Trang

26 tháng 12, 2015

Tam giác không cân Nga - Trung - Mỹ


  • 17 tháng 12 2015
Image copyrightAP
Image captionBa nước Mỹ - Trung - Nga 'nhìn nhau'
Một quan chức Trung Quốc mô tả quan hệ Nga - Mỹ - Trung trong thế kỷ này như 'tam giác' ba cạnh không đều nhưng ràng buộc nhau và kêu gọi ba nước lớn thông hiểu nhau để cùng phát triển.
Bà Phó Oánh, cựu đại sứ, nay là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc vừa có bài viết trên trang Foreign Policy số đón năm mới 2016 mang tựa đề 'Beijing and Moscow Are Close, but 
Not Allies' nói về quan hệ Nga - Trung.
Nhưng bài phân tích cũng đề cập nhiều đến quan điểm của chính quyền Trung Quốc về Hoa Kỳ.
Bà Phó Oánh, từng là thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, gọi đây là quan hệ ba bên 'như một tam giác không cân'.
Đặc biệt, bài báo không nói gì đến Liên hiệp châu Âu (EU) và các nước khác.

Nga-Trung: 'Là bạn, không là đồng minh'

Cạnh Nga - Trung ngắn nhất vì hai bên những năm qua đã giải quyết nhiều vấn đề để đi đến thông hiểu nhau rất nhiều.
Tuy vậy, như tựa đề bài viết nói rõ: "Bắc Kinh và Moscow gần gũi nhưng không phải đồng minh."
Theo tác giả, dù một phần xã hội Trung Quốc có 'bức xúc lịch sử' như nhà Thanh để mất đất cho Nga hoàng, các thể chế sau này đều tìm cách hợp tác với Liên Xô và Nga.
Nhưng lãnh đạo Trung Quốc cũng rút kinh nghiệm hai lần 'làm đồng minh' với Moscow, một lần thời phong kiến, một lần thời Liên Xô, đều với kết quả không tốt.

Image copyrightAP
Image captionBà Phó Oánh: 'Quan hệ Nga - Trung tích cực và ổn định hơn cả'
Vì thế, lãnh đạo hai bên từ 1992 xác định sẽ 'là bạn' nhưng ngày càng gần gũi, chia sẻ.
Khủng hoảng Crimea và Ukraine không làm cho mối bang giao Nga - Trung kém đi.
Đặc biệt, dù ban đầu ủng hộ 'toàn vẹn lãnh thổ Ukraine' nhưng Trung Quốc cũng cho rằng 'không có lửa thì làm sao có khói' và nói Cách mạng Màu mà Hoa Kỳ và Phương Tây ủng hộ là lý do khiến Moscow ra tay ở Ukraine.
Từ 2013, hai lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc và Vladimir Putin của Nga g̣ặp nhau nhiều lần, nhiều hơn hẳn các cuộc gặp với lãnh đạo những nước khác, theo bà Phó Oánh.
Đây là quan hệ 'tích cực và ổn định' hơn cả dù Trung Quốc thường 'phản ứng và thận trọng' trên trường quốc tế còn Nga thì 'dày dạn kinh nghiệm' hơn, đôi khi có 'quyết định gây ngạc nhiên'.
Quan hệ này thậm chí được coi là 'hình mẫu' đi từ chỗ thiếu vắng niềm tin đến chỗ tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Mỹ-Nga: 'Căng thẳng vì nhiều chuyện'

Cạnh 'Mỹ - Nga' trong tam giác là dài nhất, hàm ý Washington và Moscow xa nhau nhất, và thường xuyên căng thẳng vì nhiều hồ sơ, từ châu Âu tới Trung Đông.
Đặc biệt từ khi Hoa Kỳ áp đặt cấm vận với Nga thì quan hệ này căng thẳng.

Image copyrightAP
Image captionHình nộm các lãnh đạo ba nước lớn

Mỹ-Trung: 'Vừa đồng thuận vừa bất đồng'

Theo cách phân tích của bà Phó Oánh, quan hệ Mỹ - Trung có đồng thuận tốt trên các vấn đề: kinh tế vĩ mô, biến đổi khí hậu, sức khoẻ toàn cầu, chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, sau các hội đàm Tập Cận Bình - Barack Obama.
Nhưng trong các vấn đề Biển Nam Trung Hoa (nơi mà Việt Nam gọi biển Đông), Đài Loan, nhân quyền, thương mại và một số chủ đề khác, bà Phó Oánh thừa nhận "Bắc Kinh và Washington có thể tiếp tục có bất đồng".
Tuy thế, bà kết luận bằng một thông điệp rằng:
"Từ góc nhìn của Trung Quốc, quan hệ ba bên không nên bị coi là cuộc chơi mà hai bên về một phe chống lại bên thứ ba."
Chỉ có như thế các nước mới xây dựng được môi trường quốc tế 'hòa bình, ổn định' như lãnh đạo Trung Quốc đã nêu ra, theo tác giả.
Theo BBC VN

Ông PTT Đam nói đúng hay sai?

Phó Thủ tướng: ‘Chỉ có khoảng 7-8% thực phẩm bẩn’

 26/12/2015
DDN_1509
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam muốn phải làm sao để giúp người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm không an toàn. Ảnh: VGP/Đình Nam
Báo điện tử Chính phủ dẫn lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Qua kiểm tra cho thấy hiện nay chỉ có khoảng 7-8% thực phẩm bẩn và hơn 90% thực phẩm an toàn”.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, chiều 25/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng bên cạnh việc kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm ATTP thì cần có giải pháp tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm bẩn.
“Qua kiểm tra cho thấy hiện nay chỉ có khoảng 7-8% thực phẩm bẩn và hơn 90% thực phẩm an toàn nhưng người dân không thể phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm an toàn”, Phó Thủ tướng nêu thực tế.
Theo Phó Thủ tướng, công tác đảm bảo ATTP đã có nhiều tiến bộ nhưng dư luận nhân dân chưa thực sự yên lòng khi tỉ lệ thực phẩm bị nhiễm hóa chất có giảm nhưng thực phẩm bị nhiễm vi sinh lại tăng.
Vì vậy, trong năm 2016, Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo cần tiếp tục nỗ lực thực hiện, từ hoàn thiện hành lang pháp lý, đầu tư, tập huấn, nhằm hướng đến mục đích làm cho người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm bẩn.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần triển khai kiểm tra để loại bỏ thực phẩm không an toàn ở các chợ, đi đôi với việc vận động người dân không nuôi, trồng, sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Năm 2015, qua thanh tra, kiểm tra, tỉ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 37,2% năm 2014 lên 51,1%. Riêng lực lượng quản lý thị trường kiểm tra xử lý trên 5.000 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, với số tiền phạt hành chính trên 17 tỉ đồng.
Tình hình ngộ độc thực phẩm đang được kiểm soát, giảm nhiều về số vụ, số mắc, số tử vong so với cùng kỳ năm 2014, đặc biệt không để xảy ra các vụ ngộ độc tại các hội nghị, sự kiện lớn của đất nước và các đợt nghỉ lễ dài ngày.
Tính đến ngày 15/12, toàn quốc ghi nhận trên 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 5.000 người mắc, giảm số vụ, số mắc, số tử vong so với năm 2014.
Từ 20/12/2015 đến hết 25/3/2016 sẽ triển khai thực hiện việc kiểm tra, xử lý bảo đảm ATTP với mục tiêu giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Chinhphu.vn

Sao lại dạy điều xấu, việc ác?





















Trên chuyến bay từ Hà Nội vào TP HCM tôi đọc được truyện “Gốc tích cái nốt
dưới cổ con trâu” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đăng trên một tờ tạp chí
song ngữ.
Tôi thực sự thấy sốc. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại tuyên truyền những truyện như thế? Lại còn dịch ra tiếng Anh cho bạn bè quốc tế đọc nữa.
Truyện kể rằng: Ngày xưa trâu và người nói cùng một thứ tiếng. Một người làm ruộng thuê một cậu bé chăn trâu. Do ham chơi, cậu bé không dắt trâu đi ăn, mà cột trâu lại một nơi rồi bỏ đi chơi khăng. Cuối ngày, để che mắt chủ, cậu lấy mo cau áp vào bụng trâu, trát bùn ra ngoài rồi dắt trâu về chuồng. Cậu khôn ngoan dùng lời lấp liếm, không cho trâu có dịp mở miệng. Nhưng đến một hôm, khi chủ dắt trâu đi cày, trâu mách. Chủ biết chuyện, đánh cho cậu bé một trận tả tơi. Cậu bé ngồi trên bờ ruộng khóc. Bỗng dưng một ông lão hiện ra, hỏi cậu vì cớ gì mà khóc. Cậu bé giải thích rồi bày tỏ mong muốn "làm thế nào trâu không nói được nữa”.
Ông lão bèn rút từ trong người ra một que hương, đốt lên rồi bất thình lình gí vào dưới cổ con trâu. Con trâu kêu oai oái, tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn, chỉ còn “nghé ọ” được mà thôi. Chỗ bị thương sau này thành một cái nốt và từ đó trâu không còn nói được nữa.
Tôi sốc bởi trong truyện này, cậu bé chăn trâu là một kẻ xấu. Cậu lười lao động, khôn lỏi, gian dối với người và tàn nhẫn với trâu - loài động vật hiền lành, có ích. Ông lão (ông Bụt) khi biết chuyện đã không dạy bảo điều khôn, lẽ phải cho cậu, lại còn thương hại kẻ xấu mà ra tay làm điều ác với con trâu.
Chúng ta muốn dạy người Việt Nam điều gì qua truyện cổ tích phản giáo dục này, khi điều xấu, việc ác không những không bị lên án, mà còn được chia sẻ và tiếp tay? Tôi cũng nghi ngờ cả tính giáo dục của phần kết truyện Tấm Cám - kiệt tác cổ tích Việt Nam. Đành rằng Cám là người xấu, nhiều lần hãm hại Tấm, nhưng chúng ta có nên giáo dục các thế hệ trẻ em Việt Nam bằng chuyện Tấm xui Cám tắm nước nóng cho chết bỏng, rồi chặt xác Cám làm tám khúc, lấy thịt làm mắm gửi cho mẹ kế ăn?
Tôi tin rằng, chúng ta sẽ mong muốn có một cô Tấm biết kiềm chế và cư xử nhân đạo hơn với những người sai trái trong và ngoài gia đình. Chúng ta muốn con em mình vị tha và có ý thức pháp quyền hơn để biết bắt trói và giao nộp những kẻ trộm chó cho công an, thay vì thẳng tay đánh chết họ...
Đời sống kinh tế của nước ta ngày một cải thiện, nhưng đồng thời điều xấu, cái ác trong xã hội ta cũng ngày càng nhiều hơn, cuộc sống của mỗi người ngày càng có nhiều rủi ro hơn từ những người sống quanh mình. Nước nào ít nhiều cũng đều có tội phạm. Nhưng ở nước ta, trong những năm gần đây có rất nhiều vụ giết người vì những lý do lãng xẹt: vì “bọn nó dám sang làng ta tán gái”; vì “nhìn đểu”; vì va quệt xe máy; vì cãi nhau ở quán nước...
Tôi nghĩ, nhiều kẻ, sau khi đã gây án, cũng không thể hiểu nổi tại sao chúng lại giết người một cách vớ vẩn, ngu xuẩn đến như vậy. Đấy là nói về chuyện giết người, còn về những điều xấu, việc ác chưa đến mức giết người thì vô vàn, kể ra không xuể. Tôi chỉ có thể đặt nghi vấn về sự tích tụ cái ác quá nhiều ở những kẻ đó, nhiều đến mức chúng không còn nhận thức được về cái ác nữa.
Nelson Mandela từng nói rằng: "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới". Những câu chuyện cổ tích mang đầy "màu sắc báo thù" trên đây là sản phẩm của một xã hội sơ khai. Chúng đáng bị lãng quên từ lâu bởi những thông điệp trong đó đã không còn phù hợp với thời đại văn minh, pháp trị, nơi hành vi của con người được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật.
Tôi cho rằng, cần phải rà soát lại những gì chúng ta dạy cho con em ở mọi hình thức và loại bỏ tất cả những gì vô tình tuyên truyền, cổ xúy cho điều xấu, việc ác.
Mỗi một thế hệ trẻ là một vụ mùa của đất nước. Hạt gieo xuống không được chăm sóc đúng cách thì không thể đòi hỏi những vụ mùa xanh tươi.
Lương Hoài Nam

25 tháng 12, 2015

Người lớn xấu, sao có lớp trẻ tốt?

Người lớn không tử tế, sao mong con cháu hiếu thảo, trung thực?

Làm sao mong muốn con, cháu thành người trung thực, hiếu thảo, nhân ái khi những lời nói, việc làm của chính mình lại không được như vậy?” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em tối 20/12 tại Hà Nội.
Kính thưa các Quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn!
Trước hết, thay mặt Chính phủ Việt Nam tôi xin trân trọng cám ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Liên hợp quốc, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, các Tổ chức quốc tế , các quốc gia bè bạn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam.
Người lớn không tử tế, sao mong con cháu hiếu thảo, trung thực?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em là văn kiện đậm tính nhân văn thể hiện tầm nhìn “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” và mong ước “dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất” của toàn nhân loại nên điều hoàn toàn dễ hiểu là văn kiện được nhiều quốc gia phê chuẩn nhất.
Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước. Đó cũng là điều tự nhiên vì Công ước rất phù hợp với truyền thống, đạo lý của Dân tộc và đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Từ ngàn đời nay, cha ông ta không quản hy sinh với ước mong và niềm tin vào tương lai hòa bình, tự do, hạnh phúc của thế hệ mai sau. Trong muôn vàn thiếu thốn, các thế hệ người Việt Nam luôn nâng niu, dành dụm cho con, cho cháu những gì tốt đẹp nhất. Nhiều khi là rất nhỏ bé, đơn sơ nhưng đầy ắp tình yêu thương.
Pháp luật , chính sách của Nhà nước cùng muôn vàn hoạt động của cả cộng đồng nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước đã giúp trẻ em Việt Nam được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, phát triển ngày càng tốt hơn.
Chúng ta vui khi thấy các số liệu thống kê cùng các phân tích đánh giá của các tổ chức quốc tế liên quan tới phát triển con người, tới chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nước ta tốt hơn so với nhiều quốc gia có cùng trình độ phát triển.
Nhưng chúng ta cũng không quên rằng ngay giờ phút này không ít trẻ em vẫn sống trong nghèo đói, vẫn đang là nạn nhân của của bạo hành, của phân biệt đối xử, của tệ nạn... và của rất nhiều thứ khác nữa - những thứ đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản, đã cướp đi cơ hội được phát triển của các em.
Không chỉ trẻ em nghèo khó, thiếu thốn, thất học, ốm đau không được chăm sóc... mà ngay không ít trẻ dù được sống trong điều kiện tươm tất, được học hành, thậm chí được cưng chiều... vẫn có thể bị xâm hại những quyền cơ bản.
Không ít hành vi dù là do nhận thức chưa đúng, hiểu biết chưa tới hay do thói quen không tốt của người lớn đã ảnh hưởng xấu tới tâm lý, tình cảm, sự phát triển hướng tới chân - thiện - mĩ của trẻ em.
Làm sao đòi hỏi con, cháu mình vượt khó để học giỏi trong khi bản thân mình lại không chăm chỉ, nỗ lực?
Làm sao mong muốn con, cháu thành người trung thực, hiếu thảo, nhân ái khi những lời nói, việc làm của chính mình lại không được như vậy?
Làm sao tin tưởng con cháu mình sẽ trở thành công dân mẫu mực, mà một tiêu chí hàng đầu là tuân thủ pháp luật, trong khi mình lại không đội mũ bảo hiểm, lại vượt đèn đỏ khi chở con trên đường?
Có rất, rất nhiều câu hỏi “làm sao?” như vậy mà chúng ta nên thường xuyên tự hỏi mình...
Người lớn là tấm gương để trẻ em noi theo và trẻ em cũng là tấm gương để chúng ta soi lại mình. Một ánh mắt trong trẻo, một câu nói hồn nhiên của trẻ nhiều khi làm lòng ta trong sáng ra, hành động của ta đúng đắn hơn. Nghe trẻ em nói không chỉ đơn giản vì quyền của trẻ mà còn vì lợi ích của tất cả.
Thưa các vị đại biểu cùng toàn thể các bạn!
Chúng ta cùng có mặt tại đây giữa Thủ đô Hà Nội - thành phố vì hòa bình - trong một không khí an lành của mùa giáng sinh, năm mới đang đến gần.
Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn đạn bom, khói lửa, vẫn còn xung đột, bạo lực đe dọa cướp đi mạng sống của nhiều người dân, của nhiều trẻ em.
Nhiều người dân, nhiều trẻ em vẫn đang sống trong đói nghèo cùng cực.
Và cả những hiểm họa từ bệnh dịch, từ ô nhiễm môi trường, từ biến đổi khí hậu... đe dọa tới sự phát triển bền vững, tới hòa bình, thịnh vượng, tới bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Có rất nhiều hình ảnh tuyệt vời về trẻ em như các nghệ sĩ nhí trong các tiết mục văn nghệ đặc sắc mà chúng ta vừa thưởng thức, những nụ cười lộ hàm răng sún, những ánh mắt, trò đùa tinh nghịch… làm cho ta thấy yêu đời, tin tưởng và trách nhiệm với tương lai.
Nhưng cũng có những hình ảnh mà không ai, không một ai muốn thấy và đã thấy rồi thì chẳng thể nào quên được, chẳng thể nào không day dứt. Đó là hình ảnh xác em bé ba tuổi người Syria nằm xấp trên bờ biển; là con kền kền chờ em bé Sudan chết đói trong bức ảnh của Kevin Carter …
Một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo, công bằng và tràn ngập tình nhân ái là ước vọng của loài người. Khát vọng chính đáng ấy chỉ có thể sớm thành hiện thực nếu tất cả các dân tộc, tất cả chúng ta cùng chung tay với đầy đủ trách nhiệm và sự thực tâm.
Tôi xin đề nghị tất cả các quý vị và các bạn một lần nữa cùng bày tỏ lòng biết ơn đối với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, tới Liên hợp quốc và tất cả các quốc gia, tổ chức, cá nhân đã không ngừng phấn đấu, đóng góp cho hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng; cho phát triển con người - cho chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Xin hãy nhớ về tuổi thơ và cùng nguyện làm tất cả để trẻ em có một tuổi thơ tươi vui, một tương lai tốt đẹp nhất.
Chúng ta xin cám ơn các vị khách quốc tế lẽ ra đã đang trên đường về với gia đình nhưng vẫn nán lại để tham dự sự kiện rất ý nghĩa này. Cám ơn tất cả những người dù trong những ngày lễ, ngày tết vẫn làm việc xa gia đình vì hạnh phúc, vì niềm vui của mọi người.
Xin chúc các Quý vị đại biểu và các bạn Năm mới 2016 an lành, hạnh phúc!
Xin trân trọng cảm ơn./.
Viết Cường (ghi)

Bi hài vụ bí thư phường “bỗng dưng” trở thành Trưởng Phòng giáo dục


(LĐO) QUANG ĐẠI 
Thị ủy Cửa Lò, cơ quan ra Quyết định miễn nhiệm chức danh do Chủ tịch UBND bổ nhiệm

Liên quan đến việc điều chuyển, hoán đổi vị trí giữa Bí thư phường và Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) gây xôn xao dư luận thời gian qua, ông Nguyễn Văn Tuân cho biết đã kiến nghị lên UBND tỉnh trong khi đó cả hai Trường Phòng Giáo dục vẫn song song cùng đương chức.

    Chưa thỏa đáng
    Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Tuân - Trưởng Phòng GD – ĐT thị xã Cửa Lò được điều động đi làm Bí thư phường Nghi Thu - cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, tôi đã có kiến nghị gửi Thị ủy, UBND thị xã Cửa Lò, đề nghị xem xét lại các quyết định điều động, luân chuyển cán bộ vì không phù hợp với thực tế, năng lực – sở trường cán bộ và không đúng quy định của pháp luật”.
    Vừa qua, thị xã Cửa Lò đã có văn bản trả lời kiến nghị của ông Nguyễn Văn Tuân. Theo đó, thị xã Cửa Lò khẳng định việc điều động, luân chuyển cán bộ là đúng.
    “Tôi đã nêu rõ trong đơn kiến nghị nhiều bất cập. Tôi không có nguyện vọng phát triển lên, mà chỉ muốn cống hiến cho ngành giáo dục; anh Nhân chưa hết thời hạn luân chuyển, năng lực anh Nhân không phù hợp với vị trí Trưởng Phòng GD – ĐT, những bất cập so với Quyết định 66/2008 của UBND tỉnh trong quy trình luân chuyển, đến nay vẫn chưa có quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng Phòng GD – ĐT....
    Tuy nhiên các vấn đề cụ thể đó đều không được đề cập, hoặc trả lời thỏa đáng”, ông Tuân cho hay.
    Ông Nguyễn Văn Tuân cho biết, ông đã viết đơn kiến nghị lên UBND tỉnh, đề nghị cơ quan chức năng cấp tỉnh vào cuộc, kiểm tra làm rõ và giải quyết.
    Có hai Trưởng Phòng GD – ĐT đương chức?
    Từ 27.11, sau khi có quyết định luân chuyển, ông Phùng Đức Nhân đã đến cơ quan làm việc, nhưng ông Nguyễn Văn Tuân không bàn giao, nên ông Nhân không có phòng riêng, phải ở chung với chuyên viên.
    Lý do ông Nguyễn Văn Tuân chưa bàn giao là do ông cho rằng có nhiều vấn đề, trong đó cho đến nay vẫn chưa có Quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng Phòng GD – ĐT đối với ông do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
    Vào ngày 22.12, ông Phùng Đức Nhân đã được bố trí phòng riêng tại tầng 4 tòa nhà UBND thị xã Cửa Lò, vị trí trước đây của Phòng Tổ chức cán bộ và Công đoàn giáo dục.
    Còn ông Nguyễn Văn Tuân vẫn đến cơ quan làm việc tại phòng cũ, thuộc tầng 3. Tuy nhiên, tấm biển “Trưởng Phòng GD – ĐT” trước đây đã bị tháo dỡ.
    Ông Nguyễn Văn Tuân cho biết cho đến nay ông vẫn chưa bị kỷ luật về việc không chấp hành quyết định luân chuyển.

    TIN BÀI LIÊN QUAN

    24 tháng 12, 2015

    “Tham nhũng trở thành nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong chế độ”



    Dân trí Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ; xói mòn các giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội…

    Thu hồi tài sản tham nhũng - chỉ được 10%?
    Ngày 24/12, UBND TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
    TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng
    TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng
    Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, công tác phòng, chống tham nhũng tại thành phố trong 10 năm qua (từ 2006 – 2015) đã có chuyển biến tích cực và đạt một số kết quả. Nhưng ông cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình phòng, chống tham nhũng, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu.
    “Trên thực tế tham nhũng ngày một tinh vi, được che chắn, tiềm ẩn dưới nhiều hình thức lợi ích nhóm hoặc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Trong những vụ việc phát hiện tham nhũng có biểu hiện của lợi ích nhóm rất tinh vi, thậm chí cấu kết chặt chẽ tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho một số người có chức vụ, quyền hạn”, ông Phong nói.
    Theo báo cáo của UBND TP, từ năm 2006 – 2015, Công an TP đã thụ lý, điều tra 152 vụ án tham nhũng, chức vụ với tổng số 463 bị can. Tổng giá trị tài sản thiệt hại, phạm tội trên 600 tỷ đồng và 136.000 USD. Đến nay, quá trình khởi tố, điều tra, kết luận không có trường hợp  nào oan sai phải bồi thường thiệt hại.
    Viện KSND TPHCM đã thụ lý 151 vụ với 396 bị can; truy tố tội phạm tham nhũng 140 vụ với 323 bị can. TAND TP (2 cấp) đã thụ lý 199 vụ án (với 636 bị cáo) liên quan đến tham nhũng và giải quyết 198 vụ. Trong đó, trả hồ sơ 68 vụ, xét xử 129 vụ, đình chỉ 1 vụ. Trong các loại tội phạm về tham nhũng thì số bị cáo bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” chiếm tỷ lệ cao nhất (118/199 vụ, đạt tỷ lệ gần 60%).
    TAND TP đã tuyên tịch thu số tiền từ các vụ án liên quan đến tham nhũng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện các hành vi phạm tội, các bị cáo đã rất tinh vi trong việc chuyển giao tài sản cho người khác nên công tác tịch thu, thu hồi tài sản gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng năm 2013 chỉ đạt 10%. Trong khi đó, năm 2014, chỉ thu hồi được khoảng 1.500 tỷ đồng trên tổng số 6.740 tỷ đồng thiệt hại từ các vụ án tham nhũng, đạt tỷ lệ 22%.
    Theo UBND TP, công tác thu hồi tài sản tham nhũng được xem là vấn đề quan trọng, cũng là vấn đề bất cập lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc chứng minh, truy tìm, thu giữ, quản lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có, được cho là vấn đề khó khăn nhất hiện nay xuất phát từ việc sử dụng tiền mặt. Chính sách pháp luật trong những năm qua cũng chưa thực sự đảm bảo sự ổn định cần thiết, dẫn đến nhiều tài sản chưa chứng minh được nguồn gốc.
    Bên cạnh đó, một số vụ việc không thể xử lý tội phạm tham nhũng mà chỉ có thể xử lý tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tội phạm khác. Điều này khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng không thể thực hiện được.
    Kiểm soát chi đầu tư, tiêu dùng đối với cán bộ
    Để xử lý tình trạng tham nhũng triệt để hơn, UBND TP kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng. Trong đó, UBND TP kiến nghị trong thời gian tới cần có quy định tham nhũng trong khu vực tư (khu vực ngoài nhà nước).
    Trên thực tế, khu vực tư cũng có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của tập thể, cá nhân và các hành vi đó ngày càng phổ biến. Tham nhũng khu vực tư làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sức cạnh tranh. Việc chưa quy định tham nhũng trong khu vực tư đã vô hình trung loại bỏ những hành vi tham nhũng tại các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước.
    Ngoài ra, UBND TP còn đề xuất cần có quy định kiểm soát thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn ở địa phương từ Phó Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên, ở Trung ương từ Phó Vụ trưởng trở lên.
    Các giải pháp cụ thể như bắt buộc việc chi trả qua tài khoản ngân hàng đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho người có chức vụ, quyền hạn; quy định nghĩa vụ kê khai các khoản chi đầu tư và tiêu dùng có giá trị lớn của người có chức vụ, quyền hạn với mục chi và giá trị cụ thể nhằm đối chiếu tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
    Tham nhũng trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn vong chế độ
    Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
    Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
    Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải thẳng thắn thừa nhận rằng công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay trên cả nước cũng như TPHCM  chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.
    Theo Phó Thủ tướng, cũng như các địa phương, khả năng tự phát hiện tham nhũng của TPHCM còn yếu và cần được khắc phục. Một bộ phận cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tiêu cực; một số đơn vị vẫn lỏng lẻo trong công tác quản lý hành chính và cán bộ.
    Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ; xói mòn giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội và cản trở đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tham nhũng để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gây thiệt hại cho người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội”.
    Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm, không chỉ riêng TPHCM mà trên phạm vi cả nước việc thu hồi tài sản tham nhũng còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, những năm qua tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được nâng lên đáng kể. Trong năm 2013 tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt khoảng 20%, năm 2014 thu hồi đạt gần 29% và năm 2015 tăng lên trên 50%.
    Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của TPHCM về các cơ chế chính sách, quy định về phòng, chống tham nhũng một cách thỏa đáng, đúng mức để kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
    Quốc Anh

    Thế giới có rơi vào chiến tranh nếu giá dầu chạm đáy?


    Đăng Bởi  - 
    chien tranh dau mo

    Trước đây, cứ mỗi lần giá dầu sụt giảm quá mạnh, thế giới lại lâm vào bất ổn với các cuộc chiến tranh và các quốc gia sụp đổ. Liệu lần này có là ngoại lệ?


    Một sự kiện đáng chú ý diễn ra trong tuần này là việc giá dầu tiếp tục có xu hướng sụt giảm mạnh hơn bao giờ hết. Những ngày cuối cùng của năm 2015 đang chứng kiến giá dầu tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua kể từ năm 2004, khi trong phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần này, giá dầu Brent tại London giảm xuống chỉ còn 36 USD/thùng.
    Hầu hết các chuyên gia dù là người lạc quan nhất cũng đều cho rằng giá dầu trong năm 2016 sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trước sự cứng đầu của tất cả các cường quốc xuất khẩu dầu lửa trên thế giới hiện nay. Giá dầu tụt xuống một mức quá thấp đến mức buộc người ta phải đặt ra câu hỏi về những tác động của nó với tình hình thế giới, ngoài yếu tố tài chính. Trước đây, cứ mỗi lần giá dầu sụt giảm quá mạnh, thế giới lại lâm vào bất ổn với các cuộc chiến tranh và các quốc gia sụp đổ. Liệu lần này có là ngoại lệ?
    Có một luật bất thành văn mà các chuyên gia kinh tế - chính trị lão luyện trên thế giới đồng ý ngầm với nhau trong hàng chục năm qua, đó là: có một ranh giới nhất định cho sự sụt giảm giá dầu. Nếu giá dầu giảm dưới ranh giới ấy, mọi chuyện sẽ không còn đơn thuần là vấn đề tài chính giá cả nữa, mà sẽ là những bất ổn chính trị đáng sợ. Hầu hết các cuộc xung đột và bất ổn chính trị lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 20 đều bắt nguồn, dù trực tiếp hay gián tiếp, từ việc giá dầu sụt giảm.
    Chẳng hạn như, việc giá dầu sụt giảm mạnh trong những năm 1980 đã dẫn đến việc Iraq của Saddam Hussein xâm lược Kuwait và khiến chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ. Khi đó, Iraq vốn chịu nhiều tổn thất từ cuộc chiến dai dẳng với Iran với một thiệt hại lên tới gần 37 tỷ USD, đã gần như không chịu đựng nổi trước một sự sụt giảm giá dầu nghiêm trọng do Kuwait gia tăng nguồn cung ứng dầu lửa từ nước này ra thị trường thế giới. Nó dẫn đến việc Saddam Hussein quyết định xâm lược Kuwait sau khi triệu tập đại sứ Mỹ ở Iraq đến để phàn nàn về việc Kuwait tăng sản lượng xuất khẩu đang khiến giá dầu sụt giảm mạnh, đẩy Iraq rơi vào đường cùng.
    Với Saddam Hussein khi ấy, xâm lược Kuwait là một giải pháp một tên trúng liền vài đích. Nắm được Kuwait và các mỏ dầu dồi dào của nước này, Iraq sẽ trở thành một Ả Rập Xê Út thứ hai, ngoài việc nắm trong tay một lượng dầu dự trữ dồi dào thì Iraq còn có thể can thiệp vào giá dầu thế giới theo ý muốn để đem về nhiều lợi nhuận nhất. Và Iraq đã xâm lược Kuwait, buộc Mỹ phải tham chiến và cuộc chiến vùng Vịnh bùng nổ.
    Việc giá dầu sụt giảm hay tăng quá mạnh cũng tác động lớn tới tình hình chính trị thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 một phần là đến từ việc giá dầu sụt giảm từ cuối thập kỷ 80. Nhưng khi giá dầu tăng vọt vào đầu những năm 2000, thì nước Nga của tổng thống Vladimir Putin lại là một trong những nước hưởng thụ lợi ích lớn nhất từ sự kiện này. Nguồn thu khổng lồ đến từ việc giá dầu tăng vọt đã mang lại cho ông Putin một uy tín tuyệt vời, thông qua sự cải thiện tình hình kinh tế xã hội của nước Nga từ khoản ngân sách thu được từ giá dầu cao ngất ngưởng.
    Cũng tương tự như vậy là tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Thế giới nói nhiều đến các biện pháp kinh tế cánh tả của ông Chavez mà quên mất rằng thời điểm ông lên nắm quyền cũng là lúc giá dầu tăng vọt, tạo nguồn thu cho các chính sách an sinh xã hội kiểu dân túy của vị cựu tổng thống này.
    Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ giá dầu vượt ra khỏi ranh giới an toàn một lần nữa có nguy cơ tái hiện. Rất ít người tin rằng giá dầu trong năm 2016 có thể trụ được ở mức 25 USD/thùng, một mức thấp kỷ lục. Thậm chí rất nhiều chuyên gia dự đoán nó sẽ giảm xuống dưới 20 USD/thùng. Một trong những món hời mà giới đầu cơ thế giới đang tranh nhau là mua các hợp đồng quyền chọn đặt cược giá dầu sẽ giảm xuống tới mức nào trong năm 2016.
    Và đa phần chọn mức giá 15 USD/thùng, một mức giá được đánh giá là thảm họa với rất nhiều quốc gia xuất khẩu dầu. Nếu điều này diễn ra, nó sẽ kích hoạt một loạt các bất ổn và biến động chính trị lớn trên toàn cầu, mà trước hết là ở các quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất.
    Quốc gia đầu tiên có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khi kịch bản giá dầu còn 15 USD/thùng diễn ra, là Venezuela. Quốc gia Nam Mỹ này đang ở rất gần nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Đã từ lâu chính phủ Venezuela phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền hết nước này đến nước khác để trì hoãn nguy cơ khủng hoảng nổ ra, đang biến nước này trở thành con nợ hàng đầu của Trung Quốc.
    Thậm chí Venezuela còn không thể cầm cự được đến khi giá dầu sụt còn 15 USD/thùng nữa, mà có khi giá dầu chỉ còn 25 USD/thùng là quốc gia này đã sụp đổ cả về kinh tế lẫn chính trị. Một sự sụp đổ của Venezuela có thể đẩy cả khu vực Trung Mỹ lẫn một phần Nam Mỹ vào một cơn suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
    Nga cũng là quốc gia đang tiềm tàng những bất ổn do tác động từ giá dầu. Cho đến thời điểm hiện tại, Vladimir Putin và các cộng sự đã làm rất tốt để tạo được sự ổn định của nền kinh tế Nga bất chấp giá dầu sụt giảm đã hơn một năm nay. Ở thời điểm hiện tại, thu ngân sách của Nga từ xuất khẩu dầu tuy chỉ chiếm gần 10% GDP, nhưng việc bộ năng lượng Nga đưa ra giá trần là 40 USD/thùng như một giới hạn cuối cùng cho sự ổn định tăng trưởng kinh tế cho thấy giá dầu vẫn có tác động lớn với kinh tế xã hội nước này.
    Trong bối cảnh Nga đang trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, và EU thì lại vừa mới gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng hồi đầu tuần này, thì rất ít người có thể dám chắc Nga không làm gì khi giá dầu còn 15 – 20 USD/thùng. Một nước Nga hùng mạnh của Putin kiệt quệ vì giá dầu sẽ khác rất xa với một Iraq của Saddam Hussein kiệt quệ vì giá dầu hồi những năm 1980.
    Và ngay ở thời điểm hiện tại, việc giá dầu giảm cũng đã tác động trực tiếp đến tình hình bất ổn ở một số khu vực. Mà Trung Đông là điển hình. Khi giá dầu sụt giảm quá mạnh khiến cho các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông đang khốn đốn vì ngân sách cạn kiệt, thì tất yếu sẽ dẫn đến việc sự chú tâm và tiềm lực để chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS sẽ giảm đi trông thấy. Mỹ và phương Tây thì không ít lần buộc tội Ả Rập Xê Út vì muốn tranh giành thị phần trên thị trường dầu mà cương quyết không cho các nước OPEC giảm sản lượng để nâng giá dầu trở lại, khiến cho các nước Trung Đông như Iraq kiệt quệ về tài chính và bị quân IS lấn lướt.
    Nếu phạm vi kiểm soát của IS mở rộng, tiềm lực quân sự tăng lên nhanh chóng, thì IS có thể kéo cả Trung Đông vào một cuộc đại chiến có quy mô lớn. Và khi đó thì cái giá phải trả sẽ không thể đong đếm được, và thậm chí có thể lôi kéo cả những ông lớn cũng đang kiệt quệ vì giá dầu như Nga hay Mỹ nhảy vào cuộc. Và khi đó thì có trời mới biết được điều gì sẽ xảy ra. Tất cả cũng chỉ vì giá dầu.
    Nhàn Đàm (theo Bloomberg)