- Chúng ta vừa kỷ niệm 68 năm CMT8 và Quốc khánh 2.9. Để
tiến tới CMT8, Hồ Chí Minh trước tiên dồn sức thành lập Việt Nam Độc lập Đồng
minh hội, gọi tắt là Việt Minh. Không có Mặt trận Việt Minh không thể có tông
khởi nghĩa trên toàn quốc, đừng quên rằng lúc ấy chỉ có 5000 đảng viên CS.Để
giành chính quyền, đảng phải sống trong dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh và
ý chi của mọi tầng lớp nhân dân. Dân là nước, đảng là cá nằm trong nước, rời
khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay.
Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm
quyền thì Đảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn Đảng mà quên dạy
điều quan trọng hơn là Đảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận
không nhỏ ngồi trên đầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột
dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng “còn
Đảng là còn mình“. Chính vì thế mà đã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ
rằng “Nếu biết thế này thì trước đây tao đâu có đùm bọc, che chở, nuôi tụi
bây“. Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại.
Tôi hy vọng rằng rồi đây, Mặt trận sẽ không tiếp tục thực
hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang
và đã từng, mà là tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong bối cảnh độc đảng. Chính
với đặc thù này mà Mặt trận, với chức năng đích thực của nó là nơi quy tụ ý chí
nguyện vọng của mọi tầng lớp hân dân, làm nhiệm vụ giám sát đường lối chính
sách, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước, thực hiện sứ mệnh là tổ chức
phản biện có trách nhiệm và có quyền đòi hỏi sự phản hồi nghiêm túc về nội dung
phản biện đó. Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là
phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải
có thì lúc ấy mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của nó. Quan tâm đến sản
xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như nhiều vị vừa phát biểu đều
cần thiết, song đó chưa phải là nhiệm vụ chính của MT, càng không phải là sứ
mệnh đích thực của MT mà dân tộc đang cần.
Nhân có anh Trương Tấn Sang ở đây, tôi xin được nói rằng,
không việc gì phải kiêng sợ mấy chữ xã hội dân sự cả. Mặt trận đã rất nhiều lần
tổ chức Hội thảo, trao đổi về sự tất yếu phải hình thành và phát triển XÃ HỘI
DÂN SỰ đi liền với xây dựng NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN. Bản thân tôi cũng đã ba lần
gửi bài trình bày về xã hội dân sự, nhưng rồi tất cả đều rơi vào quyên lãng.
Bài viêt của tôi cho ĐĐK cứ có mấy từ XHDS là bị Tbt căt bỏ ngay vì sợ phạm
húy! Ai kiêng sợ điều này?
Chừng nào còn kiêng
sợ hoạt động của xã hội dân sự thì chừng ấy MT chỉ còn là cánh tay nối dài rất
vô duyên của bộ máy Đảng và Nhà nước, tốn tiền thuế của dân. Nhưng lịch sử sẽ
vận động theo quy luật của nó, chỉ có thể làm chậm bước tiến chứ không cưỡng
lại được quy luật đâu.( Phát biểu của GS Tương Lai tại Ủy ban TW MTTQ VN)
- Trong một bài báo
viết nhân dịp này, tôi dẫn ra chỉ dụ của vua Lê
Thánh Tông nhắn nhủ "bọn
thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy": "Một thước núi, một tấc
sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ
cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày
rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm
mồi cho giặc, thì phải tội tru di", chép rõ ràng trong Đại Việt sử
ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Kỷ Nhà Lê, bị tòa soạn cắt mất. Thậm chí cắt cả
câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tôi dẫn ra ở trên. Tôi hỏi, Tòa soạn trả lời
là có sự chỉ đạo buộc họ phải làm như vậy mặc dầu họ không muốn.
Ai mà chỉ đạo lạ vậy. Họ có còn là con cháu của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, Quang Trung. Hồ Chí Minh nữa không? Sao lại ngăn chặn tinh thần
yêu nước của nhân dân, của thanh niên, sinh viên? Liệu Mặt trận có tham gia vào
sự chỉ đạo này không? Người của tòa báo nọ giải thích với tôi, đây là sự tế nhị
ngoại giao. Có thể có chuyện đó. Hoạt động ngoại giao đòi hỏi sự tế nhị, chuyện
đó tôi không dám bàn. Nhưng để cho nhà ngoại giao tế nhị, thì nhân dân lại phải
biểu tỏ ý chí của mình để làm hậu thuẫn cho nhà ngoại giao.
Từng
tấc đất của Tổ quốc thẫm đẫm máu Việt nam không thể nào để bị cướp mất, trong
đó có những tấc đất Hoàng Sa, Trường Sa. ( Phát biểu của GS Tương
Lai tại Ủy ban TW MTTQ VN)
- Trong bức thư này chưa thể nói nhiều về
thực trạng của đất nước mà người Tổng bí thư phải chịu trách nhiệm, xin chỉ nêu
lên hai điều trực tiếp nhất và gần đây nhất đã làm trầm trọng thêm sự mất uy
tín của Đảng, gây bức xúc trong lòng dân : Một là phát biểu tùy tiện của Tổng
Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận, và hai là sự câm lặng của Đảng,
Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày 17 tháng 2! Cái ngày mà cách đây
34 năm, hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược theo lệnh của Đặng Tiểu Bình đã
tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây nên tội ác tày trời đối với đồng
bào ta, hàng van chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân xâm
lược, buộc chúng phải tuyên bố rút quân.
Trong phạm vi bức thư ngắn này, tôi chỉ đề
cập đến hai vấn đề nói trên để mong được Anh xem xét và cho tôi câu trả lời.
Quả thật, tôi quá sửng sốt khi nghe anh nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể
quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa?
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo
của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không?
Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm
đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái
chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn
tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Sửng sốt vì không thể hình dung được đây là lời của Tổng Bí thư, một người
vốn tính thận trọng, lại tùy tiện quy kết một cách hồ đồ như vậy. Sẽ quá dài
dòng và có lẽ cũng chưa là thật sự cấp bách vào lúc này để chỉ ra sự lẫn lộn,
nếu không muốn nói là đánh tráo khái niệm, khi Tổng Bí thư nói đến “các luồng ý
kiến” được nêu lên trong dịp các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo
Sửa đổi Hiến pháp theo Nghị quyết và lời kêu gọi của Quốc hội, lại là “suy thoái tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống“.
Thưa anh Nguyễn Phú Trọng!
Sự suy thoái mà Anh vừa nói, trước hết được
biểu hiện quá rõ mà “triệu con mắt đều nhìn vào, triệu ngón tay đều chỉ vào”
trong ngày 17.2. 2013 vừa rồi: Đó là sự quay lưng lại với đồng chí, đồng bào đã
chết dưới họng súng của quân Trung Quốc xâm lược. Máu của hàng vạn đồng bào và
chiến sĩ ta đã thấm đẫm giải đất biên cương. Máu người đâu phải là nước lã, ấy
vậy mà để giữ “cam kết” với thế lực hiếu chiến Bắc Kinh, người ta đã chỉ đạo
quán xuyến từ trên xuống dưới không có một nén hương, một vòng hoa tưởng niệm?
Cần phải nói thêm rằng, thế lực hiếu chiến mà ai đó đã “cam kết” lại đã ngang
nhiên tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm về ngày 17.2, ngày chúng mở cuộc chiến tranh
xâm lược, nhưng lại rao rêu khắp cả nước, đưa cả vào sách giáo khoa dạy trẻ em
Trung Quốc, rằng đó là cuộc chiến tranh tự vệ nhằm “dạy cho Việt Nam một bài
học”! Thế lực hiếu chiến mà ai đó “cam kết” lại đang dung dưỡng cho chủ nghĩa dân
tộc cực đoan, công nhiên đưa lên bảng hiệu trong cửa hàng Beijing Snacks tại
Bắc Kinh dòng chữ ngạo ngược :”không phục vụ người Việt Nam, Philippines, Nhật
Bản và chó!”.
Vậy thì ai đã đưa ra lời “cam kết” với bọn
xâm lược là “không nhắc lại quá khứ” để tuyệt đối câm lặng trong ngày 17.2 vừa
rôi? Ai đã làm chuyện xấu hổ và dại dột ấy? Ai? Xin Tổng Bí thư chỉ ra.
Thực hiện sự “cam kết” đó, cùng
với hương tàn khói lạnh trên các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17.2, là sự câm
lặng trên toàn bộ báo chí chính thống và hệ thống truyền thông theo một cây gậy
chì huy thống nhất, là sự ngăn chặn, cản trở, đe dọa bắt bớ và trấn áp những ai
đã dâng hương hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống
quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam, ở Hoàng Sa năm 1974
và ở trận Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Còn sự suy thoái tư tưởng nào bằng sự
vong ân bội nghĩa ấy thưa anh Nguyễn Phú Trọng. Có sự sa đọa về đạo đức và lối
sống nào bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa Tổng Bí thư? (Thư ngỏ gửi TBT Nguyễn
Phú Trọng)
BTTD lược trích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét