1. TBT
Nguyễn Phú Trọng nói về sửa đổi Hiến pháp:
- "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến
pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng
không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?"
- "Người
ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng
đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình,
ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?”
- "không để một
số cá nhân lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng, Nhà nước
ta".
2. Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà
Nội sáng 27/2/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói:
- “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại
Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.”
- “Bản lấy ý kiến là bản
của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc
hội.”
- “Đó là bản duy nhất. Còn
anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được,”
3. Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý, người cũng là
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hồi cuối tháng 12/2012: nói:
- "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên
nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp”.
- "Nhân
dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác
trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả."
4. Nhà
báo Nguyễn Đắc Kiên (báo GD và XH) trả lời TBT Nguyễn Phú Trọng:
-
“ Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN,
tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang
nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn
là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với
những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với
nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai
trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam
quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông
không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam . Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn
mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT
Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy
thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói
là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi
tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của
các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức
đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô
đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô
đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy
thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông
đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng
cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá
nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như
thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay
cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ.
Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban
hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về
chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có
tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông
đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây
giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
4.1-
Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một
Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí
của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện
hành.
4.2-
Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do,
dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất
cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
4.3-
Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một
chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa
phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các
đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại
niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4.4-
Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ
tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
4.5-
Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có
quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của
con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự
nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không
phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức
đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông,
nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người
nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân
dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại”.
5. Thông cáo của báo Gia
đình & Xã hội sau bài viết của Nguyễn Đắc Kiên:
- "Anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên)
vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của
Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối
với anh Nguyễn Đắc Kiên".
- "Hiện nay anh
Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự
chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các hành vi của mình."
Đâu là công lý?
Kết
luận là của các bạn!
Phạm
Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét