Trang

14 tháng 12, 2015

Chelsea khoe bộ mặt xấu xí, Arsenal đau lòng


Đăng Bởi  - 
chelsea

Các cầu thủ Chelsea sau khi trưng diện tại Champions League đã trở về với bộ mặt xấu xí tại giải quốc nội. Điều này làm Arsenal đau lòng.

Chelsea đang thể hiện hai bộ mặt khác nhau trong những ngày cuối năm. Tại Champions League, họ đã chơi ấn tượng để giành ngôi đầu hồi giữa tuần. Thế nhưng khi trở lại giải Ngoại hạng, ĐKVĐ nước Anh đã trở lại với bộ mặt xấu xí.
Làm khách của Leicester trong trận muộn nhất vòng 16 giải Anh là lợi thế lớn của Chelsea vì họ được nghỉ thêm 2 ngày. Thế nhưng, Chelsea cũng chẳng tận dụng được sự ưu ái từ ban tổ chức (phát ngán với việc bị Mourinho đổ lỗi là xếp lịch dày khiến đội của ông bị thua). Trước Leicester với dàn cầu thủ bị đánh giá thấp, Chelsea đã thua 1-2. 
Thất bại của Chelsea là nỗi đau với Arsenal vì họ đánh mất ngôi đầu bảng. Thêm 3 điểm từ thày trò nhà Mourinho, hiện tượng Leicester đã có 35 điểm, hơn Arsenal 2 điểm. Còn Chelsea có trận thua thứ 9 và chỉ hơn khu vực xuống hạng 1 điểm. 
Bảng xếp hạng
#
CLB
ST
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
1
Leicester City
16
10
5
1
34
22
+12
35
2
Arsenal
16
10
3
3
29
13
+16
33
3
Man City
16
10
2
4
32
17
+15
32
4
Man Utd
16
8
5
3
21
12
+9
29
5
Tottenham
16
6
8
2
26
14
+12
26
6
Crystal Palace
16
8
2
6
21
15
+6
26
7
Watford
16
7
4
5
18
16
+2
25
8
West Ham
16
6
6
4
25
21
+4
24
9
Liverpool
16
6
6
4
20
19
+1
24
10
Everton
16
5
8
3
29
21
+8
23
11
Stoke City
16
6
5
5
13
14
-1
23
12
Southampton
16
5
6
5
21
19
+2
21
13
West Brom
16
5
5
6
16
21
-5
20
14
Bournemouth
16
4
4
8
20
31
-11
16
15
Newcastle
16
4
4
8
18
31
-13
16
16
Chelsea
16
4
3
9
18
26
-8
15
17
Swansea City
16
3
5
8
15
24
-9
14
18
Norwich City
16
3
5
8
18
28
-10
14
19
Sunderland
16
3
3
10
17
30
-13
12
20
Aston Villa
16
1
3
12
13
30
-17
6
P.G
Tags : Chelsea, Arsenal

Kinh tế Việt Nam ra sao khi giá dầu về 30 USD một thùng

Vnexpress

Cú sốc giảm giá dầu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam năm tới, song chưa chắc đã là điều bất lợi trong trung hạn.
Giá dầu thế giới liên tục lao dốc từ đầu tháng 12, hiện về sát 35 USD một thùng, giảm 33% từ đầu năm. Đây cũng là mức thấp nhất của dầu thô thế giới hơn 10 năm nay. Trước những diễn biến khó lường của giá năng lượng, ban Kinh tế thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra các kịch bản kinh tế khi giá dầu giảm về ngưỡng 30, 40 và 50 USD một thùng.
kinh-te-viet-nam-ra-sao-khi-gia-dau-ve-30-usd-mot-thung
Giá dầu giảm tác động nhiều chiều tới kinh tế Việt Nam, cả tiêu cực lẫn tích cực.
"Việc giá dầu thế giới giảm có tác động nhiều chiều tới kinh tế Việt Nam. Một mặt, nguồn thu từ dầu mỏ giảm do Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô. Nhưng mặt khác, do cũng nhập khẩu dầu thành phẩm để phục vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước nên giá dầu giảm cũng giúp cho Việt Nam giảm chi phí nhập khẩu dầu, đồng thời chi phí đầu vào đối với sản xuất trong nước giảm giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất", cơ quan này nhận định.
Cụ thể, ở kịch bản giá dầu về mức thấp kỷ lục 30 USD một thùng, trung tâm này cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ giảm 1,36% so với cùng kỳ năm trước, chung cảnh ngộ với các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy, Trung Đông, châu Phi. Lạm phát âm gần 4% do dầu là yếu tố đầu vào sản xuất nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, cán cân thương mại được hỗ trợ lớn khi kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 1,52% do kinh tế của các quốc gia là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam được cải thiện, chi phí nhập khẩu giảm 1,84%.
Tác động của việc giá dầu giảm về 30 USD một thùng tới kinh tế vĩ mô Việt Nam năm sau so với năm trước (Đơn vị: điểm %)
 
Tốc độ tăng trưởng
Xuất khẩuNhập khẩuTỷ giá thựcLạm phát
2016-1,361,52-1,844,04-3,95
20171,412,122,095,211,61
20180,591,071,665,880,4
20190,671,091,9460,77
20200,630,761,945,450,98
Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu Ban kinh tế thế giới (NCEIF)
Nếu giá dầu xuống mức 40 USD, so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng kinh tế năm tới giảm 0,85% trong năm 2016. Cú sốc này cũng khiến kinh tế Việt Nam đối mặt với giảm phát (lạm phát âm 2,52%), xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm.
Với kịch bản 50 USD, tăng trưởng kinh tế giảm 0,42% trong năm tới, lạm phát giảm 1,11%.
Tuy nhiên, từ năm 2017 trở đi, khi tăng trưởng thế giới hồi phục, nền kinh tế Việt Nam cũng hồi phục dần ở ba kịch bản. Giá dầu giảm cũng tác động lên tỷ giá hối đoái đa phương, được nhóm nghiên cứu dự báo tăng thấp nhất 1,26% và cao nhất là 6% khi đồng USD mạnh lên.
Từ việc đánh giá tác động của ba kịch bản giá dầu trên tới kinh tế Việt Nam, tiến sĩ Lương Văn Khôi - Trưởng ban Kinh tế thế giới khuyến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát sao diễn biến giá dầu và chính sách của các nước đối tác kinh tế lớn để điều chỉnh tỷ giá hợp lý, có những biện pháp bổ trợ như nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng, giảm giá xăng dầu để thúc đẩy ngành sản xuất tăng trưởng và cải cách hệ thống thuế để đảm bảo nguồn thu hoặc bù đắp phần suy giảm do tác động của giá dầu thế giới giảm.
Đồng thời, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó chú trọng đến khu vực kinh tế thực và cải cách thể chế một cách sâu rộng để tạo môi trường, tiền đề tốt cho nền kinh tế cất cánh.
Trước việc giá dầu thô liên tiếp sụt giảm, trả lời trên VTV tối 13/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định đây là điều đã được cơ quan quản lý dự liệu. "Chúng tôi đã xây dựng các phương án rất cụ thể, không chỉ là những kịch bản cho giá dầu ở mức 60, 50, 45 USD mỗi thùng mà trường hợp 40, 35 thậm chí 30 USD một thùng cũng đã được tính toán", ông nói.
Ông cũng cho biết giá dầu giảm sẽ khiến tiết kiệm được chi phí nhập khẩu xăng dầu. Dự kiến năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 12,5-13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD thì sẽ tiết kiệm được 2-2,1 tỷ USD.
Huyền Thư

Hoà Hiệp nhập viện vì kiệt sức trên phim trường


Sandien24h.vn 

Vào vai nam chính trong bộ phim "Đi qua mùa mưa", 

do tập trung hết mình cho nhân vật, Hòa Hiệp đã kiệt sức 

ngất xỉu tại phim trường, phải nhập viện...

Sau 3 năm quay hình và làm hậu kỳ, phim truyền hình Đi qua mùa mưa dài 35 tập do Mai Dũng đạo diễn với sự tham gia của diễn viên Hoà Hiệp sẽ lên sóng trên kênh SCTV14 lúc 18h45 các ngày trong tuần, bắt đầu từ 21/12.
Hòa Hiệp trong phim "Đi qua mùa mưa"
Nội dung phim là một câu chuyện kể về hành trình lưu lạc và đấu tranh đòi lại công lý của hai anh em, đồng thời cũng là một bản tình ca đầy nước mắt, là những nút thắt khó gỡ giữa tình yêu và thù hận, giữa công lý và sự bao dung. Mạch phim thu hút, tình tiết gây cấn đan xen, bối cảnh phim phong phú được lựa chọn kỹ ở nhiều nơi từ Bến Tre, Long An, Lái Thiêu đến biển Cần Giờ.
Trong phim, diễn viên Hoà Hiệp vào vai nam chính tên Phong, một chàng trai sinh ra trong gia đình giàu có nhưng chẳng may bị hãm hại nên phải lớn lên trong hoàn cảnh trớ trêu, vô tình trở thành kẻ đối nghịch lại với chính anh ruột của mình.
Đảm nhận tuyến nhân vật mang nhiều nội tâm, Hoà Hiệp thêm một lần nữa khẳng định khả năng diễn xuất. Anh khéo léo vận dụng tính thân thiện hoà đồng của mình để lồng vào nhân vật, khắc hoạ cho vai diễn dễ gần và có nét đặc biệt riêng. Phong của Hoà Hiệp vừa có nét thật thà nhưng vô cùng lý trí, vừa nhân hậu lại không ngại khó khăn.
Nhân vật của Hòa Hiệp phải chịu nhiều khổ cực
Là một diễn viên nhiều kinh nghiệm, Hoà Hiệp luôn đặt cảm xúc của mình cho nhân vật. Anh luôn để tinh thần làm việc lên trên và tập trung hết mình cho nhân vật, chính vì vậy đã có lúc kiệt sức ngất xỉu tại phim trường. Nhập viện trong lúc cảnh quay còn dang dở, mặc dù bác sĩ khuyên nghỉ ngơi nhưng Hoà Hiệp vẫn kiên quyết trở lại ngay với công việc cho kịp tiến độ với mọi người.
Hòa Hiệp ngất xỉu phải nhập viện điều trị
Rồi những cảnh đánh nhau, rượt đuổi vô tình bị bạn diễn làm bị thương đến cảnh giữa khuya phải nằm bất tỉnh giữa vũng sình lầy bị muỗi bâu khắp người, hay cảnh thắp nến giữa ruộng đồng, vì sợ nến tắt phải giữ lửa bằng dầu hôi khiến diễn viên diễn xong cảnh cũng là lúc bị khói bám đen hết mặt. Khó khăn là thế, tuy nhiên Hoà Hiệp vẫn không thấy nản lòng mà lúc nào cũng hy vọng những hy sinh cho nghệ thuật sẽ được đáp đền bằng tình thương yêu của khán giả.
Hòa Hiệp "bầm dập" vì vai Phong
Đi qua mùa mưa với dàn diễn viên: Hoà Hiệp, Quỳnh Lam, Hoàng Anh, Quỳnh Anh, Công Ninh , Hoài An, Công Hậu, Mai Quỳnh, Tam Thanh, Tấn Bo… hứa hẹn sẽ thu hút khán giả yêu phim Việt.
Ngoài vai diễn trong Đi qua mùa mưa, Hòa Hiệp sẽ còn “bùng nổ” với vai phản diện trongLối thoát nghiệt ngã dài 35 tập của đạo diễn Trần Vũ Huân, phát sóng lúc 20h, từ ngày 4/ 01/ 2016, trên kênh HTV7. Ngoài ra, bộ phim hài Cưới chồng cho vợ có sự tham gia của Hòa Hiệp sẽ lên sóng vào tháng 2;  bộ phim điện ảnh hành đông hài Liên minh huyền thoạicủa đạo diễn Đinh Thái Thụy sẽ ra rạp trong dịp Tết 2016.
Minh Minh

13 tháng 12, 2015

TP. HCM chưa phát hiện… tham nhũng (!)

(CŨNG NHƯ ĐỒ SƠN VÀ QUẤT LÂM KHÔNG PHÁT HIỆN CÓ MẠI DÂM!)




Dân trí Phó Chánh Thanh tra TPHCM thừa nhận tham nhũng vẫn diễn ra ở một số ngành. Tuy nhiên, khi được hỏi báo cáo có tham nhũng không thì vị này khẳng định, 9 tháng đầu năm 2015, TPHCM… chưa phát hiện hành vi tham nhũng!
 >> Hà Nội chưa phát hiện cán bộ tham nhũng qua kiểm tra nội bộ

Phát biểu tại nghị trường sáng 9/12, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga – Phó Chánh Thanh tra TPHCM, cho biết, năm 2015, tình hình tham nhũngvẫn còn diễn ra ở một số ngành, lĩnh vực với diễn biến phức tạp như xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thương mại tài chính, mua sắm công, cổ phần hóa doanh nghiệp, đấu thầu các dự án…
Bà Nguyễn Thị Ngọc Nga – Phó Chánh Thanh tra TPHCM
Bà Nguyễn Thị Ngọc Nga – Phó Chánh Thanh tra TPHCM
Theo bà Nga, tình hình tham nhũng còn diễn ra phức tạp vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; công tác cải cách hành chính chưa gắn chặt với yêu cầu về đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai là một số địa phương vẫn chưa thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến tham nhũng và những hành vi liên quan đến tham nhũng; chưa chủ động kiểm tra, thanh tra phòng chống tham nhũng trong phạm vi lĩnh vực được phân công.
Thứ ba là công tác thanh kiểm tra công vụ đối với cơ quan nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, dàn đều nên tình hình vi phạm nhũng nhiễu, vòi vĩnh liên quan đến công dân và doanh nghiệp vẫn chưa có chiều hướng tích cực. Việc tặng quà, nhận quà vẫn còn ngấm ngầm diễn ra, khó phát hiện và khó xác định quà tặng nào là vi phạm… Chính vì những lý do trên nên công tác phòng chống tham nhũng còn nhiều khó khăn.
Báo cáo trước HĐND TP, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga cũng thừa nhận khả năng phát hiện tham nhũng tại đơn vị là chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như Thanh tra, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát về tiến độ xử lý tham nhũng vẫn chưa được thực hiện tốt.
Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này là người đứng đầu cơ quan đơn vị còn chưa quan tâm công tác phòng chống tham nhũng, chưa đề ra các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Ngoài ra, nhiều cán bộ còn lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để thực hiện hành vi tham nhũng, lợi dụng nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, vòi vĩnh, cố ý làm trái quy định để vụ lợi. Nhiều đơn vị còn chậm triển khai chiến lược phòng chống tham nhũng quốc gia và cụ thể hóa các nội dung tại đơn vị mình.
Bà Nga cũng đem bản báo cáo của đơn vị ra đọc cho các đại biểu cùng nghe nhiệm vụ sắp tới của đơn vị nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng. Cụ thể, theo bà Nga, nhiệm vụ sắp tới là tăng cường sự công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước, các quy trình, thủ tục hồ sơ trong lĩnh vực hành chính công, công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ; tình hình kinh phí của cơ quan, đơn vị; làm tốt hơn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhân dân.
Ngoài ra, ngành cũng sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm người đứng đầu; kịp thời xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Nâng cao chất lượng chương trình cải cách hành chính một cửa, một cửa liên thông. Thực hiện công tác trao đổi thông tin của các đơn vị tư pháp. Đẩy mạnh phổ biến quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng…
Sau khi đọc 1 báo cáo dài và vòng vo, bà Nga thừa nhận là thành phố chưa phát hiện hành vi tham nhũng nào trong 9 tháng đầu năm 2015
Sau khi đọc 1 báo cáo dài và vòng vo, bà Nga thừa nhận là thành phố chưa phát hiện hành vi tham nhũng nào trong 9 tháng đầu năm 2015
Phần đọc báo cáo của vị Phó Chánh Thanh tra TP này quá dài nên Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm ngắt lời, yêu cầu bà Nga trả lời thẳng vào câu hỏi của đại biểu là có phát hiện ra tham nhũng hay không?
Lúc này, bà Nga cho biết, trong 9 tháng đầu năm thì thành phố chưa phát hiện ra hành vi tham nhũng!
Bà Nga báo cáo thêm là 9 tháng qua, Thanh tra TP tổ chức 176 cuộc thanh tra, phát hiện 80/341 đơn vị có sai phạm, chủ yếu là sai phạm về kinh tế chứ chưa phát hiện hành vi tham nhũng. Quá trình thanh tra đã phát hiện sai phạm hơn 80 tỷ, đã thu hồi trên 30 tỷ và 3 căn nhà.
Ngoài ra, công tác điều tra xét xử liên quan đến tham nhũng chủ yếu là vụ việc những năm trước chuyển sang. Bà cũng tiết lộ là chỉ có 4 vụ việc đang trong quá trình giám sát theo dõi để kết luận.
Về vấn đề đại biểu đề nghị thực hiện chuyên đề riêng về tham nhũng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết là không thể vì thành phố đã có rất nhiều vấn đề quan trọng để tổ chức chuyên đề.
Ngoài ra, theo bà Quyết Tâm thì vấn đề tham nhũng cũng đã được đề cập đến rất nhiều trong các chuyên đề về cải cách hành chính, chương trình giám sát… Trong những chuyên đề này, các đại biểu được phát biểu, chất vấn về vấn đề này nên không tổ chức chuyên đề riêng về tham nhũng.
Quốc Anh – Tùng Nguyên

Việt Nam lấy tiền đâu phát triển: Làm ngược

Theo ĐẤT VIỆT

(Tài chính) - Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Việt Nam đang làm ngược khi cứ lấy chi để ép thu, đẩy ngân sách vào tình trạng cạn kiệt.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) trao đổi với Đất Việt về nỗi lo của chuyên gia quốc tế về việc Việt Nam không biết lấy vốn ở đâu để phát triển và chỉ ra những việc cần làm để thay đổi điều này.
Hệ quả làm ngược
Tỏ ra đồng cảm với những lo lắng của các chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Việt Nam có nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn tài trợ bên ngoài (vốn FDI, vốn ODA, vay nợ thương mại) và cả nguồn vốn của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều nguồn vốn đang cạn kiệt dần.
Viet Nam lay tien dau phat trien: Lam nguoc
Hiện nay tình trạng vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước là khó kiểm soát. Ảnh: VnEconomy
Trước hết, đối với ngân sách nhà nước, nguồn thu bị giảm trong đó có việc giảm đáng kể của nguồn thu từ dầu mỏ do giá dầu tụt dốc.
Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước lại rất lớn. Vài năm gần đây, thâm hụt ngân sách thường trên 5% GDP. Nợ công của Việt Nam, chủ yếu là nợ của Chính phủ đối với nước ngoài, trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế.
"Trước nay Việt Nam quan niệm thâm hụt ngân sách là để tạo ra nền tảng cơ sở vật chất phát triển kinh tế nên cứ lấy chi để ép thu, đó là cách làm ngược. Nếu lúc nào cũng thâm hụt ngân sách thì chỉ có nước đi vay để bù đắp, đẩy nợ công ngày càng cao lên, chưa kể đi vay hiện nay không phải dễ.
Chỉ khi nào thấy ngân sách ổn định, bền vững và trong giai đoạn nào đó cần đẩy mạnh đầu tư để kích cầu kinh tế hoặc phát triển một ngành, khu vực kinh tế nào đó thì hãy nghĩ đến việc dùng thâm hụt ngân sách để đẩy mạnh đầu tư", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Đối với nguồn vốn ODA, khi thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên và không còn ở trong nhóm các nước có thu nhập thấp, các nguồn vay cũng trở nên hạn chế.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc Việt Nam được vay ODA đến thời điểm này đã là một sự ưu ái của các tổ chức kinh tế quốc tế và các quốc gia tài trợ ODA, đặc biệt là Nhật Bản.
Phía Nhật Bản đã có tài trợ cho Việt Nam nguồn vốn ODA rất lớn trong những năm qua và tiếp tục cam kết tài trợ nhiều hơn trong thời gian tới.
"Thế nhưng, bất kể là nguồn vốn nào cũng phải quan tâm đến hiệu quả đầu tư, kể cả đó là đầu tư của tư nhân hay đầu tư khu vực công. Trong khu vực tư nhân, các nhà đầu tư đã phải tự lo, Nhà nước chỉ đứng ra trợ giúp bằng cách tạo ra môi trường, điều kiện sử dụng vốn hiệu quả nhất, thể chế đơn giản, minh bạch nhất để họ khỏi có "chi phí đen" trong quá trình đầu tư dự án.
Đối với khu vực đầu tư công, việc nâng cao hiệu quả đầu tư cực kỳ cấp bách vì đây là lĩnh vựcdễ xảy ra tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn thấp vì cha chung không ai khóc, quản lý bị buông lỏng, bị giằng xé về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan.
Hệ số ICOR của khu vực công của Việt Nam rất lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế không cao. Việc sử dụng vốn đi vay bị rơi rớt dọc đường tới 40-50% như dư luận từng lên tiếng. Người dân đóng thuế cho Nhà nước mà những đồng vốn đó bị rơi rớt đã gây bức xúc, đằng này đây là đồng vốn được quốc tế ưu ái cho Việt Nam vay mà bị tham nhũng, sử dụng lãng phí càng không thể chấp nhận được.
Lâu nay Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sử dụng tốt nguồn vốn vay ODA, tuy nhiên tham nhũng, lãng phí trong quản lý ODA vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Do đó, phải biết trân quý từng đồng đồng vốn của các nhà tài trợ quốc tế thì mới tiếp tục được họ ủng hộ, cho vay với giá rẻ, điều kiện ít ngặt nghèo", ông nói.
Những việc cần làm ngay
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, điều đầu tiên cần làm chính là phải thay đổi quan điểm thâm hụt ngân sách để tăng trưởng và phải dựa vào khả năng thu để thực hiện chi tiêu. Không thể để năm nào cũng thâm hụt 5-7% ngân sách rồi cứ đi vay để bù đắp. Chỉ có cân bằng ngân sách mới có thể giảm được nợ công, từ đó mới tạo ra được sự lành mạnh trong chi tiêu của ngân sách quốc gia.
( Còn nữa )

Chúng ta nợ lịch sử và dân tộc những gì?


Đăng Bởi  - 
nuoc Viet, lich su, dan toc, An tuong trong tuan, Ky Duyen

Và chúng ta, nợ nước Việt, nợ lịch sử dân tộc, nợ các bậc tiền nhân - một sự phát triển mạnh mẽ, đầy khí phách để có thể bình đẳng với các dân tộc lớn - cả trí tuệ, tài năng và phẩm cách.

Từ xa xưa, dân gian đã có câu tổng kết về cái sự vụng, vô ý vô tứ trong nết ăn ở của con người: Bóc ngắn cắn dài. Cái sự vụng ấy, giờ đang ứng nghiệm với hai địa danh, khiến dư luận XH được dịp bàn loạn. Nhưng có phải là vô ý vô tứ không? Chắc là không.
Chúa Chổm và “hội chứng công tử Bạc Liêu”
Đó là vụ việc “vỡ nợ” của mấy cơ sở cấp ủy và t/p nọ. Đến mức một nữ kế toán đã đập vỡ bình trà, chỉ tay vào mặt một quan chức. Hệt cảnh cơm chẳng lành canh chẳng ngọt!
Mà ngọt sao được, nếu biết rằng, ở thời điểm chuyển giao giữa lãnh đạo nhiệm kỳ cũ và mới, thành ủy nọ (khóa mới) liên tục nhận được các “trát đòi nợ”. Hãnh diện chưa thấy đâu đã thấy mình biến thành “con nợ”, tổng cộng tới 2,819 tỉ đồng ở rất nhiều khoản. Từ khám sức khỏe, nợ bảo hiểm XH, đến soạn thảo văn bản, tiếp khách, sách báo, tài liệu, quà tặng…v.v.. Thậm chí có những món, chủ nợ đòi tới quá tam… năm bận, nợ vẫn hoàn nợ.
Gần đó, t/p khác cũng không chịu kém. Báo CA TP.HCM, ngày 3.12 cho biết, hiện t/p này nợ tới 300 tỉ đồng, nhiều khoản nợ không biết lấy đâu chi trả. Thậm chí không còn đủ tiền để trả lương cho công chức. Đọc báo cáo tình hình ngân sách, không ít cơ quan chức năng giật mình trước kiểu quản lý kinh tế vung tay quá trán khá lạ lùng. Năm 2012, ngân sách t/p có khoảng 494 tỉ đồng nhưng chi hơn 555 tỉ đồng, mất cân đối gần 50 tỉ đồng. Năm 2013, ngân sách t/p có 536 tỉ đồng, chi ngân sách gần 628 tỉ đồng, mất cân đối hơn 90 tỉ đồng. Ngoài mất cân đối và nợ ngân sách tỉnh, t/p còn gánh hàng chục món nợ với số tiền nhiều tỉ đồng.
Xưa, dân gian có thành ngữ nợ như chúa Chổm. Thế nên, mấy cấp ủy và t/p nói trên hiện đang… giữ ngôi này.
Cũng không biết còn có bao nhiêu tỉnh, t/p xứng đáng với ngôi vị chúa Chổm, bởi báo chí chưa đủ thông tin.
Nhưng dân gian cũng có khái niệm công tử Bạc Liêu, để nói về sự xài sang, vô tội vạ. Có điều công tử Bạc Liêu xưa xài sang bằng tiền của gia đình ông ta, còn ở đây nợ như chúa Chổm, bởi tiêu xài vô tội vạ “tiền chùa”.
Cũng bởi tiêu xài vô tội vạ, cho dù nhân danh “phát triển nóng”, thì rút cục cứ nợ năm trước “gối” vào năm sau.
Cái bình trà vỡ oan cũng bởi cái kiểu “gối” này đây!
Tiếc thay, từ lâu hiện tượng tiêu xài vô tội vạ, vung tay quá trán không chỉ của hai địa chỉ này, mà đã biến thành hiện tượng của nhiều ngành- và được gọi là “hội chứng công tử Bạc Liêu”. Hội chứng đó rất đa dạng.
Có hội chứng của các địa phương. Có hội chứng của… cả nước.
Đó là việc các tỉnh, t/p đua nhau xây dựng các trụ sở UBND (trung tâm hành chính) của tỉnh mình.
Cách đây hai năm, ông Ksor Phước, Chủ tịch HĐ Dân tộc QH cho biết đã đi đủ 63 tỉnh thành, và thấy rằng, nhiều tỉnh trụ sở to như cung điện, rộng mênh mông như công viên, trông như nơi du lịch thắng cảnh, đẹp và lộng lẫy nhưng rất phản cảm khi mà tỉnh còn nghèo, đất nước còn nghèo. Cái sự phản cảm ấy vẫn tiếp tục đua nhau xuất hiện.
Mở đầu, có thể kể đến TTHC t/p Đà Nẵng 37 tầng, cao nhất nước hiện nay, với tổng mức đầu tư 2.131 tỉ đồng. Rồi Nghệ An dự kiến xây dựng 27 tầng, chi phí 2.178 tỉ đồng. Rồi Khánh Hòa, tới 4.300 tỉ đồng. Hà Tĩnh, 1500 tỉ đồng. Bình Dương, hơn 1400 tỉ. Tiếp đến Lai Châu, Cần Thơ, Hậu Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Sóc Trăng, và mới đây là Hải Dương, dự kiến đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng. Điều đáng nói, có những tỉnh nghèo, quanh năm “vác rá” xin hỗ trợ, nhưng nhất quyết phải có trụ sở để đời, chẳng chịu thua chị kém em.
Đến nỗi đã có cả những câu đồng dao mới của dân gian chế giễu: Trong những trụ sở to to/ Có những cái đầu nho nhỏ….
nuoc Viet, lich su, dan toc, An tuong trong tuan, Ky Duyen
Đó còn là hội chứng xây tượng đài nghìn tỉ. Hội chứng này gây phản cảm và bất bình nhất trong dư luận XH. Sau những tượng đài nghìn tỉ, là những tượng đài trăm tỉ thi nhau xin xây dựng. Mà tượng đài đâu có ít. Thống kê ban đầu của ngành văn hóa, cả nước hiện có 360 công trình tượng đài, kể cả các công trình được xây dựng từ trước năm 1975. Nhưng đến nay có tượng đài nào hấp dẫn người dân, để người dân khâm phục bởi tính tư tưởng, tính thẩm mỹ cao, có tiếng vang trong làng điêu khắc thế giới? Hay hầu hết chỉ là những tượng “cổ động” phơi lối mòn, đành chịu trơ gan cùng…. bia miệng?
Cũng không chỉ có các địa phương, “hội chứng công tử Bạc Liêu” còn lan rộng khắp.
Đó là hiện tượng xe công, xe sang từng gây chấn động dư luận bởi sự lãng phí tiền bạc. Nếu biết rằng, số lượng xe công của VN hiện lên tới 40.000 xe, trung bình chi phí mỗi xe khá lớn, khoảng 320 triệu đồng/năm. Ước tính mỗi năm, 40.000 xe công tiêu tốn ngân sách nhà nước lên tới 12.800 tỉ đồng.
Đó là hiện tượng bộ máy cồng kềnh - hệ lụy của tầm tư duy ngắn hạn về tổ chức bộ máy, về sự thay đổi tách nhập - nhập tách, người tìm ghế chứ không phải ghế tìm người. Khiến chi phí phát sinh vô tội vạ, với một bộ máy hoành tráng hình thức, nhưng lại rất…. khiêm nhường về hiệu quả.
Và nay, hiện tượng “hoàng hôn nhiệm kỳ” (ký tá hàng loạt chức vụ trước khi nghỉ hưu), mà người có phát ngôn ấn tượng này là ĐBQH Lê Như Tiến. Thật ra, hiện tượng này xuất hiện từ rất lâu. Có điều, nó nhân danh chức trách, bổn phận trách nhiệm trong công tác cán bộ mà chẳng ai, dù biết mười mươi thì thầm to nhỏ, cũng ngại mổ xẻ. Giờ đây, “hoàng hôn nhiệm kỳ” buộc phải chịu phơi mình giữa thanh thiên bạch nhật.
Rất dễ dàng, bạn đọc, dư luận XH đều hiểu, đằng sau những dự án nghìn tỷ xây trụ sở to, tượng đài hoành tráng, là tư duy nhiệm kỳ, là những tỷ lệ phần trăm hoa hồng rất lớn, khiến cho các tỉnh, các nhóm lợi ích bất chấp dư luận, điều tiếng, đeo đuổi đến giây phút cuối cùng bởi lợi ích khai thác được từ chiếc ghế quyền lực. Cho dù mới đây, được biết, TTCP đã chỉ đạo tạm dừng việc xây các trụ sở - TTHC các địa phương.
Nhưng cũng có những “hội chứng công tử Bạc Liêu”, tiếc thay, lại…. cộng sinh từ chính cung cách quản lý lỏng lẻo ở tầm vĩ mô.
nuoc Viet, lich su, dan toc, An tuong trong tuan, Ky Duyen
Người viết bài chú ý và tâm đắc với nhận xét của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên CT Giảng dạy kinh tế Fulbright, trả lời Tuần Việt Nam, ngày 9.12 mới đây, lý giải những hiện tượng nêu trên. Có những nguyên nhân mang tính cục bộ, có nguyên nhân mang tính hệ thống. Nhưng, nguyên nhân hệ thống quan trọng hơn cả. Chính nguyên nhân hệ thống đã tạo ra cái gọi là “tâm lý ỷ lại”. Đó là cung cách quản lý ngân sách theo kiểu ràng buộc “ngân sách mềm” thay cho việc lẽ ra phải ràng buộc “ngân sách cứng”.
Một bên là “nguồn sữa Thạch Sanh”, một bên là nguồn sữa phân cấp quản lý. Chính nguồn sữa Thạch Sanh này đã khiến các địa phương cứ khóc là được… ti bầu.
Ôi chao. 30 năm đổi mới, mà quản lý Nhà nước không bước ra nổi tư duy bao cấp, xin- cho.
Khiến chúa Chổm và hội chứng công tử Bạc Liêu có …. gien di truyền.
“Ngõ cụt” và món nợ quốc gia
Mới đây, cả XH lại “nóng” lên bàn luận về một con số lạnh lùng: Đồng hồ nợ công toàn cầu báo tin, tính đến 18 giờ (VN) ngày 11.10, nợ công của VN đã xấp xỉ 92,641 tỉ USD. Với dân số gần 92 triệu dân, trung bình mỗi người dân Việt hiện gánh 1.016 USD.
Điều đáng ngại, nợ công của VN hiện chiếm 46% GDP, tăng 9,6% so với năm trước. Cùng kỳ năm 2014, tổng nợ công VN trên 84,563 tỉ USD (thấp hơn 8,078 tỉ USD so với hiện tại), trung bình mỗi người Việt tại thời điểm đó gánh gần 933 USD nợ công. Năm 2013 tổng nợ công của VN khoảng 76,485 tỉ USD (thấp hơn 16,156 tỉ USD so với hiện tại). Tính ra, cứ sau 01 năm, nợ công VN tăng hơn 8 tỉ USD (báo Thanh niên, ngày 12.10).
Cứ đà này, rất có thể nợ công VN tăng tỷ lệ thuận theo thời gian, nếu VN không có những giải pháp mạnh ngăn chặn. Còn theo các chuyên gia kinh tế, nợ công cao đang có khả năng đe dọa sự tăng trưởng của quốc gia
Mặc dù, cách tính nợ công của VN hiện vẫn có những tranh cãi không thống nhất. Nếu như theo Bộ Tài chính, cách tính nợ công phải theo Luật Quản lý nợ công, thì theo Học viện Chính sách và phát triển (Bộ KH& ĐT), so với cách tính của Quỹ tiền tệ quốc tế và WB về nợ công VN, ngoài 03 khoản theo Luật (gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương), còn phải tính cả số nợ của Ngân hàng Nhà nước, nợ của DNNN và nợ của các tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội. Cách tính dựa theo Luật Quản lý nợ công hiện nay chưa phản ánh đúng bản chất số nợ. Đây cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, thống kê trong nước và nước ngoài.
Như vậy, nếu tính đúng, tính đủ, hẳn con số nợ công của VN thực chất còn lớn hơn nhiều lắm.
Liệu những con số vỡ nợ của các địa phương nói trên, “hiện tượng công tử Bạc Liêu” có liên quan gì đến con số nợ công tăng lên nhanh chóng? Chắc chắn là có.
Tiếp xúc với các cử tri Q.4 (TP.HCM), mới đây, trước sự lo lắng của họ về cái “ngõ cụt” của VN- nợ công cao, nợ nhiều, chi nhiều- người đứng đầu nước Việt thẳng thắn thừa nhận vấn đề này. Ông cho rằng nợ công tăng cao có nguyên nhân từ rất nhiều dự án đầu tư không hiệu quả: Một dự án giao thông mà sau khi rà soát kỹ lại tiết kiệm được mười mấy ngàn tỉ tiền đầu tư. Như vậy thì mình làm dự toán ớn quá, quản lý lỏng lẻo, bê bối quá… Những cái đó dân phản ứng kinh khủng, gây bất lợi chính trị ghê gớm. (Lao động, ngày 8.12) Ông cũng thừa nhận hiện tượng chống tham nhũng ở nước Việt bị xếp hạng trên dưới 100 quốc gia: Buồn, xấu hổ lắm!
nuoc Viet, lich su, dan toc, An tuong trong tuan, Ky Duyen
Thật ra thì người dân Việt đã buồn và xấu hổ từ rất lâu. Nhưng liệu nước Việt đã có những giải pháp gì để ngăn chặn nợ công tăng cao, phát triển bền vững?
Đây cũng là ý tứ mà bà Victoria Kwakwa (Giám đốc Quốc gia của WB tại VN) đặt câu hỏi cho người đứng đầu Chính phủ, tại Diễn đàn đối tác phát triển VN: “VN sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”.
Chương trình 05 năm tới đó chính là kế hoạch phát triển mà người đứng đầu CP tuyên bố: “Kinh tế phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 05 năm qua, trong đó tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% trên một nền kinh tế vĩ mô ổn định. Kiên quyết đảm bảo nợ công trong ngưỡng an toàn. Giữ bội chi ngân sách dưới 4% (thay vì 5-5,5% vài năm qua). Đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội. Tái cơ cấu hệ thống NH, tái cơ cấu và phát triển xây dựng nông thôn mới…” (VietNamNet, ngày 5.12).
Ở góc độ chuyên môn, nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế tư vấn: Việc chuyển vai trò của Nhà nước từ sản xuất sang quản lý là rất cần thiết. Chính phủ VN cần có những bước đi rút ra khỏi những lĩnh vực không cần tham gia. Theo bà Victoria Kwakwa, những quyết định thay đổi vai trò của nhà nước như vậy, sẽ giúp VN cải thiện năng suất lao động, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn. Bởi theo bà, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, VN sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP cho thấy xu thế giảm trong 05 năm qua, từ 27% xuống còn 21%. Xu hướng tăng năng suất lao động đang giảm dần, ở mức chưa đến 4% như hiện nay, là đáng quan ngại và không đảm bảo giúp VN tăng trưởng nhanh và bền vững.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại diễn đàn, một trong những điểm yếu của kinh tế VN là sự kiểm soát trực tiếp của NN, sự can thiệp vào nền kinh tế bằng sở hữu các biện pháp hành chính. Các DNNN và DN cổ phần hóa chưa có những thay đổi thực chất về quản trị DN. Mặt khác, sau 30 năm xây dựng kinh tế thị trường, khu vực DN tư nhân của VN vẫn yếu và mong manh; 97% DN tư nhân trong nước là DN vừa và nhỏ.
Dư luận XH hẳn còn nhớ, tháng 3.2015, cựu TT nước Anh Tony Blair sang thăm VN cũng đã từng khuyến cáo và cho rằng, thực tiễn kinh tế của nhiều quốc gia cho thấy, vai trò nhà nước không hiệu quả lắm trong việc điều hành các tổ chức kinh tế, kinh doanh.
Rõ ràng, bóng đang ở trong chân của nước Việt. Chân sút nào sẽ quyết định, làm bàn tăng trưởng?
Tại diễn đàn, câu trả lời của người đứng đầu CP khẳng định sẽ thực hiện đầy đủ và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hiện đại, hiệu quả. Sẽ luôn ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể là hỗ trợ phát triển DN vừa và nhỏ, coi đây là nội lực của đất nước, của nền kinh tế. Ngoài ra, theo Luật Ngân sách mới, trong 05 năm tới, VN sẽ giữ bội chi ngân sách nhà nước dưới 4%/năm. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn, gắn liền với việc sử dụng hiệu quả đầu tư công (Dân trí, ngày 5.12).
Như vậy, mọi việc còn trông đợi ở thì … sắp tới. Rõ ràng, những món nợ của nước Việt chúng ta không ít.
Nền kinh tế thị trường nước Việt nợ một môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng, một cung cách quản lý, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.
Quản lý Nhà nước nợ nhân dân một nền quản trị quốc gia văn minh, dân chủ và văn hóa, có nền tảng là sự công khai - minh bạch.
Và chúng ta, nợ nước Việt, nợ lịch sử dân tộc, nợ các bậc tiền nhân - một sự phát triển mạnh mẽ, đầy khí phách để có thể bình đẳng với các dân tộc lớn - cả trí tuệ, tài năng và phẩm cách.
Kỳ Duyên - Vietnamnet

Bài học trên sóng





Những ngày này sóng dậy biển Đông
Đất nước chuyển rung thềm lục địa
Sóng tà đạo chọc biển trời chính nghĩa
Dội vào bờ nỗi căm giận chồn chân


Bầy ngang ngược lại đòi dạy ta bài học
Bài học chúng mau quên từ sách sử nghìn năm
Bài học chui ống đồng trốn về ải Bắc
Bài học tan thây trên bãi cọc Bạch Đằng


Chỉ có một bài học này ta nhớ nhất
Lòng yêu nước trào dâng khi lửa bỏng dầu sôi
Xuống biển lên rừng người người lớp lớp
Như mẹ cha ta Âu Lạc nghìn đời


Rằng gấm vóc non song liền một dải
Tổ quốc săng từng thứ thịt màu da
Truyền kiếp, lũ bá quyền ngạo ngược
Truyền đời, một hào khí Đông A!


Sóng đã dậy từ mũi khoan tà đạo
Sóng căm hờn sôi sục triệu yêu thương
Đồng bào ơi, rền vang lời hiệu triệu
Biển Đông ơi, lớp lớp sóng ngoan cường!

PHẠM NGUYÊN TƯỜNG