Trang

4 tháng 12, 2014

Thách thức mang tên Uber

Tôi chỉ thực sự để ý đến Uber trong một ngày tắc nghẽn giao thông trầm trọng ở London tháng sáu vừa qua. Lần đó, các tài xế taxi ở thủ đô nước Anh chặn hết các trục đường chính ở trung tâm để biểu tình, ép chính quyền ban lệnh cấm Uber.
Các tài xế ở khắp châu Âu cũng đồng loạt ra đường cùng yêu sách tương tự, với nỗi sợ lơ lửng trên đầu là ứng dụng này có thể xóa sổ cần câu cơm của họ. Hiện Uber có mặt trên 200 thành phố lớn của gần 50 nước khác nhau, dù mới ra đời năm 2009.
Uber là gì mà chỉ vài năm đã có thể đe dọa đến sự sinh tồn của ngành dịch vụ đã tồn tại cả trăm năm?
Hiểu một cách đơn giản, đây là một dịch vụ “đi nhờ” xe, kết nối khách hàng có nhu cầu và tài xế thông qua ứng dụng trên smartphone. Họ không nhất thiết phải sở hữu bất kỳ chiếc xe nào, nhưng cần ký hợp đồng với các hãng xe hoặc xe cá nhân để thực hiện dịch vụ. Đây là sáng tạo rất đặc trưng của kỷ nguyên số, nơi tất cả mọi thứ đều được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới và xã hội mạng lưới (network society).
Sự ra đời của Uber hay các ứng dụng khác như dịch vụ thuê nhà Airbnb là điều tất yếu. Nhưng cái mới ra đời cũng đồng nghĩa với sự đi xuống, thậm chí lụi tàn, của những cái cũ. Như việc chúng ta có đèn điện thay thế đèn dầu, ôtô thay thế xe ngựa, hay điện thoại di động thay thế bồ câu đưa thư. Chúng ta sẽ như thế nào nếu người Đức cấm dùng máy in của Gutenberg bởi vì nó khiến những người chép tay Kinh thánh thất nghiệp? Hay cấm báo điện tử hoạt động vì sợ không còn ai đọc báo giấy?
Nhà kinh tế học gốc Áo Joseph Schumpeter gọi đó là “sự phá hủy mang tính sáng tạo” (creative destruction): vòng xoáy sáng tạo liên tục hình thành các phát kiến mới và nghiền nát những trở lực cũ trên đường đi của nó.
Tôi không ngạc nhiên khi Uber vấp phải phản ứng từ nhiều phía khi thâm nhập vào Việt Nam, dù ứng dụng này đã có hơn 5 triệu lượt tải, chỉ tính riêng trên Android. Vừa qua, TP HCM đã bắt đầu ra quân lập biên bản, xử phạt các xe ôtô thực hiện dịch vụ này trên địa bàn. Hành động này không phải là cá biệt: nhiều thành phố trên thế giới như Brussels, Berlin, hay Vancouver cũng đã cấm Uber.
Việc cư xử với những thứ mới mẻ như Uber hẳn nhiên là rất khó khăn, bởi quản lý nhà nước thường có độ trễ lớn so với sáng tạo công nghệ. Tuy nhiên, tôi chia sẻ với quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng rằng, không thể giữ tư tưởng “không quản được thì cấm”. Bởi theo tinh thần của luật pháp Việt Nam, công dân có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Hơn nữa, trong một nền kinh tế thị trường, điều mà chúng đang tìm kiếm sự thừa nhận, thì sự thành bại của kinh doanh phải dựa trên nguyên tắc cung-cầu. Việc lựa chọn giữa taxi truyền thống hay Uber, hay những ứng dụng như Easy Taxi và GrabTaxi, nên thuộc về người dùng. Những sự can thiệp, nếu có, chỉ nên nhằm mục đích tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tôi không cổ súy cho việc kinh doanh không có giấy phép hay trốn thuế, những vấn đề mà chính quyền nhiều thành phố lo ngại với Uber. Tuy thế, tôi nghĩ đó là việc mà các bên có thể ngồi lại cùng nhau để đối thoại. Đến khi mọi thứ đã rõ ràng, thì quyết định cấm hay cho phép dịch vụ này hoạt động mới thực sự thấu tình đạt lý.
Quay trở lại với cuộc biểu tình của tài xế taxi tại London mà tôi chứng kiến. Trớ trêu thay, chính vì sự cố này mà số khách sử dụng Uber đã tăng đến 850% ở thủ đô nước Anh ngay sau đó. Suy cho cùng, khách hàng vẫn luôn biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho mình.
Nguyễn Khắc Giang

3 tháng 12, 2014

"Thế giới đợi thảm họa chính trị khi giá dầu xuống thấp"

"Thế giới đón đợi thảm họa chính trị khi giá dầu xuống quá thấp"

Các nhà sản xuất dầu đã quen với thực tế mức giá khoảng 100 USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế, hoặc thực hiện động thái này quá chậm chạp.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các chuyên viên không loại trừ khả năng giá dầu sẽ ở mức dưới 40 USD/thùng, và thế giới sẽ thấy tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đây từng dẫn đến mặc định sụp đổ của Mexico và đặt dấu chấm hết sự tồn tại của Liên bang Xô Viết. 

Theo Bloomberg, trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - trước đòn trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Một quốc gia khác cũng phải đương đầu với trừng phạt quốc tế là Iran sẽ buộc phải cắt giảm các khoản trợ cấp mà trước đó phần nào bảo vệ được cư dân trước sức ép ngày càng tăng từ các biện pháp của Phương Tây. 

Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu còn có Nigeria - quốc gia đang chống chọi không mấy thành công với các chiến binh Hồi giáo, và Venezuela - quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp.

Trên thực tế, các nhà sản xuất dầu đã quen với thực tế mức giá khoảng 100 USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế, hoặc thực hiện động thái này quá chậm chạp.

Chuyên viên Paul Stevens thuộc Hãng Chatham House (Anh) tuyên bố rằng trong trường hợp duy trì giá thấp với dầu mỏ, những nước này và sau đó là cả thế giới sẽ phải đón đợi thảm họa chính trị và xã hội nghiêm trọng./.
Theo Vietnam+

10 nỗi nhục của người VN?

100 trước của cụ Phan Chu Trinh và ngày hôm nay của chúng ta, 10 nỗi nhục sau đây không mấy thay đổi:
 “1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…”
(Sưu tầm )

Đại chiến dầu thô: Nga ôn bài học đau đớn thời Reagan

(Quan hệ quốc tế) - Cuộc chiến dầu thô cùng với chính sách bao vây và cấm vận từ phương Tây gợi nhớ lại thời Chiến tranh lạnh với đòn đau từ Mỹ.

Sức chịu đựng của Nga trước gọng kìm cấm vận và giá dầu thô
Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – USD ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 USD (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nga đang thiệt hại tới 140 tỷ USD (113 tỷ euro) mỗi năm do các biện pháp trừng phạt của Phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và giá dầu tụt dốc, song Tổng thống Vladimir Putin khẳng định những thiệt hại về kinh tế là "không đến mức tai hại".
Những tác động tiêu cực của giá dầu lao dốc
Giá dầu lao dốc có tác động tiêu cực đến kinh tế

Hãng tin RIA Novosti dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tại một diễn đàn kinh tế ở Moskva cho hay: "Chúng tôi thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do các biện pháp trừng phạt mang động cơ địa chính trị".
Theo ông Siluanov, giá dầu sụt giảm cũng khiến nền kinh tế Nga thiệt hại "khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm". Tuy nhiên, ông hạ thấp tác động của các biện pháp trừng phạt với các thiệt hại về kinh tế khi cho rằng giá dầu thô mới là yếu tố quyết định.
Ngày 21/11, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nước này đang cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Theo ông Novak, Nga không có phương tiện kỹ thuật để nhanh chóng tăng hay giảm sản lượng dầu như Saudi Arabia, song Moskva đang nghiêm cứu "tính thiết thực của những biện pháp như vậy".
Liên quan đến giá dầu sụt giảm hay trượt giá đồng ruble của Nga, Tổng thống Putin đánh giá: "Kinh tế Nga bị ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của EU. Nhưng về nguy cơ "những hậu quả thảm khốc" thì tôi bác bỏ điều đó."
Đồng thời, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không sa vào con đường này trong bất kỳ hoàn cảnh nào và chẳng ai có thể vây hãm chúng tôi. Họ đang nói về những điều bất khả thi". Thực tế, Mỹ đang nỗ lực cô lập nước Nga và khiến nền kinh tế Nga suy thoái, thậm chí là khủng hoảng bằng các biện pháp trừng phạt mà họ và đồng minh theo đuổi.
Cay đắng với đòn của Reagan
Không phải đến bây giờ nền kinh tế Nga, đặc biệt là liên quan đến dầu mỏ mới chịu ảnh hưởng nặng nề từ những chính sách bao vây của phương Tây, mà từ những năm 1980, nền kinh tế Liên Xô đã 'nếm mùi' cay đắng bởi chính sách của Mỹ.
Khi đó, Tổng thống R.Reagan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô.
Quyết định này của Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Châu Âu, nhưng lần này ít có nước nào dám chống lại. Và không lâu sau đó các dự án công nghiệp Xô Viết (trước hết là dự án đường dẫn khí đốt) đối mặt với nguy cơ Phương Tây cắt giảm cung cấp các mặt hàng công nghệ cao đã được thỏa thuận từ trước.
Nếu như vào cuối những năm 1970, tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với Châu Âu.
Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiền tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng USD. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng USD tới 25%.
Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ Châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.
Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Nguyên nhân dẫn đến việc giới lãnh đạo Xô Viết đồng ý thay đổi là những khó khăn kinh tế mà Liên Xô đang phải đối mặt.
Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế. Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với Phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đánh sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.
Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 USD/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ USD.
Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ USD tiền xuất khẩu vũ khí –lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiền nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.
Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng Phương Tây (lương thực - thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.
Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút). Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài...
Hòa Sơn (tổng hợp)

Bộ Tài chính nhắc thẳng Bộ Giao thông... thay đổi

(Tin tức thời sự) - Đây là một trong số không ít những trường hợp các dự án đầu tư thuộc Bộ GTVT quản lý ký lệnh thay đổi khi chưa xác định nguồn vốn thanh toán...

Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về nguồn chi và mức chi thưởng cho các nhà thầu thi công hoàn thành vượt thời hạn hợp đồng gói thầu số 1, số 2 Dự án xây dựng đường vành đai 3 giai đoạn 2, TP Hà Nội.
Do chủ đầu tư và nhà thầu đã ký kết thỏa thuận về trả tiền thưởng nên Bộ Tài chính kiến nghị coi đây là trường hợp cá biệt và đề nghị Chính phủ cho phép thanh toán từ nguồn của Hiệp định vay (vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản).
"Việc nhà thầu thi công vượt tiến độ là tích cực, đáng động viên. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách Nhà nước thì tiền vay chỉ dùng chi đầu tư. Trong khi đó, khoản tiền thưởng do vượt tiến độ của các công trình xây dựng có được coi là chi cho đầu tư hay không thì chưa được quy định rõ", báo Đầu tư dẫn nội dung văn bản gửi Thủ tướng của Bộ Tài chính.
Vượt tiến độ tới 18 tháng nhưng đường trên cao vành đai 3 được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết vá, vết sụt lún sâu, kéo dài.
Vượt tiến độ tới 18 tháng nhưng đường trên cao vành đai 3 được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết vá, vết sụt lún sâu, kéo dài. Ảnh: VnExpress
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng phàn nàn rằng, trường hợp quyết định thưởng vượt tiến độ nêu trên cũng là một trong số không ít những trường hợp mà các dự án đầu tư thuộc Bộ GTVT quản lý ký lệnh thay đổi khi chưa xác định trước nguồn vốn thanh toán, trị giá thanh toán, lập dự toán để cân đối kinh phí tại từng cấp ngân sách.
Việc này là chưa đúng với Chỉ thị số 14/CT - TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, theo đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chủ đầu tư chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách, dẫn tới bị động trong cân đối của ngân sách Nhà nước.
Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ giao Bộ GTVT trao đổi với Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể trước khi thực hiện các hợp đồng tương tự. Đồng thời, chi phí trả thưởng cần được lập trong dự toán chi thường xuyên/Quỹ khen thưởng của cơ quan quyết định thưởng trước khi thỏa thuận thưởng.
Cách đây hơn 1 năm, Bộ GTVT đã đề nghị thưởng cho Liên danh Samwhan – Cienco4 là nhà thầu thi công gói thầu số 1 vượt tiến độ 263 ngày số tiền là 38,85 tỷ đồng và Sumitomo Mitsui là nhà thầu thi công gói thầu số 2 vượt tiến độ 454 ngày số tiền là 51,106 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, việc phê duyệt, thanh toán tiền thưởng cho nhà thầu là thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định hiện hành, không nằm trong các khoản không được thanh toán quy định trong Hiệp định vay đã ký và được nhà tài trợ chấp thuận. Mặt khác, thưởng tiến độ thực tế là để bù đắp một phần chi phí nhà thầu bỏ ra để thúc đẩy tiến độ thi công, nên bản chất cũng là chi phí xây lắp bổ sung. Do đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính thanh toán số tiền thưởng nêu trên cho các nhà thầu từ nguồn vốn vay JICA.
Trao đổi với Đất Việt, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục quản lý xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết, việc thưởng, phạt nhà thầu nhanh/chậm tiến độ tùy thuộc vào việc trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, ban quản lý dự án với các nhà thầu có điều khoản này không, nếu không đề cập thì thôi.
Trước câu hỏi, Bộ GTVT có biện pháp xử lý thế nào trong trường hợp một số tuyến đường sau khi đi vào sử dụng gặp phải những vấn đề do thi công nhanh, ông Sanh một lần nữa khẳng định điều này vẫn phụ thuộc vào hợp đồng giữa hai bên.
"Phải xem cụ thể từng dự án như thế nào thì mới biết được", ông nói.
Khải An

Tại sao người Nga 'phát cuồng' vì Putin

BTTD: Khi một xã hội còn cuồng tín, thần thánh hóa cá nhân thì đó là một xã hội chưa phát triền.

Khủng hoảng tiền tệ và nền kinh tế lao dốc, sự cô lập ở những hội nghị thượng đỉnh toàn cầu... từng đó đủ để xói mòn tín nhiệm của bất kỳ tổng thống nào. Nhưng hoàn toàn không phải đối với Vladimir Putin.



Putin, Nga, Crưm, Ukraina
Ảnh: AP
Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy, tỉ lệ tín nhiệm của lãnh đạo Nga ở mức 85%, giảm nhẹ so với con số 88% tháng trước và tương đương mức cao kỷ lục năm 2008. Tại sao Putin được đánh giá cao ở trong nước?
Hành động quyết đoán
Kết quả thăm dò do trung tâm Levada, một trong số ít cơ quan thăm dò dư luận ở Moscow tương đối độc lập, cho thấy, sự tín nhiệm của Putin bắt nguồn từ hành động quyết đoán và mạnh mẽ của ông.
Tỉ lệ tín nhiệm của ông cũng ở mức 88% tháng 9/2008, ngay sau khi Nga có cuộc chiến chớp nhoáng với Grudia. Tỉ lệ tín nhiệm cao trước đó dành cho Tổng thống Nga là vào tháng 1/2000, khi 84% người được hỏi ủng hộ khi ông quyết định điều quân đến Chechnya.
Cuối năm ngoái, con số này giảm còn 61%, nhưng lại sớm vượt qua ngưỡng 80% trong năm nay khi Nga sáp nhập Crưm.
'Crưm là của chúng ta'
Trong ý nghĩ của người dân Nga, Crưm là niềm vinh quang và tự hào dân tộc - nơi quân đội Nga Hoàng chiến đấu chống các lực lượng Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 19, cũng là nơi những người lính Xô Viết cầm chân quân Đức trong cuộc vây hãm Sevastopol năm 1941 và 1942.
Nikita Khrushchev, Tổng bí thư Liên Xô đã tách Crưm khỏi Nga và Ukraina sáp nhập vùng này năm 1954.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga luôn mong muốn Crưm trở về kể từ đó. Trong tháng 3, khoảnh khắc ấy đã đến. Một cuộc trưng cầu dân ý đã quyết định tách Crưm ra khỏi Ukraina và gia nhập Nga. Putin phê chuẩn việc này.
Cuộc thăm dò của Levada cho thấy, 86% người Nga ủng hộ sự tiếp quản nói trên.
Không thể thay thế
Kremlin từ lâu mô tả Nga như một pháo đài bị các thế lực nước ngoài bao vây và các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraina đã minh chứng cho điều này.
Tài năng của Putin là đồng nhất hóa nhà nước với bản thân ông. Tháng trước, phó chánh văn phòng của ông nói với các nhà phân tích chính trị rằng: "Không có nước Nga ngày nay nếu không có Putin" và "bất kỳ cuộc tấn công nào vào Putin chính là tấn công vào Nga".
Nếu hỏi tại sao ủng hộ Putin, sẽ có rất nhiều người Nga trả lời: "Còn ai khác?".
Putin chủ trương tăng cường thịnh vượng đất nước. Đói nghèo được giảm bớt, tầng lớp trung lưu phát triển, khả năng chi tiêu gia tăng.
Nhưng theo Ngân hàng Thế giới, Nga đang tiến vào một giai đoạn "gần trì trệ". Năm nay, đồng rúp rớt giá thê thảm, các biện pháp cấm vận của phương Tây đang cản bước các ngân hàng Nga tiếp cận thị trường tài chính nước ngoài.
Thái An (theo Telegraph)

Kissinger và “Trật tự thế giới”


TT - Thế giới dường như đang hỗn loạn hơn: khủng bố xuyên quốc gia, nhiều khu vực dường như không có chính phủ, trong khi có những quốc gia như một thực thể đang bị đe dọa.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger - Ảnh: Washington Post
Trật tự thế giới, quyển sách thứ 17 của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, tìm cách lý giải những vận động này.
Tháng 7-1971, Henry Kissinger lên một chiếc máy bay ở Islamabad (Pakistan) rồi đột ngột biến mất.
Tuyên bố chính thức từ Washington khi đó nói Kissinger bị ốm vài ngày nhưng thực tế thì cố vấn an ninh Mỹ đã bí mật lên đường tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử của Nixon vào tháng 2-1972 - chuyến thăm đã thay đổi hoàn toàn lịch sử quan hệ hai nước và làm rúng động trật tự Đông - Tây khi đó.
Suốt cuộc đời mình, Kissinger đã đạt được rất nhiều bước ngoặt đối ngoại. Dù đó là cú bắt tay lịch sử với Trung Quốc năm 1972, đạt được hòa hoãn với Liên Xô, lật lại sự thù địch giữa Ai Cập - Israel sau cuộc chiến khốc liệt Yom Kippur hồi năm 1973.
Frank Shakespear, người đứng đầu cơ quan thông tin Mỹ (USIA), từng nói Kissinger có thể gặp sáu người cực thông minh với quan điểm cực kỳ khác biệt nhưng vẫn có thể thuyết phục họ rằng ông có quan điểm giống y hệt họ.
Ở tuổi 91, ông vẫn là người được các tổng thống, các ngoại trưởng Mỹ tìm đến khi Washington gặp những khó khăn đối ngoại. Rất gây tranh cãi (đã có rất nhiều nhóm muốn đưa ông ra tòa án quốc tế) nhưng ông được coi là ngoại trưởng xuất chúng nhất của lịch sử Mỹ. 
Nhưng khi lịch sử đã lùi 43 năm, người từng thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc giờ đang nói về nguy cơ chiến tranh Trung - Mỹ như một quy luật thường lặp lại giữa các cường quốc cũ và mới khi trật tự của quan hệ quốc tế đang vận động hình thành.
Cuốn sách mới nhất của ông (cuốn thứ 17) có tựa đề World Order (Trật tự thế giới) đặc biệt đề cập tới sự vận động của trật tự này. 
Điều đặc biệt về World Order là cách Kissinger diễn giải rành mạch sự định hình của trật tự thế giới hiện tại và các quy luật của nó với căn nguyên từ hòa ước Westphalia 1648, sau cuộc chiến 30 năm từng khiến gần 1/4 dân số châu Âu diệt vong.
Trong cuốn sách hơn 400 trang, ông nhận định rằng “một trật tự bị sụp đổ thường không phải từ thất bại quân sự hay là thiếu cân bằng nguồn lực (điều này thường xảy ra sau đó), mà là do không hiểu được bản chất và quy mô của các thách thức mà nó đối mặt”. 
Kissinger thừa nhận sự nổi lên của Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế trong thế kỷ 21, y như cách nước Đức từng đe dọa trật tự ở châu Âu và dẫn tới hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.
Trong cuốn sách mới, ông trích lại nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng trong lịch sử 10/15 lần có sự cạnh tranh giữa một cường quốc mới và một cường quốc cũ, kết cục của nó là chiến tranh. Ông thừa nhận dù hai ông Obama và Tập Cận Bình đều tuyên bố muốn xóa bỏ căng thẳng giữa hai siêu cường cũ - mới nhưng thực tế không thể hiện được điều này. 
Khi nói về căng thẳng ở biển Đông, ông không hề lạc quan khi cho rằng “sớm hay muộn một trong những căng thẳng này sẽ dẫn tới đối đầu. Tôi không muốn Trung Quốc và Mỹ giống như Đức và Anh hồi năm 1914, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể cưỡng lại điều này chỉ bằng cách đưa quân tới dọc biên giới Trung Quốc.
Câu hỏi thật sự là: liệu chúng ta có thể tạo được khoảng trống giữa chúng ta và Trung Quốc... với sự hiện diện của quân đội từ xa mà chúng ta có thể cạnh tranh (với họ được) bằng một số luật chơi được xác định rõ”. 
Nhưng tiến sĩ Kissinger, một người Cộng hòa, lại khá “nhẹ nhàng” với nước Nga khi nói vai trò của Nga vô cùng quan trọng trong lịch sử. Ông chỉ ra rõ nước Nga từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 20 đã đóng vai trò cực sống còn khi ngăn chặn sự bành trướng của vua Charles XII của Thụy Điển rồi sau đó là Napoleon và Hitler. 
Dưới đây là một số trích đoạn ông trao đổi với tạp chí Đức Der Spiegel về cuốn sách. 
“Trở thành siêu cường với sự khôn ngoan và tầm nhìn xa”
* Khi chúng ta nhìn thế giới hôm nay, dường như nó đang hỗn loạn hơn bao giờ hết... Trật tự thế giới đang bất ổn hơn? 
- Dường như là vậy. Hỗn loạn do vũ khí hủy diệt hàng loạt và khủng bố xuyên biên giới đang đe dọa chúng ta. Rồi có hiện tượng các khu vực gần như không chính phủ như Libya chẳng hạn và các khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng bất ổn hiện nay. 
Quốc gia với tư cách là một thực thể đang bị đe dọa ở rất nhiều khu vực trên thế giới. Nhưng cùng lúc, rất nghịch lý, đây là lần đầu tiên chúng ta thật sự có thể nói về trật tự thế giới. 
* Ý ông là sao? 
- Phần lớn lịch sử thế giới, cho tới tận gần đây, trật tự thế giới thực tế chỉ là trật tự khu vực. Giờ là thời điểm đầu tiên mà các khu vực có thể tương tác với nhau trên thế giới. Điều này khiến một trật tự mới cho thế giới toàn cầu hóa là cần thiết. Nhưng hiện không có một luật lệ nào được mọi người chấp nhận. Có quan điểm của Trung Quốc, có quan điểm của Hồi giáo, của phương Tây, và trên góc độ nào đó là quan điểm của Nga. Và các quan điểm này không phải luôn đồng nhất. 
* Trong cuốn sách, ông thường xuyên nhắc tới hòa ước Westphalia năm 1648, kết thúc chiến tranh 30 năm, như là điểm mốc cho trật tự thế giới. Tại sao một hòa ước cách đây hơn 350 năm vẫn còn ý nghĩa tới giờ? 
- Hòa ước Westphalia có được sau khi gần 1/4 dân số Trung Âu bị giết hại vì chiến tranh, bệnh dịch và chết đói. Hòa ước dựa trên sự cần thiết của thỏa thuận giữa các nước thay vì sự vượt trội về đạo lý nào đó, các quốc gia độc lập quyết định sẽ không can thiệp công việc nội bộ nước khác. Điều đó tạo ra cân bằng quyền lực mà giờ chúng ta đang thiếu. 
* Chúng ta có cần một cuộc chiến 30 năm nữa không để có trật tự thế giới mới? 
- Đó là câu hỏi rất hay. Chúng ta đạt được trật tự thế giới nhờ hỗn loạn hay là sự sáng suốt? Một người sẽ nghĩ [mối đe dọa] của vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu và khủng bố là đủ để chúng ta có một tầm nhìn chung. Vì vậy, tôi hi vọng chúng ta đủ khôn ngoan để không rơi vào một cuộc chiến 30 năm nữa. 
* Nói cụ thể hơn: phương Tây nên phản ứng thế nào với việc Nga sáp nhập Crimea? Ông có sợ rằng điều này đồng nghĩa với biên giới trong tương lai sẽ không còn là bất khả tranh cãi nữa? 
- Crimea chỉ là hiện tượng chứ không phải nguyên nhân. Hơn nữa, Crimea là trường hợp đặc biệt. Ukraine trong một thời gian là lãnh thổ của Nga. Chúng ta không chấp nhận chuyện một nước có thể thay đổi biên giới và lấy một tỉnh của nước khác.
Nhưng nếu phương Tây trung thực với bản thân mình, họ phải thú nhận rằng chính họ đã có những sai lầm. Việc chiếm Crimea không phải là bước tiến để chiếm thế giới. Nó không giống như Hitler đưa quân vào Tiệp Khắc. 
* Vậy thì đó là gì? 
- Chúng ta phải hỏi câu này: ông Putin đã chi hàng chục tỉ USD cho Olympic mùa đông ở Sochi. Thông điệp của Olympic là Nga là đất nước đã phát triển, gắn liền hơn với phương Tây qua văn hóa và họ muốn trở thành một phần của phương Tây.
Vì vậy, rất khó hiểu chỉ một tuần sau khi kết thúc Olympic, ông Putin lại chiếm Crimea và bắt đầu cuộc chiến với Ukraine. Ai đó phải tự hỏi tại sao việc đó xảy ra? 
* Như vậy ông nói phương Tây ít nhất có trách nhiệm cho việc leo thang căng thẳng? 
- Đúng vậy. Châu Âu và Mỹ đã không hiểu ảnh hưởng của những diễn biến, từ chuyện thỏa thuận hợp tác kinh tế của Ukraine với EU cho tới đỉnh cao là các cuộc biểu tình ở Kiev. Các sự kiện này, ảnh hưởng của nó, đúng ra cần được trao đổi với Nga. Điều này dù vậy không có nghĩa là phản ứng của Nga là đúng. 
Ông có vẻ cảm thông rất nhiều cho ông Putin. Nhưng chẳng phải ông ta đang làm đúng những gì ông đang cảnh báo - tạo hỗn loạn ở miền đông Ukraine và đe dọa chủ quyền (nước khác)? 
- Đúng là thế. Nhưng Ukraine luôn có tầm quan trọng đặc biệt với Nga. Việc không nhận ra điều đó chính là sai lầm (của phương Tây và Mỹ). 
* Việc chiếm Crimea của Nga buộc EU và Mỹ phản ứng bằng việc áp lệnh cấm vận? 
- Thứ nhất, phương Tây không chấp nhận chuyện sáp nhập, một số biện pháp phản ứng là cần thiết. Nhưng không ai ở phương Tây đưa ra kế hoạch rõ ràng nào về chuyện khôi phục Crimea. Không ai (trong phương Tây) muốn chiến đấu ở miền đông Ukraine. Đó là sự thật.
Ai đó (phương Tây) có thể nói chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này (chuyện chiếm Crimea), và sẽ không coi Crimea như là lãnh thổ Nga theo luật quốc tế - giống như chúng ta từng coi các nước Baltic là độc lập suốt thời kỳ Liên Xô. 
* Vậy việc tương tác với ông ta (Putin) có ý nghĩa gì không? 
- Chúng ta phải nhớ rằng Nga là nhân tố quan trọng của hệ thống quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc khủng hoảng khác như chương trình hạt nhân Iran hay Syria. Việc này vì vậy quan trọng hơn là leo thang căng thẳng mang tính chiến thuật. 
Mặt khác, điều quan trọng là Ukraine vẫn duy trì là một quốc gia độc lập và họ có quyền lựa chọn về liên minh kinh tế thương mại. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ đương nhiên trở thành thành viên NATO. Cả anh và tôi đều biết rằng NATO sẽ không bao giờ bỏ phiếu đồng thuận để chấp nhận Ukraine gia nhập. 
Ông vẫn nói như thể một siêu cường mà vẫn quen mọi thứ phải theo ý mình. 
- Không, nước Mỹ không còn có thể chi phối được nữa và nước Mỹ cũng không nên như vậy. Sẽ là sai lầm nếu nghĩ thế. 
* Trong cuốn sách, ông viết rằng trật tự thế giới “nên được vun trồng chứ không phải áp đặt”. Điều đó là sao? 
- Điều đó có nghĩa là người Mỹ chúng tôi sẽ vẫn là yếu tố quan trọng nhờ sức mạnh và giá trị của mình. Anh trở thành siêu cường không chỉ bằng sức mạnh mà bằng cả sự khôn ngoan và tầm nhìn xa. Nhưng giờ thì không có quốc gia nào đủ mạnh, đủ khôn ngoan để một mình tạo lập trật tự thế giới. 
* Chính sách đối ngoại Mỹ có còn khôn ngoan và quyết đoán vào lúc này?
- Chúng tôi vẫn có niềm tin rằng nước Mỹ có thể thay đổi thế giới không chỉ bằng sức mạnh mềm mà bằng cả sức mạnh quân sự thật sự. Châu Âu không còn niềm tin đó. 
THANH TUẤN