“Không để đồng bào nói Chính phủ cho ăn bánh vẽ”
Một đại biểu hỏi, có vô lý không khi chính sách nào cũng là do Chính phủ ký, phê duyệt xong rồi lại nói không có nguồn lực thực hiện?...
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử tại phiên chất vấn chiều 13/3.
NGUYÊN VŨ
Hiện đang có kiến nghị cho xây dựng sân bay hàng chục tỷ USD với giải trình về nguồn vốn rất thuyết phục. Vậy trả lời thế nào với câu hỏi là các chính sách cho đồng bào dân tộc lại thiếu nguồn lực để thực hiện, không để đồng bào nói là Chính phủ cho ăn "bánh vẽ" quá nhiều, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nói tại phiên chất vấn Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, chiều 13/3.
Chính sách chồng chéo, triển khai thiếu hiệu quả, giải pháp đột phá ra sao là những vấn đề trở lại trở lại trong phiên chất vấn ông Giàng Seo Phử.
Tuy nhiên, ông Phử cho rằng bản thân ông và Ủy ban khó có thể có giải pháp gì đột phá được, dù khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa đồng bằng với miền núi ngày càng nới rộng ra. Và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi còn rất khó khăn.
Một trong những nguyên nhân chính sách nhiều mà hiệu quả chưa cao, theo ông Phử là “chính sách của ta cơ bản là chính sách nhiệm kỳ nên chưa có hệ thống một cách trung hạn, dài hạn”. Chính sách muốn triển khai thì mất 3 năm để làm nên thực tế được thụ hưởng của đồng bào chỉ 1-1,5 năm thôi, ông Phử nói thêm.
Bộ trưởng cũng trình bày là nhiều chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng không được triển khai do nguồn lực hạn chế. Chẳng hạn, Quốc hội đã biểu quyết bố trí con số rất khiêm tốn để đầu tư cho hơn 2000 thôn bản, 115 huyện, 190 xã biên giới, an toàn khu. Số tiền đầu tư theo quyết định của Chính phủ là 1,5 tỷ đồng/năm nhưng do khó khăn chỉ bố trí được 1 tỷ đồng/năm.
Vì thế Bộ trưởng “không thể có giải pháp đột phá gì được vì điều đó thuộc thẩm quyền Quốc hội, muốn thì Quốc hội đầu tư tăng thêm thôi”.
Các chính sách Quốc hội quyết là do các bộ ngành tham mưu, không tính toán kỹ đến khi không đủ nguồn lực lại đổ tội do Quốc hội là không được. Vai trò của Ủy ban Dân tộc ở đâu trong việc này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé hỏi lại.
Phàn nàn chính sách hiện nay nhiều đến mức không thể nào nhớ được, đại biểu Lê Nam chất vấn, với trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về việc này thì Ủy ban Dân tộc đã làm đầy đủ trách nhiệm để đề xuất với Chính phủ điều phối hiệu quả các đề án, chính sách không chưa?
Chính sách ban hành nhưng không có đủ nguồn lực thực hiện nên hiệu quả chưa cao - đó là thực trạng của miền núi mà câu trả lời luôn là đất nước còn nghèo và chưa đủ nguồn lực thực hiện. Nhưng thế có vô lý không khi chính sách nào cũng là do Chính phủ ký, phê duyệt xong rồi lại nói không có nguồn lực thực hiện, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh “truy” tiếp.
Chính sách của ta là những chính sách chung, đáng ra là phải đến từng dân tộc, phù hợp với tập quán, văn hoá của từng dân tộc nhưng thực tế ta chưa đủ sức để làm viêc này vì đi liền với yêu cầu đó là phải có nhiều nguồn lực khác, Bộ trưởng trả lời.
Ông Giàng Seo Phử cũng nhấn mạnh từ khi có Đảng đến giờ là hơn 200 chính sách nhưng không phải của riêng Uỷ ban Dân tộc mà là của chung Nhà nước, với sự tham mưu của tất cả các bộ ngành cơ quan Trung ương và thậm chí cả địa phương nữa.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm khi tham mưu có lúng túng, nhiều lĩnh vực không chuyên sâu hoặc đơn giản hóa, nên việc chủ động đề xuất chính sách là chưa đồng bộ.
"Tôi xin nhận khuyết điểm trước đồng bào cử tri cả nước, chính sách nhiều nhưng hiệu quả thấp là đánh giá đúng", ông Phử nói.
Kết thúc phiên chất vấn, Bộ trưởng thêm một lần xin nhận khuyết điểm với những phần việc chưa làm được, dù thời gian qua đã "làm hết sức mình và làm công tác dân tộc là rất gian truân".
"Bộ trưởng nhận trách nhiệm rất nhiều lần", Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng - người điều hành phiên chất vấn bình luận.
Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Giàng Seo Phử cũng hơn một lần giãi bày rằng, đây là lần đầu tiên trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội, vì thế nên ông chưa phản ánh được nhiều tâm tư của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chính sách chồng chéo, triển khai thiếu hiệu quả, giải pháp đột phá ra sao là những vấn đề trở lại trở lại trong phiên chất vấn ông Giàng Seo Phử.
Tuy nhiên, ông Phử cho rằng bản thân ông và Ủy ban khó có thể có giải pháp gì đột phá được, dù khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa đồng bằng với miền núi ngày càng nới rộng ra. Và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi còn rất khó khăn.
Một trong những nguyên nhân chính sách nhiều mà hiệu quả chưa cao, theo ông Phử là “chính sách của ta cơ bản là chính sách nhiệm kỳ nên chưa có hệ thống một cách trung hạn, dài hạn”. Chính sách muốn triển khai thì mất 3 năm để làm nên thực tế được thụ hưởng của đồng bào chỉ 1-1,5 năm thôi, ông Phử nói thêm.
Bộ trưởng cũng trình bày là nhiều chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng không được triển khai do nguồn lực hạn chế. Chẳng hạn, Quốc hội đã biểu quyết bố trí con số rất khiêm tốn để đầu tư cho hơn 2000 thôn bản, 115 huyện, 190 xã biên giới, an toàn khu. Số tiền đầu tư theo quyết định của Chính phủ là 1,5 tỷ đồng/năm nhưng do khó khăn chỉ bố trí được 1 tỷ đồng/năm.
Vì thế Bộ trưởng “không thể có giải pháp đột phá gì được vì điều đó thuộc thẩm quyền Quốc hội, muốn thì Quốc hội đầu tư tăng thêm thôi”.
Các chính sách Quốc hội quyết là do các bộ ngành tham mưu, không tính toán kỹ đến khi không đủ nguồn lực lại đổ tội do Quốc hội là không được. Vai trò của Ủy ban Dân tộc ở đâu trong việc này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé hỏi lại.
Phàn nàn chính sách hiện nay nhiều đến mức không thể nào nhớ được, đại biểu Lê Nam chất vấn, với trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về việc này thì Ủy ban Dân tộc đã làm đầy đủ trách nhiệm để đề xuất với Chính phủ điều phối hiệu quả các đề án, chính sách không chưa?
Chính sách ban hành nhưng không có đủ nguồn lực thực hiện nên hiệu quả chưa cao - đó là thực trạng của miền núi mà câu trả lời luôn là đất nước còn nghèo và chưa đủ nguồn lực thực hiện. Nhưng thế có vô lý không khi chính sách nào cũng là do Chính phủ ký, phê duyệt xong rồi lại nói không có nguồn lực thực hiện, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh “truy” tiếp.
Chính sách của ta là những chính sách chung, đáng ra là phải đến từng dân tộc, phù hợp với tập quán, văn hoá của từng dân tộc nhưng thực tế ta chưa đủ sức để làm viêc này vì đi liền với yêu cầu đó là phải có nhiều nguồn lực khác, Bộ trưởng trả lời.
Ông Giàng Seo Phử cũng nhấn mạnh từ khi có Đảng đến giờ là hơn 200 chính sách nhưng không phải của riêng Uỷ ban Dân tộc mà là của chung Nhà nước, với sự tham mưu của tất cả các bộ ngành cơ quan Trung ương và thậm chí cả địa phương nữa.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm khi tham mưu có lúng túng, nhiều lĩnh vực không chuyên sâu hoặc đơn giản hóa, nên việc chủ động đề xuất chính sách là chưa đồng bộ.
"Tôi xin nhận khuyết điểm trước đồng bào cử tri cả nước, chính sách nhiều nhưng hiệu quả thấp là đánh giá đúng", ông Phử nói.
Kết thúc phiên chất vấn, Bộ trưởng thêm một lần xin nhận khuyết điểm với những phần việc chưa làm được, dù thời gian qua đã "làm hết sức mình và làm công tác dân tộc là rất gian truân".
"Bộ trưởng nhận trách nhiệm rất nhiều lần", Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng - người điều hành phiên chất vấn bình luận.
Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Giàng Seo Phử cũng hơn một lần giãi bày rằng, đây là lần đầu tiên trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội, vì thế nên ông chưa phản ánh được nhiều tâm tư của đồng bào dân tộc thiểu số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét