Trang

1 tháng 2, 2014

Đi tìm hướng phát triển cho Việt Nam

TUANVIETNAM 

Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào?
Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam - thoát khỏi đói nghèo - nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, những mặt trái hay khuyết tật của thi trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn; những trục trặc khi Nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: Bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng hơn.
Một cách luận rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên nền tảng khoa học trong xu thế thời đại ngày nay làm cơ sở giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định hướng phát triển dài hạn cho Việt Nam là quan trọng.
thị trường, XHCN, kinh doanh, kinh tế, chính sách, Nhà nước, vai trò
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Vinh Quang (2013): "Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi "kinh tế thị trường" là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn "định hướng XHCN " là nói về vai trò của Nhà nước"

Vấn đề của Việt Nam
Do quan điểm phải gắn liền với những lý luận nguyên bản của Marx và Lenin đưa ra cách đây hơn một thế kỷ, nên những luận giải về định hướng XHCN ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua chủ yếu xoay quanh việc khẳng định chế độ công hữu là nền tảng và vai trò chủ đạo của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế. Sở hữu hỗn hợp mà đặc biệt là tư hữu dường như chỉ được xem là giải pháp trước mắt, công hữu về tư liệu sản xuất vẫn đang là mục tiêu chính ngay thời điểm hiện nay. Với cách luận giải này, định hướng XHCN đang đối lập với kinh tế thị trường như nước với lửa.
Điều này làm cho đường hướng phát triển chính thống khác xa với thực tiễn hay sự vận động của xã hội. Nó không chỉ gây ra sự lúng túng trong việc thực thi các chính sách trong thực tế, lựa chọn các ưu tiên trước mắt mà để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho sự phát triển dài hạn của Việt Nam. Vô hình chung định hướng XHCN theo cách hiểu đặt nặng vấn đề sở hữu và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đang làm chệch hướng mục tiêu XHCN hiểu theo nghĩa vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tiễn trong xã hội loài người
Nhìn vào sự phát triển của nhân loại đến ngày nay, kinh tế thị trường là một trong những chìa khóa quan nhất cho các nước có được sự thịnh vượng. Tuy nhiên, nếu đề cao quá mức vai trò của thị trường tự do thì sẽ gặp rắc rối. Những cuộc khủng khoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng xảy ra trong xã hội loại người đều do tính vị kỷ của con người được dung dưỡng quá mức.
Mô hình nhà nước phúc lợi (welfare state) hay thị trường xã hội với điển hình ở các nước Bắc Âu là một tham khảo thú vị. Dường như CNXH vị tha và CNTB vị kỷ đã có thể cân bằng lành mạnh. Điều đáng lưu ý là các nước này đã không gắn đường hướng phát triển của họ với một học thuyết cố định nào cả mà họ luôn dựa vào kho trí thức và các tiến bộ của nhân loại trong mỗi thời kỳ để định hình đường lối phát triển trong từng thời kỳ để đường lối phát triển trong từng thời kỳ.
Công thức thành công của họ đơn giản chỉ là tôn trọng các quy luật thị trường, sự tự do cá nhân và nhà nước phải vì lợi ích thực sự của người dân. Kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân đã được tập trung vun đắp để trở thành ba trụ cột chính cho sự phát triển. Mối quan hệ giữa bộ ba để giảm thiểu sự giẫm chân và mâu thuẫn lẫn nhau. Khu vực thị trường hay các doanh nghiệp có nhiệm vụ chính tạo ra của cải cho xã hội; Nhà nước đóng vai trò sửa chữa các khuyết tật của thị trường, tái phân phối một phần của cải để đảm bảo công bằng, cân bằng, hiệu quả và sự tiến triển cho toàn xã hội; xã hội công dân cởi mở tạo ra niềm tin lẫn nhau để hình thành vốn xã hội giúp các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả hơn, vai trò phân phối nguồn lực của Nhà nước hữu hiệu hơn trong trong xã hội nhân văn mà quyền con người được tôn trọng.
Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân là ba thực thể tồn tại một cách quan trong bất kỳ nước nào. Nhìn vào mức độ phát triển của từng thực thể và sự tương tác giữa chúng có thể thấy được sự phát triển của một quốc gia.
Sự cân bằng và hài hòa giữa ba thực thể này là vô cùng quan trọng. Bất kỳ một sự thiên lệch nào cũng có khả năng gây ra trục trặc. Khi nhà nước đòi làm tất cả sẽ dẫn đến kết cục như: kinh tế sụp đổ và các giá trị xã hội bị tàn phá do giả dối, đạo đức giả và bệnh thành tích tràn lan...
Nêu vai trò của thị trường đẩy lên quá cao sẽ dẫn đến một nền chính trị tiền bạc như Mỹ hiện nay. May mà xã hội công dân ở nước này đã bám rễ rất chắc và rất sâu rộng nên nó đã cáng đáng tốt rất nhiều vai trò trong xã hội khi mà các trính trị gia đang tranh cãi với nhau để dành quyền lực và ảnh hưởng của mình. Một môi trường mà ở đó xã hội công dân được đặt cao hơn hai trụ cột còn lại có lẽ là không tưởng vì vật chất có trước ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức. Xã hội công dân gắn liền với ý thức và sự tự nguyện của các công dân nên khó có thể vượt lên so với hai thực thể còn lại.
Điều cần lưu ý là trong ba trụ cột nêu trên, chỉ có nhà nước được tổ chức chính thức, trong khi kinh tế thị trường và xã hội công dân là những tập thể phi tập trung và phân tán kháp nơi. Nhà nước làm sứ mệnh sửa chữa các thất bại của thị trường do tính vị kỷ của con người gây ra. Tuy nhiên, bản chất hành vi của những người ở khu vực công hay khu vực tư đều như nhau.
Trong lịch sử loài người, chưa có bất kỳ ví dụ thực tiễn nào cho thấy có một nhà nước mà ở đó có tất cả những người lãnh đạo và các công chức đều mẫn cán, một lòng một dạ vì lợi ích của người dân chứ không phải vì lợi ích, vị trí hay quyền lực của mình. Ngay cả khi đã vượt qua bao nhiêu khó khăn cản trở mà chủ yếu do tay chân, người dân của thiên đình, thần tiên hay nhà Phật gây ra, bước chân đến cửa Phật rồi mà thầy trò Đường Tăng vẫn phải lo lót để có được kinh kệ mang về. Ở xã hội trần tục đương nhiên là nghiêm trọng hơn nhiều.
Do vậy, cấu trúc nhà nước cần phải được thiết kế để tránh tập trung quyền lực quá nhiều vào một số ít cá nhân hay tổ chức. Hơn thế, mỗi vị trí luôn chịu sự giám sát hay điều tiết bởi những đối tượng khác. Chỉ có áp lực mất mát thật sự nếu không làm tốt mới có thể làm cho những người làm trong khu vực công làm tốt nhằm tạo ra một nhà nước hữu hiệu. Hơn thế, vai trò của xã hội công dân trong việc ngăn chặn suy đồi đạo đức, lạm dụng quyền lực cũng như sự cấu kết của các đối tượng trong hai trụ cột còn lại để tham nhũng và lũng đoạn là vô cùng quan trọng.
Ở những nơi mà xã hội công dân không được quan tâm thì xảy ra tình trạng cấu kết giữa doanh nghiệp và nhà nước hay chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) tước toạt phần lớn nguồn lực của xã hội cho một bộ phận rất nhỏ những người có quyền và có tiền, tạo ra bất công và khó phát triển.
Con đường phát triển của Việt Nam
Muốn phát triển, mỗi quốc gia đều phải dựa vào kho tri thức hay những tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên không thể áp dụng một cách máy móc hay chắp vá mà cần có tiến trình tìm hiểu và áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi nơi. Không đâu xa, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore trở nên thịnh vượng chỉ đơn giản bằng cách "bắt chước" các tri thức và giá trị phương Tây sau đó điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Họ đã chấp nhận thử và sai trên cơ sở tư duy phù hợp với thực tế khách quan để chọn được được đi đúng đắn.
Đối với Việt Nam, người viết bài này hoàn toàn đồng ý với tác giả Trần Việt Phương (2008) rằng "giải pháp cho Việt Nam phải là một giải pháp Việt Nam, con đường của Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của loại người và chiều hướng tiến bộ của thời đại" và quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Vinh Quang (2013): "Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi "kinh tế thị trường" là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn "định hướng XHCN " là nói về vai trò của Nhà nước".
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Việt Nam có lẽ không khác nhiều với mô hình thị trường xã hội, nếu chọn được đường đi và chính sách đúng đắn thì có lẽ phải rất lâu nữa Việt Nam mới có thể đạt được mức phát triển như các nước Bắc Âu hiện nay. Tuy nhiên nếu muốn đạt được thì không cách nào khác, Việt Nam cần phải xây dựng ngay các yếu tố nền tảng từ bây giờ. Các chức năng và vai trò của ba trụ cột cần được phân định rạch ròi để chúng phát triển lành mạnh và quan hệ hài hòa lẫn nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường. Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là một đòi hỏi đối với Việt Nam hiện nay (Đỗ Hoài Nam 2013).
Trong bối cảnh này, định hướng XHCN nên được hiểu là lấy công bằng làm đầu hay mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh trong mục tiêu tổng quát nêu trên. Kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ tạo ra của cải cho toàn xã hội. Lúc này chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và mối quan hệ của ba trụ cột cần được xác định rõ ràng. Vai trò của Nhà nước, suy cho cùng, cũng chỉ để đạt được mục tiêu đề ra bằng cách làm sao để cả thị trường và xã hội công dân làm đúng chức năng của chúng, muốn như vậy, Nhà nước chỉ nên làm đúng chức năng của mình chứ không nên làm thay hay giẫm chân hai trụ cột còn lại và càng không nên kìm hãm sự phát triển của chúng.
Do vậy, vai trò của Nhà nước, như hầu hết các nước đã thành công trên thế giới, đơn giản chỉ là tập trung sửa chữa các khuyết tật thị trường và cải thiện bình đẳng thay vì nhấn mạnh yếu tố sở hữu và xác định vai trò chủ đạo. Song song với việc hoàn thiện các thể chế nòng cốt của một nhà nước pháp quyền, nhà nước nên giảm thiểu tối đa việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh, nhất là những hoạt động mà thị trường có thể làm tốt chức năng của nó.
Hơn thế việc tạo ra áp lực cạnh tranh, áp lực phải chịu áp lực cụ thể với các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước là tối quan trọng để khu vực công có thể hiệu quả và hữu hiệu hơn. Chỉ có một tiến trình lựa chọn nhân sự dân chủ đúng nghĩa thông qua cạnh tranh để người dân phát huy quyền làm chủ thực sự thì mới có thể có được điều này.
Những nhà công nghiêp sở hữu những doanh nghiệp làm ra giá trị gia tăng thực sự cho xã hội như: Lego hay Maersk ở Đan Mạch, Samsung hay LG ở Hàn Quốc, Apple hay Google ở Mỹ, Toyota hay Honda ở Nhật, Electrolux hay Ikea ở Thụy Điển mới thực sự là nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh.
Đây là điều mà Việt Nam đang thiếu. Những doanh nghiệp tạo ra giá trị đúng nghĩa. Hoàn thiện các thể chế để tạo ra sân chơi bình đẳng, khuyến kích sáng tạo, và giảm thiểu đầu cơ lũng đoạn là việc cần làm. Ở trụ cột này, việc cải tổ các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một hay một vài nhiệm vụ cụ thể trong một thời hạn nhất định là hết sức cấp bách. Điều này sẽ tránh lãng phí nguồn lực và lợi dụng vai trò chủ đạo của loại hình doanh nghiệp này của một số người nhằm trục lợi. Đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh, việc trân trọng những ngưới có khả năng làm giàu và khuyến khích người dân xóa bỏ tâm lý kỳ thị, ghen ghét người giàu, người giỏi là vô cùng quan trọng. Không một xã hội nào có thể trở nên thịnh vượng khi người giàu hay người giỏi không được tôn trọng.
Một xã hội công dân đúng nghĩa cần được quan tâm để nó có thể ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức, mất lòng tin trong xã hội và tham nhũng tràn lan như hiện nay. Chỉ có xã hội công dân cởi mở mới có thể tạo ra niềm tin giữa con người với con người, dần hình thành vốn xã hội có lợi cho sự phát triển. Trong một xã hội mà các quan hệ cơ bản chỉ do vật chất chi phối sẽ rất nguy hiểm vì ở đó chỉ có phần "con" thấp hèn được dung dưỡng trong khi phần "người" cao quý không được đề cao. Sẽ rất là đáng sợ khi trong một xã hội mà phần con lấn át phần người. Nếu không có những quyết sách hợp lý ngay từ bây giờ tương lai của Việt Nam sẽ rất u ám.
Tóm lại, trong thời đại ngày nay, cần bổ xung những lý luận mới và học hỏi vận dụng những tiến bộ của xã hội loại người nhằm lựa chọn một con đường hay chủ thuyết phát triển hợp lý để sớm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây mới chính là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Việt Nam.
Huỳnh Thế Du
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 
  
Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc (1)
Nguyen22:26 Chủ nhật
Bài viết hay quá, cảm ơn tác giả Huỳnh Thế Du :D

'Rừng vàng biển bạc', sao Việt Nam vẫn nghèo

'Rừng vàng biển bạc', vì sao Việt Nam không giàu?
TS Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc chương trình giảng dạy Fulbright cho biết, trên thế giới rất nhiều quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng không giàu, ngược lại nhiều nước điều kiện tự nhiên chẳng hề thuận lợi nhưng lại giàu. Việt Nam ta là một ví dụ sinh động, dễ thấy.
Theo TS Nguyễn Xuân Thành, điều kiện tự nhiên của ta được thiên nhiên ưu đãi rất tốt. Con người Việt Nam rất thông minh, cần cù và sáng tạo nhưng dân tộc ta chưa bao giờ giàu có.
"Ở đây góc nhìn của tôi không cho rằng do cơ chế quan liêu bao cấp hay cái gì đó ảnh hưởng bởi trước đó chúng ta cũng chưa hề giàu có mà. Và ngay cả miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng chưa phải là giàu. Đó chỉ là nền kinh tế chiến tranh nhờ viện trợ bên ngoài. Sự phồn thịnh chỉ ở hình thức chứ chưa có nền tảng công nghiệp gì cả.
Vì vậy, nếu nói thể chế quyết định cho thành công hay thất bại của một quốc gia, tức giàu hay nghèo, thì từ xưa đến nay, từ thời phong kiến cho đến giai đoạn cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay, chúng ta luôn gặp vấn đề ở thể chế", TS Nguyễn Xuân Thành nói.
Chúng ta sẽ hết tất cả dầu khí, không còn than hay quặng nữa. Lúc đó Việt Nam phát triển bằng tiền?
Chúng ta sẽ hết tất cả dầu khí, không còn than hay quặng nữa. Lúc đó Việt Nam phát triển bằng tiền?
Trước đó, trên tờ TuanVietNamnet, GS. TSKH Phan Trường Thị, Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN từng cho biết, người dân cũng chán các bài ru ngủ kiểu "rừng vàng biển bạc" vì họ không thấy được lợi gì nhiều.
GS Phan Trường Thị lấy dẫn chứng như chuyện dầu khí chẳng hạn, trước mình nhìn nó ghê gớm lắm, thế nhưng, bây giờ ai cũng hiểu, muốn có dầu, chúng ta phải chìa vai ra cùng gánh.
"Thời kì dùng tài nguyên để ru ngủ đã qua rồi", GS Phan Trường Thị nhấn mạnh.
Theo ông, một số người cho rằng trong bối cảnh hiện nay nên tạm dừng khai thác tài nguyên để đầu tư vào con người... Có tài nguyên trong tay thì mình cứ khai thác, nhưng phải thay đối phương cách quản lý. Các cơ quan quản lý cứ việc quản lý, còn thực hiện hoạt động sản xuất thì để các công ty làm.
Riêng về vấn đề khai thác than thời gian vừa qua, Cục địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho biết, năm 2010 cả nước có 5000 giấy phép khai khoáng được cấp cho 2.000 doanh nghiệp, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, có khoảng 60% doanh nghiệp bán giấy phép cho doanh nghiệp nước ngoài... Như vậy, tài nguyên khoáng sản đang bị bán rẻ, bị khai thác một cách tàn bạo và môi trường bị xâm hại.
Trả lời câu hỏi liệu có mục đích đằng sau những thương vụ này là nhằm thao túng, kiểm soát ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam hay không, TS Nguyễn Thành Sơn cho biết “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” là rõ.
"Hai thực trạng bán giấy phép và xuất khẩu lậu khoáng sản về bản chất chỉ là một, đều có mẫu số chung giống nhau là do chúng ta hành xử với tài nguyên khoáng sản theo kiểu “chộp giật”, rất thiếu trách nhiệm với tương lai, rất không bền vững đối với hiện tại" TS Nguyễn Thành Sơn nói.
Theo TS Sơn, câu hỏi quan trọng hơn là “chúng ta phải làm như thế nào?”, cụ thể là phải minh bạch về tài nguyên khoáng sản.
Mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng từng đưa ra những thông tin đáng lo ngại như, đến 2020 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu toàn bộ than nếu không khai thác than ở ĐB sông Hồng bởi than Quảng Ninh sắp hết nhưng nếu khai thác than ở ĐB sông Hồng thì chứa đầy rủi ro. Dầu khí đang giảm dần từ 20 xuống 18 rồi 17 triệu tấn/năm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại: “Nhưng đến một ngày nào đó chúng ta sẽ hết tất cả dầu khí, không còn than hay quặng nữa. Lúc đó Việt Nam phát triển bằng gì? Sẽ in tiền à?”, Bộ trưởng KH-ĐT đặt câu hỏi.
Hà Oanh ( Đất Việt )

TQ ngang ngược ở Trường Sa Việt Nam


Trong các ngày 23-25/1, TQ đã điều động 3 chiếc tàu bao gồm: Tàu đổ bộ 
Trường Bạch Sơn (Type 071), tàu khu trục Hải Khẩu (Type 052C), 
tàu khu trục Vũ Hán (Type 052B) tập trận 
trái phép tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam. 

Đội tàu chiến này đã thực hiện diễn tập cùng máy bay trực thăng tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm giả định. Cũng trong đợt này, lính Trung Quốc đang đóng quân trái phép trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã tiến hành diễn tập dưới danh nghĩa \\\\\\\\\\\\\\\ 

Đội tàu chiến này đã thực hiện diễn tập cùng máy bay trực thăng tìm kiếm và tiêu diệt 
tàu ngầm giả định. Cũng trong đợt này, lính Trung Quốc đang đóng quân trái phép trên 
một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã tiến hành 
diễn tập dưới danh nghĩa "bảo vệ đảo". 
 



đâu là điểm chết và góc mù của các chiến hạm này ?
Hồ Hải - gửi lúc 17:16 | 31-1-2014
  • +0
  • giao diện mới khó vào khó đọc quá
    Họ tên (Hiển thị trên trang) - gửi lúc 13:08 | 31-1-2014

    +0
  • giao diện gì toàn là back mới coi dc chán
    Ko - gửi lúc 11:13 | 29-1-2014

    +1
  • Những dấu mốc lịch sử còn đó 1974,1979 1988 và cả sau này .Hiện tại hàng hóa ,thương lái Trung quốc gây bao khó khăn cho người dân VN ,nguy hiểm đến tính mạng từ đồ chôi trẻ em đế... 
    andangnguyen - gửi lúc 4:40 | 29-1-2014

    +7
  • Việt Nam chỉ cần loại hỏa tiển có tầm bắn 2000km hiện đại,tàu ngầm KILo và máy bay SU 30 trong bộ 3 đó cộng với kinh nghiệm và cách đánh giặc giữ nước của ông cha nếu kẻ thù có liề... 
    Quang Minh - gửi lúc 18:28 | 28-1-2014

    +3
    Đúng là chúng ta chỉ thua nếu bị tên lửa hạt nhân tấn công nhưng hỏa tiễn với tầm bắn đến 2000 km chỉ có thể là tên lửa đạn đạo trong khi Việt Nam chỉ có tên lửa đạn đạo có tầm bắn tối đa là gần 1000km(scud d) khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển không cao vì sai số vòng tròn lớn. Nếu phải mua tên lửa loại có tầm bắn 2000 km(tên lửa đạn đạo) thì không có nước nào bán đâu.  
    kingbucker - gửi lúc 22:05 | 28-1-2014
  • Chờ thằng em Kilo kia về nữa ,song kiếm hợp bích chơi cho hoành tráng
    nguyen - gửi lúc 4:16 | 28-1-2014

    +1
  • nó tập trận trong đất nhà mình tại sao không đưa gerpad ra chận lại
    lê minh - gửi lúc 17:21 | 28-1-2014

    +9
  • giao dienj chan ko muon doc nua.
    Duyên - gửi lúc 10:20 | 28-1-2014

    +2
  • Giao diện xấu quá ... cải lùi thì có ...
    Phan Minh - gửi lúc 10:10 | 28-1-2014

    +1
  • Dao diện quá dở hơi. Đây có thể " thành công tệ nhất " của Báo Đất việt
    Đỗ Yên - gửi lúc 10:51 | 28-1-201
  • Theo Đất Việt

Lòng tin biến thể

Lòng tin biến thể
Chúng ta đang sống trong xã hội với một lòng tin biến thể. Lý do chính của sự biến thể này nằm ở sự thay đổi về hoàn cảnh xung quanh, bao gồm cả thể chế xã hội yếu đi, hoặc không còn phù hợp nữa vì những lý do khách quan, chủ quan nào đó.
 Nhưng quan trọng hơn là những người đứng đầu đảm bảo thực hiện thể chế lại không kiên quyết bảo vệ những cơ chế khuyến khích và chế tài mà thể chế hiện hành quy định. Vì vậy xây dựng lòng tin phải bắt đầu từ thể chế, và những người lãnh đạo điều hành thế chế đó.
Một nhà xã hội học người Mỹ - khi phân tích tình hình của nhà nước Liên Xô cũ những năm cuối cùng - lập luận rằng niềm tin là quá trình tương tác không ngừng về độ đáng tin cậy của hành động của một bên nào đó, dựa vào (1) uy tín của đối tác và chủ thể, (2) đánh giá hoàn cảnh hiện tại, (3) giả định về hành vi của đối tác và (4) niềm tin về sự trung thực và đạo đức của bên kia. 
Nhà nước không bảo đảm việc cung cấp hàng hoá cho người dân, xa rời những thực tế hiện tại hay tha hóa với những phẩm chất mà mình tự cam kết. Kết quả là tín nhiệm dành cho thể chế thấp và chính quyền buộc phải duy trì sức mạnh của mình bằng những quyền lực khác.
Hay như một Trung Quốc đang trên đường trở thành một con rồng mới ở châu Á. Niềm tin của người dân về một Trung Quốc mạnh đang hừng hực. Nhưng niềm tin vào một chính phủ mạnh mẽ trong khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và ô nhiễm môi trường đang đặt trước những câu hỏi lớn. 
Một số thống kê kinh tế chỉ ra người dân Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm quốc gia rất cao so với với thế giới với khoảng 34-53% so với tổng sản lượng quốc nội GDP trong vòng ba thập niên vừa qua, và chỉ số này tăng thêm 11% trong trong khỏang thời gian 2000 đến 2008. Rõ ràng, người dân tiết kiệm để lo cho bản thân, vì thiếu vắng một nhà nước phúc lợi và các thể chế nhà nước không thể giúp mỗi người hoạch định được tương lai.
Có thể thấy, những nhà nước như vậy vừa mạnh lại vừa yếu. Nhà nước mạnh vì (đang) cố gắng kiểm soát các cá nhân bằng những công cụ hành chính trực tiếp. Sẽ có bao nhiêu người vào sổ sách, bấy nhiêu đoàn hội phải theo đuổi cùng một phương châm hay các quan chức lãnh trách nhiệm kiểm tra và giám sát hơn là quản lý. 
Nhưng nó cũng có thể là một nhà nước yếu nếu những thể chế hay chính sách ban hành chỉ mang tính một chiều và áp đặt. Công dân tự lạ lẫm với chính thể mang danh đại diện cho quyền lợi của mình. Có thể họ không nghĩ rằng cơ chế này có thể giải quyết những vấn đề của mình, hoặc họ tin nhiều hơn vào bản thân và những nhóm bằng hữu thân cận (liên kết mạnh) và với những người lạ (liên kết yếu) là hiệu quả hơn.
Sự xuất hiện của những nhóm liên kết này vừa là chỉ dấu cho thấy những sân chơi hay thể chế ban hành của Nhà nước không còn hiệu năng hay chưa thể có khả năng bao quát. Lòng tin dựa vào thể chế đang giảm sút. Tuy vậy, ở một chiều kích ngược lại hết lớp người đứng lên, rồi ngã xuống, nhưng tiếp tục đứng dậy, và kêu gọi những người bạn bè, thân hữu tiếp tục tham gia cho thấy một phong trào đang rộng khắp. Đó là chỉ dấu cho sự gia tăng lòng tin liên kết (ở cả hai dạng yếu và mạnh).
Ở một góc nhìn nào đó, khi một bên đang cố gắng xây dựng những thể chế để tích tụ lòng tin, thì tài sản vô giá này lại đang dịch chuyển lan toả sang các thành phần khác, hay đơn giản chỉ là một khoảng không trống trải khi người ta không có một điểm để tựa vào. Chúng ta có thể thấy qua tình cảnh khốn đốn của người dân sống trong “vùng rốn” của thuỷ điện, điểm tựa về năng lượng của cả nước nhưng lại không thể sống trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình, hay những hàng dài người chờ tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng những “giọt nước mắt rơi chung”.
Biến thể của lòng tin là sự thay đổi của lòng người trong thời cuộc. Ứng xử với chuyển dịch cần một sự chắc chắn. Cái thứ chắc chắn định hướng cải cách chứ không bảo thủ, nhất quán chứ không xơ cứng, rập khuôn. Như một cái neo để lòng người cùng về một hướng, dù đó có bằng thiết chế công minh như núi, hay cách thức mềm mại thông qua tạo dựng hành lang pháp lý, các kênh đối thoại đa chiều và những sân chơi đa dạng, để số đông cảm nhận được mỗi phần nhỏ bé của mình trong từng quyết sách cầm quyền.
Nguyễn Chính Tâm/Người Đô Thị

31 tháng 1, 2014

Chúng ta đang thiếu một chữ "Dũng"



(LĐO) LÊ THANH PHONG 
Xuân nào cũng  dạo một vòng các phố bán tranh thư pháp. Ở thời này, ngắm một bức thư pháp cũng như một sự lắng đọng, một điểm dừng của tâm tưởng, của tâm tư.
    Người xưa viết thư pháp chữ Hán, nay các ông đồ thời hiện đại viết thư pháp chữ Việt, ngạc nhiên hơn là thư pháp chữ Tây. Không biết nên khen hay chê, nhưng thực sự khó có cảm xúc với tranh thư pháp ký tự Latinh.
    Thôi không bàn đến chữ mà xin bàn về nghĩa của chữ. Hình như thói quen, nên ai cũng thích mua tranh chữ "Đức", để gia đình tích lũy nhân đức. Chữ "Phúc" cũng quá nhiều, vẽ bao nhiêu bức cũng bán được, không sợ ế - một ông đồ trẻ nói như vậy. Còn chữ "Lộc" thì ôi thôi rồi, ai mà chẳng thích lộc vào nhà, vì vậy mà vẽ xấu cũng bán chạy.
    Chữ "An" nhiều người chuộng. "An" trong đạo học ít ai hiểu, mà chỉ thích an theo nghĩa an thân. Ai làm gì mặc, miễn sao thân mình yên là ấm. Chữ "An" thời nay có lẽ vì thế mà đắt khách. Nói ai cho xa,  mình cũng là kẻ hèn, né tránh nhiều việc để tìm cái an.
    Nhưng nhiều nhất là chữ "Nhẫn". Ai cũng tìm chữ này bởi vì nghĩ rằng mình đạt đạo, là minh triết. Nhưng ẩn giấu bên trong e cũng là chữ hèn. Nhẫn của bậc đắc đạo khác với nhẫn của kẻ sợ hãi. Với kẻ sĩ "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ  bất năng khuất" (không thấy giàu sang mà tham, không thấy  nghèo mà xa lánh, không thấy quyền lực mà sợ hãi) thì cần chi phải nhẫn.
    Có một chữ cả nước này, mọi công dân đang cần nhất chính là chữ "Dũng".
    Một dịp Tết cách đây chừng 5 năm, người viết bài này đã đi tìm chữ "Dũng" ở Văn Miếu. Tuy rất ít, nhưng dù sao cũng lác đác đôi bức và có người hỏi mua. Viết về chữ "Dũng" lúc ấy tuy đau lòng nhưng còn hy vọng.
    Hãy dẹp chữ nhẫn, chữ an đi, lúc này chỉ  cần một chữ "Dũng".

    “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”

    Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….
    PV: Năm 2013 và những ngày đầu năm 2014, một trong những sự kiện mà cả nước quan tâm nhất chính là vụ xét xử đại án tham nhũng của Dương Chí Dũng và đồng bọn. Khi Dương Chí Dũng tiết lộ những thông tin chấn động , một đồng nghiệp của tôi đã bình luận: "Khi nghe về con số 500 nghìn USD hay 1 triệu USD Dương Chí Dũng khai, thú thật tôi sửng sốt. Những người nông dân thu nhập vài trăm nghìn đồng một tháng, thậm chí chưa từng nhìn thấy tờ 100 USD trong suốt cuộc đời mình có lẽ sẽ còn sửng sốt hơn tôi rất nhiều. Dù tham nhũng đang là quốc nạn của chúng ta, những người dân như tôi có lẽ vẫn sẽ bàng hoàng về những con số đó…" 
    TS Lê Kiên Thành: Tôi kể ra điều này thì có lẽ đụng chạm đến những bạn bè tôi đang làm quan chức. Nhưng một lần ngồi ăn cơm với một số quan chức, những điều tôi nghe được khiến tôi giật mình. Có vị quan chức hồn nhiên nói với tôi: “Này, ngày xưa tôi nghĩ 1 triệu đô là nhiều lắm”. Tôi nghe và hiểu rằng, à vậy thì với họ bây giờ 1 triệu đô rất bình thường. Như tôi làm doanh nhân, tôi nhìn 1 triệu đô vẫn thấy ghê gớm, rất ghê gớm. Để kiếm tiền trong sạch, đó là số tiền thực sự không dễ kiếm. Vậy mà câu nói này lại nói ra từ miệng một vị quan chức cấp vụ thôi – không hề cao, thì để hiểu rằng góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như thế nào… 
    PV: Nếu vụ án này được làm sáng tỏ, người giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn bị trừng trị đích đáng, tôi tin lòng dân sẽ được xoa dịu trong lúc đang vô cùng bức xúc như thế này. Nhưng trong trường hợp xấu hơn, nếu như vụ án đó lại chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân? 
    TS Lê Kiên Thành: Tôi chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận nó, thì đấy sẽ là thảm họa. Nếu chuyện đó xảy ra mà người dân phẫn nộ, thì phúc của dân tộc vẫn còn. Không biết có phải tôi bi quan hay không, nhưng nhiều khả năng người ta sẽ chấp nhận nó, như bao sự việc mà người ta đã chấp nhận trước đây. Vì chúng ta đã quá quen với những vụ án tham nhũng được xử một cách đầu voi đuôi chuột từ trước cho đến nay. Vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều vụ án cần phải xử nhưng cuối cùng lại không xử, hay cần phải xử nặng thì lại xử nhẹ. Sự nương nhẹ rất khó hiểu mà chúng ta làm với cuộc chiến chống tham nhũng đã làm tối đi đường lối lãnh đạo của chúng ta.
    TS Lê Kiên Thành: Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật.
    PVNhiều người nói cái xuống cấp nhất, cái đáng lo ngại nhất, cái đáng báo động nhất chính là nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay ghê gớm. Ông có cùng chung suy nghĩ đó? 
    TS Lê Kiên Thành: Trong năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Có những người dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
    Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Và người ta hay nói đến văn hóa, nói đến đạo đức xuống cấp cho những trường hợp này.
    Nhưng những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ mình phải hiểu khác đi. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy? Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
    Những quan chức phạm tội ác tham nhũng mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần cùng? Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán, tính toán sao để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó.
    Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. Hành động đó, ở một góc độ nào đó,  không khác gì câu chuyện ông bác sĩ ném xác bệnh nhân trong vụ thẩm mỹ Cát Tường mà báo chí nhắc đến gần đây.
    Và đáng ngạc nhiên nữa là có những tờ báo chính thống bênh vực, thậm chí là ca ngợi Dương Tự Trọng. Điều đó làm tôi cảm thấy khủng hoảng và mất hết phương hướng. Những người đứng ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?
    Nếu nói hành động đó hiểu được – tôi đồng ý. Nhưng thông cảm được thì không. Nhưng những người chức vụ cao, những người nắm truyền thông mà đưa ra những định hướng bảo vệ con người đó, hay tiếc rẻ gì đó về họ, thì tôi hiểu rằng những cái xảy ra như thế này không thể là đơn lẻ. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta đang bị “biến dạng” một cách tổng thể mà văn hóa chỉ là một phần. Khi những người làm ra pháp luật, đang góp phần bảo vệ pháp luật lại không coi pháp luật ra gì; khi một xã hội mà nguyên tắc sống ở trong đó không được tôn trọng, không được bảo vệ bởi những người  đáng lẽ phải tôn trọng nó nhiều nhất thì chúng ta sẽ phải gọi tên những ngày chúng ta đang sống đây là cái gì? Tôi không thể cắt nghĩa cho con cháu mình được.
    Tôi có nghe một số phóng viên nói tốt về Dương Tự Trọng. Nếu đúng là Dương Tự Trọng là con người đáng khen như thế thật, vậy thì tôi tự hỏi cái gì ở trong cái guồng máy xã hội ta biến con người đó thành ra con người như thế này? Chắc phải gì ghê gớm lắm đang tồn tại trong guồng máy này mà cứ đưa một người tốt vào thì hỏng.  Đó là sự thất bại của chúng ta. Nếu đúng là điều đó đang tồn tại mà chúng ta không bình tĩnh tìm ra hết hoặc cố tình không đối diện hay giấu diếm nó thì nguy hiểm vô cùng.
    TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói.  
    PVĐể gọi tên được cái ghê gớm đó là gì có dễ không thưa ông? 
    TS Lê Kiên Thành: Tôi có rất nhiều người bạn đang làm chức vụ cao, nói thế này sẽ rất động chạm đến họ. Nhiều người cũng nói tôi sinh ra từ “cái lò” đó, tại sao lại nói ra những điều như thế này, nhưng nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều đó thôi, đừng trốn tránh thêm nữa.
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Sự tồn vong của chế độ, sự tồn vong của Đảng đang đứng trước một thách thức cực kỳ lớn, lớn hơn cả thời kỳ Đảng phải trải qua một cuộc tàn sát trắng. Trong lịch sử Đảng đã từng ghi, có những lúc gần như không có một ông Trung ương ủy viên nào là không ở trong tù.
    Có những thời điểm, ở nhiều địa phương, gần như không còn đảng viên nào. Nhưng chỉ cần còn một Đảng viên thôi, thì đó sẽ là tinh hoa của sự xả thân, là những người đủ sức mạnh kéo quần chúng đi theo. Chỉ cần một Đảng viên thôi – họ đã biết cách để trở thành đặc biệt trong mắt quần chúng. Còn đến giờ chúng ta có hơn 3 triệu Đảng viên. Nó đi xuống cả xã, cả phường, cả tổ dân phố, vậy mà chúng ta lại đứng trước quá nhiều thách thức. Điều đó quá đau lòng. Chúng ta nhất định phải đặt câu hỏi tại sao! 
    PV: Nhưng trong một vài năm trở lại đây, Đảng đã thể hiện quyết tâm chiến đấu với tham nhũng, với những bộ phận thoái hóa biến chất để bảo vệ sự tồn vong của Đảng? 
    TS Lê Kiên Thành: Chúng ta đã quyết tâm, nhưng sự quyết tâm đó chưa tới. Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu, nhưng nó phải có một lằn ranh nào đó. Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
    Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng! Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu - điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội.
    TS Lê Kiên Thành: Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt.  
    PV: Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này? 
    TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh. 
    PV: Mùa xuân này, đất nước đã giải phóng gần 40 năm. Đảng cũng đã 84 tuổi. Nhưng chúng ta đang đối mặt với những khó khăn thực sự. Người Việt vẫn luôn hy vọng vào năm mới. Hy vọng của ông về đất nước những ngày sắp tới là gì? 
    TS Lê Kiên Thành: Có những điều kỳ diệu đã từng xảy ra cho dân tộc này: trong quá khứ khi chúng ta đang đói kinh khủng, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo chỉ trong một sự thay đổi nhỏ. Đó là điều kỳ diệu. Chúng ta thắng Mỹ cũng là kỳ diệu. Nếu chúng ta mạnh dạn thay đổi, điều kỳ diệu có thể sẽ xảy ra như trong quá khứ. Sức sống của một dân tộc là vô cùng thần kỳ, nếu chúng ta có những bước đi đúng.
    Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. Tôi không sợ những cái đáy tự nhiên. Tôi sợ hơn cả là những cái đáy do chính chúng ta tạo thành. Và sẽ còn những cái đáy sâu hơn cái đáy này gấp nhiều lần nếu chúng ta không dừng lại. Đó mới là cái đáy khủng khiếp nhất.
    Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đến sự tồn vong, tức là đã nói đến khái niệm sống và chết. Làm thế nào để chọn con đường sống chứ không phải là chết là điều quan trọng nhất Đảng phải làm lúc này. Sợ nhất là viễn cảnh chúng ta sẽ “chết” do sự tác động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi cho những lực lượng bên ngoài đó. Còn  nếu chúng ta tự thay đổi được để chọn con đường sống thì đó là phúc may cho dân tộc này…
    Lan Hương (thực hiện)

    19 Bình luận cho “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”QUANG TONghi quyet TW4 dang phat huy tac dung. Dan chung toi tin tuong tuyet doi vao su lanh dao cua Dang. Can nhin thang vao su that de lam, ko nen ne tranh. Dan chung toi can su binh yen de phat trien.......Nganlàm được thì sẽ (mới) HAY.hauytxky86@gmail.comChú này nói hay quá! Thật đáng sợ là khi cả xhoi chấp nhận những tệ nạn những cái xấu như một tất yếu, và nếu vụ Dương chí dũng, dương tự trọng cũng bị chìm xuồng và người dân chấp nhận nó, thì quả là 1 điều đáng sợ...LÊ BÌNHBài phỏng vấn đăng vào ngày đầu tiên của năm mới thật tuyệt vời ! Bài báo này đặc biêt bởi: Những điều mà hàng ngàn người đã nói , đã viết nhiều đến nỗi gần như đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" nhưng đã trở thành "tuyệt vời" vì PV đã tìm được đúng một người "đặc biệt" để nói ra thật rõ mọi điều mà ai cũng biết !taohoakhong phai ai cung dam noi ra bang chinh su suy nghi cua minh . dat nuoc con hay mat can rat nhieu nhung suy nghi dung va hanh dong thiet thuc .TS da ko ngai noi thang do cung la hi vong mong muon cua nguoi dan .nen noi thang nhin thang va dau tranh quyet liet o moi chung ta thi ko co gi la ko the................nguyễn trọng tuệBài việt quá hay, quá sâu sắc, một con người giám nói sự thật, thật tuyệt vờitranvan45bài viết của a rất có tâm huyết đối với đất nước, sự tồn vong của chế độ, thật sự tôi cũng là người đã từng cống hiến bảo vệ chế độ này, qua thực tế hiện nay cán bộ làm việc bằng cái tâm không biết luồn cúi, chạy chọt để thăng quan tiến chức được đánh giá là người không có năng lực, không bao giờ họ được đề bạt hay bổ nhiệm, người nào cơ hội biết luồn cúi chạy chọt lại được đánh giá cao, Bác Hồ nói cán bộ là cái gốc của công việc, cái gốc có vấn đề thì cái cây không thể phát triển được, muốn xã hội vững chắc công tác cán bộ phải được làm triệt để, chủ tịch quốc hội Nguyễn sinh Hùng từng nói, nếu kỷ luật cán bộ hiện nay lấy ai mà làm việc. quan trọng Đảng ta cần người để làm được việc cho Đảng, cho dân, cho nước hay cần số lượng Đảng viên hay những con người phá Đảng, hại dân, hại nước mà thôinguyễn thanh tâmTôi rất tâm đắc với bài viết của tiến sĩ rất thực tế đã nêu lên nổi lo của Đảng của Dân vời vận mệnh của đất nước .Cũng như Tổng bí thư nói :tham nhũng lớn cũng có tham nhũng vặt cũng có đơn cử như tổ dân phố cuối năm gặp măt Đảng viên 76 có giấy mời đàng hoàng gặp tận mặt đưa tận tay nhưng mỗi giấy mời có giá từ 150-200 ngàn đồng với lý do liên hoan . Với tổ dân phố có 200 đảng viên 76 số tiền thu được là 30-40 triệu đông [ một số tiền không nhỏ ] tôi chỉ đơn cử một ví dụ thôi mong những người có tâm với Đảng , Đất nước, Dân tộc tìm hiểu kỹ có những biên pháp nằn chỉnh đề củng cố lòng tin của dân đối với Đảngchunghuy70bài của bác viết rất đúng và hay, bác đúng là 1 Đảng viên có tầm và có tâm giống cụ Duẩn quá!Lan HươngRất cần phải làm ngay, còn nhận định như thế này thì nhiều người đều biết.BVDũngBài viết hay. Còn quá nhiều điều cần phải thay đổi để đất nước này tồn tại và cũng cần nhiều người có tâm và đủ lực để làm. Chúng ta không thể phụ lòng tiền nhân đã cho ta cuộc sống hạnh phúc trong thời gian qua.Tôi thấy thật hạnh phúc khi đang sống trên đất nước này. Những ai có tâm hãy thức tỉnh và những ai đã sai thì nên .... suy nghỉ lại.Cong"Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng!"
    Tôi đồng ý với anh LKThành ở điểm này nhất.
    Ví dụ, tổ chức xã hội đúng là biết cái nào quan trọng hơn cái nào: cái tốt phải cao hơn, phải mạnh hơn cái xấu, cái chung phải quan trọng hơn cái riêng. Chỉ hai trật tự đó thôi mà đảo ngược thì xã hội rối loạn.NguyễnLê Kiên Thành ! Đến giờ tôi mới hiểu anh là người có trinh độ, có tâm huyết với đất nước ! Lời nói của anh chí tình lắm, đúng là *hổ phụ sinh hổ tử*đặng văn dũngbài viết rất hay.Duc AnhTS Lê Kiên Thành nói hay quá. Trường tồn của dân tộc càn nhièu con người như chú Kiên. Nhưng cần hành động hơn lời nói.Nguyễn Văn PhongBác Lê Kiên Thành nói hay quá !, và đây cũng là nhận định của rất nhiều người dân Việt Nam nhưng chẳng ai nói ra mà thôi ! Đúng là trên cao thì khó thấy bên dưới, Nhưng bài toán để giải nó là cả một vấn đề, một con đường dài.lelamVẫn như các bài báo khác. Những vấn đề trên đây ai cũng có thể nói được cái mà chúng ta quan tâm là tại sao và giải quyết nó như thế nào thì chưa có.haihoangBài trả lời của TS Lê Kiên Thành rất hay, ông đúng là người tâm huyết với vận mệnh dân tộcTrần Ngọc LâmTôi đã định không có ý kiến gì ở đây vì một nỗi sợ hãi có thật... Nhưng khi đọc lại bài viết này, tôi vượt qua nỗi sợ hãi đó để tỏ thái độ đồng tình và khâm phục của một người dân đối với anh (Tất nhiên trong đó vị thế của anh có phần quyết định cho sự dũng cảm này) mong rằng sẽ có thật nhiều người (nhất là dân đen) cất nên tiếng nói của lòng chính trực để có thể góp phần đẩy lùi cái xấu cái ác cho điều thiện có thể tồn tại và dần dần lấn át được lực lượng ma quỷ trong xã hội mà chúng ta đang sống. Bản thân tôi thực sự chưa nhìn thấy tia hi vọng (đáng lẽ vốn phải có) vào sự đổi thay theo chiều hướng tốt đẹp của thể chế chính trị của chúng ta khi thượng tầng kiến trúc xã hội bị suy đồi (xưa kia các nhà nho gọi là CHÍNH ĐẠO) thì điều gì xẽ xảy ra tiếp theo đây...