Nguồn: Internet
Nga đang là đối tác thương mại lớn thứ 25 của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga 11 tháng đầu năm đạt gần 1,58 tỷ USD bằng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam đi các thị trường.
Quan hệ hợp tác Nga – Việt hiện là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, với giá trị thương mại song phương đạt hơn 2,5 tỷ USD trong năm 2014, dự kiến sẽ tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Đặc biệt, triển vọng mới và nhiều cơ hội mới tại thị trường Nga đang chờ đón Việt Nam ở phía trước khi thuế trung bình đối với hàng nông sản Việt đã giảm từ 13% xuống 10% và sắp tới 65-70% các dòng thuế của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga sẽ giảm xấp xỉ 0% khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan có hiệu lực.
Nhưng đồng Ruble Nga đã mất hơn 50% giá trị so với USD từ đầu năm đến nay đang trở thành thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam có ý định mở rộng kinh doanh tại thị trường này. 11 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước xét về giá trị.
Có 12/24 nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm từ 1,5% đến 91,7%. Trong đo, giảm mạnh nhất là quặng và khoáng sản khác (-91,7%); Gạo (-74,1%); SP mây tre, cói thảm (-73,4%); Xăng dầu các loại (- 49,9%); SP từ cao su (-44,6%); máy vi tính, SP điện tử và linh kiện (- 41,9%); Cao su (-27%); Điện thoại và linh kiện các loại (-19,2%)…
Ngoại trừ quặng và gạo các dòng sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu giảm đang có “hàm lượng FDI” thuộc nhóm cao.
Số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan cho thấy, thị trường Nga đang đóng góp khoảng 1,2% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điện thoại các loại, hàng dệt may, cà phê, máy vi tính, hàng thủy sản, giày dép, hạt điều, rau quả là những nhóm mặt hàng đóng góp lớn về mặt giá trị.
Xét về ngành hàng, thị trường Nga đang đóng góp rất thấp vào kim ngạch xuất khẩu của từng ngành, quanh mức 1 – 2%, chỉ có ngành chè Nga đóng góp khoảng 8,1%.
Sự sụt giảm về giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga được cho là chịu tác động của sự mất giá đồng Ruble, cũng như giá dầu giảm.
Mặc dù Nga là thị trường tiêu thụ rộng lớn tiềm năng, đặc biệt hấp dẫn với Việt Nam khi FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan có hiệu lực vào năm 2015. Nhưng với tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa tính theo nhóm ngành hàng cho thấy khả năng các doanh nghiệp/nhà xuất khẩu sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh với thị trường Nga nếu đà mất giá đồng Ruble không được chặn lại, kinh tế Nga tiếp tục khó khăn, hay các thủ tục hành chính/hay môi trường kinh doanh không được cải thiện một cách mạnh mẽ.
Đặc biệt, triển vọng mới và nhiều cơ hội mới tại thị trường Nga đang chờ đón Việt Nam ở phía trước khi thuế trung bình đối với hàng nông sản Việt đã giảm từ 13% xuống 10% và sắp tới 65-70% các dòng thuế của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga sẽ giảm xấp xỉ 0% khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan có hiệu lực.
Nhưng đồng Ruble Nga đã mất hơn 50% giá trị so với USD từ đầu năm đến nay đang trở thành thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam có ý định mở rộng kinh doanh tại thị trường này. 11 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước xét về giá trị.
Có 12/24 nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm từ 1,5% đến 91,7%. Trong đo, giảm mạnh nhất là quặng và khoáng sản khác (-91,7%); Gạo (-74,1%); SP mây tre, cói thảm (-73,4%); Xăng dầu các loại (- 49,9%); SP từ cao su (-44,6%); máy vi tính, SP điện tử và linh kiện (- 41,9%); Cao su (-27%); Điện thoại và linh kiện các loại (-19,2%)…
Ngoại trừ quặng và gạo các dòng sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu giảm đang có “hàm lượng FDI” thuộc nhóm cao.
Nguồn: Số liệu Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Ở thái cực khác, xuất khẩu của 12 nhóm mặt hàng chính sang Nga tăng khá từ 2,2% đến 47,5% so với 11 tháng đầu năm 2013 là những mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp Việt hoặc hàm lượng FDI ở mức trung bình. Trong đó, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù (+47,5%); Sắt thép các loại (+45,4%); Cà phê (+42,8%); Hàng rau quả (+21,5%); Hàng thủy sản (+12,9%). Số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan cho thấy, thị trường Nga đang đóng góp khoảng 1,2% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điện thoại các loại, hàng dệt may, cà phê, máy vi tính, hàng thủy sản, giày dép, hạt điều, rau quả là những nhóm mặt hàng đóng góp lớn về mặt giá trị.
Nguồn: Số liệu Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Xét về ngành hàng, thị trường Nga đang đóng góp rất thấp vào kim ngạch xuất khẩu của từng ngành, quanh mức 1 – 2%, chỉ có ngành chè Nga đóng góp khoảng 8,1%.
Nguồn: Số liệu Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Sự sụt giảm về giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga được cho là chịu tác động của sự mất giá đồng Ruble, cũng như giá dầu giảm.
Mặc dù Nga là thị trường tiêu thụ rộng lớn tiềm năng, đặc biệt hấp dẫn với Việt Nam khi FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan có hiệu lực vào năm 2015. Nhưng với tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa tính theo nhóm ngành hàng cho thấy khả năng các doanh nghiệp/nhà xuất khẩu sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh với thị trường Nga nếu đà mất giá đồng Ruble không được chặn lại, kinh tế Nga tiếp tục khó khăn, hay các thủ tục hành chính/hay môi trường kinh doanh không được cải thiện một cách mạnh mẽ.
Thanh Giang
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét