Trang

10 tháng 7, 2015

8 "KHÔNG" cần tránh, 5 "THẮNG" mà thua !


1- Không thi gan với kẻ lỳ
2- Không cãi lý với kẻ say
3- Không bắt tay với kẻ xấu
4- Không chiến đấu với kẻ liều
5- Không nói nhiều với kẻ khùng
6- Không anh hùng với tiểu nhân
7- Không cầu thân với kẻ cướp
8- Không bán nước hại nhân dân !
Mình mới sưu tầm và bổ xung thêm, các bạn viết tiếp nhé !

  • Quảng Cáo Sắc Việt
    1.Tranh cãi với đồng nghiệp, ta thắng rồi, đồng đội tiêu tan.
    2.Tranh cãi với bạn hữu, ta thắng rồi, bạn hữu dần xa mất.

    3.Tranh cãi với người nhà, ta thắng rồi, tình thân biến mất.
    4.Tranh cãi với vợ/chồng, ta thắng rồi, tình cảm nhạt phai.
    5. Tranh cãi Thắng khách hàng, ta thắng rồi, khách hàng đi mất.

8 tháng 7, 2015

Quyền lực dầu đá phiến: Cuộc chơi do Mỹ làm chủ


(Thị trường) - Với sản lượng dầu rất lớn như hiện nay, Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ OPEC và như vậy, Mỹ hoàn toàn làm chủ cuộc chơi.

TS Lương Văn Khôi, Trưởng ban Ban Kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia trao đổi với Đất Việt về vị thế của Mỹ trên thị trường dầu thế giới sau cuộc cách mạng dầu đá phiến.
PV:  - Bất chấp giá dầu thế giới xuống thấp làm doanh thu của ngành công nghiệp dầu mỏ nước Mỹ sụt giảm mạnh, Mỹ vẫn vượt mặt Arập Xêút và Nga trở thành nước sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Thưa ông, tại sao trong bối cảnh đó Mỹ vẫn duy trì sản lương dầu cao kỷ lục và vẫn chưa có dấu hiệu cắt giảm? Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, thiệt hại của kinh tế Mỹ sẽ như thế nào?
TS Lương Văn Khôi: - Với công nghệ khai thác dầu đá phiến hiện đại, tôi cho rằng giá dầu thế giới trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm bởi chi phí để khai thác một thùng dầu của Mỹ đang có xu hướng giảm dần và khi các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ được phép xuất khẩu dầu.
Nền kinh tế Mỹ sẽ không thiệt hại gì bất chấp giá dầu đi xuống bởi chỉ có một số ít vùng có chi phí khai thác cao và họ sẽ cắt giảm sản lượng khai thác. Còn đa số Mỹ tập trung khai thác dầu đá phiến ở những vùng có chi phí rẻ nên vẫn có thể duy trì sản lượng dầu, thậm chí tăng lên. Dĩ nhiên, nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sẽ ảnh hưởng một chút đến thất nghiệp, những lao động ở các giếng dầu bị cắt giảm, không khai thác nữa sẽ bị mất việc làm.
PV: - Mỹ đang là nước sản xuất dầu đá phiến hàng đầu thế giới. Vì sao Mỹ lại đầu tư mạnh vào dầu đá phiến vậy, thưa ông?
Mới đây, cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) chi nhánh Nhật Bản, nguyên Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Daisuke Kotegava đã cảnh báo về nguy cơ vỡ "bong bóng dầu đá phiến" tại Mỹ. Theo đó, khi giá dầu dưới 75 USD/thùng như hiện tại, việc sản xuất dầu đá phiến sẽ không có lãi. Phải chăng người Mỹ đã không lường hết những rủi ro của ngành sản xuất dầu đá phiến hiện nay, thưa ông?
TS Lương Văn Khôi: - Năng lượng là vấn đề cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự sự sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia. Trước đây, khi Mỹ mua dầu của OPEC, OPEC luôn ở thế là người đặt giá và Mỹ là một trong những đối tác nhập khẩu dầu nhiều nhất của OPEC. Các đời tổng thống Mỹ bao giờ cũng cố gắng tránh phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài. Từ năm 2005, khi công nghệ khai thác dầu đá phiến bắt đầu được triển khai thực hiện, đến nay cơ bản Mỹ đã làm chủ công nghệ và chi phí khai thác giảm dần.
Quyen luc dau da phien: Cuoc choi do My lam chu
Với sản lượng khai thác dầu rất lớn như hiện nay, Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ OPEC
Công nghệ khai thác dầu đá phiến thực ra cực kỳ đơn giản, sử dụng kỹ thuật khoan chiều ngang (horizontal drilling) cho phép giếng khoan đi xuyên qua những phiến đá nằm sâu dưới đất và kỹ thuật dập vỡ bằng thủy lực (hydraulic fracturing, hay fracking) bơm một hỗn hợp dung dịch gồm nước, cát và hóa chất thẳng xuống giếng ngang với áp lực cao để chiết tách khí và dầu ra khỏi các thành hệ địa chất. Hay nói đơn giản hơn là chỉ cần cắm vòi xuống đất, bơm hỗn hợp dung dịch xuống giếng với áp lực cao, phá vỡ cấu trúc đá phiến. Khi dừng bơm, hỗn hợp dung dịch sẽ được rút lên, song cát có mặt trong hỗn hợp dung dịch đã được đẩy lọt vào trong những khe nứt li ti của đá phiến và sẽ nằm kẹt lại trong đó khi nước rút. Dầu và khí sẽ theo những khe nứt này di chuyển ngược lên và được tách lọc trên mặt đất bằng những phương pháp tương tự như đã áp dụng với dầu khí truyền thống.
Hiện nay, có nhiều vùng ở Mỹ chi phí khai thác dầu đá phiến chỉ còn dưới 50 USD/thùng và xu hướng còn tiếp tục giảm khi người Mỹ nâng cao công nghệ khai thác. Do đó tôi cho rằng giá dầu thế giới trong thời gian tới sẽ có khả năng tiếp tục sụt giảm.

Thịt heo tiêm chất gây ung thư bán tràn lan trên thị trường


Đăng Bởi  - 
hoa chat gay ung thu

Toàn bộ số thịt heo tại cơ sở bị phát hiện đều được cho là đã được bơm một loại hóa chất cực kỳ độc hại để bảo quản cũng như “phù phép” thịt đã bị phân hủy. Khi được bơm hóa chất, những khối thịt lợn vốn đã hỏng bỗng trông tươi ngon hơn, nhưng nguy hiểm là người tiêu dùng khi ăn phải gần như chắc chắn đã nuốt vào một đống hóa chất độc hại được cho là trực tiếp gây ra căn bệnh ung thư.

Tiêm thuốc nguy hiểm
Nắm bắt những nguồn tin từ người dân về việc tại một cơ sở chuyên mổ gia súc trên địa bàn tổ 47, khu phố 47, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM có nhiều biểu hiện nghi vấn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, lực lượng Công an và phía Chi cục thú y đã lập phương án để tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở này. Theo dõi và tiến hành điều tra ngay vào thời điểm cơ sở này đang tiến hành mổ heo hàng loạt, lực lượng chức năng đã phát hiện ra việc, toàn bộ số heo ở đây đã được tiêm một loại thuốc cực độc và nếu như ai ăn phải số thịt heo xuất ra từ đây đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thit heo bi tiem chat gay ung thu, bay ban tran lan ngoai thi truong-hinh-anh-1
Các lọ hóa chất thu giữ được tại lò mổ heo lậu (Ảnh: Internet)
Theo đó, vào ngày 6.7.2015, lực lượng phối hợp liên ngành đã tiến hành kiểm tra cơ sở mổ heo của gia đình ông Nguyễn Văn Nam tại tổ 47, khu phố 7. Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện ra một số lượng khá lớn heo đã được giết thịt để chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Theo lời tường trình của phía ông Nam thì mỗi ngày cơ sở của ông thường mổ từ 20 - 30 con heo để bán ra thị trường, và toàn bộ công việc giết mổ đều diễn ra vào khoảng thời gian sáng sớm. Để tránh tiếng ồn ào gây ảnh hưởng tới khu dân cư, trước khi tiến hành giết heo, ông Nam đã cho heo uống một loại thuốc gây mê cực độc đó là thuốc combistress - thuốc gây mê an thần. Heo sau khi được bơm loại thuốc này vào sẽ bất tỉnh và quá trình giết mổ hoàn toàn không gây ra tiếng ồn.
Điều nguy hại là loại thuốc gây mê an thần mà ông Nam sử dụng trong quá trình giết heo của gia đình mình là loại thuốc cấm. Theo đánh giá từ phía Chi cục thú y quận 12 thì đây là loại thuốc đã nằm trong danh mục cấm sử dụng từ lâu. Theo đó, nếu như gia súc được bơm loại thuốc mê này, trong quá trình giết mổ nếu như thuốc không tan thì người ăn thịt heo chắc chắn sẽ bị nhiễm độc và đây là căn nguyên của một số căn bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm. Điều đáng ngại là lực lượng chức năng cũng phát hiện được hàng loạt các ống thuốc mê độc hại nàỵ được vứt la liệt ngay cạnh khu vực giết mổ của gia đình ông Nam.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã phát hiện ra 37kg thịt heo thành phẩm đã được chất lên xe để chuẩn bị chở ra chợ tiêu thụ, bên cạnh đó là 11 con heo khác đang xếp hàng để chờ đến giờ bị thịt. Thừa nhận hành vi đã bơm thuốc mê vào heo trước khi giết mổ, ông Nam cho biết, mỗi ống thuốc mê có thể dùng cho 50 - 60 con heo và tình trạng sử dụng thuốc mê trước khi giết mổ nay đã diễn ra từ lâu... Trước những sai phạm này, lực lượng điều tra đã tiến hành phong tỏa toàn bộ số thịt heo đã thành phẩm, dừng toàn bộ các hoạt động giết mổ tại cơ sở của gia đình ông Nam để tiến hành xử lý.
Thit heo bi tiem chat gay ung thu, bay ban tran lan ngoai thi truong-hinh-anh-2
Các lọ hóa chất thu giữ được tại lò mổ heo lậu (Ảnh: Internet)
Theo đánh giá của phía đoàn kiểm tra liên ngành, chưa nói đến việc tiêm loại thuốc cấm vào heo, cơ sở giết mổ của gia đình ông Nguyễn Văn Nam đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ sân mổ, quá trình thực hiện, dụng cụ cho đến nguồn nước, tất cả đều rất mất vệ sinh và chỉ cần bằng mắt thường cũng có thể phát hiện ra được. Phía Cơ quan chức năng tại quận 12, TP.HCM nhận định, tình trạng mất vệ sinh tại các cơ sở giết mổ diễn ra một cách phổ biến và cần phải có những biện pháp thật sự cụ thể, quyết liệt hơn nữa thì mới có thể ngăn chặn được tình trạng này.
Vấn nạn về việc sử dụng những chất cấm trong quá trình giết mổ diễn ra ở nhiều nơi khác nhau không chỉ riêng TP.HCM. Trước đó, tại Đồng Nai, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện một cơ sở chuyên sử dụng loại thuốc mê bị cấm để tiêm vào heo trước khi giết mổ. Quy mô của cơ sở này lớn gấp nhiều lần cơ sở của gia đình ông Nam khi hàng ngày có cả tấn thịt heo được đưa ra thị trường. Với khối lượng lớn như vậy đã có không biết bao nhiêu người ăn phải những loại thịt có chứa chất gây ung thư mà không hề hay biết. Người tiêu dùng thì cứ thản nhiên ăn thịt vì không hề hay biết việc sử dụng chất cấm, còn các cơ sở thì cứ bừa bãi dùng thuốc để tăng năng suât giêt mổ của mình mà bất chấp những nguy hiểm.
Gây ung thư?
Theo phân tích từ phía các bác sĩ chuyên khoa thì loại thuốc mê combistress có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, chống căng thẳng. Tại các bệnh viện, nếu muốn dùng thì phải được sự đồng ý chỉ định của bác sĩ, đồng thời người bệnh phải được dùng theo những pháp đồ cụ thể chứ không bao giờ tự ý được phép tự sử dụng.
Theo giới y học thì động vật được tiêm loại thuốc này phải chờ sau một tuần mới giết mổ thì mới đảm bảo, không gây hại cho người tiêu dùng. Trong trường hợp động vật bị giết mổ ngay sau khi bị tiêm loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Người ăn phải loại thịt này về lâu dài có thể bị hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ... Đối với người già và trẻ em thì lại càng nghiêm trọng. Nếu xét thực tế tại các cơ sở giết mổ thì thậm chí còn chưa quá 12h sau khi lợn được tiêm loại thuốc mê này vào người đã đến tay người tiêu dùng.
Với khoảng thời gian trên, chắc chắn lượng thuốc mê bên trong những con heo bị tiêm chưa thể phân hóa được hết các chất gây độc vẫn nằm trong từng miếng thịt heo và người ăn phải gan như là nuốt luôn cả mầm mống căn bệnh ung thư vào người. Những nghiên cứu khoa học đã khẳng định rõ thuốc comnistress gây ra bệnh ung thư.
Biện pháp được đưa ra lúc này là phải ngăn chặn nguồn thuốc gây mê combistress trên thị trường, không để các cơ sở kể cả phục vụ cho gia súc có được loại thuốc nguy hiểm này, tránh việc tạo ra những hệ lụy khôn lường cho người dân. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ các cơ sở giết mổ, chế biến thực phẩm cũng cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa. Những cơ quan chức năng liên quan phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn những nơi nào làm sai để có những biện pháp xử lý ngay lập tức. Hơn nữa, những chủ cơ sở kinh doanh, giết mổ cũng nên xem xét lại lương tâm, vì nếu như bán những thứ kịch độc gây hại cho người dân để chuộc lợi cá nhân thì đúng là một việc làm mất nhân tính.
 Kỳ Phong (PL&CS)

Philippines thắng kiện TQ sẽ có lợi cho Việt Nam


“Nếu phán quyết của Tòa có lợi cho Philippines, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.”   
LTS: Nhân sự kiện Philippines khởi kiện Trung Quốc ra ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) từ 7/7-13/7, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi nhanh với Phó Giáo sư Richard Javad Heydarian của Đại học De La Salle (Philippines) về kết quả dự kiến, và ảnh hưởng của nó.
Philippines, đường lưỡi bò, Trung Quốc, Tòa án, Trung Quốc, biển Đông
PGS. Richard Javad Heydarian. Ảnh: Huỳnh Phan
Theo ông đánh giá, Philippines có cơ hội bao nhiêu ở phiên toà này? Những trở ngại nào ngăn Philippines đạt được kết quả có lợi?
Tôi cho rằng cơ hội để Philippines thắng vụ kiện là 50/50.
Rõ ràng rằng Philipines khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình và đang bảo vệ quyền lợi đó theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Trong khi đó, Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế bằng cách theo đuổi chiến dịch tăng cường tuần tra trên Biển Đông, và các hoạt động liên quan đến yêu sách phần lớn Biển Đông, thông qua các hình thức đe doạ bán quân sự và quân sự. Đó là các yêu sách chủ quyền dồn dập dựa trên học thuyết đầy tính khả nghi “quyền lịch sử”.
Tóm lại, Trung Quốc đã tung át chủ bài để khước từ yêu sách chủ quyền của Philippines dựa trên những thuật ngữ chuyên môn. Mặc dù Trung Quốc đã chính thức tẩy chay toà án quốc tế trong vụ kiện, nước này vẫn hy vọng rằng vụ kiện này sẽ bị bác bỏ về tính hợp pháp. Tháng 12/2014, Trung Quốc tuyên bố những tranh chấp lãnh hải của mình với Phillipines là về chủ quyền biển đảo, chứ không phải về hàng hải đơn thuần. Do đó, Trung Quốc không thừa nhận tính pháp lý của PCA trong xử lý vụ kiện này.
Nếu như phán quyết của phiên toà diễn ra thuận lợi cho Philippines, điều này sẽ mang lại những gì cho Philippines, Trung Quốc, và các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông?
Nếu Philippines có thể khẳng định với các trọng tài về vấn đề thẩm quyền và khả năng chấp nhận vấn đề sơ bộ, là cơ sở để trọng tài quyết định rằng họ có thẩm quyền phán quyết những yêu cầu của Philippines, khi đó Trung Quốc sẽ phải bắt buộc nhận lấy phán quyết bất lợi cho họ - đó là câu hỏi về tính pháp lý của đường chín đoạn đầy tranh cãi, cũng như bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng các đảo và bãi đá trên biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (?).
Trong trường hợp này, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.   
Trung Quốc đã tẩy chay phiên toà, và như vậy có thể hiểu rằng họ sẽ không thể dùng thế lực để tác động lên phán quyết của toà nhằm có lợi cho họ. Nhưng với tư cách là thành viên P5 (5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ), Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng điều này để phớt lờ phán quyết của toà, như vậy Philippines sẽ phải làm gì tiếp theo?
Vâng, Trung Quốc đã kiên quyết phớt lờ mọi kết quả có thể gây tổn hại cho họ bằng cách tẩy chay mọi tiến trình của toà án và đặt ra sự nghi ngờ tính hợp pháp của toàn án. Và vì vậy, sẽ không có cơ chế thực hiện phán quyết của các trọng tài từ hai phía.
Nhưng, dù sao, phán quyết bất lợi đối với Trung Quốc, nếu xảy ra sẽ là một sự bẽ mặt rất lớn đối với Trung Quốc, chứng tỏ rằng Trung Quốc không phải là nước đáng tự hào trong việc thuyết giáo về thiện chí trong việc tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế. Điều này cũng gây bất lợi cho sáng kiến ngoại giao mới của Tập Cận Bình (như sáng kiến Một vành đai, một con đường - 1B1R và Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB - HP), do Trung Quốc sẽ bị các nước châu Á và thế giới coi là kẻ hành động ngoài vòng pháp luật.
Nếu như kết quả phiên toà như phía Philippines mong đợi, và phía Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của phiên toà, như chúng ta giả sử, ông nghĩ các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào liên quan đến khẳng định chủ quyền? Mỹ và Nhật Bản sẽ có thái độ ra sao với phiên tòa?
Nếu trọng tài của cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc nghi ngờ tính hợp pháp của các hành động khẳng định chủ quyền một cách ồ ạt của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều khả năng Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) sẽ là cơ chế được ASEAN và Trung Quốc theo đuổi. Bởi khi đó, COC sẽ là cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng, để Trung Quốc thể hiện thiện chí và có những hành động bồi thường cho uy tín đã giảm sút, và ASEAN thì có cơ hội tái khẳng định khả năng làm trung tâm.
Đối với Mỹ và Nhật  Bản, hai nước này rất ủng hộ phiên toà, bởi vì họ chống lại các nỗ lực của Trung Quốc muốn kiểm soát phần lớn các tuyến giao thông đường biển, như Biển Đông, nơi mà Hải quân Mỹ và các nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản có quyền lợi rất lớn trong tự do hàng hải.
Xin cảm ơn ông.
Huỳnh Phan 

Nga vẫn coi Trung Quốc là nhất


(Quan hệ quốc tế) - Tại các sự kiện tại Ufa, Tổng thống Nga sẽ vẫn dành ưu tiền hàng đầu khi tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc trước tiên.

Trung Quốc đầu tiên
Từ ngày 8-10/7, tại Ufa của Nga sẽ diễn ra các hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Trợ lý của Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov cho biết đây là "hai sự kiện chính sách ngoại giao quan trọng nhất".
Theo ông, BRICS và SCO "có tác dụng bình ổn quan hệ quốc tế" và "hành động theo các xu hướng tích cực trong các vấn đề toàn cầu và khu vực, dựa trên luật pháp quốc tế và vai trò trung tâm của LHQ".
Nga van coi Trung Quoc la nhat
Tổng thống Nga Putin tới Ufa
Chủ trì các hội nghị thượng đỉnh này là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các quốc gia BRICS sẽ diễn ra trong hai ngày 8-9/7. Ngày cuối cùng (10/7) sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh SCO gồm các nước Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Bên lề các hội nghị, Tổng thống Putin sẽ tiến hành 11 cuộc họp song phương.
Thứ tự các cuộc gặp song phương này sẽ chính là chỉ báo cho thấy mức độ coi trọng của Moskva với các đối tác.
Trong ngày hôm nay, cuộc gặp đầu tiên của ông Putin sẽ là buổi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là lần gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo này trong năm nay.
Tiếp theo là cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cuộc gặp lần đầu tiên trong năm nay.
Ông Putin cũng gặp riêng lãnh đạo các quốc gia BRICS khác là Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Tổng thống Brazil Dilma Ruseff.
Hội nghị thượng đỉnh SCO sẽ khởi động các thủ tục cho phép kết nạp vào tổ chức này 2 thành viên mới là Ấn Độ và Pakistan nên ông Putin sẽ gặp riêng Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Tiếp theo là cuộc hội đàm với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, nơi các nước phương Tây đang “sa lầy” và muốn rút quân trong danh dự.
Nga van coi Trung Quoc la nhat
Tổng thống Nga Putin sẽ có 11 cuộc gặp song phương, nhưng ưu tiên hàng đầu được dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ông Putin cũng sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Nhà lãnh đạo Iran thường xuyên tham gia các hội nghị thượng đỉnh SCO, dù nước Cộng hòa Hồi giáo chưa phải là thành viên SCO.
Cuộc gặp lần này giữa ông Putin và ông Rouhani diễn ra ngay sau khi hoàn tất vòng tiếp theo cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ở Vienna và hai nước cũng tạm giải quyết những tranh cãi liên quan tới hợp đồng mua bán tên lửa S-300.
Tổng thống Putin cũng gặp gỡ lãnh đạo các nước thành viên SCO khác gồm Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev.
Ngoài ra, theo nội dung đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh SCO lần trước ở Dushanbe, tại Ufa sẽ diễn ra cuộc gặp 3 bên Nga - Trung Quốc - Mông Cổ với sự tham dự của Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdor.
Báo chí Nga đánh giá rất cao các sự kiện tại Ufa đối với chính sách đối ngoại của nước này, đồng thời gọi Ufa vào những ngày này là "thủ đô phong trào không liên kết", song giới phân tích Nga cũng chỉ ra rằng các đối tác của Nga trong những hội nghị thượng đỉnh này vẫn chưa sẵn sàng hành động chống phương Tây dù đồng tình với quan điểm của Moskva và không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga.

