Trang

14 tháng 9, 2015

Phim 'Liên minh huyền thoại' ra mắt dàn diễn viên tài năng

Zing.vn
Nhà sản xuất bộ phim điện ảnh “Liên minh huyền thoại” tin tưởng rằng dàn diễn viên đa dạng phong cách và tài năng sẽ không phụ lòng mong đợi của khán giả.
Bộ phim được lấy cảm hứng từ game Liên minh huyền thoại hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn các khán giả yêu thích thể loại phim hài, phiêu lưu, hành động.
Từ khi chuẩn bị cho đến lúc bấm máy, các thông tin hình ảnh về bộ phim được nhà sản xuất giấu kín. Tới giờ, khi đã thu hình xong thì các thông tin, hình ảnh đầu tiên của bộ phim mới được nhà sản xuất hé lộ.
Trong phim, Huỳnh Anh trong vai anh chàng bảo vệ Hải Đăng, có võ công cao cường. Mong muốn lớn nhất của Hải Đăng là có tiền chữa bệnh cho mẹ và thoát nghèo. Khi gia nhập hội Liên minh huyền thoại, với phong thái chững chạc, Hải Đăng đã trở thành thủ lĩnh của nhóm.
Huỳnh Anh trong vai Hải Đăng.
Huỳnh Anh trong vai Hải Đăng.
Hòa Hiệp lần đầu tiên tham gia phim điện ảnh, hóa thân thành Phạm Cường nắm giữ vai trò hoạt náo, hài hước, trung tâm của mọi sự chú ý. Phạm Cường đam mê khảo cổ, tính tình hoạt bát, mê gái, thích nổ nhưng nổ hay, võ công có nhưng sử dụng thì tùy hứng.
Hòa Hiệp trong vai Phạm Cường.
Hòa Hiệp trong vai Phạm Cường.
Lilly Luta đã nhập vai thiếu nữ Mi Lan rất ngọt. Mi Lan là cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhưng lại ẩn chứa một nội lực mạnh mẽ. Vì tình yêu của mình, cô đã chấp nhận hiểm nguy, thậm chí là cả tính mạng của mình.
Lilly Luta trong vai Mi Lan.
Lilly Luta trong vai Mi Lan.
Sau khi đạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại lễ trao giải Viet Film Fest 2015cho vai diễn Linh trong Dịu Dàng, Thanh Tú đã tiếp tục hóa thân vào Tuệ Na của Liên minh huyền thoại. Tuệ Na có cá tính mạnh, hướng ngoại, sống chân thành, thẳng thắn.
Thanh Tú trong vai Tuệ Na.
Thanh Tú trong vai Tuệ Na.
Gương mặt mới trong bộ 5 của Liên minh huyền thoại là diễn viên hành động Nam Long, được nhà sản xuất chú ý với kỹ năng và phong cách võ thuật mạnh mẽ, ấn tượng. Nam Long đảm nhận vai Long, một chàng trai bản lĩnh, giỏi võ, hiếu chiến. Điều đặc biệt ở nhân vật này là vui hay buồn thì ánh mắt vẫn thể hiện sự lạnh lùng khó đoán.
Nam Long trong vai Long.
Nam Long trong vai Long.
Bên cạnh đó, phim còn quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như NSƯT Mạnh Dung, Võ Hiệp, Kiều Trinh, Tấn Bo, Thanh Hiền và các diễn viên có năng lực như Bá Cường, Quách Hữu Lộc, Cao Thùy Linh...
Bộ phim được nhà sản xuất đầu tư kỹ lưỡng từ bối cảnh, tạo hình, công nghệ… với kỳ vọng làm thỏa lòng người xem. Bộ phim sẽ gửi đến khán giả đầy đủ các yếu tố hài hước, phiêu lưu, võ thuật, lãng mạn và quan trọng nhất là hướng tới tính nhân văn cao.
Bộ phim do Phú Hải Movies sản xuất, bộ đôi đạo diễn tài năng là Đinh Thái Thụy và Phạm Văn Hải - doanh nhân mê điện ảnh.
Liên minh huyền thoại được Lotte Cinema dự kiến công chiếu toàn quốc vào tháng cuối năm nay.

Du học sinh muốn về nước lại sợ ‘hậu duệ, quan hệ’

08:05 14-09-2015

du hoc sinh muon ve lai so hau due quan he
Còn nhiều rào cản với du học sinh muốn về nước cống hiến. Ảnh minh hoạ

Chìa khoá để thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước không phải là trả lương cao, mà là tạo ra một môi trường học thuật thân thiện, tự do và dân chủ.

Có lẽ trong lịch sử nước ta, chưa bao giờ số du học sinh đông đảo như hiện nay. Từ con số dao động trong khoảng vài ngàn người mỗi năm, đến 2013, theo số liệu của Bộ GDĐT, có 125.000 học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập, trong đó gần 90% đi theo diện tự túc. Vẫn theo thống kê này, Mĩ và Australia là hai nơi được ưa chuộng, chiếm gần 40% du học sinh. Nhìn chung, đây là một tín hiệu tích cực cho đất nước đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập. 
Liên quan đến du học sinh, câu chuyện về hay ở luôn được đặt ra. Tuy không có con số cụ thể, nhưng qua giao tiếp và kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy phần đông du học sinh Việt Nam nếu có cơ hội sẽ chọn ở lại. Để làm rõ nguyên nhân sẽ cần nhiều nghiên cứu và điều tra xã hội mới có câu trả lời toàn diện. Nhưng qua thảo luận với nhiều du học sinh, cả những người về nước công tác lẫn ở lại, tôi nhận ra một số lí do liên quan đến môi trường học thuật, văn hoá quan hệ, và hệ thống hành chính.
Một trong những quan ngại lớn nhất là khoảng cách học thuật giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Việt Nam chưa có cơ sở vật chất dồi dào, phương tiện thí nghiệm tiên tiến như tại các nước phát triển có nền khoa học lâu đời. Để xây dựng được cơ sở vật chất như thế cần thời gian khá dài, không thể một sớm chiều. Trong một số ngành khoa học thực nghiệm (ví dụ, sinh học phân tử, công nghệ sinh học…), du học sinh mới tốt nghiệp cần phải trau dồi nghề nghiệp và học thêm kĩ năng khoa học, mà ở VN khó đáp ứng. Do đó, nấn ná ở thêm vài năm ở nước ngoài để tìm cơ hội nghiên cứu hậu tiến sĩ hay học thêm là hoàn toàn có thể hiểu.Từ khoảng cách học tập đến môi trường, văn hóa
Môi trường văn hoá khoa học ở Việt Nam cũng là một rào cản. Ở nước ngoài, du học sinh đã quen với văn hoá tôn trọng chứng cứ, dân chủ trong khoa học, và tư duy phê phán. Những đặc tính này có khi không phù hợp với môi trường trong nước, nơi sự cả nể và thứ bậc khoa bảng được xem là chuẩn mực trong ứng xử hàng ngày. Tư duy phê phán và chú ý đến chi tiết của phương Tây khi về đến Việt Nam dễ bị xem là "vạch lá tìm sâu". Không ngạc nhiên khi một số du học sinh than phiền họ bị loại khỏi các hội đồng khoa học, thậm chí bị cô lập vì có ý kiến phản biện thẳng thắn, hoặc không phù hợp với suy nghĩ của đồng nghiệp trong nước.
Với du học sinh cấp tiến sĩ, một trở ngại khác là vấn đề tài trợ cho nghiên cứu. Bất cứ một tiến sĩ đích thực nào cũng đam mê nghiên cứu khoa học, và nghiên cứu thực nghiệm cần phải có tiền. Tại Việt Nam, những câu chuyện tiêu cực về "lại quả", "kickback", sự vô lí, bất cập trong việc xét duyệt đề tài và phân bổ ngân sách lưu truyền trong giới khoa học chỉ làm cho các nghiên cứu sinh nước ngoài thêm nản chí.
Gần đây, sự ra đời của Quĩ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Nafosted phần nào giúp lấy lại niềm tin vào quản lí khoa học trong giới nghiên cứu sinh. Nhưng ở các tỉnh, thành phố, qui trình xét duyệt đề tài và cấp kinh phí cho nghiên cứu vẫn còn nhiều bất cập, vì một số qui định được đặt ra dựa trên giả định thiếu tin tưởng nhà khoa học và mang tính… "hành là chính".
Một rào cản nữa cho việc trở về cống hiến là sự đố kị, ganh tị của đồng nghiệp trong nước. Không ít người có suy nghĩ nếu du học sinh giỏi thì không về nước; suy ra, người về nước chắc là thuộc loại… học hành dở. Một số khác có cái nhìn hẹp hòi hơn, và muốn gây khó khăn cho "ma mới", hoặc bản thân năng lực hạn chế nên tìm cách dèm pha, bất hợp tác. Tôi từng biết vài tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, có khả năng nghiên cứu và thành tích công bố rất tốt, nhưng khi về nước làm việc tại đại học thì bị bố trí không đúng chuyên ngành, thậm chí bị “đày đoạ” làm công việc photocopy! Những trường hợp như thế có lẽ không phải là hiếm.
Các du học sinh Việt Nam thường than phiền cái mà tôi tạm gọi là "văn hoá quan hệ". Ở Việt Nam, dân gian có câu "Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ" để chỉ những tiêu chí ngầm trong việc bổ nhiệm nhân sự. Trong một hệ thống như thế, du học sinh không thuộc ba diện đầu, thì cơ hội được đóng góp phải nói là rất thấp, và việc họ lựa chọn ở lại nước ngoài, nơi trọng dụng năng lực, là dễ hiểu.
Nói chuyện nhiều với các du học sinh, tôi phát hiện rằng họ rất sợ những thủ tục, qui định hành chính (mà họ gọi đùa là "hành là chính") và những quy định thiếu minh bạch. Chẳng hạn, một du học sinh học trung học, đại học, sau đại học, khi về nước tìm nơi công tác không được nhận vì hồ sơ không hợp lệ, do thiếu bằng tốt nghiệp trung học ở Việt Nam! Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp do đố kị, người ta tự đặt ra những qui định chỉ để loại bỏ du học sinh.
Đối với các du học sinh đã có gia đình, quyết định ở lại có khi chẳng liên quan gì đến học thuật hay khoa học. Họ lo cho tương lai con em, muốn thế hệ sau được học hành trong một môi trường tiến bộ và ít áp lực hơn Việt Nam. Họ đã thấy tình trạng "tị nạn giáo dục" ở Việt Nam, chứng kiến nhiều quan chức, người giàu có đều gửi con em ra nước ngoài học. Đó là một cách "bỏ phiếu" cho nền giáo dục nước nhà.
Chìa khóa hút nhân tài
Ở Trung Quốc, người ta gọi những du học sinh quay về nước là "hải qui", dịch sang tiếng Việt là "rùa biển". Những “hải qui” ở VN cũng phải đối mặt không ít rào cản. Một số về thì không được bố trí công việc thích hợp, hoặc bị cô lập, sống lay lắt. Một số quay về, sau khi bị trù dập và thất nghiệp, đành phải tìm đường rời khỏi Việt Nam, và trở thành nạn nhân bị kiện đòi bồi thường tiền. Vấn đề không hẳn là tại du học sinh, mà do khoảng cách về khoa học và cơ chế tuyển dụng nhân tài của Việt Nam có vấn đề.
Thật ra, nhìn vào bức tranh lớn, dù du học sinh ở nước ngoài vài năm hay quay về thì Việt Nam không tổn thất gì. Những người ở ngoài trước sau cũng sẽ quay về giúp Việt Nam trong chuyển giao công nghệ và hợp tác khoa học. Những người đã về, cho dù rời cơ quan vì lí do nào, thì vẫn làm việc trong nước, chứ không hề “thất thoát”. Do đó, theo tôi, việc một số trường kiện du học sinh không quay lại trường công tác sau khi học xong là một tiền lệ không đẹp và lợi bất cập hại.
Những rào cản trên cho thấy, nếu Việt Nam thật sự muốn thu hút nhân tài, thì phải cải cách hệ thống học thuật và khoa học, tinh giản hệ thống quản lí và hành chính. Phải giảm quyền lực chính trị của những người có chức năng tuyển dụng nhân sự, và thay vào đó nên giao quyền tuyển dụng cho giới chuyên môn. Chìa khoá để thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước không phải là trả lương cao, mà là tạo ra một môi trường học thuật thân thiện, tự do và dân chủ.
Nguyễn Văn Tuấn/Vietnamnet

10 phát hiện vĩ đại cho du lịch thế giới


Sau khi được phát hiện, nhiều di tích khảo cổ như Machu Picchu, Pompeii và mộ Tutankhamun trở thành điểm đến hút khách hàng đầu thế giới.
Machu Picchu - Peru
Được khám phá năm 1911 bởi sử gia Mỹ Hiram Bingham, khu tàn tích thế kỷ 15 của người Inca trở thành một trong những điểm du lịch phổ biến nhất thế giới. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983, thành phố ở độ cao 2.430 m vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn đến ngày nay. Chris Moss, chuyên gia Nam Mỹ cho biết Machu Picchu nằm trong khu rừng cận nhiệt đới ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài động thực vật phát triển. Tại đây, lạc đà không bướu được chăn thả trên các bậc thang. Du khách có thể lựa chọn đến đây bằng cách đi bộ theo những con đường mòn trên núi hoặc đi tàu qua thung lũng của sông Urubamba.
 
Tutankhamun - Ai Cập
Mộ của Tutankhamun được phát hiện năm 1922. Trong khi chiếc mặt nạ của vị pharaoh thứ 18 hiện nằm trong Bảo tàng Cairo, xác ướp của ông vẫn nằm trong ngôi mộ ở Thung lũng các vị vua, gần Luxor.
 
Đội quân đất nung - Trung Quốc
Nơi đây được phát hiện một cách tình cờ năm 1974 bởi những nông dân đào giếng. Đội quân đất nung gồm 8.000 binh sĩ, 130 xe, 520 con ngựa và 150 kỵ binh, thuộc những năm cuối của triều đại Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Tất cả được tạo nên để bảo vệ hoàng đế ở thế giới bên kia, hiện tọa lạc tại huyện Lâm Đồng, Tây An. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ và tất cả hoàn toàn khác nhau.
 
Troy - Thổ Nhĩ Kỳ
Từng là tâm điểm của một trong những trận chiến nổi tiếng nhất lịch sử, thành Troy ngày nay nằm ở Hisarlik, được tìm thấy trong những năm 1860. Hiện du khách có thể dễ dàng đến thăm di tích nổi tiếng phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ này.
 
Shisr - Oman
Khi sa mạc ở Oman được một nhóm nhà khảo cổ học và thám hiểm khai quật vào năm 1992, nó được xác định là thành phố đã mất của người Ubar.
Sau khi phát hiện ra những món đồ tạo tác từ Ba Tư, Rome và Hy Lạp, các chuyên gia cho rằng nó từng là một trung tâm thương mại quan trọng. Đây không phải là điểm tham quan dễ tiếp cận ở Oman nhưng du khách có thể bắt đầu chuyến du ngoạn đến đây từ thành phố Salalah. Ảnh: panoramio
 
Caracol - Belize
Thành phố của người Maya - Caracol hiện nằm ở phía đông Belize bị thiêu rụi trong những năm 950. Tàn tích của nó được phát hiện bởi những lâm tặc tìm kiếm gỗ gụ năm 1937, và hiện là một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của đất nước.
 
Pompeii, Italy
Cùng với Herculaneum - thành phố làng giềng - Pompeii đã bị phá hủy trong trận núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79. Phát hiện năm 1599 và 1748, thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới này hiện trở thành điểm đến rất hút khách du lịch.
Mary Beard, nhà cổ điển học cho biết: "Đây là nơi duy nhất trên thế giới bạn có thể hiểu cách sống của những người La Mã vào thế kỷ đầu tiên, từ các nhà thổ, nhà vệ sinh tới phòng ăn sang trọng, cơ sở tắm xa hoa (bao gồm spa hiện đại, câu lạc bộ sức khỏe và phòng tập thể hình).
 
Borobudur - Indonesia
Ngôi đền Phật giáo Borobudur là di tích cổ đại lớn nhất ở Nam bán cầu. Được xây dựng giữa một khoảng trống trong rừng nhiệt đới Indonesia từ thế kỷ thứ 8, nhưng ngôi đền bị bỏ hoang vào thế kỷ 15, khi hầu hết mọi người trên đảo chuyển sang đạo Hồi. Từ đó, ngôi đền bị chôn vùi trong tro bụi và cỏ mọc rậm rạp cho tới năm 1814.
Đền thờ có 9 tầng và đường đi giữa các bậc tượng trưng cho con đường giác ngộ. Có khoảng 2.000 phù điêu và hơn 500 bức tượng Phật trên đường đi. Ảnh: humansideofthings
 
Otzi - Italy
Otzi là biệt danh của một xác ướp được phát hiện năm 1991 trong dòng sông băng ở dãy Alps Ötztal, biên giới giữa Áo và Italy. Người đàn ông này có thể chết vào khoảng 3.359 và 3.105 năm TCN, và trở thành xác ướp tự nhiên lâu đời nhất của con người ở châu Âu.
Các phân tích cho thấy người đàn ông có thể đã chết sau khi bị trúng mũi tên ở vai. Otzi hiện được trưng bày tại bảo tàng Khảo cổ học South Tyrol, Bolzano. Ảnh: discovermagazine
 
Thác Victoria - Zimbabwe
Khi nhà thám hiểm người Scotland David Livingstone lần đầu tiên nhìn thấy thác Victoria năm 1855, ông đã mô tả nó như "một thắng cảnh tuyệt vời nhất mà tôi nhìn thấy ở châu Phi". Từ đó, ngọn thác cao hơn 100 m này trở nên nổi tiếng ở các nước phương Tây. Ảnh: getaway
 
Vy An (theo Telegraph)

9 tháng 9, 2015

Xã hội gì, nhặt được vàng bị mất việc, ai dám làm người tốt?


Đăng Bởi  - 
nhat duoc vang, bi mat viec, long tot
Chị công nhân Lê Tuyết Mai và những lá đơn trình báo về việc nhặt được vàng. Ảnh: Báo Thanh niên

Một nữ công nhân nhặt được vàng trong bãi rác, đem trình báo công an thì bị nhà máy xử lý rác Cà Mau sa thải.

Câu chuyện của chị công nhân Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, tạm trú khóm 3, P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau) vì nhặt được 5 lượng vàng trong khi đang phân loại rác tại Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau mà bị mất việc đang khiến mạng xã hội xôn xao.
Cách đây 1 năm, chị Mai nhặt được 1 chiếc ví chứa đầy nhẫn, vòng với tổng cộng 5 lượng vàng khi đang phân loại rác. Chị đã thông báo cho mọi người biết về chiếc ví này, lãnh đạo nhà máy đến lập biên bản để giữ lại vàng.
Chị Mai không đồng tình với cách xử lý này và đi trình báo công an để trả lại cho người bị mất. Sau 1 năm thông báo, công an Cà Mau không tìm được chủ nhân số vàng, và cuối cùng, Nhà máy xử lý rác thải quyết định xung số vàng vào công quỹ.
Trong suốt 1 năm qua, chị Mai bị nhà máy cho nghỉ việc, chồng thì bệnh nặng, gia cảnh rất khó khăn. Giờ thì chị Mai làm đơn đi đòi lại số vàng và cho rằng nó thuộc về sở hữu của mình- là người nhặt được.
Ông Nguyễn Tiến Tân - Giám đốc điều hành Nhà máy rác thải Cà Mau tuyên bố với báo chí: “Tài sản trong khuôn viên nhà máy là của nhà máy. Chúng tôi quy định rõ điều này trong nội quy công ty và cả trong hợp đồng với người lao động. Do đó chúng tôi không chấp nhận yêu cầu được nhận số vàng này của chị Phạm Tuyết Mai, người trực tiếp nhặt số vàng”.
Câu chuyện đang khiến dư luận tranh cãi rất nhiều. Người thì bảo nhà máy nên trả số vàng cho chị Mai vì chị là người nhặt được. Người thì bảo số vàng thuộc về nhà máy là đúng, vì theo lời ông giám đốc, tài sản trong khuôn viên nhà máy là của nhà máy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia luật, trong trường hợp này nên áp dụng khoản 2, điều 239 Bộ Luật Dân sự, nếu không xác định được ai là chủ sở hữu thì số vàng đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật.
Rõ ràng nếu đặt 2 cách ứng xử của chị Mai và lãnh đạo nhà máy xử lý rác thải Cà Mau cạnh nhau, thì lẽ phải thuộc về phía chị công nhân. Khi nhà máy yêu cầu phải giao nộp số vàng nhặt được, chị không đồng tình và quyết định phải báo công an để trả lại cho người mất.
Đó là một quyết định rất đúng đắn với lương tâm và đạo đức. Tuy nhiên không hiểu vì sao, thay vì khen thưởng chị Mai vì quyết định này, thì chị lại nhận được quyết định cho thôi việc?
Đó có phải là “phần thưởng” cho nữ công nhân có việc làm tốt của nhà máy nơi chị Mai công tác? Đây là một “quả đắng” không ai ngờ tới.
Có người đã bình luận, làm người tốt thời nay là khó nhất. Từ vụ chị ve chai Ánh Hồng tới chị công nhân Tuyết Mai, có thể thấy ngày càng nhiều ví dụ làm nản lòng những ai muốn làm điều tốt.
Bằng sự cứng nhắc trong việc áp dụng điều khoản luật pháp, thay vì áp dụng những điều khoản “có lý có tình” cho người nhặt được tài sản (mà tài sản ấy không có người đứng ra nhận là chủ sở hữu), cơ quan công quyền lại máy móc áp dụng một điều luật khác, khiến cho dư luận bất bình.
Hãy cổ vũ cho những người muốn làm điều tốt. Xã hội phải khuyến khích những người làm điều tốt, điều đó mới thực sự có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay, khi ngày càng có nhiều người đang “ngại” làm người tốt.
Hãy cho lòng tốt một cơ hội, như gieo một hạt mầm tốt cho tương lai.
Mi An/Đất Việt

Thua lỗ vẫn thích ‘kiếp’ đào mỏ?

Múc khoáng sản thô đi bán: 

- Các DN ngành khai khoáng đã có phản ứng quyết liệt trước dự kiến tăng thuế tài nguyên. Tranh luận gay gắt đã diễn ra giữa các DN ngành khai khoáng và đại diện Bộ Tài chính, tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị quyết về thuế suất thuế tài nguyên tổ chức vào ngày 8/9/2015 tại Hà Nội.
Tăng thu ngân sách
Tại dự thảo Nghị quyết về biểu thuế suất thuế tài nguyên, thay thế Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13, thuế suất hầu hết các khoáng sản được điều chỉnh tăng, từ 2% đến 12%.
Theo Bộ Tài chính, tăng thuế tài nguyên là nhằm tăng thu cho ngân sách, đồng thời tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên.
Việc sửa đổi này, theo nhận định, sẽ tác động, làm tăng chi phí hầu hết mọi lĩnh vực khai thác tài nguyên.
Cụ thể như sắt, sẽ tăng thuế suất từ 12% lên 15%; titan từ 16% lên 18%; vàng từ 15% lên 20%; ni-ken từ 10% lên 16%; wonfram, antimoan từ 18% lên 20%; đồng từ 13% lên 18%;than từ 7% lên 10% và từ 9% lên 12% tùy loại...
tài nguyên, tăng thuế, thuế suất, khoáng sản, khó khăn, khai thác, chi phí, DN, tài-nguyên, tăng-thuế, thuế-suất, khoáng-sản, khó-khăn, khai-thác, chi-phí.
Theo Bộ Tài chính, tăng thuế tài nguyên là nhằm tăng thu cho ngân sách, đồng thời tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên.
Theo Bộ Tài chính, với mức thuế suất thuế tài nguyên dự kiến điều chỉnh đối với các loại tài nguyên như nêu trên thì số thu thuế tài nguyên tăng khoảng 3.367 tỉ đồng/năm và tổng số thu thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) đạt khoảng 14.159 tỉ đồng/năm.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng thuế là cần thiết vì các loại khoáng sản đều có trữ lượng hữu hạn, nếu thuế suất thấp, sẽ khiến DN không có động lực thay đổi công nghệ, khai thác thủ công, gây lãng phí.
Tuy nhiên, có điều đáng chú ý trong Dự thảo là bô xít được đề nghị giữ nguyên mức thuế suất là 12% với lý do dự án tổ hợp bauxit nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) chỉ có lãi vào các năm 2018 và 2021.
Kêu lỗ, phản đối tăng thuế
Với quan điểm phản đối, phía DN cho rằng, Việt Nam là nước có khung thuế suất thuế tài nguyên cao nhất thế giới. Chẳng hạn Trung Quốc hiện có mức thuế suất các loại khoáng sản chỉ từ 5%- 10%, hay Úc từ 1,6%- 7,5%...
tài nguyên, tăng thuế, thuế suất, khoáng sản, khó khăn, khai thác, chi phí, DN, tài-nguyên, tăng-thuế, thuế-suất, khoáng-sản, khó-khăn, khai-thác, chi-phí.
Các DN ngành khai khoáng đã có phản ứng quyết liệt trước dự kiến tăng thuế tài nguyên.
Ông Vũ Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo cho rằng, việc tăng thuế tài nguyên sẽ làm tăng chi phí khai thác, khiến DN chỉ tập trung khai thác phần quặng giàu, bỏ quặng nghèo, dẫn đến lãng phí tài nguyên. Bên cạnh đó, việc tăng thuế suất sẽ gây áp lực lên người lao động và giảm đóng góp cho địa phương, cộng đồng.
Ông Hồng dẫn chứng, với mức tăng này, gánh nặng thuế, phí của công ty Núi Pháo sẽ chiếm tới 30% chi phí hoạt động, trong đó trên 50% là thuế tài nguyên, đấy là chưa tính tới thuế thu nhập DN.
Tăng thuế sẽ gây khó khăn cho các DN, gây tăng giá khoáng sản, từ đó kích thích khai thác trái phép, đi ngược lại chủ trương quản lý hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng thuế suất có thể làm tăng thu ngân sách trong ngắn hạn, nhưng lại làm giảm thu trong dài hạn, do tổng lượng khai thác giảm, ảnh hưởng tới các khoản thu thuế, phí, ông Hồng phân tích.
Ông Evan Spenser, Tổng giám đốc Công ty mỏ Niken Bản Phúc, cho biết, từ năm 2007 đến năm 2014 đã đầu tư 130 triệu USD vào Việt Nam và mới khai thác được 1 năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, phí cấp quyền khai thác khoáng sản đều đã tăng cao.
Tính ra tổng số thuế, phí mà Niken Bản Phúc phải nộp đã tăng lên 218% so với thời điểm quyết định đầu tư, giai đoạn 2007. Trong đó, tổng số thuế phải nộp đã tăng thêm 76 triệu USD so với tính toán ban đầu. Chúng tôi đã lỗ 35 triệu USD do giá thay đổi và chính sách thuế thay đổi. DN chúng tôi đầu tư công nghệ cao, chi phí lớn, nay thuế tài nguyên lại tăng, không khác gì hình phạt, ông Evan Spenser phát biểu.
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, mức tăng thuế dự kiến với than như vậy là rất cao. Thuế tài nguyên với than từ năm 2010 đã tăng 2 lần và lần nào tăng cũng mạnh. Tuy nhiên thời kỳ 2010-2011 giá than xuất khẩu cao nên bù được cho phần tiêu thụ trong nước. Nhưng hiện nay, xuất khẩu giảm chỉ còn trên 1 triệu tấn/năm, than gần như dùng 100% trong nước, điều kiện khai thác lại khó khăn hơn trước, nên khả năng cân đối tài chính của TKV càng ngày càng khó đi.
Lợi nhuận hiện chỉ còn khoảng 70.000 đồng/tấn than khai thác. Kế hoạch năm 2015, TKV lãi 1.500 tỉ đồng. Nếu điều chỉnh thì tăng thuế, lãi chẳng còn bao nhiêu, DN không có vốn cho đầu tư phát triển. DN đang trong lúc khó khăn mà điều chỉnh tăng thuế, chúng tôi thấy không phù hợp, ông Biên nói.
Chúng tôi đề nghị Chính phủ, Quốc hội cân nhắc, không tăng thuế tài nguyên đối với khoáng sản. Thay vào đó là tập trung vào các biện pháp chống khai thác trái phép, thực thi các quy chuẩn về an toàn công nghệ khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường và các chính sách về quy hoạch, cấp phép hoạt động khoáng sản, ông Hồng kiến nghị.
Đại diện đại sứ quán Úc và New Zealand cho rằng, Việt Nam cần có phân tích kỹ lưỡng hơn việc tăng thuế suất thuế tài nguyên.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giới chuyên môn cũng có nhiều ý kiến đồng tình, khi cho rằng, lâu nay nền kinh tế của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, giá trị rất thấp. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế khác không khuyến khích xuất khẩu khoáng sản, thậm chí còn để giành cho thế hệ sau và chọn giải pháp nhập khẩu khoáng sản với giá rẻ đem về chế biến.
Chủ trương hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô đã được khẳng định, vì thế cần có chính sách mạnh để hướng đầu tư vào chế biến sâu, để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có hạn.
Thậm chí, có chuyên gia đặt câu hỏi: Đào khoáng sản thô đi bán mà vẫn kêu lỗ sao DN vẫn nhảy vào làm? Sao DN vẫn thích cái ‘kiếp’ đào mỏ đi bán?
Trần Thuỷ

7 tháng 9, 2015

Thấy bóng tàu kiểm ngư, dân chặt lưới bỏ chạy


(LĐĐS) - Số 34 ĐẠI QUÂN - VANDAIHT123@GMAIL.COM 
Tàu cá của dân Diễn Ngọc hầu hết cỡ nhỏ, đánh vùng khơi không hiệu quả và không an toàn.

Nhiều ngư dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) tỏ ra sợ hãi khi nhắc đến lực lượng kiểm ngư của tỉnh vì liên tục bị lực lượng này phạt vi phạm hành chính. Nhiều tàu cá phải chặt lưới bỏ chạy khi thấy bóng tàu kiểm ngư.

    Ngư dân khóc hết nước mắt vì bị xử phạt
    Ngày 14.8, tàu cá của anh Lê Sĩ Dũng (xóm Yên Thịnh, xã Diễn Ngọc, Diễn Châu) và tàu của anh Vũ Văn Dân (xóm Đông Lộc, xã Diễn Ngọc) đang đánh cá bằng lưới giã cào tại vùng biển Quỳnh Lưu thì bị lực lượng đi trên tàu kiểm ngư Nghệ An bắt giữ do đánh cá sai tuyến. Hai tàu bị xử phạt 4 triệu đồng, cộng thêm 100.000 đồng “chi phí nộp phạt”. Chị Lê Thị Hiền - vợ anh Lê Sĩ Dũng - nghe chồng gọi điện tất tả chạy ra nộp phạt nhưng không đủ tiền, khóc lóc xin không được, phải về nhà vay mượn để đóng nộp.
    Vào tháng 7.2015, tàu cá số hiệu 2084 của ông Hồ Văn Thắng (xã Diễn Ngọc) cũng bị kiểm ngư bắt giữ do đánh sai tuyến. Do ông Thắng bị ốm nên con rể là Vũ Văn Đức đi thay. “Lúc đó, tàu hỏng máy nên đi vào bờ, bị kiểm ngư bắt đưa về đồn biên phòng. Vào đến nơi, cán bộ lập biên bản xé đến 3 lần vì sai sót gì đó. Sau bọn em phải đi vay nộp phạt cho họ 6 triệu đồng mới được thả”, anh Vũ Văn Đức kể lại.
    Ông Vũ Văn Quảng (SN 1968, xã Diễn Ngọc) có vợ bị đau tim và 6 con, chủ tàu cá 2529 công suất 48CV cũng đã bị phạt 2 lần, mất 4 triệu đồng. Vào cuối tháng 5 âm lịch, tàu cá 2958 của anh Đặng Vinh (xã Diễn Ngọc) bị kiểm ngư bắt tại lạch Lò (Cửa Lò), phạt 7 triệu đồng. “Lúc đó, trên tàu có lượng hải sản mới đánh bắt trị giá khoảng 5 triệu đồng, em van xin cho đưa đi bán để lấy tiền nộp, nhưng họ không chấp nhận. Đến khi chạy được tiền thì cá đã ươn hết. Tính ra nhà em mất hơn chục triệu đồng. Em van lạy họ cũng không cho”, chị Nguyễn Thị Vân - vợ anh Vinh - bức xúc.
    “Bọn em bây giờ thấy bóng tàu kiểm ngư là hết hồn luôn, kéo nhau bỏ chạy. Nhiều tàu chặt bỏ cả lưới để chạy”, anh Vũ Văn Đức - một thuyền trưởng - nói.
    Bị phạt gắt gao, dân vẫn đánh sai tuyến!?
    Nguyên nhân việc ngư dân bị bắt, xử phạt là do đánh sai tuyến. Theo quy định, tàu công suất lớn không được đánh cá ven bờ, đánh ở vùng lộng mà phải đánh ở vùng khơi. “Chúng tôi biết rõ điều này nhưng vì tàu nhỏ, ra khơi ít cá, lỗ và không an toàn nên bọn tôi buộc phải đánh trong vùng lộng”, ông Nguyễn Hồng Quảng (xóm Tây Lộc, Diễn Ngọc) cho biết. Nhiều ngư dân tâm sự: “Đầu tư tàu lớn thì không có vốn, dân chỉ biết bám biển gần bờ kiếm sống. Nếu ai bị dính “án” phạt coi như trắng tay. Kiểm ngư làm gắt quá, dân không còn đường sống”.
    Ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chi cục Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An - cho biết: 7 tháng đầu năm nay, lực lượng này đã kiểm tra, phát hiện 351 lượt tàu cá vi phạm, nhắc nhở 266 trường hợp, xử phạt 85 trường hợp với số tiền hơn 320 triệu đồng, trong đó 50 trường hợp lỗi khai thác trái tuyến. Theo ông Tuấn, những tàu cá bị phạt lỗi khai thác trái tuyến chủ yếu ở Diễn Châu, do các tàu này sử dụng lưới giã cào khai thác gần bờ, vừa làm cạn kiệt thủy sản vừa gây hỏng lưới rê của các ngư dân khác. “Đã có hiện tượng đánh, chém nhau trên biển. Những người đánh lưới rê liên tục gọi điện đề nghị xử lý tàu giã cào đánh gần bờ”, ông Tuấn nói.
    Khi PV đề cập nguyên nhân buộc người dân phải đánh cá gần bờ, ông Tuấn nói: “Như vậy thì buộc họ phải bỏ nghề, chuyển đổi nghề”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Lương - Trưởng Chi cục Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An - lại tỏ ra thông cảm với ngư dân: “Hoàn cảnh ngư dân rất khó khăn, cửa lạch Vạn lại cạn, để chuyển đổi sang phương thức khác quả thật rất khó. Chúng tôi rất hiểu hoàn cảnh ngư dân, nhưng ở trong tình thế “trên đe dưới búa” không làm không được. Bọn tôi chỉ có cách là áp dụng khung phạt nhẹ nhất”. Ông Lương cho biết, sắp tới sẽ cho tàu kiểm ngư neo đậu thường xuyên tại vùng cấm đánh bắt, để ngư dân thấy kiểm ngư thì sẽ không vi phạm, hạn chế được việc xử phạt. “Có ngư dân nói với tôi rằng, các anh phạt thì bọn tôi cũng phải đánh ở đó, may thì thoát không may thì bị phạt”, ông Lương nói.

    Tăng cường quản lý khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo

    Ngày 26.3, UBND tỉnh Nghệ An ban hành chỉ thị số 7 tăng cường quản lý tàu cá khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo trên vùng biển thuộc địa bàn. Trước tình trạng tàu cá khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo hoạt động trái phép gần bờ gây cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân hoạt động gần bờ, tỉnh Nghệ An nghiêm cấm các tàu cá lưới kéo hoạt động gần bờ, yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, ra quân tuần tra, xử lý nghiêm các chủ phương tiện vi phạm.