Trang

13 tháng 4, 2016

Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914

10:35:46 31/01/2014

Bài viết và những bức ảnh này được đem ra so sánh bởi một người nước ngoài đã sống ở Việt Nam 4 năm nay.


1. New York 1914 có rất nhiều dây điện trên đường phố, Hà Nội năm 2014 cũng vậy.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 1

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 2

2. Những cậu bé đánh giày là điểm chung thứ 2.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 3

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 4

3. Cả hai nơi đều có những ông già hút thuốc trên vỉa hè, dù cách thức và thứ họ hút là khác nhau.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 5

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 6

4. Chợ hoa New York 1914 cũng sầm uất không kém chợ hoa Hà Nội 2014.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 7

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 8

5. Những người quét rác đều có mặt ở cả 2 nơi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 9

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 10

6. Những người bán bánh mì cũng vậy.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 11

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 12

7. Những xí nghiệp may vá...

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 13

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 14

8. Trẻ con dù cách nhau cả thế kỷ nhưng vẫn cùng yêu thích một trò chơi: Nhảy dây.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 15

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 16

9. Và người New York cũng thích phơi quần áo bên ngoài như chúng ta.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 17

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 18

10. Họ cũng treo quốc kỳ vào những ngày đặc biệt.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 19

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 20

11. Một điều đáng buồn là những đứa trẻ không gia đình cũng là điểm chung.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 21

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 22
Mặc dù vậy, chúng ta may mắn hơn là hiện nay đã có rất nhiều tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm tìm cách giúp đỡ những đứa trẻ này.

12. Người New York 1914 "điêu đứng" vì kẹt xe, nhưng Hà Nội 2014 thì khác, tưởng tắc đường mà hóa ra là... không tắc.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 23

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 24


13. Trẻ con ở New York chơi bóng trong sân trường an toàn đến kỳ lạ, và theo tác giả, anh thấy Hà Nội cũng như vậy?

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 25

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 26

14. New York hồi đó cũng thích xây nhà cao tầng như Hà Nội hiện nay.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 27

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 28

15. Họ cũng có những bể bơi chật chội và đầy ắp người như thế này vào 100 năm trước.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 29

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 30


16. Những con phố ở New York hồi đó luôn tấp nập và bây giờ, Hà Nội cũng không hề "kém cạnh".

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 31

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 32

17. New York có một cây cầu tại một cái hồ giữa thành phố, còn ở Hà Nội thì có lẽ không cần phải giới thiệu nữa vì nó đã quá nổi tiếng rồi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 33

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 34

18. Người Mỹ hồi đó thích uống nước chanh, còn người Việt giờ thích uống... trà chanh.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 35

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 36

19. Cả hai nơi đều có sở thích giơ cao quốc kỳ khi lái xe.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 37
Trong ngày Quốc khánh Mỹ, mùng 4/7.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 38
28/12/2008, năm Việt Nam vô địch cúp AFF.


20. Những lớp học chật kín lại là một điểm "gặp nhau" khác.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 39

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 40

21. Người Mỹ thời đó rất yêu bóng đá (bóng bầu dục), còn tình yêu của người Việt dành cho bóng đá thì không cần phải hỏi nữa.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 41

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 42

22. Hà Nội và New York đều có những cụ già thích đánh cờ trong công viên.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 43

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 44

23. Những khu chợ trong nhà cũng là điểm đến chung của các bà nội trợ ở cả 2 nơi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 45

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 46

24. Người Mỹ thích "hot dog", còn người Việt thì thích... thịt chó nóng hổi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 47

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 48

25. Người New York rất yêu thích việc đón năm mới tại một nơi nổi bật nhất trong thành phố và dĩ nhiên, người Hà Nội của chúng ta cũng vây.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 49
Quảng trường Thời Đại.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 50
Tác giả của bài so sánh cùng vợ đón giao thừa tại Hà Nội.


Qua tìm hiểu và xác minh, chúng tôi thừa nhận những hình ảnh trong bài không phải được chụp vào chính xác năm 2014. Có rất nhiều bức ảnh đã được chụp trước và sau giai đoạn ấy. Tuy nhiên để tôn trọng bài viết gốc của tác giả Itmagnicent đăng trên Buzzfeed, chúng tôi xin mạn phép giữ lại tiêu đề như ý muốn của tác giả. Xin cảm ơn độc giả Nguyễn Thành An đã góp ý cho nội dung của chúng tôi thêm phần hoàn thiện. Chúc bạn và các độc giả của Kenh14.vn một năm mới đầy hạnh phúc và niềm vui!

Phản hồi gốc của tác giả Matt Lundy dành cho độc giả của kênh 14:
"Xin chào mọi người, tôi là Matt Lundy, tác giả gốc của bài viết này. Tôi được biết rằng một số bức ảnh được chỉ ra không hề được chụp tại năm 1914 hay 2014. Điều này là chính xác. Lý do tôi đặt tựa bài viết như vậy bởi vì tựa này nghe hay hơn so với tựa "Hà Nội ngày nay giống với New York ngày đó" và sẽ không có gì quá ngạc nhiên khi bạn thấy những thứ trong các bức ảnh vào thời điểm đó. Tôi hy vọng câu trả lỡi này sẽ giải thích mọi thứ. Sẽ thật tốt nếu như có ai đó dịch comment ra tiếng Việt để mọi người cùng hiểu."



CHUYỆN TÌNH CÂY THANH LONG

(kịch bản phim điện ảnh) 

Em như hoa trắng trên cành
Ngát hương hữu sắc làm anh say lòng
Tình anh như trái thanh long
Ngọt ngào tươi thắm mát lòng em thôi
Anh là một áng mây trôi
Cho em bóng mát trọn đời yêu em.
Phạm Hải

Phạm Hải

12 tháng 4, 2016

Hơn 9 tỷ usd mỗi năm từ VN biến đi đâu?


Mạnh Kim
Hồ sơ Panama Papers, cho đến thời điểm này, chưa thấy tiết lộ thông tin gì liên quan Việt Nam nhưng tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Global Financial Integrity (GFI, Washington DC; được thành lập năm 2006 với mục đích khảo sát dòng tiền phi pháp tuồn ra nước ngoài của các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển) đã thống kê số tiền phi pháp được tuồn khỏi Việt Nam. Báo cáo GFI công bố tháng 12-2015 cho biết, từ năm 2004 đến 2013, các nước đang phát triển thất thoát đến 7,8 ngàn tỷ USD với tỉ lệ tăng trung bình 6,5%/năm – gấp đôi tỉ lệ GDP toàn cầu.
Dòng chảy tài chính bất hợp pháp (illicit financial flows) được định nghĩa là những phi vụ chuyển tiền hoặc vốn từ nước này đến nước kia. Gọi là “bất hợp pháp” bởi nguồn tiền được chuyển là tiền có được từ những hoạt động phi pháp chẳng hạn buôn lậu hoặc tham nhũng. Việc lập công ty ma ở những thiên đường trốn thuế được xem là phi pháp và việc cắn xé nguồn vốn ODA để tư túi và chuyển cất ở nước ngoài tất nhiên cũng không hợp pháp. Với Việt Nam, báo cáo GFI cho biết, dòng tiền phi pháp chảy ra nước ngoài đã tăng liên tục:
Năm 2004: 4,034 tỷ USD
Năm 2005: 4,665 tỷ USD
Năm 2006: 4,964 tỷ USD
Năm 2007: 5,473 tỷ USD
Năm 2008: 7,633 tỷ USD
Năm 2009: 13,054 tỷ USD
Năm 2010: 8,358 tỷ USD
Năm 2011: 11,967 tỷ USD
Năm 2012: 14,940 tỷ USD
Năm 2013: 17,837 tỷ USD
Tổng cộng: 92,935 tỷ USD (tức trung bình 9,293 tỷ USD/năm)
Trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (1-4-2016), kinh tế gia Vũ Thành Tự Anh cho biết, “trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ”. Không chỉ vậy, nợ công Việt Nam đang tiến đến ngưỡng “chết chùm”. Chiếc đồng hồ đo nợ công toàn cầu (cập nhật liên tục) của The Economist (truy cập ngày 12-4-2016) cho biết, nợ công Việt Nam hiện là 94.854.098.361 USD, tức mỗi đầu người, bất luận trẻ nhỏ hay cụ già, ông bán vé số hay cô nhân viên ngân hàng, phải gánh khoản nợ công là 1.039,67 USD. Điều trớ trêu là con số tổng thất thoát tài chính Việt Nam từ 2004 đến 2013 như nói ở trên (92,935 tỷ USD), mà tất nhiên người nghèo không hề liên quan, lại khá gần bằng với con số tổng nợ công (hơn 94,854 tỷ USD).
Trong bối cảnh kinh tế co thắt và khủng hoảng ngân sách sâu, bởi chủ yếu tình trạng thu chi bừa bãi và lạm dụng nguồn vốn vay ODA, tức một nền kinh tế cực kỳ bấp bênh không an toàn, người giàu chắc chắn còn tiếp tục chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài, hợp pháp lẫn bất hợp pháp, như cơn sốt diễn ra lâu nay. Dòng tiền này dường như không được giám sát hoặc ngăn chặn. Cần biết, tổng ngân sách cho giáo dục năm 2015 là gần 225.000 tỷ đồng. Trong khi đó, mỗi năm lại có 9,293 tỷ USD (khoảng 207.187 tỷ đồng) được chuyển ra nước ngoài, một cách bất hợp pháp. Ai chuyển và bằng cách nào? Dĩ nhiên khi liệt kê hơn 140 quốc gia và công bố các thương vụ chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp hàng năm, GFI phải có nguồn. Họ không thể công bố bừa bãi mà không có bằng chứng. Chẳng phải tự nhiên mà Ngân hàng Thế giới tuyên bố ngưng cho vay ODA từ năm sau (2017).
Ngân sách khô hạn, tài chính quốc gia lại bị “xuất huyết”, đất nước xác xơ chỉ còn lại những tấm lưng nghèo. Người dân tiếp tục đối mặt với nợ chồng nợ, theo đà cơn sốt lễ hội tốn kém quanh năm và những công trình tượng đài chưa bao giờ mang lại phúc lợi xã hội và đóng góp cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Không dính dáng gì đến những cuộc “nhậu ngân sách” điên cuồng vô tội vạ, người dân bây giờ lại bị buộc phải “đổ vỏ”, phải gánh cái khoản nợ chết tiệt mà họ chưa bao giờ có trách nhiệm gây ra.
clip_image002
clip_image004
M. K.
Nguồn: FB Mạnh KimMMM

Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần đổi mới về thể chế chính trị

“Xin khẳng định rõ ở đây là đổi mới thể chế chính trị không có nghĩa là thay đổi Đảng hay thay đổi CNXH. Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo, vì đó là lựa chọn của nhân dân, của lịch sử”.
6-chot_tmzi
Ông Bùi Quang Vinh đã để lại những dấu ấn đậm nét về tư tưởng đổi mới, phát triển của mình trong thời gian đảm trách vai trò Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Pháp Luật TPHCM.
Dư địa phát triển từ năm 1986 đến nay đã cạn dần, đặc biệt gần đây kinh tế Việt Nam bộc lộ nhiều khiếm khuyết, nhiều rào cản lớn xuất hiện.
Có những khác biệt đang trở thành rào cản trong chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường đầy đủ, là nguyên nhân làm méo mó phân bổ nguồn lực, lãng phí tài nguyên, con người, làm thị trường không phát huy đầy đủ chức năng của nó.
Thực tế đó đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách, tạo hệ thống động lực để khuyến khích phân bổ lại nguồn lực quốc gia hiệu quả hơn.
Mặc dù có nhiều thành tựu nhưng chúng ta cũng thấy rằng nền kinh tế Việt Nam ngày càng kém cạnh tranh hơn, trong khi chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ.
Chúng ta đã quyết tâm hội nhập mà không đổi mới mình, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thì chắc chắn thất bại.
Phải đổi mới toàn diện
Việt Nam đã qua hơn 30 năm đổi mới, 40 năm sau ngày thống nhất đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu so với chính chúng ta nhưng so với bạn bè cùng điều kiện thì chúng ta chậm hơn, thậm chí có khoảng cách rất xa.
Động lực của 30 năm đổi mới, chuyển từ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường, dù chưa đầy đủ và hiện đại nhưng đã là một thành tựu vĩ đại. Đó là bước chuyển sang tự do, giúp cởi trói, khơi đậy động lực của nền kinh tế.
Nhưng rõ ràng chúng ta đã tới hạn, nếu tiếp tục như thế thì đất nước không phát triển thêm, thậm chí rối loạn.
Chúng ta đã tích cực hội nhập nhưng chưa có giải pháp cần để tận dụng cơ hội và hạn chế tiêu cực của hội nhập. Đây là điều rất đáng lo. Hội nhập là sức ép lớn để cải cách thể chế. Đây là sự thật. Chúng ta vào cuộc chơi chung thì phải đổi mới, nếu không sẽ thất bại.
Song, cải cách thể chế cần đi đôi với cải cách chính trị. Điều này không mới và chúng ta có chung nhận thức.
Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần đổi mới về thể chế chính trị. Vấn đề này tôi đã suy nghĩ nhiều năm, ngay sau Đại hội XI và chúng tôi đã tổ chức hội thảo nhiều lần ở hội trường này.
Xin khẳng định rõ ở đây là đổi mới thể chế chính trị không có nghĩa là thay đổi Đảng hay thay đổi CNXH.
Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo, vì đó là lựa chọn của nhân dân, của lịch sử.
CNXH cũng không thay đổi vì đó là điều tốt đẹp cho mỗi con người Việt Nam.
Qua các thời kỳ, Đảng đã chứng tỏ khả năng thay đổi, năng động, sáng tạo. Lịch sử của Đảng rút ra điều này rồi cho nên lúc này phải đổi mới.
Đổi mới thể chế kinh tế đi đôi với thể chế chính trị không có gì mới, vì đó là yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XI được thông qua năm 2011.
Chỉ có điều 5 năm qua triển khai đổi mới trong kinh tế nhiều hơn, trong khi những đổi mới thực sự trong chính trị chưa được nhiều…
Chúng ta thống nhất là lần này, chúng ta phải đổi mới một cách toàn diện, phải thay đổi bộ máy để phù hợp với kinh tế thị trường.
Làm rõ vai trò cá nhân: Chọn người tài, loại người kém
Muốn đổi mới thì phải có dân chủ… Phải hướng đến dân chủ trực tiếp (Hiến pháp đã quy định) để chọn người tài.
Vai trò cá nhân phải rõ ràng hơn… Nếu không làm rõ vai trò cá nhân thì không thể xác định được ai hoàn thành nhiệm vụ, ai không.
Cốt lõi vấn đề ở đây.
Không làm rõ được vai trò cá nhân thì sao loại được người kém ra. Đây là cốt lõi sâu xa. Mà vấn đề dân chủ, trách nhiệm cá nhân thế giới đã làm.
Trong kinh tế, kinh tế tư nhân làm rất rõ vai trò cá nhân. Họ làm được thì ăn, không thì chết. Trách nhiệm cá nhân gắn với từng đồng bạc của họ.
Còn bên Nhà nước, không rõ ràng gì cả. Cá nhân mang danh tập thể tiêu tiền của Nhà nước. Có sai cũng không kỷ luật được ai vì không biết cá nhân ai sai.
Chúng ta bức xúc trước những vấn đề không giải quyết được như thế này. Đây là nguyên nhân sâu xa thuộc về nguyên lý quản lý, trong thể chế nên chúng ta phải đổi mới.
Đổi mới để đất nước phát triển tốt hơn, để người dân có quyền biết tiền của họ được chi tiêu thế nào.
Thành tựu 70 năm hiện hữu trên quảng trường Ba Đình dịp lễ Quốc khánh 2/9 vừa rồi với diễu binh, diễu hành…
Nhưng chúng tôi muốn bổ sung rằng dù thành tựu trên quảng trường như vậy thì vẫn còn rất nhiều vấn đề làm Việt Nam tụt hậu, còn nhiều vấn đề phải xem xét.
Khi chúng ta mở cửa lớn như vậy mà không tận dụng được cơ hội lớn, để rơi mất, vuột đi thì khi “tỉnh giấc” cũng chẳng lấy lại được. Đi ra ngoài, thấy họ làm được, sao ta không làm được? Đó là điều nhức nhối, xấu hổ!
Không ảo tưởng các chuyện này sẽ thay đổi một sớm một chiều nhưng nếu không ai nói, không đặt ra vấn đề thì xã hội sẽ đi đến đâu? Đây là trách nhiệm của cơ quan xây dựng chính sách, trong đó có bộ của tôi – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tuần trước, ông Bùi Quang Vinh là bộ trưởng – thành viên Chính phủ được Quốc hội lưu luyến nhất, khi nhiều đại biểu chưa muốn ông nghỉ lúc này. Cũng như vậy, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII hồi đầu năm, ông cũng được nhiều đại biểu đề nghị tiếp tục tham gia trung ương. Điều gì đã tạo nên sự hấp dẫn ở một chính trị gia như vậy? Bài phát biểu của ông Vinh, trong hội thảo góp ý cho “Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới soạn thảo ở trên có thể phần nào giúp giải đáp câu hỏi này.
Bùi Quang Vinh (Tư Giang ghi)
Theo Pháp Luật TPHCM

Nghệ sĩ Phước Sang làm thơ cay đắng về cuộc đời


 
Motthegioi. Thói đời, dậu đổ bìm leo, khi con người ta khó khăn nhất, người thương ít, kẻ dèm pha, khinh khi thì nhiều. Điều đó, chính là "quả đắng" mà một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm như Phước Sang đang phải chịu đựng.
Thôi kệ, nhẫn một chút, sóng yên gió lặng
Thôi kệ, lùi một bước biển rộng trời cao
Thôi kệ, có vui thì sẽ có buồn
Có sướng, có khổ, vô thường người ơi
Thôi kệ, xuân qua hạ tới, thu sang đông về
Sinh ra không áo, chết về tay không
Thôi kệ, chuyện gì rồi cũng qua
Chẳng có điều chi để phiền hà
Thế thái nhân tình xưa nay vậy
Giận hờn, than trách chỉ hại ta
Thôi kệ chuyện gì rồi cũng xong
Như sông lớn, nhỏ rồi cũng xuôi dòng
Giàu có sang hèn khi nhắm mắt
Cũng là cát bụi thoảng hư không
Thôi kệ, mọi thứ rồi cũng sẽ qua
Tùy tâm bất biến trong vạn biến
Vướng bận cuộc đời chỉ khổ thân

Hãy đọc Kinh tế-chính trị để biết vận mệnh của mình sẽ ra sao !

Hãy đọc Kinh tế-chính trị để biết vận mệnh của mình sẽ ra sao ! Hãy biết nợ công là 29 tr.đ/người VN, dân đen sẽ khốn khổ ntn? Tại sao?
Khi tôi viết sự thật về KTCT, đa số người Việt không thích đọc, nhiều người cho là tôi nói xấu chế độ, là phản động và xa lánh tôi. (?)
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, lên 64,4% vào năm tới và lên 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh 'đụng trần' nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.
THANHNIEN.VN|BỞI BÁO THANH NIÊN