“Lợi ích nhóm làm đất nước tụt hậu, văn hóa xuống cấp, niềm tin bị mất“

Ủy viên TƯ Đảng Vũ Ngọc Hoàng.

Đăng Bởi  - 
loi ich nhom
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên TƯ Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ và tổng biên tập báo điện tử Một Thế Giới Lê Ngọc Thịnh


“Lợi ích nhóm làm cho kinh tế tụt hậu, văn hoá xuống cấp, niềm tin của người dân mất đi, hệ thống chính trị suy yếu... Bao nhiêu người đã chiến đấu, hy sinh qua nhiều thế hệ để cho đất nước Việt Nam được phồn vinh, giàu mạnh, dân chủ, tốt đẹp, công bằng chứ không phải để đất nước rơi vào tay lợi ích nhóm, các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực” – Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên TƯ Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TƯ chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới.


-       Thưa tiến sĩ, sau khi bài viết về “lợi ích nhóm” của ông đăng trên Tạp chí Cộng sản và Báo Tuổi trẻ thì độc giả phản hồi như thế nào thưa ông?
-       Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Bài về “lợi ích nhóm” sau khi đăng, tôi nhận được phản hồi rất nhiều. Khen có, chê có, bình luận có, suy diễn có, cắt xén cũng có. Nhưng tôi thấy phần nhiều đồng tình với các lý lẽ và tình hình đã phản ảnh trong đó. Tôi nghĩ chắc cũng còn có người không đồng tình nhưng họ không nói ra.
Trong đó có một số vấn đề có thể sau này tôi sẽ tổng hợp lại và trả lời bạn đọc. Lúc đó tôi sẽ nói thêm những vấn đề bạn đọc nêu ra.
-       Ông có thể cho biết rõ hơn về những lời khen, chê đó?
-       Ở phần khen, độc giả nhận xét là lý lẽ phân tích trong bài viết rõ ràng, không phải lý luận rập khuôn, mà gắn liền với tình hình thực tiễn. Nói chung độc giả thấy rằng tình hình thực tế ở Việt Nam có “lợi ích nhóm” khá nhiều.
Còn phần chê, độc giả cho rằng giải pháp ở phần cuối để khắc phục chưa rõ. Thực ra giải pháp có viết một đoạn cô đọng. Nhưng để cụ thể hóa các giải pháp đó ra thì nhiều vấn đề lắm.
Cụ thể hóa từng vấn đề thì dài mà chính trong quá trình phản hồi, nhiều độc giả cũng đã góp thêm nhiều giải pháp.
Bàn về giải pháp thì rất nhiều vấn đề, vấn đề nào cũng phong phú và cần có chiều sâu cả, còn độc giả yêu cầu giải pháp cần rõ hơn nữa, cụ thể hơn nữa thì đúng rồi. Cần phải thế nhưng cái đó xin tiếp tục bàn. Trong một bài nói hết cho kỹ tất cả mọi chuyện thì không thể, mà cần phải có nhiều bài, nhiều người viết thảo luận qua lại với nhau về giải pháp thì sẽ rõ dần.
-       Với những trường hợp cắt xén thì họ đã cắt xén như thế nào?
-       Ví dụ như có ý kiến nói rằng lợi ích nhóm như thế là đừng đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản, không phải chủ nghĩa tư bản sinh ra mà ở Việt Nam là do chủ nghĩa xã hội sinh ra.
Trong bài viết tôi đã nêu rõ nó không phải do chủ nghĩa tư bản và càng không phải chủ nghĩa xã hội sinh ra. Thực tế lợi ích nhóm là một thứ tha hóa, thoái hóa.
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” viết trong ngoặc kép, không phải là một giai đoạn nào của chủ nghĩa tư bản, mà nó là sự tha hóa, phát triển lên cao độ và biến tướng, biến chứng của “lợi ích nhóm”, của sự tha hóa ấy, và nó càng không phải của chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam đường lối chỉ mới là định hướng, còn chủ nghĩa xã hội hiện thực thì chưa có. Chưa có chủ nghĩa xã hội nhưng có người tưởng đã có rồi, ra sức giữ, không chịu đổi mới, để có nó. Trong chủ nghĩa xã hội không thể chấp nhận “lợi ích nhóm”. Còn nhiều “lợi ích nhóm” thì không thể có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội phải là cái tốt đẹp thật sự chứ không phải từ ngữ viết trên giấy.
-       Thưa tiến sĩ, lợi ích nhóm tạo ra sự phân hóa giàu nghèo rất lớn, Trung Quốc đi trước mình đến bây giờ qua cái chiến dịch đả hổ đập ruồi của ông Tập Cận Bình thì ra rất nhiều quan chức có khối tài sản rất lớn. Ông có nghĩ nếu chúng ta không có biện pháp kiên quyết chống lại lợi ích nhóm này thì lúc nào đó Việt Nam rơi vào tình trạng như Trung Quốc hiện tại?
-       Tôi nghĩ rằng nếu không có giải pháp tốt thì từ “lợi ích nhóm” dẫn đến nhiều điều nguy hại nữa. Trong bài viết tôi đã phân tích rồi, chứ không chỉ có phân hóa giàu nghèo. Còn phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn là tất nhiên rồi, không thể tránh khỏi, nếu “lợi ích nhóm” không bị ngăn chặn, mà đó là sự phân hóa rất vô lý, rất khó chịu, không phải do tài năng lao động tạo ra trong môi trường bình đẳng, minh bạch, mà là lợi dụng quyền lực của nhân dân trao cho để thâu tóm lợi ích cho cá nhân và cho “nhóm lợi ích”.
Thật ra “lợi ích nhóm” là hình thức đặc biệt của tham nhũng. Đó là tham nhũng có tổ chức. Chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm thì nhất định phải chống, nhưng việc ngăn ngừa còn quan trọng hơn nữa. Nói như thế không có nghĩa xem nhẹ việc chống, phải chống quyết liệt, mạnh tay hơn nữa, liều lượng mạnh hơn nữa chứ như hiện nay chưa phải đã đủ, dù gần đây có cố gắng.
Nhưng tôi cho rằng việc ngăn ngừa còn quan trọng hơn, chống chủ yếu là đi giải quyết những vụ việc đã xảy ra. Trong khi chúng ta giải quyết được vài ba vụ tham nhũng thì nó đã có đủ thời gian phát sinh thêm 5 - 7 vụ. Và cứ thế ta bị động, đi sau và xử lý hậu quả. Mà giải quyết các vụ đã xảy ra đâu có đơn giản, nó có lực lượng, nó có vây cánh, nó đối phó đủ kiểu. Chủ động ngăn ngừa, nói cách khác là dành nhiều công sức cho việc “chống” những vụ việc chưa xảy ra hoặc sắp xảy ra quan trọng hơn giải quyết cái đã xảy ra. Đó chính là ngăn chặn.
Muốn ngăn chặn được thì đầu tiên cần phải có cơ chế tốt, phải dân chủ, minh bạch thông tin và kiểm soát quyền lực. Có nhiều người ban đầu họ cũng tốt (tất nhiên là tương đối) nhưng trong hoàn cảnh cơ chế quản lý không đủ chặt chẽ; cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực không đủ thì cuối cùng họ cũng hỏng dần đi.
Nếu nhân cách họ không đủ độ chín, cơ chế lỏng lẻo thì trước sau họ cũng hỏng. Bản thân quyền lực luôn có mặt trái là làm tha hóa con người. Cơ chế là hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Tôi thấy việc tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” có liên quan trực tiếp đến mặt trái là mặt tha hóa của quyền lực, vì vậy, kiểm soát quyền lực là công việc hàng đầu, như có lần tôi đã nói trên báo Tuổi trẻ nhân dịp 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội XI có nói đến vấn đề kiểm soát quyền lực. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập trong văn kiện đại hội. Rất tiếc từ đó đến nay chưa có bước tiến nào đáng kể trong việc kiểm soát quyền lực. Đáng lẽ phải tập trung giải quyết nhiều hơn nữa việc kiểm soát quyền lực. Đây là việc rất lớn, để cho quốc gia hưng thịnh chứ không bị suy đồi.
