ sẽ không thể cải thiện, khi tình trạng người lớn bỏ quên lên tỉnh tìm việc làm vẫn tồn tại.
Cơ hội để gia đình đoàn tụ ở thành phố rất thấp, khi người lao động ở các vùng nông thôn chỉ có thể lao động phổ thông có thu nhập thấp, chỉ đủ gửi tiền về trang trải cuộc sống cho gia đình ở quê nhà, chứ không thể đưa cả gia đình lên thành phố.
Vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ thống chăm sóc sức khỏe kém cỏi, khiến ngày càng nhiều người cao tuổi ở các vùng nông thôn TQ qua đời, số lượng trẻ em phải tự chăm sóc bản thân và đối mặt với những sức ép từ cuộc sống ngày càng tăng lên.
Vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ thống chăm sóc sức khỏe kém cỏi, khiến ngày càng nhiều người cao tuổi ở các vùng nông thôn TQ qua đời, số lượng trẻ em phải tự chăm sóc bản thân và đối mặt với những sức ép từ cuộc sống ngày càng tăng lên.
Đó là bi kịch lớn nhất và đang diễn ra ở quy mô sâu rộng nhất trong xã hội TQ. Nó đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải chú trọng vào việc phát triển toàn diện và đồng đều hơn ở các vùng miền, nơi người lao động địa phương có thể tìm việc làm và chăm sóc con cái và gia đình mà không cần xa nhà nữa.
Vấn đề này vẫn đang chỉ dừng lại ở mức độ mục tiêu của Bắc Kinh, sẽ cần một khoảng thời gian dài nữa để nó trở thành sự thực.
Chiến lược phát triển kinh tế của TQ vẫn đang theo kiểu vệt dầu loang, và chính phủ TQ ước tính: cần ít nhất 10 năm nữa để có thể tiến hành chính sách phát triển kinh tế đồng đều hơn ở các địa phương.
Nhàn Đàm (theo Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét