Trang

16 tháng 9, 2016

Bùn bô-xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa: Cả thế giới sợ chất này!


16:44pm, 16/09/2016
Nhắc đến chất bùn bô-xít vừa được chuyển từ Trung Quốc nhập vào Formosa, TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh: “Cả thế giới phải sợ chất này. Nó tàn phá đất đai, cây cối, sức khỏe con người ghê gớm".

Xem thêm:
Như báo Người Đưa Tin đã đưa tin, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đưa vào Formosa 160 tấn chất lỏng bô-xít. Sự việc dấy lên những quan ngại chất bùn thải này sẽ được sử dụng vào mục đích gì, có nguy hại hay không?
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải bức xúc nói: “Đã từ rất lâu, nhiều nước thế giới đã phản đối việc bán chất thải phóng xạ, chất thải, than cốc… vì mức độ độc hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe môi trường. Tôi tự hỏi, số bùn bô-xít được chuyển vào Formosa với mục đích gì. Chất này có được phép nhập vào Việt Nam hay không?”.
Nhắc đến chất thải bùn bô-xít, TS. Nguyễn Văn Khải cho hay, loại bùn này còn gọi là bùn đỏ và đã có những cảnh báo ở Việt Nam. Ở một số nước trên thế giới từng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì bùn đỏ nên họ kiểm soát rất chặt chẽ chất này. Việc chất bùn thải bô-xít được tuồn vào Việt Nam cần phải được làm rõ mục đích là gì.

Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải.
Từ câu chuyện trên, TS. Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh đến nhiệm vụ của lực lượng hải quan, biên Phòng. Bởi nếu để tình trạng này xảy ra nước ta sẽ biến thành bãi rác công nghiệp. Chúng ta từng có bài học về than cốc Thái Nguyên, việc xử lý hệ lụy rất dai dẳng.
“Theo  tôi các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần vào cuộc để ngăn chặn rác thải nguy hại như bùn bô-xít vào Việt Nam như báo phản ánh”, TS. Khải nhấn mạnh.
Cũng theo vị này, để giám sát chặt chẽ việc “tuồn” rác thải vào Việt Nam, người dân cũng cần nâng cao phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
 Hình ảnh tại Cảng nước sâu Sơn Dương (Ảnh minh họa)
Khi nhìn thấy bất kỳ một xe chở rác nào có dấu hiệu nghi vấn, người dân phải báo cáo cơ quan chức năng. Như sự việc rác thải Formosa vừa qua, người dân đã vào cuộc rất mạnh mẽ. Người dân cần lên tiếng, phản ánh đến cơ quan chức năng, báo chí… để kịp thời ngăn chặn những vụ việc “mất bò mới lo làm chuồng”.
Quay trở lại vụ việc lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã phát hiện, tạm giữ tàu chở bùn bô-xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa, ông Khải cảnh báo: “Bùn bô-xít vô cùng nguy hại. Loại bùn này đi đâu cây cối chết đến đó, tàn phá đất đai, tàn phá sức khỏe người dân. Bùn bô-xít cả thế giới còn sợ nên tôi không cần nhắc lại mức độ nguy hại của chất này”.

Tạm giữ tàu chở bùn bô xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa


14:23pm, 16/09/2016
Một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), mang theo khối lượng lớn chất lỏng bô xít.

Nguồn tin mới nhất do nhóm PV báo điện tử Người Đưa Tin điều tra có được, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), đưa vào Formosa 160 tấn chất lỏng bô xít.
Lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã phát hiện hành vi trên. Ngay sau đó, PC49 Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành tạm giữ con tàu và hàng hoá; phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảng vụ Vũng Áng kiểm tra xử lý.
Hồ sơ nhập khẩu cho thấy, trên tàu có hơn 1700 kiện hàng, 7 dòng hàng, trong đó có 1 dòng hàng chất lỏng được xác định là bùn bô xít.
Tàu hàng bị phát hiện có chứa chất thải lỏng là bô xít.

Sáng 16/9, Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Tĩnh đã phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường lấy mẫu kiểm nghiệm, đang chờ kết quả chính thức.
Câu hỏi đặt ra, việc nhập chất lỏng bô xít này nhằm mục đích gì? Chất này, có được phép nhập vào Việt Nam hay không? Hiện, PV Người Đưa Tin đang tiếp tục theo sát diễn biến và cập nhật thông tin để làm rõ các câu hỏi này.
Nhóm PVMT
Xem thêm: 

15 tháng 9, 2016

Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông


Thảo Mai | 
Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ngày 12/9, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có việc vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Chiều 12/9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tại cuộc hội đàm trước đó với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề nghị Trung Quốc sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; khu Depot (trạm bảo hành kỹ thuật) rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.
Một đoạn công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ngày 10/10/2011, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Được biết số tiền 250,62 triệu USD được Thủ tướng đồng ý vay bổ sung từ phía Trung Quốc nói trên nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam.

8 tháng 9, 2016

Tôn Hoa Sen lót đường cho TQ vào Ninh Thuận?


Chủ tịch Tôn Hoa Sen (HSG) Lê Phước Vũ công bố dự án nhà máy thép của HSG ở Ninh Thuận là 10 tỷ usd.
Theo báo cáo tài chính của HSG trên CafeF: Tổng nợ của HSG là 5,8 ngàn tỷ vnd, vốn chủ sở hữu là 3,6 ngàn tỷ vnd (tương đương khoảng 160 triệu usd).
Với quy mô, vốn ít như vậy sao HSG có được siêu dự án 10 tỷ usd?
Liệu sau lưng Vũ có“nhóm lợi ích”và nhà thầu Trung Quốc? Có vốn từ TQ?
HSG đã mời CISDI Group đi khảo sát thiết kế, đây một doanh nghiệp của Trung Quốc, là công ty con của Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) - nhà thầu chính xây dựng tổ hợp Formosa Hà Tĩnh cũng như dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) hiện bị đình trệ.
Vũ đã nói:
- “Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị. 90% dự án thép thế giới đều dùng của Trung Quốc chế tạo. Còn nếu nhập từ Châu Âu thì làm gì có lời”(!?).
Đây là lý do khiến Lê Phước Vũ tự tin nói “ngu gì không làm thép”:
- Giá điện cho sản xuất ở mức thấp, cộng thêm các thiết bị và nguyên vật liệu được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc… giúp giảm chi phí đầu vào là cơ sở để các doanh nghiệp thép tự tin khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Khả năng HSG nhập thiết bị và dùng nhà thầu TQ là chắn chắn.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) thực tế của các dự án thép thường đạt khoảng 14-16% nhưng HSG đưa ra là 30%. Vũ có nổ không?
Là “phật tử” ăn chay nhưng Vũ nói: Chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện!
Bài học cay đắng Formosa còn đó!
(Vũ còn to tiếng, nguyên văn vầy: “Mày đăng tao lên báo, tao chấp mày luôn. Kể cả báo cũng dzậy, nó cũng là một cái phe. Mày đăng báo, mày đưa Facebook, tao đưa VTV1 chính thống…” Theo FB Lê Nguyễn Hương Trà)
Hải Phạm

6 tháng 9, 2016

Giá nói phét cũng bị đánh thuế

Tin khó tin.

BTTD: Lại siêu dự án thép ở Ninh Thuận của đại gia Hoa Sen Lê Phước Vũ hợp tác với Trung Quốc. Bài học cay đắng Formosa còn đó!

Để làm gì, có động cơ gì? Khi TQ đang xâm chiếm chủ quyền VN, Lê Phước Vũ vẫn lót đường đưa TQ vào Ninh Thuận.

LĐO ĐÀO TUẤN (TỔNG HỢP)   
Ông Lê Phước Vũ: Không để một giọt nước thải nào chảy ra biển (PLO)
Những gì dư luận thể hiện trong thời gian qua là chỉ muốn “ném đá, thọc bánh xe, đố kỵ” với Hoa Sen. Còn Hoa Sen: Ngu gì không làm thép, ngu gì không đầu tư - lời Chủ tịch Hoa Sen, phật tử chay trường, đại gia Lê Phước Vũ, người nổi như cồn xung quanh dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận.
    Khi "Phật tử chay trường" nói: Ngu gì...
     Thành phần đoàn Hoa Sen khảo sát dự án thép tại Ninh Thuận.
     Thành phần đoàn Hoa Sen khảo sát dự án thép tại Ninh Thuận.
    Hôm qua, đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn Hoa Sen đã diễn ra với khán phòng không còn một chỗ trống khi nội dung chính của nó là Dự án thép Cà Ná, Ninh Thuận.
    Ngoài 2 phát ngôn đình đám mà TKT đã dẫn, Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ còn nói về thiết bị, công nghệ, đại ý: Đừng thấy Formosa mà sợ. Hoa Sen sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa.
    Còn thiết bị, câu thứ nhất của ông Vũ là xin “trả lời sau”.
    Còn câu thứ 2, ngay sau đó: “Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị. 90% dự án thép thế giới đều dùng của Trung Quốc chế tạo. Còn nếu nhập từ Châu Âu thì làm gì có lời”(!?).
    Còn nước! Lời ông Vũ: “Lấy nước biển làm chứ đâu, dù chi phí để đầu tư sẽ cao hơn. Nhưng khi nào thiếu nước thì mới dùng nước biển”, vì “dự án hiện đã được tỉnh kéo đường nước xuống tận nơi rồi”.
    Thưa những người chọc gậy bánh xe, ném đá, đố kỵ, ông Vũ đã nói hết sức rõ ràng rồi đấy. Ngu chi mà không làm thép.
    Huống chi mọi sự có vẻ đã the end: Bộ Công chấp nhận. Ninh Thuận công kênh. Ngay cả nước, quý như vàng ở vùng đất ngày mưa đếm trên đầu ngón tay, từng phải huy động quân đội chở xe téc cung cấp nước ăn cho dân - giờ cũng đã kéo đến tận chân. KKK
    Tôi tin ông Vũ nói thật, bởi ngay trong cái logo 10 chữ của Hoa Sen thì 2 chữ đầu là “trung thực”. Xem tại đây
    Anh thề, anh hứa, anh đảm bảo
    24 tiếng trươc đó, ông Vũ cũng trung thực thế này: “Tôi đã cam kết nếu dự án để xảy ra ô nhiễm môi trường, tôi sẽ trả lại tài sản cho Nhà nước và đóng cửa nhà máy. Báo chí, Chính phủ cứ ghi âm, ghi hình lại lời hứa này để nếu sau này tôi không giữ lời sẽ đem tôi ra tòa xử”. Rồi thì không xả dù chỉ một giọt nước thải xuống biển.
    Đúng là “đanh như thép”!
    Bạn sẽ hỏi vậy nước thải sẽ đi đâu: Không xuống biển thì xuống sông, không xuống sông thì xuống đất chứ hẳn nhiên nó không thể bay ngược trở lại trời.
    Nhưng chưa nói đến nước thải, nước ở đâu khi ở vùng khát cháy Ninh Thuận, nước không chỉ là vàng mà còn là nguồn sống.
    Dự án của ông Vũ, với tối đa 16 triệu tấn/năm, bằng 80% dự án Formosa. Để có chừng ấy thép, mỗi ngày cần có 180.000 m3 nước ngọt, tức hơn 60 triệu m3/năm. Ngay cả lập đàn cầu mưa nhé, Ninh Thuận cũng chẳng nói đâu ra chừng đó nước, trừ phi họ xin được một dự án... tỉ đô lọc nước mặn cho Hoa Sen có nước sản xuất.
    Tôi nhớ đến anh Mạnh quặp trong cái phim gì có cô Cá sấu chúa đó đó: Anh hứa, anh thề, anh đảm bảo.
    Thề mà môi trường sống không ô nhiễm chắc Formosa chẳng cần phải di sang Hà Tĩnh.
    Còn hứa ư? Giá mà đánh thuế được nói phét chắc chúng ta khỏi cần những dự án thép. Xem tại đây và tại đây
    Chuyện những ông chủ tịch, bí thư
    Nói đến dự án thép Cà Ná, không thể không nhắc đến sự sốt sắng của Ninh Thuận.
    Bản thỏa thuận hợp tác chiến lược Hoa Sen và Ninh Thuận ký ngày 24.10.2015 thì Ninh Thuận sẽ dành mọi “ưu ái”:
    Được cấp 1.400 ha để đầu tư siêu dự án với thời gian thực hiện 69 năm. Toàn bộ là đất sạch, hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và tái định cư,
    Rồi tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Bộ GTVT để xây dựng tuyến đường sắt nối dự án đến ga Cà Ná sớm nhất để phục vụ cho dự án.
    Rồi có những “hành động cần thiết” để đạt được sự chấp thuận hoặc cấp phép từ Bộ Công Thương và EVN đáp ứng việc cung cấp đủ điện.
    Đáng chú ý, dù liên tục phải công bố tình trạng hạn hán khẩn cấp do thiếu nước nhưng Ninh Thuận cũng... cam kết sẽ cung cấp đủ 250.000 -300.000 m3 nước/ngày đêm cho Hoa Sen bảo sản xuất từ 6 -12 triệu tấn thép.
    Rồi thì xin ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 69 năm...
    Đúng là một tấm thảm đỏ bự chảng.
    Không hiểu sao cũng là những ông chủ tịch, bí thư, cũng là những dự án tiềm năng hủy hoại môi trường khủng khiếp tôi lại nhớ ngay đến ông Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng), ông Phạm Văn Chi (Khánh Hòa).
    Cũng dự án thép tỉ đô, nhưng từ hồi 2007, ông Nguyễn Bá Thanh từng quyết định từ chối ít nhất 2 dự án FDI có tổng vốn đầu tư lên đến gần 4 tỉ USD. Trong đó có dự án xây dựng nhà máy thép của liên doanh China Steel Corporation (Đài Loan) - Sumitomo Metal Industries Corp (Nhật).
    Còn ông Chi, xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ với phát ngôn tuyệt vời: “Từ chối dự án thép tỉ đô tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận”.
    Có lẽ sự khác biệt là ở tư duy nhiệm kỳ.
    Và bỏ tư duy nhiệm kỳ phải là biết cả cách lắc đầu trách nhiệm trước con cháu, trước môi trường sống của chính mình, thưa một vị chủ tịch, bí thư khác là ông Võ Kim Cự! Xem tại đâytại đâytại đây và tại đây
    Không một học sinh nào phải bỏ học
     Một trường học ở QUảng trị (danviet).
    Có lẽ, chúng ta nên chuyển qua một tin tốt lành. Sẽ không một học sinh nào phải bỏ học vì thiếu học phí - tôi cảm nhận được điều đó trong chỉ thị mới tinh của Bộ Giáo dục.
    Theo đó, Bộ đề nghị các địa phương quan tâm tới việc miễn, giảm, hỗ trợ học phí “Để đảm bảo tất cả học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng thiên tai, ô nhiễm môi trường được đến trường nhân dịp năm học mới, không có học sinh, sinh viên phải bỏ học”.
    Xin cảm ơn thầy Bộ trưởng về sự quan tâm kịp thời.
    Nhân đây, tôi muốn thưa riêng với thầy Giám đốc Sở Giáo dục Quảng trị, một học sinh phải bỏ học đã là không bình thường, chứ không phải 1.058 học sinh phải bỏ học vẫn là bình thường, vẫn cứ yên tâm. Xem tại đây và tại đây
    Thu tiền bảo kê để “tránh bảo kê”
    Máy gặt cũng phải đóng tiền bảo kê để tránh bảo kê (dantri). 
    Tôi nhìn rất rõ mấy chữ “tránh bảo kê” trong văn bản dấu đỏ của Công an xã Bắc Thành, Nghệ An khi họ thu 2 triệu trên mỗi đầu máy gặt.
    Chúng ta có gì? Công an thu tiền bảo kê để “tránh bảo kê”. Và việc này được xác nhận một cách hồn nhiên chưa từng thấy.
    Tôi thấy ở đây sự tận tụy khi các chiến sĩ không quản nắng gió ra tận ruộng để thu.
    Tôi thấy ở đây những cái phẩy tay rất chi là đáng yêu: Cứ thu, không cần hóa đơn hóa điếc gì cả.
    Và tôi thấy có cả một hướng đi khả quan nhằm tăng thu. Thu phí gà vịt để bảo kê cho môi trường đi, bọn này chuyên làm bậy mà không xin phép. Thu phí chó sủa đi. Chúng cắn càn cắn bậy lắm. Và cả trâu bò nữa. Nó ăn không từ thứ gì, rơm rác cũng ăn.
    Chỉ lạ là mấy ông nông dân được bảo kê tận tụy thế mà vẫn kêu khổ: “Khổ lắm chú ơi! Năm trước thì bị bọn giang hồ thu tiền, năm ni thì bị công an xã bắt ký cam kết, thu tiền, chúng tôi mua máy đi gặt kiếm tiền chứ phải đi ăn cướp mô!”. Xem tại đây
    Hình ảnh hôm nay: Đôi giày của GS Ngô Bảo Châu
    GS Ngô Bảo Châu từng dép tổ ong lên lớp
    Trường Lũng Luông tháng 8.2014
    GS Ngô Bảo Châu ở Lũng Luông trong ngày khai giảng 5.9.2016
    Trường mới Lũng Luông do Chương trình Cơm Có thịt và quỹ Phượng Hoàng xây dựng (Ảnh Trần Đăng Tuấn + TNV CCT)
    2 năm trước, GS Ngô Bảo Châu, chân đi dép tổ ong huyền thoại đứng lớp ở Lũng Luông - Thái Nguyên đã gây sốt cộng đồng mạng.
    Lễ khai giảng 2016, ông đã có thể đứng lớp với giày mang chân trong một ngôi trường mới tuyệt đẹp.
    Năm ấy, trở về từ khu vực khó khăn nhất của huyện Võ Nhai, nơi mà tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 90%, và những đứa trò nhỏ toàn diện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, GS Châu cùng với Quỹ trò nghèo vùng cao - Chương trình Cơm có thịt và một số nhà hào tâm đã quyết định xây dựng ở đây một ngôi trường - Một ngôi trường trên núi tuyệt đẹp dưới bàn tay của KTS tài danh Hoàng Thúc Hào.