-       Vì sao ông nói lợi ích nhóm khiến cho thật - giả, đúng - sai lẫn lộn, thưa tiến sĩ?
-       Trong “lợi ích nhóm” có việc kết hợp và liên quan giữa quyền lực với tiền bạc. Quyền lực gắn với cán bộ có chức quyền. Mà cán bộ có chức quyền khi quyết định vấn đề này vấn đề khác nhân danh Đảng, nhà nước, nhân danh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nhân danh đó có vẻ như quan trọng và đường đường chính chính, nhưng thực ra đằng sau câu chuyện đó là một sự tính toán cho “lợi ích nhóm”.
Nhóm này mạnh hơn thì thanh toán những doanh nghiệp khác. Họ kiềm chế những doanh nghiệp khác để họ độc quyền, để họ thâu tóm, chiếm đoạt. Và trong quá trình đó họ tạo ra đủ cớ, kể cả những sơ hở về mặt hành chính, pháp lý hoặc là làm cho dư luận hiểu sai để thực hiện mục tiêu của “nhóm lợi ích” nào đó. Tất cả những việc đó được che đậy bởi một cái áo khoác mà không dễ nhận thấy ngay. Mặt khác, sự gian lận không bao giờ muốn và chịu minh bạch… Thì những điều ấy liên quan đến thật - giả, đúng - sai lẫn lộn.
-       Và lợi ích nhóm cũng tạo nên một sự mất tự do, dân chủ trong xã hội?
-       “Lợi ích nhóm” là thâu tóm, độc quyền kể cả về kinh tế và chính trị. Đã là thâu tóm độc quyền thì nó đụng đến vấn đề dân chủ và tự do, bình đẳng và công bằng. Bản thân dân chủ, tự do, bình đẳng, công bằng về bản chất luôn trái với việc thâu tóm độc quyền của một nhóm người. Cái đó thì nhất định rồi.
-       Bao nhiêu thế hệ cha ông ngã xuống qua hai cuộc kháng chiến để tạo dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, công bằng và văn minh. Nhưng bây giờ sự tồn tại của lợi ích nhóm đã làm chệch đi lý tưởng của các thế hệ đi trước. Ông nghĩ thế nào về thực trạng này?
-       Tôi nghĩ các giải pháp hữu hiệu để chống “lợi ích nhóm” là cực kỳ quan trọng để đưa đất nước phát triển lành mạnh, bền vững và không bệnh tật, có dân chủ, tự do, bình đẳng, công bằng, quốc gia hưng thịnh, không bị kiềm hãm bởi các “nhóm lợi ích”, nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất cho lợi ích chung chứ không phải bị “lợi ích nhóm” chi phối, thâu tóm.
Có hướng đi đúng, chiến lược đúng, có một cơ chế quản lý tốt, nhất là kiểm soát cho được quyền lực, chống lợi ích nhóm, chống tham nhũng hiệu quả, thì sẽ đạt được mục tiêu mong muốn. “Lợi ích nhóm” sẽ làm đất nước không phát triển được, tụt hậu ngày càng xa hơn, văn hoá xuống cấp, niềm tin của dân chúng mất đi, hệ thống chính trị suy yếu đi, nguồn lực nội sinh của quốc gia bị suy giảm, tổn thất thì không đạt được mục tiêu. Bao nhiêu người đã chiến đấu, đã hy sinh qua nhiều thế hệ, nhiều cuộc chiến đấu, để cho cái gì ? Để cho một đất nước độc lập, giàu mạnh, dân chủ, tốt đẹp, công bằng chứ không phải để đất nước rơi vào “lợi ích nhóm”, các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
           - Xin cảm ơn tiến sĩ!
           Ngọc Thịnh (thực hiện)