Trang

6 tháng 9, 2016

Giá nói phét cũng bị đánh thuế

Tin khó tin.

BTTD: Lại siêu dự án thép ở Ninh Thuận của đại gia Hoa Sen Lê Phước Vũ hợp tác với Trung Quốc. Bài học cay đắng Formosa còn đó!

Để làm gì, có động cơ gì? Khi TQ đang xâm chiếm chủ quyền VN, Lê Phước Vũ vẫn lót đường đưa TQ vào Ninh Thuận.

LĐO ĐÀO TUẤN (TỔNG HỢP)   
Ông Lê Phước Vũ: Không để một giọt nước thải nào chảy ra biển (PLO)
Những gì dư luận thể hiện trong thời gian qua là chỉ muốn “ném đá, thọc bánh xe, đố kỵ” với Hoa Sen. Còn Hoa Sen: Ngu gì không làm thép, ngu gì không đầu tư - lời Chủ tịch Hoa Sen, phật tử chay trường, đại gia Lê Phước Vũ, người nổi như cồn xung quanh dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận.
    Khi "Phật tử chay trường" nói: Ngu gì...
     Thành phần đoàn Hoa Sen khảo sát dự án thép tại Ninh Thuận.
     Thành phần đoàn Hoa Sen khảo sát dự án thép tại Ninh Thuận.
    Hôm qua, đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn Hoa Sen đã diễn ra với khán phòng không còn một chỗ trống khi nội dung chính của nó là Dự án thép Cà Ná, Ninh Thuận.
    Ngoài 2 phát ngôn đình đám mà TKT đã dẫn, Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ còn nói về thiết bị, công nghệ, đại ý: Đừng thấy Formosa mà sợ. Hoa Sen sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa.
    Còn thiết bị, câu thứ nhất của ông Vũ là xin “trả lời sau”.
    Còn câu thứ 2, ngay sau đó: “Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị. 90% dự án thép thế giới đều dùng của Trung Quốc chế tạo. Còn nếu nhập từ Châu Âu thì làm gì có lời”(!?).
    Còn nước! Lời ông Vũ: “Lấy nước biển làm chứ đâu, dù chi phí để đầu tư sẽ cao hơn. Nhưng khi nào thiếu nước thì mới dùng nước biển”, vì “dự án hiện đã được tỉnh kéo đường nước xuống tận nơi rồi”.
    Thưa những người chọc gậy bánh xe, ném đá, đố kỵ, ông Vũ đã nói hết sức rõ ràng rồi đấy. Ngu chi mà không làm thép.
    Huống chi mọi sự có vẻ đã the end: Bộ Công chấp nhận. Ninh Thuận công kênh. Ngay cả nước, quý như vàng ở vùng đất ngày mưa đếm trên đầu ngón tay, từng phải huy động quân đội chở xe téc cung cấp nước ăn cho dân - giờ cũng đã kéo đến tận chân. KKK
    Tôi tin ông Vũ nói thật, bởi ngay trong cái logo 10 chữ của Hoa Sen thì 2 chữ đầu là “trung thực”. Xem tại đây
    Anh thề, anh hứa, anh đảm bảo
    24 tiếng trươc đó, ông Vũ cũng trung thực thế này: “Tôi đã cam kết nếu dự án để xảy ra ô nhiễm môi trường, tôi sẽ trả lại tài sản cho Nhà nước và đóng cửa nhà máy. Báo chí, Chính phủ cứ ghi âm, ghi hình lại lời hứa này để nếu sau này tôi không giữ lời sẽ đem tôi ra tòa xử”. Rồi thì không xả dù chỉ một giọt nước thải xuống biển.
    Đúng là “đanh như thép”!
    Bạn sẽ hỏi vậy nước thải sẽ đi đâu: Không xuống biển thì xuống sông, không xuống sông thì xuống đất chứ hẳn nhiên nó không thể bay ngược trở lại trời.
    Nhưng chưa nói đến nước thải, nước ở đâu khi ở vùng khát cháy Ninh Thuận, nước không chỉ là vàng mà còn là nguồn sống.
    Dự án của ông Vũ, với tối đa 16 triệu tấn/năm, bằng 80% dự án Formosa. Để có chừng ấy thép, mỗi ngày cần có 180.000 m3 nước ngọt, tức hơn 60 triệu m3/năm. Ngay cả lập đàn cầu mưa nhé, Ninh Thuận cũng chẳng nói đâu ra chừng đó nước, trừ phi họ xin được một dự án... tỉ đô lọc nước mặn cho Hoa Sen có nước sản xuất.
    Tôi nhớ đến anh Mạnh quặp trong cái phim gì có cô Cá sấu chúa đó đó: Anh hứa, anh thề, anh đảm bảo.
    Thề mà môi trường sống không ô nhiễm chắc Formosa chẳng cần phải di sang Hà Tĩnh.
    Còn hứa ư? Giá mà đánh thuế được nói phét chắc chúng ta khỏi cần những dự án thép. Xem tại đây và tại đây
    Chuyện những ông chủ tịch, bí thư
    Nói đến dự án thép Cà Ná, không thể không nhắc đến sự sốt sắng của Ninh Thuận.
    Bản thỏa thuận hợp tác chiến lược Hoa Sen và Ninh Thuận ký ngày 24.10.2015 thì Ninh Thuận sẽ dành mọi “ưu ái”:
    Được cấp 1.400 ha để đầu tư siêu dự án với thời gian thực hiện 69 năm. Toàn bộ là đất sạch, hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và tái định cư,
    Rồi tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Bộ GTVT để xây dựng tuyến đường sắt nối dự án đến ga Cà Ná sớm nhất để phục vụ cho dự án.
    Rồi có những “hành động cần thiết” để đạt được sự chấp thuận hoặc cấp phép từ Bộ Công Thương và EVN đáp ứng việc cung cấp đủ điện.
    Đáng chú ý, dù liên tục phải công bố tình trạng hạn hán khẩn cấp do thiếu nước nhưng Ninh Thuận cũng... cam kết sẽ cung cấp đủ 250.000 -300.000 m3 nước/ngày đêm cho Hoa Sen bảo sản xuất từ 6 -12 triệu tấn thép.
    Rồi thì xin ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 69 năm...
    Đúng là một tấm thảm đỏ bự chảng.
    Không hiểu sao cũng là những ông chủ tịch, bí thư, cũng là những dự án tiềm năng hủy hoại môi trường khủng khiếp tôi lại nhớ ngay đến ông Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng), ông Phạm Văn Chi (Khánh Hòa).
    Cũng dự án thép tỉ đô, nhưng từ hồi 2007, ông Nguyễn Bá Thanh từng quyết định từ chối ít nhất 2 dự án FDI có tổng vốn đầu tư lên đến gần 4 tỉ USD. Trong đó có dự án xây dựng nhà máy thép của liên doanh China Steel Corporation (Đài Loan) - Sumitomo Metal Industries Corp (Nhật).
    Còn ông Chi, xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ với phát ngôn tuyệt vời: “Từ chối dự án thép tỉ đô tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận”.
    Có lẽ sự khác biệt là ở tư duy nhiệm kỳ.
    Và bỏ tư duy nhiệm kỳ phải là biết cả cách lắc đầu trách nhiệm trước con cháu, trước môi trường sống của chính mình, thưa một vị chủ tịch, bí thư khác là ông Võ Kim Cự! Xem tại đâytại đâytại đây và tại đây
    Không một học sinh nào phải bỏ học
     Một trường học ở QUảng trị (danviet).
    Có lẽ, chúng ta nên chuyển qua một tin tốt lành. Sẽ không một học sinh nào phải bỏ học vì thiếu học phí - tôi cảm nhận được điều đó trong chỉ thị mới tinh của Bộ Giáo dục.
    Theo đó, Bộ đề nghị các địa phương quan tâm tới việc miễn, giảm, hỗ trợ học phí “Để đảm bảo tất cả học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng thiên tai, ô nhiễm môi trường được đến trường nhân dịp năm học mới, không có học sinh, sinh viên phải bỏ học”.
    Xin cảm ơn thầy Bộ trưởng về sự quan tâm kịp thời.
    Nhân đây, tôi muốn thưa riêng với thầy Giám đốc Sở Giáo dục Quảng trị, một học sinh phải bỏ học đã là không bình thường, chứ không phải 1.058 học sinh phải bỏ học vẫn là bình thường, vẫn cứ yên tâm. Xem tại đây và tại đây
    Thu tiền bảo kê để “tránh bảo kê”
    Máy gặt cũng phải đóng tiền bảo kê để tránh bảo kê (dantri). 
    Tôi nhìn rất rõ mấy chữ “tránh bảo kê” trong văn bản dấu đỏ của Công an xã Bắc Thành, Nghệ An khi họ thu 2 triệu trên mỗi đầu máy gặt.
    Chúng ta có gì? Công an thu tiền bảo kê để “tránh bảo kê”. Và việc này được xác nhận một cách hồn nhiên chưa từng thấy.
    Tôi thấy ở đây sự tận tụy khi các chiến sĩ không quản nắng gió ra tận ruộng để thu.
    Tôi thấy ở đây những cái phẩy tay rất chi là đáng yêu: Cứ thu, không cần hóa đơn hóa điếc gì cả.
    Và tôi thấy có cả một hướng đi khả quan nhằm tăng thu. Thu phí gà vịt để bảo kê cho môi trường đi, bọn này chuyên làm bậy mà không xin phép. Thu phí chó sủa đi. Chúng cắn càn cắn bậy lắm. Và cả trâu bò nữa. Nó ăn không từ thứ gì, rơm rác cũng ăn.
    Chỉ lạ là mấy ông nông dân được bảo kê tận tụy thế mà vẫn kêu khổ: “Khổ lắm chú ơi! Năm trước thì bị bọn giang hồ thu tiền, năm ni thì bị công an xã bắt ký cam kết, thu tiền, chúng tôi mua máy đi gặt kiếm tiền chứ phải đi ăn cướp mô!”. Xem tại đây
    Hình ảnh hôm nay: Đôi giày của GS Ngô Bảo Châu
    GS Ngô Bảo Châu từng dép tổ ong lên lớp
    Trường Lũng Luông tháng 8.2014
    GS Ngô Bảo Châu ở Lũng Luông trong ngày khai giảng 5.9.2016
    Trường mới Lũng Luông do Chương trình Cơm Có thịt và quỹ Phượng Hoàng xây dựng (Ảnh Trần Đăng Tuấn + TNV CCT)
    2 năm trước, GS Ngô Bảo Châu, chân đi dép tổ ong huyền thoại đứng lớp ở Lũng Luông - Thái Nguyên đã gây sốt cộng đồng mạng.
    Lễ khai giảng 2016, ông đã có thể đứng lớp với giày mang chân trong một ngôi trường mới tuyệt đẹp.
    Năm ấy, trở về từ khu vực khó khăn nhất của huyện Võ Nhai, nơi mà tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 90%, và những đứa trò nhỏ toàn diện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, GS Châu cùng với Quỹ trò nghèo vùng cao - Chương trình Cơm có thịt và một số nhà hào tâm đã quyết định xây dựng ở đây một ngôi trường - Một ngôi trường trên núi tuyệt đẹp dưới bàn tay của KTS tài danh Hoàng Thúc Hào.

    5 tháng 9, 2016

    Hoa của đất*


    Đời chẳng có có xe nào để chở
    Đầu em tôi nâng đỡ cuộc đời
    Em đưa Đất mẹ lên trời
    Em ôm Đất mẹ bên người ung dung.
    Nhìn em anh chút chạnh lòng
    Cuộc đời mang nặng giữa dòng đời trôi
    Nhẹ nhàng bước , miệng cười tươi
    Em là hoa giữa lòng người Việt nam.
    Chỉ là công việc thường làm
    Chỉ lo cuộc sống đâu màng khoa trương
    Em như làm xiếc giữa đường
    Em là nghệ sỹ đời thường của dân.
    Mưu sinh vất vả, nhọc nhằn
    Xiên xiên bóng nắng, chuyên cần sớm trưa
    Tận tâm làm việc say sưa
    Mong sao trời cứ nắng mưa thuận hòa.
    Sứ sành từ đất mà ra
    Trải qua lửa nóng mới ra vật dùng
    Mồ hôi em, nắng lửa nung
    Gian nan tôi luyện em cùng thời gian.
    Thương em, ghét* những quan tham
    Ngồi điều hòa mát thu vàng, cất đô
    Ngày mai quan cũng xuống mồ
    Thấu sao cực nhọc khi mồ hôi rơi.
    Lạ thay cùng một kiếp người
    Nhọc nhằn mà vẫn tươi vui trong lòng
    Những quân ăn bám, ngồi không
    Xuôi tay , của cải có hòng mang theo?
    Sống mang thiện, ác đem gieo
    Nhân nào quả ấy đến theo sau này.
    Em ơi cực nhọc kiếp này
    Tu thân, tích đức thêm dày kiếp sau.
    Hải phòng, 12h10 31.8.2016.
    Anhtuan Do
    * Nguyên Văn: Hoa đất
    *Nguyên văn: thương

    Số dân


    Dân cùng đinh quan giàu sang
    Tự do của xứ thiêng đàng là đây
    Ông cha đã rủa câu này
    “Chó cắn áo rách” sao nay diễn hoài.

    Ở Ninh Thuận đang có một quy định lạ đời:người bán vé số do các địa phương khác phát hành bị tịch thu vé số, bị xử phạt.
    BAODATVIET.VN

    Hứng... tình

    Tối nay ta lại một mình
    Chia vui hai cặp nhân tình xinh xinh
    Cặp ngỗng nà nuột trắng tinh
    Cặp công hiền dịu hữu tình nên thơ.

    21 tháng 8, 2016

    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ


    Ngọc Tú | 
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ
    Vốn phải quay quắt với cuộc sống đói khổ của mình, anh Dũng còn canh cánh món

    Mỗi năm, người dân ở xã Nghi Thái phải đóng hơn 20 khoản phí và quỹ khác nhau. Dù là trẻ nhỏ, hộ nghèo hay người tàn tật đều phải đóng quỹ không trừ một ai...

    > Mời xem toàn bộ loạt bài về "sưu thuế kinh hãi" ở Thanh Hòa TẠI ĐÂY
    Bị mù từ lúc 3 tuổi, vẫn phải đóng hàng loạt loại quỹ
    Như đã phản ánh ở bài trước, nhiều năm nay người dân ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) phải "oằn mình" gánh nhiều khoản thu phí cao và họ cho rằng có phần bất hợp lý. Dù là già, trẻ hay hộ nghèo thì vẫn phải đóng góp nhiều khoản cho xã, xóm.
    Người dân xã Nghi Thái cho hay, nhiều lần thấy các khoản thu cao, họ đã "kêu" lên vì không còn đủ sức đóng. Thế nhưng, vấn đề đó chẳng bao giờ được giải quyết mà có khi tiền đóng năm sau còn cao hơn năm trước nên dần dần họ cũng đành im lặng cam chịu.
    Cay đắng nhất là những hộ nghèo, tàn tật dù không làm gì ra tiền nhưng hàng năm cũng phải đóng gần cả triệu đồng tiền quỹ.
    Như hộ anh Vương Đình Dũng (SN 1967; trú xóm Thái Học) bị tàn tật từ nhỏ. Cách đây không lâu, vợ anh Dũng không may bị đuối nước để lại đứa con thơ dại cho người chồng tội nghiệp.
    Hàng tháng, anh Dũng được nhận trợ cấp tiền tàn tật là 805 nghìn đồng. Tất cả mọi chi tiêu sinh hoạt của anh và con đều trông chờ vào số tiền này nên cuộc sống quanh năm đói khổ.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 1.
    Anh Dũng bị tàn tật sống trong căn nhà nhỏ cùng đứa con trai
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 2.
    Nhiều năm liền, hộ anh Dũng luôn là hộ nghèo đặc biệt của xã.
    Thế nhưng, hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản phí, quỹ cho xóm và xã.
    Lục tung trong đống giấy tờ cá nhân, anh Dũng đưa chúng tôi xem cuốn sổ theo dõi và tờ phương án thu các loại phí, quỹ hàng năm của xã.
    Trong tờ phương án thu tiền, hộ anh Dũng cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí cao.
    Năm 2016, anh Dũng phải đóng cho xã và xóm số tiền 903.400 đồng. Nhưng vì quá khó khăn nên anh chỉ mới đóng được 100 nghìn đồng.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 3.
    Hàng tháng anh Dũng được trợ cấp 805 nghìn đồng nhưng song song với đó anh vẫn phải "còng lưng gánh quỹ"
    Trong các khoản cần đóng góp của hộ anh Dũng, chúng tôi thấy rất nhiều khoản mà đáng lẽ ra là một hộ nghèo, tàn tật như anh phải được miễn giảm. Thế nhưng, anh vẫn phải đóng như những người dân bình thường, lành lặn khác.
    Cụ thể, anh Dũng vẫn phải đóng khoản quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phụng dưỡng người cao tuổi, quỹ văn hoá xã hội. Ở phần thu xóm có khoản thu chế độ gián tiếp cán bộ (tiền trả công làm cán bộ xóm - PV), quỹ khuyến học, quỹ dân sinh kinh tế, quỹ an ninh xóm.
    Khoản nặng nhất là đóng góp xây dựng tại xóm với mức thu 300 nghìn đồng nhưng anh Dũng cũng không được miễn giảm.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 4.
    Dù thuộc đối tượng miễn giảm các loại phí nhưng hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng gần 1 triệu đồng tiền đóng góp cho xã và xóm.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 5.
    Các năm trước, anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản. Các khoản như quỹ khuyến học, quỹ thu gián tiếp cán bộ, phụng dưỡng người cao tuổi và đóng góp xây dựng xóm cũng chưa bao giờ được miễn giảm.
    Trong tờ giấy liệt kê các khoản đóng góp của anh Dũng, chúng tôi thấy có mục thu nợ năm 2015 với mức 294 nghìn đồng do năm ngoái anh còn đóng thiếu. Chứng tỏ, việc đóng quỹ này đã "quá sức" đối với anh Dũng.
    Ở xóm Thái Cát (xã Nghi Thái), người dân cũng rất bất bình bởi những khoản thu quỹ, phí áp dụng cho người tàn tật mà đáng lẽ ra họ phải được miễn giảm.
    Như hộ chị Nguyễn Thị Huyền bị mù từ lúc 3 tuổi. Hiện chị ở một mình nuôi con nhỏ. Cuộc sống của chị Huyền và con chỉ dựa vào những đồng tiền trợ cấp và sự che chở của người thân.
    Thế nhưng, năm nào chị Huyền cũng phải đóng nhiều loại phí, quỹ. Dù những khoản tiền này không cao nhưng nhìn vào ai cũng thấy bất bình.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 6.
    Tờ phương án thu của hộ chị Huyền. Dù mù từ nhỏ, thuộc diện bảo trợ xã hội nhưng chị vẫn phải đóng nhiều khoản quỹ, trong đó có quỹ vì người nghèo + chất độc da cam.
    Trong tờ giấy phương án thu năm 2016 của chị Huyền, chúng tôi thấy chị phải đóng nhiều khoản như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo + chất độc da cam, quỹ môi trường, quỹ văn hoá xã hội.
    Ở phần thu của xóm, mẹ con chị Huyền vẫn phải đóng 30 nghìn đồng tiền thu gián tiếp cán bộ. Tổng cộng cả các khoản, chị Huyền phải đóng 148 nghìn đồng.
    Cụ già vẫn phải đóng"quỹ phụng dưỡng người cao tuổi"!?
    Cụ bà Nguyễn Thị Lâm (trú xóm Thái Học) năm nay đã ngoài 80 tuổi. Do tuổi cao sức yếu nên bà chỉ ở nhà và nhờ vào sự chăm sóc của con cái sống bên cạnh.
    Dù không còn làm lụng gì được nữa nhưng đều đều hàng năm, cụ Lâm vẫn phải đóng nhiều khoản phí, quỹ của xã và xóm.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 7.
    Cụ Lâm buồn khi nhắc đến chuyện phải đóng các loại quỹ của xóm và xã ngày càng tăng.
    Trong tờ thu các khoản đóng góp năm 2016 gửi về cho cụ Lâm, chúng tôi thấy cụ phải đóng đến 12 khoản phí các loại với tổng số tiền là 563 nghìn đồng.
    Số tiền dù không lớn lắm nhưng nhìn vào bảng thu tiền của cụ Lâm, nhiều người thấy nhiều khoản bất hợp lý.
    Trong khi cụ Lâm là người cao tuổi thì cụ lại phải đóng quỹ Phụng dưỡng người cao tuổi. Ngoài ra, cụ vẫn phải đóng khoản tiền "chế độ gián tiếp cán bộ" mức 20 nghìn đồng.
    Riêng khoản tiền đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, vì cao tuổi nên cụ Lâm được miễn với mức 200 nghìn đồng. Thế nhưng tiền đóng góp xây dựng xóm với mức 300 nghìn đồng thì cụ Lâm không hề được miễn.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 8.
    Các khoản tiền đóng góp năm 2016 của cụ Lâm. Dù là người cao tuổi nhưng cụ vẫn phải đóng quỹ phụng dưỡng người cao tuổi?
    Cách đó không xa là hộ gia đình anh Trần Văn Tình (SN 1977; xóm Thái Học) có 4 nhân khẩu. Mấy tháng nay anh luôn phải nằm trong viện điều trị vì căn bệnh ung thư quái ác.
     Thường ngày, anh Tình làm thợ xây còn vợ làm nông nghiệp. Nhưng hơn 2 tháng nay, anh Tình phải đi viện điều trị nên vợ anh cũng phải bỏ làm, gửi con nhỏ cho mẹ để theo chồng chăm sóc.
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 9.
    Bà Thuỷ tâm sự hoàn cảnh bệnh tật của vợ chồng anh Tình, chị Tâm khi phải chạy vạy khắp nơi để chữa trị bệnh ung thư quái ác.
    "Bệnh của thằng Tình phát hiện từ đầu năm rồi đi khám suốt. 2 tháng nay thì phải ở luôn ngoài viện Hà Nội để xạ trị. 
     Nhà được 2 con bò với cái xe, vợ chồng nó phải bán và vay thêm tiền để đi chữa bệnh luôn rồi", bà Thuỷ (mẹ anh Tình) nói và cho biết dù con cái đi viện cả tháng trời nhưng chính quyền vẫn gửi giấy về yêu cầu hộ anh Tình đóng góp lên đến 1.500.000 đồng. 
    Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 10.
    Chính quyền gửi về tờ giấy ghi các khoản đóng góp của vợ chồng anh Tình lên đến 1,5 triệu đồng.
     Lo tiền cho anh Tình chữa bệnh chưa đủ nên số nợ chính quyền này, vợ chồng anh đành khất lại mà chưa biết bao giờ mới trả được...
    (Còn tiếp...)