    5 tháng 9, 2016

    Hoa của đất*


    Đời chẳng có có xe nào để chở
    Đầu em tôi nâng đỡ cuộc đời
    Em đưa Đất mẹ lên trời
    Em ôm Đất mẹ bên người ung dung.
    Nhìn em anh chút chạnh lòng
    Cuộc đời mang nặng giữa dòng đời trôi
    Nhẹ nhàng bước , miệng cười tươi
    Em là hoa giữa lòng người Việt nam.
    Chỉ là công việc thường làm
    Chỉ lo cuộc sống đâu màng khoa trương
    Em như làm xiếc giữa đường
    Em là nghệ sỹ đời thường của dân.
    Mưu sinh vất vả, nhọc nhằn
    Xiên xiên bóng nắng, chuyên cần sớm trưa
    Tận tâm làm việc say sưa
    Mong sao trời cứ nắng mưa thuận hòa.
    Sứ sành từ đất mà ra
    Trải qua lửa nóng mới ra vật dùng
    Mồ hôi em, nắng lửa nung
    Gian nan tôi luyện em cùng thời gian.
    Thương em, ghét* những quan tham
    Ngồi điều hòa mát thu vàng, cất đô
    Ngày mai quan cũng xuống mồ
    Thấu sao cực nhọc khi mồ hôi rơi.
    Lạ thay cùng một kiếp người
    Nhọc nhằn mà vẫn tươi vui trong lòng
    Những quân ăn bám, ngồi không
    Xuôi tay , của cải có hòng mang theo?
    Sống mang thiện, ác đem gieo
    Nhân nào quả ấy đến theo sau này.
    Em ơi cực nhọc kiếp này
    Tu thân, tích đức thêm dày kiếp sau.
    Hải phòng, 12h10 31.8.2016.
    Anhtuan Do
    * Nguyên Văn: Hoa đất
    *Nguyên văn: thương